Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.31 KB, 59 trang )

MỤC LỤC

Họ và tên

Nhiệm vụ

Nguyễn Thanh Tùng

- Tổng quan về thị trường ngoại hối

Đào Hồng Phương

- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường
ngoại hối
- Tác động của q trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đồn Kim Ngân

đến sự phát triển TTNH Việt Nam
- Môi trường pháp lý cho tổ chức hoạt động và quản
lý TTNHở Việt Nam
- Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyễn Thái Hân

đến sự phát triển TTNH Việt Nam
- Quá trình hình thành và phát triển thị trường ngoại

Quyền Thị Lan Phương
(nhóm trưởng)


hối Việt Nam
- Khái qt tình hình TTNH trên thế giới
- Thực trạng hoạt động thị trường ngoại tệ giữa

Nguyễn Thị Mai Phương

NHTM và khách hàng, thị trường ngoại tệ tự do
- Thực trạng hoạt động của thị trường ngoại tệ liên

Khuất Văn Nghiệp
Mai Lương Nguyên

ngân hàng
- Thực trạng các nghiệp vụ phái sinh
- Làm powerpoint
- Thực trạng nghiệp vụ giao ngay
- Vai trò của ngân hàng nhà nước với thị trường

Phùng Bích Hậu

ngoại hối Việt Nam
- Đánh giá sự phát triển thị trường ngoại hối Việt

Phùng Thị Kim Chi

Nam trong điều kiện hội nhập
- Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt nam

Nguyễn Đức Hoàng


trong điều kiện hội nhập
- Giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt nam

Cao Tiến Dũng

trong điều kiện hội nhập


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.1. Tổng quan về thị trường ngoại hối
1.1.1. Khái niệm

Thị trường ngoại hối là nơi mua bán các đồng tiền của các quốc gia và
vùng lãnh thổ khác nhau, thực hiện việc chuyển hóa giá trị của các đồng tiền của
các quốc gia thông qua cung cầu tiền tệ.
1.1.2. Chức năng

- Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ. Thị trường ngoại hối tạo ra cơ
chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thị
trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính tồn cầu nên đáp ứng nhu cầu
về ngoại tệ của bất kỳ người mua, người bán nào đều có thể được đáp ứng ngay
lập tức.
- Phịng chống rủi ro tỷ giá. Các cơng ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc
gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh
hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỷ giá hối đối.
- Thơng qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn, quyền chọn…của thị trường
ngoại hối sẽ giúp cho các cơng ty, doanh nghiệp phịng ngừa được rủi ro.
- Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại

tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính mình.
- Khơng chỉ có các ngân hàng mà các cơng ty, doanh nghiệp và cá nhân
cũng có thể thu lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ. Ngồi ra, thị trường
ngoại hối cịn giúp các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư
vào thị trường có mức lãi dự tính cao.
1.1.3. Đặc điểm của thị trường ngoại hối

- Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế do chênh lệch mức giờ của từng
khu vực, thị trường hoạt động gần như liên tục .
- Phạm vi hoạt động của thị trường ngoại hối của nó khơng chỉ dừng lại ở
2


một quốc gia mà mở rộng trên phạm vi quốc tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu
mua bán, giao dịch về ngoại tệ.
- Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục.
- Khơng có địa điểm cụ thể.
- Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông
tin liên lạc hiện đại như: telex, điện thoại, máy vi tính…
- Doanh số hoạt động trên thị trường ngoại hối rất lớn.
- Giá cả hàng hoá của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đối được
hình thành một cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị
trường. Do đó, thị trường ngoại hối rất nhạy cảm không chỉ với các chỉ số kinh
tế như tổng sản phẩm xã hội, mức tăng sản xuất, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của
lãi suất mà còn chịu sự tác động của các sự kiện chính trị - xã hội như: biểu tình,
thiên tai, chiến tranh…
1.1.4. Các thành phần tham gia thị trường ngoại hối

- Các ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại là hạt nhân của
thị trường hối đoái, giữ vai trị quan trọng trên thị trường hối đối.

