Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá mức độ tổn thương sức khỏe cộng đồng do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.78 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

VƯƠNG VĂN VŨ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

VƯƠNG VĂN VŨ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Lưu Thu Thủy

(Chữ kí của GVHD)

HÀ NỘI – 2016



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................... 3
2.1. Mục tiêu ..................................................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ .................................................................................................................... 3
2.3. Đối tượng ................................................................................................................... 3
2.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
3. NGUỒN SỐ LIỆU ........................................................................................................... 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................ 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ........................ 6
1.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................... 8
1.2.1. Vị trí địa lí ............................................................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo........................................................................ 9
1.2.2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sản ............................................................................. 9
1.2.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .............................................................................. 11
1.2.3. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................... 12
1.2.3.1. Đặc điểm khí hậu và xu thế biến đổi ................................................................. 12
1.2.3.2. Thiên tai ........................................................................................................... 20
1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng............................................................................................. 21
1.2.5. Đặc điểm thủy văn, hải văn và tài nguyên nước ..................................................... 22
1.2.5.1. Hệ thống sông .................................................................................................. 22
1.2.5.2. Hệ thống suối và hồ đập ................................................................................... 23
1.2.5.3. Tài nguyên nước ............................................................................................... 24
1.2.5.4. Chế độ hải văn .................................................................................................. 25
1.2.6. Đặc điểm dân cư và kinh tế, văn hóa - xã hội ......................................................... 26
1.2.6.1. Dân cư .............................................................................................................. 26

1.2.6.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 26
1.2.6.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội ................................................................................ 27


1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH THANH HÓA ........................................................ 28
1.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai tại tỉnh Thanh Hóa............................. 28
1.3.2. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Thanh Hóa ....................................................................... 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TỈNH THANH HÓA ........................ 33
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG .......................................... 33
2.2. KHÁI NIỆM VỀ SỨC KHỎE VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG .................................. 34
2.2.1. Khái niệm về sức khỏe ........................................................................................... 34
2.2.2. Khái niệm sức khỏe cộng đồng .............................................................................. 35
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................................... 35
2.3.1. Khung khái niệm ................................................................................................... 35
2.3.2. Phương pháp đánh giá tổn thương bằng chỉ số ....................................................... 36
2.3.2.1. Lựa chọn các chỉ thị tổn thương ........................................................................ 37
2.3.2.2. Đánh giá tổn thương ......................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 40
3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .................. 40
3.1.1. Đánh giá mức độ phơi nhiễm tỉnh Thanh Hóa ........................................................ 40
3.1.1.1. Chuẩn hóa các chỉ thị........................................................................................ 40
3.1.1.2. Đánh giá mức độ phơi nhiễm ............................................................................ 41
3.1.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm tỉnh Thanh Hóa........................................................... 45
3.1.2.1. Chuẩn hóa các chỉ thị........................................................................................ 45
3.1.2.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm............................................................................... 46
3.1.3. Đánh giá năng lực thích ứng tỉnh Thanh Hóa ......................................................... 49
3.1.3.1. Chuẩn hóa các chỉ thị........................................................................................ 49
3.1.3.2. Đánh giá năng lực thích ứng ............................................................................. 50
3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TỈNH THANH

HÓA .................................................................................................................................... 53
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ VÀ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ................................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 64
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………... 67


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lưu Thu Thủy, không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở
bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả
(Kí tên)

Vương Văn Vũ


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Hoàng Lưu
Thu Thủy, người đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa sau
Đại học. Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để học viên
hoàn thành tốt chương trình đào tạo Thạc sĩ tại khoa.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới tập thể đề tài “Đánh giá mức độ tổn thương

của các hệ thống kinh tế xã hội do tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc
Trung Bộ (thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh)’’, mã số: KHCN - BĐKH/11-15 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn.
Cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tác giả
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Vương Văn Vũ


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BĐKH

Biến đổi khí hậu

TDBTT

Tính dễ bị tổn thương

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban liên chính phủ về
thay đổi khí hậu)


WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

UNDP

United Nations Development Programme (Chương trình phát triển của
Liên hợp quốc)

IUCN

International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
(Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

WB

World Bank (Ngân hàng thế giới)

ADB

Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)

SAR

Second Assessment Report (Báo cáo lần thứ 2)

TAR

Third Assessment Report (Báo cáo lần thứ 3)


AR4

Forth Assessment Reprt (Báo cáo lần thứ 4)

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế châu Âu)

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc)

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

PCLB

Phòng chống lụt bão


TKCN

Tìm kiếm cứu nạn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Quan hệ giữa loại hình thời tiết với các loại bệnh, dịch bệnh .......................... 1
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (⁰C) ...................................... 12
Bảng 1.2. Phương trình xu thế tuyến tính của nhiệt độ không khí trung bình năm ...... 13
Bảng 1.3. Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng và năm (⁰C) .......................... 14
Bảng 1.4. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng và năm (⁰C) ......................... 15
Bảng 1.5. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) ................................................ 16
Bảng 1.6. Phương trình xu thế tuyến tính của lượng mưa năm ................................... 17
Bảng 1.7. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế qua các năm (đơn vị %) ............ 27
Bảng 1.8. Tình hình thiên tai tại tỉnh Thanh Hóa........................................................ 28
Bảng 1.9. Tình hình thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Thanh Hóa ..................................... 29
Bảng 1.10. Tình hình một số bệnh gây dịch liên quan đến ô nhiễm môi trường

