Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn giải pháp phòng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.75 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng
nhanh sau hơn 20 năm mở cửa thị trường, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu các
rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư;
giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội....
Bên cạnh đó, nhu cầu bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng, phong phú để từng
bước đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung cũng như của ngành
bảo hiểm nói riêng, theo đó, cũng xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng các
khe hở của pháp luật và thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong
xét nhận, bồi thường bảo hiểm và giải quyết các khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi
bất chính, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho các doanh nghiệp bảo hiểm, xâm
phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, đồng thời ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm nước ta.
Tại những nước có thị trường bảo hiểm phát triển, tình trạng trục lợi bảo
hiểm diễn ra ở quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng về mức độ thiệt hại...Tại
Việt Nam, bảo hiểm là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ, song đã xuất hiện
những dấu hiệu trục lợi và lừa đảo. Điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực bảo hiểm
xe cơ giới. Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong giai đoạn
2007-2014, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm đã phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ
chối chi trả bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm. Tổng số tiền
trục lợi khoảng 850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm. Chưa kể đến số hồ sơ
bồi thường có dấu hiệu trục lợi nhưng DNBH không có bằng chứng rõ ràng để từ
chối chi trả bảo hiểm nên vẫn thực hiện chi trả bảo hiểm.Tình trạng trục lợi bảo
hiểm ở Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng và rất cần thiết phải được kiểm
soát và ngăn chặn.
Dưới góc độ lý thuyết và thực tế, trục lợi bảo hiểm là một vấn đề còn mới ở
Việt Nam. Có thể nói, cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm,


trục lợi bảo hiểm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ. Nếu

GVHD:TS. Đỗ Tiến Minh

1

Học viên : Lê Thị Hồng Nhung


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, chắc chắn trong thời gian tới, số vụ trục lợi
và thiệt hại do trục lợi bảo hiểm gây ra sẽ không dừng ở mức như hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm đảm bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam
phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải
pháp phòng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PVI
– Thăng Long” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN
CỨU
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu về biểu hiện và thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ
giới tại công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long từ đó nhằm đưa ra một số giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đối với công
ty bảo hiểm PVI – Thăng Long.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trục lợi bảo hiểm và giải pháp phòng
chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trục lợi bảo hiểm và giải pháp phòng chống

trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long giai đoạn từ
năm 2011 – 2015.
3. CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ TRỤC
LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM PVI – THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TÌNH TRANG TRỤC LỢI
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI – THĂNG LONG
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

GVHD:TS. Đỗ Tiến Minh

2

Học viên : Lê Thị Hồng Nhung


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
Đề tài vận dụng các phương pháp đánh giá tổng hợp kết hợp với hệ thống
hoá để có thể nhận định đầy đủ về tình hình trục lợi bảo hiểm và nêu các nhân tố
ảnh hưởng đến trục lợi bảo hiểm.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra
và giải quyết những khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống trục lợi bảo
hiểm, so sánh thực tiễn chống trục lợi bảo hiểm giữa các nước trên thế giới.
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng

phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này có các
tiêu chuẩn và điều kiện sau:
+ Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, tùy theo
yêu cầu của phân tích mà chọn làm căn cứ thích hợp.
+ Điều kiện so sánh:
Tồn tại ít nhất hai đại lượng
Các đại lượng phải đảm bảo tính so sánh được, đó là sự thống nhất về nội
dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và
đơn vị đo lường.
5. KẾT LUẬN
Bên cạnh những thành công sau gần 20 năm mở cửa thị trường như: hoạt
động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, có
đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời
sống xã hội, cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà
nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng xuất
hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng các khe hở của pháp luật và thực tiễn kinh
doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong xét nhận, bồi thường bảo hiểm xe cơ
giới và giải quyết các khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại về
vật chất, uy tín cho các doanh nghiệp bảo hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi ích
chính đáng của người tham gia bảo hiểm, ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm nói chung
và lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.

GVHD:TS. Đỗ Tiến Minh

3

Học viên : Lê Thị Hồng Nhung


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Trong khi chưa thể loại trừ triệt để trục lợi bảo hiểm, cần tập trung các nỗ lực
vào việc phòng chống, ngăn chặn hoặc làm giảm hậu quả của tình trạng này. Công
tác phòng chống trục lợi đang trở thành một yêu cầu khách quan để duy trì sự phát
triền bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Qua nghiên cứu đề tài cho thấy
công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long
đang dần được hoàn thiện, từng bước đạt được một số thành công nhất định. Bên
cạnh đó, công tác phòng chống trục lợi cũng vướng phải những hạn chế, tồn tại
trong quá trình thực hiện.
Để giải quyết vấn đề trên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
về công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới cho Công ty bảo hiểm PVI –
Thăng Long. Công ty cần đưa ra đồng bộ các giải pháp để hạn chế tối đa trục lợi
bảo hiểm như các giải pháp về hoàn thiện hệ thống, nâng cao hiệu quả công tác
quản lý, các giải pháp hạn chế trục lợi từ khách hàng, các giải pháp đối với nguồn
nhân lực, giải pháp nâng cao công nghệ thông tin... Bên cạnh đó, cũng cần thống
nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm và coi đó là một hành vi vi phạm pháp luật cần
bị lên án về đạo đức và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật. Đồng thời, cần xác định
rõ công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm trong lĩnh vực BHXCG không chỉ là
trách nhiệm của riêng ngành bảo hiểm mà phải là trách nhiệm chung của toàn xã
hội, cộng đồng và đòi hỏi phải có sự tham gia, ủng hộ tích cực của các cơ quan công
quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật và mỗi người dân. Chính vì vậy, cần có hệ thống
giải pháp đồng bộ để ngăn ngừa, phòng chống tình trạng trên, đồng thời nâng cao
vai trò, mục tiêu của bảo hiểm là tấm lá chắn giúp ổn định tài chính cho các đối
tượng tham gia bảo hiểm trước các nguy cơ rủi ro.
Với hệ thống đồng bộ, đa dạng các giải pháp được luận văn nêu ra sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước,
người tham gia bảo hiểm cũng như xã hội triển khai các biện pháp hữu hiệu hay
thực hiện kiểm tra, giám sát các hành vi trục lợi bảo hiểm một cách hiệu quả, đảm

bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu
quả trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế..

GVHD:TS. Đỗ Tiến Minh

4

Học viên : Lê Thị Hồng Nhung



×