- Các ngân hàng trung ương: Các Ngân hàng trung ương là thành phần cơ
bản trên thị trường hối đối thơng qua hành vi can thiệp trên thị trường.
- Các cá nhân hay các nhà kinh doanh (khách hàng mua bán lẻ): mua bán
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để phục vụ cho hoạt động đầu tư, cho vay, đi
công tác hay đi du lịch ở nước ngoài hoặc khi nhận được các khoản lợi tức đầu
tư hay chuyển tiền.
- Người môi giới: thực hiện các lệnh mua bán ngoại hối theo yêu cầu của
khách hàng và hưởng phí. Tại các trung tâm tài chính quốc tế thường có một số
nhà môi giới ngoại hối giúp các ngân hàng thương mại thực hiện lệnh mua và
bán ngoại hối, từ đó cung cấp tỷ giá chào bán và tỷ giá chào mua cho khách
hàng một cách nhanh nhất và ưu việt nhất và nhận một khoản phí mơi giới.
1.1.5. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường ngoại hối

Căn cứ vào quá trình hình thành phát triển và các yếu tố cơ bản của thị
trường ngoại hối, có các tiêu chí cơ bản sau:
3


- Mơi trường pháp lý: Chính sách tỷ giá tự do hóa, chính sách quản lý
ngoại hối, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối của thị trường
ngoại hối phát triển mang một số đặc điểm tự do hóa tài chính ở mức độ cao.
- Mơ hình tổ chức, quy mô, phạm vi hoạt động thị trường: Thị trường liên
ngân hàng với sự tham gia của NHTW, NHTM và các tổ chức mơi giới ngoại
hối đóng vai trị trung tâm, chủ đạo , chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch
của thị trường. Phạm vi hoạt động của thị trường ngoại hối bao trùm toàn bộ các
giao dịch ngoại hối của nền kinh tế cũng như kết nối thông suốt với thị trường
thế giới.
- Công cụ giao dịch ngoại hối: Phát triển đầy đủ các công cụ ngoại hối
theo thơng lệ quốc tế. Mọi chủ thể đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các công
cụ giao dịch. Các công cụ ngoại hối phái sinh hiện đại phát triển và chiếm tỷ

trọng đáng kể trong doanh số giao dịch trên thị trường.
- Chủ thể tham gia thị trường: Các chủ thể tham gia giao dịch kinh doanh
ngoại hối tại các nước có thị trường ngoại hối phát triển đa dạng về loại hình,
đặc biệt là các tổ chức kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp, có tiềm lực tài
chính, cơng nghệ và nhân lực.
- Cơng nghệ, phương tiện kỹ thuật: Số lượng, quy mô giao dịch ngoại hối
thông qua hệ thống giao dịch điện tử, internet chiếm tỷ trọng lớn.
- Mở cửa hội nhập: Thị trường ngoại hối của các quốc gia có nền kinh tế
phát triển, đặc biệt là các trung tâm ngoại hối thế giới kết nối thông suốt với thị
trường thế giới.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường ngoại hối
1.2.1. Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đối ngoại

Lĩnh vực thanh toán quốc tế là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng cho hoạt
động ngoại thương của tất cả các nước và địi hỏi phải có một sự quan tâm đặc
biệt. Trong việc thanh toán quốc tế, ngày nay một số các đồng tiền của một số
nước tư bản có tiềm lực xuất khẩu lớn, có sức mạnh tài chính đáng kể, có uy tín
chính trị, được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế (TTQT), những
đồng tiền này được chuyển đổi một cách dễ dàng thông qua thị trường ngoại hối.
4