ảnh hưởng của thiên tai (người) ................................................................................. 30
Bảng 1.11. Diện tích ngập lụt vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa .................................... 32
Bảng 3.1. Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến mức độ phơi nhiễm đối với sức khỏe
cộng đồng cho các huyện tại tỉnh Thanh Hóa ............................................................. 40
Bảng 3.2. Kết quả tính toán các chỉ số phơi nhiễm đối với sức khỏe cộng đồng của các
huyện tại tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................... 42
Bảng 3.3. Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến mức độ nhạy cảm đối với sức khỏe
cộng đồng cho các huyện tại tỉnh Thanh Hóa ............................................................. 45
Bảng 3.4. Kết quả tính toán các chỉ số độ nhạy đối với sức khỏe cộng đồng của các
huyện tại tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................... 47
Bảng 3.5. Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến năng lực thích ứng đối với sức khỏe

cộng đồng cho các huyện tại tỉnh Thanh Hóa ............................................................. 49
Bảng 3.6. Kết quả tính toán các chỉ số năng lực thích ứng đối với sức khỏe cộng đồng
của các huyện tại tỉnh Thanh Hóa .............................................................................. 51
Bảng 3.7. Giá trị chuẩn hóa mức độ tổn thương đối với sức khỏe cộng đồng cho các
huyện tại tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................... 54
Bảng 3.8. Kết quả tính toán mức độ tổn thương đối với sức khỏe cộng đồng của các
huyện tại tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................... 58


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
Hình 1.1: Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình
năm giai đoạn 1980 - 2012. ........................................................................................ 14
Hình 1.2: Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1980 2013 (thu từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000) ............................ Error! Bookmark not defined.
Hình 1.3: Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của tổng lượng mưa trung bình năm
giai đoạn 1980 - 2012 tại một số trạm khí tượng ........................................................ 18
Hình 1.4: Bản đồ phân bố lượng mưa năm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1980 – 2012 (thu
từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000) ............................................ Error! Bookmark not defined.
Hình 2.1: Chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương (Africa, S., 2008) ............................. 36
Hình 3.1: Bản đồ chỉ số mức độ phơi nhiễm tỉnh Thanh Hóa ..................................... 44
Hình 3.2: Bản đồ chỉ số mức độ nhạy cảm tỉnh Thanh Hóa ........................................ 48
Hình 3.3: Bản đồ chỉ số năng lực thích ứng tỉnh Thanh Hóa ...................................... 52
Hình 3.4: Bản đồ chỉ số tổn thương sức khỏe cộng đồng do tác động của BĐKH tỉnh
Thanh Hóa ................................................................................................................. 60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ra những tác động to lớn tới đời sống,
kinh tế - xã hội của người dân trên toàn thế giới. BĐKH thông qua sự thay đổi về nhiệt

độ, lượng mưa, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan như nắng nóng,
mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới... đã làm thay đổi các hệ sinh thái, thay đổi chu kỳ và
lượng nước dùng trong nông nghiệp dẫn đến suy giảm năng suất cây trồng, thay đổi
môi trường sống, làm bùng phát dịch bệnh gây tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con
người.
Báo cáo của IPCC [37], chỉ ra rằng các loại bệnh, dịch bệnh có mối quan hệ với
sự thay đổi của yếu tố khí hậu như sau (bảng 1).
Bảng 1. Quan hệ giữa loại hình thời tiết với các loại bệnh, dịch bệnh
Các loại bệnh

Loại hình thời tiết, khí hậu

Bệnh tim mạch, hô hấp và tử vong đột qụy, tâm
Nhiệt độ
thần.
Bệnh viêm mũi dị ứng

Tính mùa vụ và các chất gây ô nhiễm trong không
khí theo quy luật mùa

Bão, lũ (lũ lụt làm gián đoạn nguồn cung cấp
nước, là cơ hội cho các loại côn trùng phát triển
Các bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, viêm (như muỗi) dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh
màng lão, tả lị... và rối loạn tâm thần
như tả, lị, sốt xuất huyết, lũ lụt có thể làm tăng các
rối loạn căng thẳng thần kinh khi lũ lụt xảy ra kéo
dài).

Suy dinh dưỡng và tiêu chảy


Hạn hán (ảnh hưởng tới năng suất nông nghiệp,
cạn kiệt nguồn nước sạch, làm ô nhiễm nguồn
nước và dẫn tới bệnh tiêu chảy...)

Các bệnh liên quan tới sử dụng nước và thực Nhiệt độ (việc gia tăng của các sinh vật gây bệnh
phẩm
có liên quan tới nhiệt độ...)

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới WHO (2003). Biến đổi khí hậu thông
qua các hiện tượng khí hậu cực đoan đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của
cộng đồng. Hàng năm có khoảng trên 300.000 nghìn người đã chết do tác động của
biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tới 300 triệu người trên trái đất do tác động từ những
đợt nắng nóng, lũ lụt gây ra [41].
Trong những thập kỷ gân đây đã có nhiều báo cáo đánh giá mối quan hệ giữa
BĐKH và bệnh tật. Trong một báo cáo của của WHO (1997) cho thấy trong giai đoạn
1975 - 1996 đã xuất hiện 30 loại bệnh mới, trong đó nguyên nhân do sự thay đổi của
khí hậu chiếm đa phần [40].


Sự thay đổi của khí hậu tác động đến dịch bệnh thông qua côn trùng truyền
nhiễm, nghiên cứu của Woodruff, Guest et al. (2002) đánh giá rằng khi khí hậu trái đất
biến đổi theo xu hướng nóng lên thì đó chính là điều kiện thuận lợi cho các loài côn
trùng phát triển mạnh hơn, một số loài trong số chúng mang theo dịch bệnh ảnh hưởng
tới con người [35].
Sutherst (2004) cho rằng sự xuất hiện của bệnh tật phụ thuộc vào mối quan hệ
tác động 3 chiều giữa vật chủ, tác nhân gây bệnh và nguồn trung gian truyền bệnh
[32].
BĐKH gây ra các đợt nắng nóng kéo dài, nắng nóng kéo dài là tác nhân trực
tiếp ảnh hưởng tới một số người mắc các bệnh như: Xuất huyết não, biến chứng về tim
mạch. Kovats và Haines (2005) [28].

