Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn phân tích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp bình xuyên huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.77 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Phân tích, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường đối
với các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bình Xuyên - huyện Bình Xuyên - tỉnh
Vĩnh Phúc.”

Tác giả luận văn:

Phạm Văn Tuấn

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Văn Nghiến

Khóa: 2014A

Từ khóa: Hoàn thiện, quản lý, môi trường, doanh nghiệp, Khu công nghiệp,
Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài
Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là : đồng bằng, trung du và miền
núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên là
14.847,31ha. Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang
kinh tế quốc tế và quốc gia đã đưa huyện Bình Xuyên xích gần hơn với các trung
tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: Hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. Vị
trí, vai trò của huyện Bình Xuyên ngày càng quan trọng và được khẳng định trong
vùng thủ đô Hà nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.
Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.
Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà Nội).
Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.


Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hương Canh
(huyện lỵ), thị trấn Thanh Lãng, Gia Khánh và các xã: Đạo Đức, Tam Hợp, Hương
Sơn, Trung Mỹ, Sơn Lôi, Quất Lưu, Phú Xuân, Bá Hiến, Tân Phong, Thiện Kế.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, trong thời gian
qua, Khu công nghiệp (KCN) Bình Xuyên trên địa bàn huyện Bình Xuyên đã trở
thành điểm quan trọng trong thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước (DDI) và vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần quan trọng vào việc phân công lại lao động
phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp,

1


chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện
Bình Xuyên. Việc phát triển KCN cũng là điều kiện cho việc hình thành các khu đô
thị mới và khu du lịch, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ, tạo việc
làm cho người lao động, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng - kỹ
thuật.
Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Bình Xuyên nói riêng, luôn nỗ lực hơn để
cải thiện môi trường đầu tư như: Đẩy mạnh công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư;
tập trung giải phóng mặt bằng phát triển quỹ đất cho các KCN; đầu tư xây dựng hạ
tầng thiết yếu đến hàng rào các KCN; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phát triển
khu đô thị, dịch vụ, du lịch; giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp… nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà
đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả cao về kinh tế, sự phát triển công nghiệp vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập như: Phát triển nhanh nhưng không bền vững; chưa thu
hút được nhiều những dự án công nghệ cao vào các KCN; vấn đề quy hoạch, đầu tư
xây dựng, quản lý và khai thác các KCN; công nghiệp phụ trợ kém phát triển; vấn
đề môi trường và xã hội ở các KCN tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, làm cản trở quá
trình thu hút đầu tư và phát triển các KCN. Vì vậy, việc khắc phục những hạn chế

bất cập đòi hỏi các cấp chính quyền của huyện Bình Xuyên phải có giải pháp đảm
bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định tại các KCN.
Xuất phát từ tầm quan trọng của các KCN đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của tỉnh và góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc trở
thành tỉnh công nghiệp, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân tích, đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp tại Khu công
nghiệp Bình Xuyên - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc”.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
+ Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết, tác giả thực hiện đánh giá và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN Bình Xuyên,
góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bình
Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung..

2


+ Đối tượng: Hoạt động về công tác quản lý môi trường của KCN Bình
Xuyên
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu lý luận về quản lý môi
trường của các doanh nghiệp trong KCN và thực trạng phát triển của KCN Bình
Xuyên huyện Bình Xuyên. Từ đó, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển
của KCN và đề ra giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động của KCN đến năm
2020.
c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
- Chương 1: Cơ sở lý luận của thực tiễn quản lý môi trường Khu công
nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý môi trường của Khu công nghiệp
Bình Xuyên.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý môi trường tại Khu công nghiệp
Bình Xuyên.


* Các giải pháp:
- Quy hoạch xây dựng phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường
- Cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải
- Chương trình giám sát chất lượng môi trường
- Sản xuất sạch hơn
- Nhiệm vụ về quản lý môi trường KCN đối với các bên liên quan
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường tại KCN Bình Xuyên
d) Phương pháp nghiên cứu.
+ Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra, khảo sát, chuyên
gia,..).
e) Kết luận
Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian 12 năm xây dựng và phát
triển, các doanh nghiệp trong KCN Bình Xuyên đã đạt được những thành công nhất
định, để có các giải pháp hỗ trợ quản lý môi trường các doanh nghiệp trong KCN

3


Bình Xuyên phát triển đến năm 2020, tác giả đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá thực
trạng phát triển của doanh nghiệp và những nhân tố của môi trường bên ngoài ảnh
hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời đã trình bày
kinh nghiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN trên thế giới và ở Việt Nam là
cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Bình
Xuyên. Luận văn đã phân tích rõ nét và toàn diện thực trạng phát triển của các
doanh nghiệp trong KCN Bình Xuyên.

4




×