McMichel, Campell - Lendrum et al., (2003) đánh giá sự thay đổi về nhiệt độ
và độ ẩm sẽ dẫn đến sự thay đổi môi trường và nơi sinh sống của các loại côn trùng.
Chúng sẽ di chuyển tới các nơi mới để sinh sống, khi di chuyển sang vùng mới chúng
sẽ mang theo các loại dịch bệnh. Đôi khi điều đó có thể trở thành thảm họa [30].
Tại Việt Nam, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khí hậu nóng lên là nguyên nhân
phát sinh của 9 loại bệnh truyền nhiễm gồm: Cúm A H1N1, cúm H5N1, sốt xuất
huyết, sốt rét, tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm lão do virut, và bệnh đường hô hấp cấp
(SARC).
BĐKH trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng thông qua thời tiết
khắc nghiệt, ô nhiễm không khí… Những người bị bệnh hô hấp, tim mạch rất nhạy
cảm nếu nhiệt độ cao [1], sự gia tăng về cường độ và tần suất bão, lốc xoáy, lũ lụt, hạn
hán, mưa lớn và lở đất… đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua ô
nhiễm, suy dinh dưỡng và bệnh tật, đặc biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số, người
già, phụ nữ và trẻ em.
Đối với tỉnh Thanh Hóa, do có điều kiện địa hình khá đa dạng bao gồm vùng
miền núi, trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Trong đó vùng miền núi chiếm
3/4 diện tích toàn tỉnh. Thanh Hóa hàng năm chịu nhiều cơn bão và ATNĐ đi qua do
đó khi có bão lụt, thảm họa thiên tai đặc biệt, những nơi bão lũ đi qua thì tình hình
ngập lụt sẽ trở lên nghiêm trọng và hệ quả mà nó để lại là xác động vật, rác thải, bùn
đất… Đây là những điều kiện thuận lợi để phát sinh các loại mầm bệnh như tả, lỵ,
thương hàn, sốt xuất huyết và các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa khác, đe dọa đến
tính mạng, sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Xuất phát từ những tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng tới
sức khỏe cộng đồng và nỗ lực trong việc ứng phó, đưa ra những giải pháp thích ứng là


cấp thiết, theo đúng định hướng của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá mức độ tổn thương sức khỏe cộng đồng
do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Thanh Hóa”.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu
- Đánh giá mức độ tổn thương sức khỏe cộng đồng do tác động của BĐKH tại
tỉnh Thanh Hóa bằng chỉ số tổn thương.
- Thông qua phân tích đánh giá chỉ số tổn thương đề xuất các giải pháp giảm
thiểu.
2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng bộ chỉ số mức độ tổn thương sức khỏe cộng đồng do tác động của
biến đổi khí hậu tại tỉnh Thanh Hóa.
- Xây dựng bản đồ nguy mức độ thương sức khỏe cộng đồng do BĐKH gây ra tại
tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1:100.000.
2.3. Đối tượng
- Sức khỏe cộng đồng dân cư tỉnh Thanh Hóa
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu trên toàn lãnh thổ tỉnh Thanh Hóa, ranh giới cụ
thể được xác định là ranh giới quốc gia, tỉnh và ranh giới 27 huyện thuộc tỉnh Thanh
Hóa (hình 1).


Hình 1: Sơ đồ phạm vi nghiên cứu
3. NGUỒN SỐ LIỆU
- Số liệu của các chỉ thị phơi nhiễm được lựa chọn từ số liệu khí tượng giai đoạn
1980-2013 của 37 trạm khí tượng, thủy văn, đo mưa tỉnh Thanh Hóa và từ Báo cáo thiệt
hại do thiên tai của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; báo cáo công tác phòng
chống thiên tai, lũ lụt của tỉnh và các huyện trong giai đoạn 2008 - 2013.
- Số liệu của các chỉ thị nhạy cảm và năng lực thích ứng được thu thập từ các
nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh; báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh và các huyện trong tỉnh trong các năm 2012 - 2013; kết quả điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản của tỉnh Thanh Hóa năm 2012.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý,
phân tích, đánh giá các tài liệu thông qua các phương pháp thống kê, excel, phần mềm

Mapinfo, ArcMap 10.1 …
- Phương pháp điều tra xã hội học: Các phương pháp khảo sát và điều tra
thực địa nhằm thu thập và bổ sung, cập nhật các số liệu tại các khu vực, tuyến, điểm


nghiên cứu được lựa chọn để xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường, sức khỏe và hiện trạng
phát triển kinh tế - xã hội… Đối với mỗi bảng hỏi được thiết kế với những câu hỏi và
thông tin mang đặc tính đại diện của vùng nghiên cứu, mức sống, vị trí địa lý từng
vùng miền. Câu hỏi mang tính logic, loại trừ, kiểm tra chéo nhằm phát hiện những sai
sót qua đó đánh giá được mức độ tin cậy của bảng hỏi.
- Phương pháp bản đồ và GIS:
+ Phương pháp bản đồ có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc
trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu, qua đó cho phép ta có cái nhìn tổng
quát hơn về các yếu tố và đối tượng nghiên cứu
+ Phương pháp GIS: Trong việc nghiên cứu ngoài việc sử dụng các loại bản đồ
truyền thống thì việc sử dụng phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS) cho phép ta tính
toán nhanh các bài toán đánh giá, phân tích, nội suy, ngoại suy, thành lập các bản đồ
phục vụ nghiên cứu.
- Phương pháp tư vấn chuyên gia: Các kiến thức và kinh nghiệm của chuyên
gia được sử dụng để phân tích đánh giá mức độ tin cậy của những thông tin thu thập
được qua các bảng hỏi.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương.
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Cơ sở lí luận, phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu đến sức khỏe cộng đồng tỉnh Thanh Hóa
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Ø Ngoài nước
Từ những năm 1990 của thế kỷ 20 đến nay nhiều tổ chức quốc tế như IPCC,
UNDP, IUCN, WB, ADB và nhiều nhà khoa học của các nước trên thế giới đã tập
trung vào đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc
biệt là tại quốc gia được dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do biến đổi khí hậu
trong đó có Việt Nam.
Theo IPCC [38] nguy cơ tổn thương trước biến đổi khí hậu được xác định là
“mức độ mà một hệ thống nhạy cảm hoặc là không thể đương đầu với những tác động
của biến đổi khí hậu, bao gồm những thay đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu”.
IPCC đã xác định 3 biến số cần thiết để đánh giá nguy cơ tổn thương là: Tai biến khí
hậu (đe dọa), tính nhạy cảm với tai biến và năng lực thích ứng và đương đầu với các
tác động tiềm năng. Mark R. Bezuien [29] cho rằng nguy cơ tổn thương là hàm số của
đặc điểm, mức độ và tỷ lệ của những thay đổi về khí hậu mà theo đó, một hệ thống bị
đặt vào tình trạng đe dọa, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của nó. Đánh giá
nguy cơ tổn thương mô tả một tập hợp nhiều phương pháp được sử dụng để tổng hợp
và nghiên cứu sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung
quanh họ một cách có hệ thống. Lĩnh vực đánh giá nguy cơ tổn thương ra đời để giải
quyết nhu cầu định lượng hóa xem các cộng đồng sẽ thích ứng như thế nào với những
thay đổi điều kiện môi trường.
Theo báo cáo về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng
của trung tâm hợp tác về môi trường và đánh giá tác động sức khỏe cộng động của
WHO, thuộc trường đại học Curtin (Úc) [41]. Nêu rõ những tác động mà biến đổi khí
hậu gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong đó xác định những tác động trực
tiếp và gián tiếp mà biến đổi khí hậu tác động lên con người thông qua làm thay đổi
môi trường sống như những thay đổi về nhiệt độ, chất lượng nước, môi trường không
khí, thực phẩm… đồng thời cũng đưa ra những biện pháp và chiến lược thích ứng.
Báo cáo biến đổi khí hậu, tác động dễ bị tổn thương và sức khỏe cộng đồng của

A. Haines và nnk [24], nêu nên những thay đổi về khí hậu, nước biển dâng đã tác động
tiêu cực tới sức khỏe con người. Những thay đổi về thời tiết như nhiệt độ, lũ lụt, bão…
Gây ra các loại bênh như truyền nhiễm, dị ứng, vấn đề về các nguồn nước hoặc chết do
đuối nước …
Trong một báo cáo của IUCN về “Người bản địa và biến đổi khí hậu” vào tháng
3/2008 xác định rằng: Các yếu tố dễ bị tổn thương của cộng đồng bản địa đối với biến


đổi khí hậu được phân làm 2 nhóm: Các yếu tố dễ bị tổn thương thuộc về xã hội và các
yếu tố dễ bị tổn thương thuộc về mặt lý sinh. Báo cáo nêu ra những nguyên nhân như
sự nghèo đói, bất bình đẳng, dinh dưỡng, mạng lưới liên kết trong xã hội, việc không
có điều kiện tiếp cận với thông tin, đa dạng sinh kế và quyền tiếp cận và sử dụng đất.
Ø Trong nước
Những nghiên cứu về mức độ tổn thương của biến đổi khí hậu tới sức khỏe
cộng đồng ở trong nước chưa có nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung vào những tác động
của yếu tố thời tiết khí hậu cụ thể đến sức khỏe của con người như bức xạ, nhiệt độ, độ
ẩm, mây, gió... cho một số loại hình hoạt động như rèn luyện thân thể (Đào Ngọc
Phong (1979, 1984) [7], [8]), lao động, nghỉ ngơi và du lịch (Trần Việt Liễn (1993)
[4]). Việc nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu đối với sinh vật, đặc biệt là đối
với con người cũng được một số tác giả tiến hành (Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc
[1], Nguyễn Khanh Vân [12]. Trong những nghiên cứu này các tác giả đã chỉ ra được
một số ngưỡng thích nghi về khí hậu đối với sức khỏe cũng như đời sống của con
người và các khu vực có khí hậu thời tiết thuận lợi đối với sản xuất và đời sống. Tác
động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng rất đa dạng và phức tạp và tác động
trực tiếp của biến đổi khí hậu đến cơ thể con người thể hiện ở khí hậu nóng ẩm, cường
độ mặt trời lớn, biến động thời tiết mạnh mẽ (Nguyễn Đức Ngữ [6]). Những nghiên
cứu trên đây mới chỉ dừng lại chủ yếu ở việc đánh giá dựa trên sự biến động của các
yếu tố khí hậu mà chưa xét đến năng lực thích ứng của con người để đưa ra một chỉ số
nói lên mức độ nguy cơ của tác động do biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương, Trần Đắc Phu, Trịnh Hữu Vách và nnk [9]

đã thành lập bản đồ dễ bị tổn thương sức khỏe dân cư do tác động của biến đổi khí hậu
đối với 63 tỉnh thành của Việt Nam dựa vào chỉ số tổn thương được tính toán thông
qua các yếu tố như: Mức độ hứng chịu, độ nhạy và năng lực thích ứng của từng tỉnh
với các mức: Tổn thương thấp, trung bình, cao và rất cao. Nghiên cứu này cho ta một
bức tranh tổng quát về phân bố không gian của các mức độ tổn thương theo các tỉnh
thành, nhưng về mức độ chi tiết đối với từng tỉnh thành, nhất là đối với các khu vực
ven biển thì chưa đáp ứng được.
Phạm Xuân Ninh [5] đã đánh giá những tác động trực tiếp của BĐKH tới sức
khỏe, khi khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới đời sống và sức khỏe
của cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là đối với những người nghèo, những vùng dễ
bị tác động của BĐKH gây ra. Những tác động trực tiếp thường thông qua mối quan
hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh dẫn
đến những thay đổi về sinh lý, tập quán, năng lực thích nghi và những phản ứng qua
lại giữa cơ thể và môi trường. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng gây


ra tác động không mong muốn đối với sức khỏe con người đăc biệt ở những người già,
người mắc bệnh tim mạch… Tác động gián tiếp của BĐKH thường thông qua các
nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh
cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả… BĐKH còn làm gia tăng một số bệnh nhiệt đới như
sốt rét, sốt xuất huyết và xuất hiện những loại dịch bệnh truyền nhiễm mới.
Nguyên Công Khanh [2] khi nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu với sức
khỏe trẻ em chỉ ra rằng: Trẻ em là nhóm có nhiều nguy cơ tổn thương với những biến
đổi về khí hậu hơn người lớn, do đặc điểm cơ thể chưa trưởng thành về thể chất, sinh
lý và nhận thức. Những quá trình ảnh hưởng của BĐKH tới sức khỏe trẻ em như: (1)
Biến đổi môi trường do tăng ô nhiễm, thay đổi bức xạ của tia cực tím; (2) thay đổi thời
tiết như nhiệt độ tăng cao; (3) thay đổi về sinh thái lâu dài ảnh hưởng tới lương thực,
thực phẩm, phơi nhiễm các loại bệnh…
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học cũng hướng tới việc
nghiên cứu những ảnh hưởng của BĐKH tới sức khỏe của con người, như: Bài báo

“Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe” của tác giả Nguyễn Thanh Điệp
(2014). “Biến đổi khí hậu gây ra nhiều bệnh tật cho con người” tác giả Lê Căn (2014).
“Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe trẻ em” tác giả Phan Thùy Linh, Lê Thị
Thanh Hương (2013). Hầu hết những bài báo này đều nêu lên những tác động và
nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp mà biến đổi gây tác động tiêu cực tới con người, đồng
thời cũng đưa ra những kiến nghị cho việc giảm nhẹ và thích ứng với những tác động
mà BĐKH gây ra.
1.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, có tọa độ địa lý từ
19⁰18 – 20⁰00 vĩ độ Bắc và 104⁰22 - 106⁰04 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24
huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.129,48 km2, dân số trung bình năm 2013 khoảng
3,5 triệu người, mật độ dân số 312 người/km2.


1.2.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo
1.2.2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sản
Thành phần nền rắn: Nền rắn của Thanh Hóa khá đa dạng với các thành tạo có
tuổi thành tạo từ Cambri trung tới ngày nay với thành phần từ các đá biến chất, trầm
tích (đá phiến, đá hoa, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (spilit,
riôlit, bazan), đá xâm nhập (granit). Ở vùng núi – đồi chủ yếu là các thành tạo đá
phiến, đá hoa, đá vôi, đá cuội, cát, bột kết và một số loại đá xâm nhập. Ở vùng đồng
bằng xen đồi, tại phần cao chủ yếu là cát, bột kết, xen các khối và dải núi đá vôi nhỏ
và ở phần thấp là các thành tạo cát, bột, sét có nguồn gốc phù sa sông, đôi chỗ là sông
biển cổ. Tại vùng đồng bằng ven biển, thành tạo cát, bột sét, đôi chố lẫn mùn bã thực

vật chiếm ưu thế với nguồn gốc biển, sông-biển, sông-biển-đầm lầy.
Tài nguyên khoáng sản: Hiện Thanh Hóa có 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại
khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crôm, đá ốp
lát, đô lô mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý [17]. Nhiều mỏ có trữ lượng
lớn và phân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, sét
xi măng. Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong phát triển công nghiệp khai khoáng,
công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng... các loại khoáng sản chính có điều
kiện khai thác gồm:
- Quặng sắt: Trên địa bàn có 59 mỏ và điểm quặng, trong đó 49 mỏ đã được
thăm dò, khảo sát, tổng trữ lượng trên 8 triệu tấn, hàm lượng sắt đạt 30 - 65% có thể
khai thác phục vụ công nghiệp luyện thép, làm phụ gia cho sản xuất xi măng và sử
dụng vào một số mục đích khác. Quặng sắt phân bố tập trung ở các huyện vùng núi
(như Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc...) và một số huyện đồng bằng – đồi (Hà Trung,
Hậu Lộc, Nông Cống). Trong đó lớn nhất là mỏ Làng Sam - Cao Ngọc (Ngọc Lặc) có
trữ lượng cấp tìm kiếm trên 2 triệu tấn).
- Ti tan: Titan sa khoáng, phân bố dọc ven biển từ Sầm Sơn đến cuối Quảng
Xương (dài khoảng 14 km) bề rộng vỉa quặng từ 30 – 50 m, bề dày từ 0,3 - 4 m. Tuy
nhiên việc khai thác loại hình khoáng sản này thời gian vừa qua đã làm nảy sinh một
số vấn đề môi trường sinh thái nên cần tăng cường công tác quản lý trong khai thác.
- Crôm: Có 4 mỏ và điểm quặng với tổng trữ lượng 30,2 triệu tấn. Crôm phân
bố tập trung ở Cổ Định - Nông Cống và Làng Mun (Phùng Giáo - Ngọc Lặc), trong đó
mỏ Cổ Định là mỏ Crôm sa khoáng lớn nhất ở Việt Nam với trữ lượng trên 28 triệu
tấn, chất lượng quặng sau khi tuyển có hàm lượng Crôm đạt: 46.0 - 47,0%. Hiện nay
mỏ Crôm Cổ Định đang được tổ chức khai thác phục vụ công nghiệp luyện kim và
xuất khẩu.


- Vàng: Gồm 22 mỏ và điểm vàng (cả vàng sa khoáng và vàng gốc) phân bố
rộng khắp tại 8 huyện miền núi, trong đó tập trung nhất là ở Cẩm Thuỷ và Bá Thước
với tổng trữ lượng được đánh giá khoảng 6.123 kg. Trong đó, vàng sa khoáng bao

gồm: Mỏ Ban Công - Bá Thước (trữ lượng tìm kiếm là 2000kg), mỏ Cẩm Quý (trữ
lượng cấp C2=176,84 kg; cấp P1=263 kg), mỏ Làng Bẹt (trữ lượng 44 kg), mỏ Cẩm
Tâm (trữ lượng khoảng 44 kg) và một số mỏ nhỏ và điểm quặng khác. Vàng gốc gồm
các mỏ: Làng Neo, Cẩm Tâm - Cẩm Thuỷ, Cẩm Long và một số mỏ nhỏ khác ở Ban
Công, Cổ Lũng, Lũng Cao...
- Photphorit: Phân bố tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ; tổng trữ
lượng được đánh giá là 100.000 m3; đáng kể là mỏ Núi Mèo - Cao Thịnh (Ngọc Lặc)
có trữ lượng 74.698 tấn hàm lượng P205 đạt 18%.
- Secpentin: Phát hiện nhiều ở khu vực Núi Nưa với trữ lượng hàng tỷ tấn, trong
đó mỏ Bãi Áng - Nông Cống có trữ lượng thăm dò khoảng 15,4 triệu tấn hiện đang
được khai thác phục vụ sản xuất phân lân nung chảy.
- Đôlômit: Gồm có mỏ Ngọc Long - thành phố Thanh Hoá, trữ lượng 4,7 triệu
tấn, chất lượng rất tốt và mỏ Nhân Sơn huyện Nga Sơn, trữ lượng khoảng 1 triệu tấn,
đá đã bị phong hoá mạnh.
- Đá trắng: Có ở Khe Cang, Nà Mèo, Trung Sơn huyện Quan Sơn, có thành
phần CaO rất cao trên 54%; trữ lượng dự báo khoảng trên 2 triệu tấn dùng để sản xuất
bột nhẹ, chất độn cho công nghiệp sản xuất sơn, cao su…
- Quaczit: Có ở Bản Do xã Hiền Trung - Quan Hoá được đánh giá có trữ lượng
30 triệu m3.
- Đá vôi trợ dung: Có ở Mường Hạ (xã Tam Lư - Quan Hoá), trữ lượng ước
khoảng 5 triệu m3.
- Cao lanh: Phân bố ở nhiều nơi như Yên Cát (Như Xuân); Yên Mỹ, Bến Đìn,
Làng Cáy (Thường Xuân); Làng En (Lang Chánh); Kỳ Tân (Bá Thước); Hợp Thành
(Triệu Sơn); tổng trữ lượng ước tính trên 5 triệu tấn; cao lanh được sử dụng sản xuất
gốm, sứ.
- Đá vôi xi măng: Có 8 mỏ lớn, tổng trữ lượng trên 28 tỷ tấn, phân bố tập trung
ở các huyện Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Bỉm Sơn, Cẩm Thuỷ, Bá
Thước, Ngọc Lặc, Tĩnh Gia… Lớn nhất là mỏ Yên Duyệt - Bỉm Sơn với trữ lượng trên
27 tỷ tấn đang được khai thác phục vụ sản xuất xi măng.
- Sét làm xi măng: Có 33 mỏ phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Các mỏ có trữ

lượng lớn là mỏ Cổ Đam (Bỉm Sơn), trữ lượng thăm dò trên 59,5 tỷ m3; mỏ Định


Thành (Yên Định): 20,5 tỷ m3; mỏ Bái Trời (Thạch Thành): 18,0 tỷ m3. Có 12 mỏ có
trữ lượng trên 1 tỷ m3 gồm: Cẩm Vân (Cẩm Thuỷ), Định Thành (Yên Định); Đoài
Thôn, Hà Dương (Hà Trung); Bái Đền (Hà Trung); Hợp Thành (Triệu Sơn); Đồi Si,
Định Công (Yên Định); Trường Lâm (Tĩnh Gia)
- Cát xây dựng: Phân bố trên các triền sông Mã, sông Chu, sông Lèn trữ lượng
cho phép khai thác hàng triệu tấn/năm.
- Đá hoa ốp lát: Có các mỏ ở Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Bá Thước,
Quan Hóa, Hà Trung... với trữ lượng hàng chục triệu m3.
Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như chì kẽm, Ăngtimon, Niken Coban, đồng, thiếc, thiếc - vonfram, Manhezit, Asen, thuỷ ngân, Barit, Pyrit, Berin,
Môlip đen, cát kết (chất trợ dung), sét trắng, Fensfat, cát thuỷ tinh, đá xây dựng, đá
granit, đá thạch anh và than chì, than đá và than bùn.. tuy trữ lượng không lớn nhưng
có giá trị cao, có thể khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển công nghiệp địa
phương.
1.2.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Thanh Hóa có địa hình, địa mạo khá đa dạng, độ cao địa hình có xu hướng thấp
dần từ Tây sang Đông, được chia thành 3 vùng:
- Vùng núi – đồi: Có diện tích 7.999 km2, chiếm tới 71,88 % DTTN. Đây là
vùng có vai trò khâu nối giữa hệ núi Tây Bắc và dãy núi nâng địa lũy Trường Sơn,
thuộc địa bàn 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá
Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành).
Vùng có 2 khu: Khu núi trung bình - thấp, phân bố chủ yếu ở phía tây vùng, có độ cao
trung bình từ 600 - 700m; khu đồi xen thung lũng hẹp phân bố ở phía đông vùng, có
độ trung bình 150 - 200m. Nhìn chung, Vùng có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây
khó khăn trong việc phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Vùng đồng bằng xen đồi, núi sót: Gồm 10 huyện (Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên
Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hoá và TX.
Bỉm Sơn) với diện tích 1.900 km2 (chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Đây là

vùng cơ bản là đồng bằng bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên... nhưng trên bề mặt
ở nhiều nơi còn có các đồi, núi sót. Đồng bằng có độ cao trung bình từ 5 - 15 mét, một
số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ từ 0 - 1 mét. Nhìn chung vùng đồng bằng có
địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
- Vùng đồng bằng thấp ven biển: Gồm 6 huyện, thị giáp biển (Nga Sơn, Hậu
Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia), với diện tích hơn 1.231,8 km2
(chiếm 11,1% diện tích tự nhiên). Vùng có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ


3-6 mét, riêng phía bắc huyện Nga Sơn có các khối đá vôi chạm khảm và phía nam
huyện Tĩnh Gia bị các dẫy đồi kéo dài ra biển phân cắt. Dọc theo bờ biển có một số
cửa sông, trong đó quan trọng nhất là các cửa của hệ thống sông Mã. Về cơ bản, đây là
vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, cũng như
phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, dịch vụ, cầu cảng...), công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm khí hậu
1.2.3.1. Đặc điểm khí hậu và xu thế biến đổi
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa đặc trưng rõ
rệt. Mùa hè nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Mùa
đông ít mưa và lạnh. Xét trong khoảng thời gian tính 1980 - 2012 khí hậu ở Thanh
Hóa có một số đặc điểm như sau:
Ø Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ trung bình: Thanh Hóa có nhiệt độ trung bình năm dao động trong
khoảng 23,4 - 24⁰C ở vùng đồng bằng và trong các thung lũng sông, với tổng nhiệt độ
toàn năm vào khoảng 8400 - 8600⁰C. Nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi, ở độ cao
1100m có nhiệt độ khoảng 18⁰C và 15⁰C ở độ cao 1700m (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (⁰C)
TT

Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

1

Hồi Xuân


17,2

18,6

21,1

24,8

26,9

27,8

27,7

27,3

26,2

24,0

21,0

17,8

23,4

2

Bái Thượng


17,1

18,2

20,5

24,2

27,0

28,7

28,7

27,9

26,7

24,7

21,7

18,2

23,6

3

Yên Định


17,1

18,1

20,2

23,8

27,0

29,0

28,9

28,1

26,8

24,7

21,7

18,2

23,6

4

Thanh Hóa


17,2

17,9

20,0

23,7

27,2

29,3

29,3

28,5

27,1

25,0

22,1

18,6

23,8

5

Như Xuân


17,1

18,0

20,2

23,9

27,2

29,2

29,1

28,1

26,7

24,5

21,4

18,2

23,6

6

Tĩnh Gia


17,2

17,9

19,9

23,7

27,4

29,6

29,6

28,7

27,1

24,9

22,0

18,6

23,9

Nguồn: Đài khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ
Mùa nóng kéo dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng IX. Thời kỳ có nhiệt độ cao
nhất trong năm là từ tháng VI đến tháng VIII, trong những tháng này, ở những vùng

thấp, đồng bằng nhiệt độ không khí trung bình đều vượt quá 28 - 29⁰C.
+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ
110C - 13⁰C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5⁰C - 7⁰C, nhiệt độ trung bình năm là 24⁰C.
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình


cả năm 7.6000C - 8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C.
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối, mùa
hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm khoảng
dưới 8.000⁰C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22⁰C.
Xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình năm được xác định thông qua
phương trình xu thế (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Phương trình xu thế tuyến tính của nhiệt độ không khí trung bình năm
TT

Trạm

Phương trình

1

Hồi Xuân

y = 0,0144x + 23,122

2

Bái Thượng

y = 0,0124x + 23,423


3

Yên Định

y = 0,0094x + 23,466

4

Thanh Hóa

y = 0,0084x + 23,676

5

Như Xuân

y = 0,0127x + 23,422

6

Tĩnh Gia

y = 0,0234x + 23,489

Nhìn chung, nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế tăng trong giai đoạn
1980 - 2012. Trên toàn vùng, nhiệt độ tăng khoảng 0,1÷0,2⁰C/thập kỷ.

24.5


Hồi Xuân

T oC

y = 0.0144x + 23.122

Thanh Hóa

ToC

y = 0.0084x + 23.676

24.5

24.0

24.0

23.5

23.5

23.0

23.0

22.5

22.5


22.0

22.0

21.5
1980

25.0

25.0

1984

1988

1992

1996

2000

Bái Thượng

T oC

2004

2008

Năm

2012

21.5

y = 0.0124x + 23.423
25.0

24.5

24.5

24.0

24.0

23.5

23.5

23.0

23.0

22.5

22.5

22.0

Năm

1980 1984 1988 1992 1996 2000 2004 2008 2012

Như Xuân

T oC

y = 0.0127x + 23.422

22.0

21.5
1980

1984

1988

1992

1996

2000

2004

2008

Năm
2012


21.5
1980

1984 1988

1992

1996

2000

2004

2008

Năm
2012


25.0

Yên Định

T oC

y = 0.0094x + 23.466
25.5

24.5


25.0

24.0

24.5

Tĩnh Gia

T oC

y = 0.0234x + 23.489

24.0

23.5

23.5

23.0

23.0

22.5

22.5

22.0

22.0


21.5
1980

1984

1988

1992

1996

2000

2004

2008

Năm
2012

21.5
1980

1984 1988

1992

1996

2000


2004

2008

Năm
2012

Hình 1.1: Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí trung
bình năm giai đoạn 1980 - 2012.
- Nhiệt độ không khí tối cao: Nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm ở vùng
thấp dao động trong khoảng 27,3 - 28,9⁰C. Trong khoảng thời gian từ tháng VI đến
tháng VIII nhiệt độ không khí tối cao trung bình đều đạt trên 31 - 33⁰C, trong đó tháng
VI và VII có nhiệt độ cao nhất (33 - 34⁰C). Những giá trị nhiệt độ cao đều đo được ở
trong vùng thung lũng sông. Càng lên cao thì giá trị này càng giảm, nhiệt độ không khí
tối cao trung bình vào khoảng 24 - 25⁰C ở độ cao 500m và 21 - 22⁰C ở độ cao khoảng
1000m (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng và năm (⁰C)
TT

Trạm

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

1

Hồi Xuân

21,7

23,0

26,0

30,5


33,3

34,1

33,9

33,2

31,8

29,2

26,6

23,2

28,9

2

Bái Thượng

20,9

21,5

24,2

28,6


32,1

33,8

33,7

32,6

31,4

29,1

26,4

22,8

28,1

3

Yên Định

20,4

21,0

23,4

27,6


31,5

33,5

33,2

32,1

30,8

28,8

25,9

22,4

27,6

4

Thanh Hóa

20,1

20,5

22,8

27,1


31,1

33,4

33,3

32,3

30,8

28,5

25,7

22,1

27,3

5

Như Xuân

20,4

20,9

23,5

27,9


31,4

33,9

33,7

32,4

30,9

28,7

26,0

22,3

27,7

6

Tĩnh Gia

20,2

20,6

22,9

27,3


31,5

33,9

33,9

32,6

30,8

28,4

25,7

22,1

27,5

Nguồn: Đài khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ
- Nhiệt độ không khí tối thấp: Ở vùng đồng bằng, trong các thung lũng sông
nhiệt độ tối thấp trung bình dao động trong khoảng 20,5 - 21,5⁰C. Tháng I là tháng
lạnh nhất, có nhiệt độ dao động trong khoảng 14,5 - 15,3⁰C. Trong mùa nóng (V-IX)
nhiệt độ tối thấp trung bình đều đạt trên 23⁰C, (bảng 1.4).


Bảng 1.4. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng và năm (⁰C)
TT

Trạm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

1

Hồi Xuân


14,8

16,1

18,8

21,5

23,4

24,6

24,5

24,4

23,4

21,7

18,0

14,9

20,5

2

Bái Thượng


14,8

16,2

18,3

21,6

23,9

25,5

25,5

25,1

24,0

22,0

18,8

15,4

20,9

3

Yên Định


15,0

16,4

18,3

21,5

24,2

26,0

26,2

25,6

24,4

22,3

19,0

15,5

21,2

4

Thanh Hóa


15,3

16,3

18,2

21,7

24,7

26,6

26,6

25,9

24,6

22,6

19,6

16,5

21,5

5

Như Xuân


14,9

16,2

18,2

21,5

24,1

25,9

25,9

25,2

24,1

22,0

18,9

15,6

21,0

6

Tĩnh Gia


15,2

16,3

18,1

21,7

24,6

26,6

26,6

25,9

24,6

22,6

19,6

16,2

21,2

Nguồn: Đài khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ

Người thành lập: Vương Văn Vũ
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Lưu Thu Thủy


Hình 1.2: Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
1980 - 2012 (thu từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000)


Ø Chế độ mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm của Thanh Hóa dao động trong khoảng từ dưới
1200mm đến trên 1900mm, tương ứng với khoảng 134 - 160 ngày mưa. Lượng mưa
nhìn chung có xu hướng giảm từ vùng đồi núi xuống vùng đồng bằng.
Tùy thuộc vào điều kiện địa hình mà lượng mưa năm phân bố rất khác nhau
trên lãnh thổ tỉnh Thanh Hóa. Nơi có địa hình khuất gió có lượng mưa năm rất thấp,
thường nhỏ hơn 1200mm và ở trên những sườn đón gió thì tổng lượng mưa năm có thể
đạt trên 2300mm.
Mưa ít nhất ở khu vực thung lũng sông Mã ở cực Tây của tỉnh. Lượng mưa ở
đây thấp hơn 1200mm. Khu vực đồng bằng phía Đông lượng mưa trung bình năm
phần lớn dao động trong khoảng 1500 - 1700mm. Mưa nhiều ở trên các sườn đón gió
của các dãy núi phía Tây nam (Sông Mã, Bù Púa…), với lượng mưa trung bình năm
lớn hơn 2000mm (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
TT

Trạm

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

1

Hồi Xuân

15,0

15,7

40,1

86,2


207,6

248,6

324,3

331,3

261,5

155,9

43,6

15,8

1745,6

2

Bái Thượng

30,9

30,4

52,9

97,3


274,7

251,4

241,3

342,8

322,6

225,5

77,5

24,2

1971,5

3

Yên Định

18,0

17,5

38,2

60,7


172,9

177,0

209,7

243,9

295,3

199,4

63,5

18,1

1514,2

4

Thanh Hóa

22,3

21,5

42,0

66,0


159,7

177,6

194,0

253,9

359,7

290,3

76,0

27,3

1689,2

5

Như Xuân

27,8

21,3

40,3

64,9


161,7

169,1

192,2

269,1

351,8

271,1

82,8

26,8

1678,9

6

Tĩnh Gia

35,1

36,3

49,7

60,6


155,0

139,7

176,6

262,2

427,3

340,1

95,7

31,1

1809,3

7

Sầm Sơn

14,8

16,9

45,2

57,5


162,6

138,9

186,9

306,4

379,1

250,7

72,7

26,2

1657,9

8

Mường Lát

9,7

18,4

30,4

82,9


124,3

172,9

220,5

206,1

142,3

86,0

20,0

6,3

1119,7

Nguồn: Phòng Địa lý khí hậu – Viện Địa lý
Mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng. Bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng X
với tổng lượng mưa chiếm 82 - 88% tổng lượng mưa năm. Ở những trung tâm khô hạn
như Mường Lát, mùa mưa chỉ kéo dài 5, kết thúc sớm hơn 1 tháng so với các khu vực
khác, bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng IX với tổng lượng mưa chiếm 79%
tổng lượng mưa năm.
Ba tháng mưa lớn nhất là các tháng VII-VIII-IX. Tại các vùng thung lũng mưa
lớn nhất rơi vào khoảng tháng VIII, với tổng lượng mưa tháng này đạt 230mm/tháng
đến 300mm/tháng. Còn lại trên đại bộ phận diện tích tỉnh thì tháng có lượng mưa lớn
nhất rơi vào tháng IX, với lượng mưa tháng này đều trên 300 - 400mm.



×