Tuy nhiên, đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới ngày càng chiếm vai trò chủ
đạo do sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Mỹ đã trở thành nước dẫn đầu nền
kinh tế của các nước tư bản và cả thế thới với lượng xuất khẩu ngày cảng tăng
dẫn đến cán cân thanh toán của Mỹ thặng dư, lượng vàng dự trữ của Mỹ lớn hơn
lượng vàng dự trữ của thế giới. Các nước trên thế giới ngày nay chủ yếu sử dụng
một khối lượng lớn đồng đô la Mỹ, làm đồng tiền dự trữ cho nước mình và trong
TTQT.
Hoạt động ngoại thương Việt Nam đã phát triển trong vài năm gần đây,

tuy nhiên lượng hàng hóa xuất khẩu cịn hạn chế do hàng hóa của nước ta kém
sức cạnh tranh hơn so với một số nước trong khu vực, chính vì thế đã dẫn đến vị
thế của đồng Việt Nam còn rất yếu kém trên lĩnh vực TTQT và khả năng chuyển
đổi thấp. Do đó, dẫn đến hoạt động ngoại thương bị hạn chế, việc TTQT chủ yếu
sử dụng đồng đô la Mỹ làm phương tiện trung gian tính tốn và thanh tốn tiền
hàng nhập khẩu. TTNH là nơi tập trung giải quyết cung cầu về ngoại tệ và căn
cứ vào tỷ giá trên TTNH để các nhà kinh doanh xuất khẩu có thể quyết định việc
xuất khẩu hay nhập khẩu sao cho có lợi nhất.
TTNH đã liên kết quá trình xuất khẩu và nhập khẩu thành chu trình khép
kín, các hoạt động xuất khẩu hàng hố đan xen nhau, tạo điều kiện cho nhau,
thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau. Các hoạt động xuất khẩu của một nước kết hợp
với nhau trong một chu trình khép kín. Đó là một mối quan hệ hàng hóa xuất
khẩu và nhập khẩu và mối quan hệ giữa giá nội tệ và giá ngoại tệ. Các hàng hóa
và tiền tệ đó khơng thể tách rời nhau và chỉ có thể thực hiện thông qua trao đổi
quốc tế. Cơ chế tác động của TTNH vào xuất nhập khẩu thông qua công cụ tỷ
giá diễn ra như sau:
- Khi tỷ giá của ngoại tệ so với đồng Việt Nam tăng thì sẽ kích thích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được tăng lên là do giá trị ngoại tệ thu
được sau khi bán hàng xuất khẩu đổi ra tiền Việt Nam được nhiều hơn lúc tỷ giá
ngoại tệ chưa tăng. Ngược lại, nhập khẩu bị hạn chế vì phải chi phí nhiều đồng
Việt Nam hơn để đổi lấy một lượng ngoại tệ mua hàng nhập khẩu để bán với
mức giá không đổi hoặc thay đổi ít ở trong nước.
5


- Nếu đồng Việt Nam tăng giá tức là tỷ giá của ngoại tệ so với đồng Việt
Nam giảm thì sẽ diễn ra tình trạng ngược lại, xuất khẩu giảm do giá trị ngoại tệ
thu được sau khi bán hàng xuất khẩu đổi ra tiền Việt Nam được ít hơn. Nhập
khẩu tăng do giá trị hàng nhập vào Việt Nam được bán ra với chi phí ngày càng
thấp hơn vì giá trị quy đổi của đồng Việt Nam ra đồng đô la Mỹ lớn hơn.

1.2.2. Ảnh hưởng của cung cầu ngoại tệ

Với nền kinh tế ngày càng phát triển của nước ta, song song với các hoạt
động kinh tế đối ngoại gia tăng thì cung cầu về ngoại tệ càng lớn và phong phú,
cho ta thấy rõ vai trò của TTNH có tầm quan trọng như thế nào đến việc điều
tiết cung cầu, phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó sự
hình thành và hoạt động điều tiết TTNH là rất quan trọng và cần thiết. Một khi
thị trường đã hình thành và lớn mạnh thì các hoạt động nghiệp vụ ngoại hối
cũng đa dạng, việc quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại tệ cũng tốt hơn.
Việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý thì sẽ mang lại nguồn lợi ích lớn cho
nước nhà, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại và thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân.
1.2.3. Ảnh hưởng của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi

Chính sách tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với chính sách huy động và sử
dụng vốn đầu tư nước ngoài mà hiện nay luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong
nước ngày càng nhiều thông qua nhiều nguồn như: Đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp nước ngồi, vay nợ chính phủ của các tổ chức tín dụng quốc tế và của
các ngân hàng nước ngoài, các khoản ngoại tệ và chuyển đổi ngoại tệ từ các hoạt
động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ngoại tệ ngày càng phát triển, với khối
lượng ngoại tệ vào Việt Nam qua đường du lịch và luồng ngoại tệ khơng chính
thức do Việt kiều gửi về. Nếu khơng có biện pháp quản lý phân bổ và sử dụng
có hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng lên giá hoặc giảm giá một cách không lành
mạnh, làm tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư khi có ý định bỏ vốn đầu tư vào
Việt Nam. Trên TTNH chính sách tỷ giá là cực kỳ quan trọng nó tác động đến
thu nhập đầu tư và qua đó nó ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

6



1.2.4. Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước về tiền tệ do
NHNN trực tiếp điều hành nhằm ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ khơng chỉ điều chỉnh khối tiền tệ tăng giảm theo tín hiệu thị
trường, mua ngoại tệ cung ứng cho ngân sách mà còn điều chỉnh khối tiền tệ có
sẵn trong lưu thơng cho phù hợp với mức tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân,
phù hợp giữa tổng cung và tổng cầu về mối quan hệ giữa tiền và hàng hóa nói
chung, khơng gây thừa hay thiếu tiền so với nhu cầu lưu thơng. Chính sách tiền
tệ hướng vào việc khống chế nguồn gốc làm tăng giảm nguồn cung ứng, làm
tăng giảm khối lượng tiền tệ. Qua đó ta thấy rằng, chính sách tiền tệ kết hợp chặt
chẽ với chính sách ngoại hối góp phần ổn định tiền tệ, bảo vệ giá cả đối nội và
cả đối ngoại của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát được giá cả, cân bằng cán cân
TTQT.
1.2.5. Ảnh hưởng của chính sách lãi suất

TTNH gắn chặt với chính sách lãi suất, đây chính là phương pháp mà
NHNN thường sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Với
phương pháp này, khi tỷ giá hổi đoái đạt tới mức báo động trên thị trường cần
phải can thiệp thì NHNN nâng cao lãi suất chiết khấu lên. Tuy nhiên, việc sử
dụng chính sách lãi suất chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định vì mối
quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là tác động qua lại một cách gián tiếp chứ
không phải là quan hệ trực tiếp nhân quả, mà các yếu tố để hình thành lãi suất và
tỷ giá khơng giống nhau, vì vậy mà biến động lãi suất không nhất thiết kéo theo
biến động tỷ giá. Lãi suất cao có thể làm cho việc thu hút vốn ngắn hạn từ nước
ngoài thuận lợi hơn, nhưng nếu điều kiện kinh tế chính trị khơng ổn định thì khó
có thể thực hiện được và vấn đền đặt ra lúc này không phải là thu được bao
nhiêu lãi suất mà lại là vấn đề an toàn về vốn và tránh được các rủi ro do tỷ giá
gây ra.


7


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình thị trường ngoại hối trên thế giới giai đoạn 2012 2014
Thị trường ngoại hối là thị trường lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Với
5300 tỷ USD được giao dịch mỗi ngày trên thị trường ngoại hối phục vụ cho các
hoạt động thanh toán mậu dịch giữa các quốc gia, luân chuyển vốn qua biên
giới, thanh tốn và hốn đổi đồng tiền giữa các chính phủ, các tổ chức tài chính
và phi tài chính và các thành phần kinh tế khác trên toàn thế giới. Lượng giao
dịch ngoại hối ngày càng tăng do sự phát triển mậu dịch và tiến trình tồn cầu
hóa. 7 đồng tiền được giao dịch thường xuyên nhất trên thị trường: Dollar, Yên
Nhật, Dollar HồngKông, Bảng Anh, Nhân dân tệ, Franc Thụy Sỹ, Euro.
Doanh số giao dịch liên tục tăng dần qua các năm bất chấp diễn biến phức
tạp của nền kinh tế tồn cầu. Trong đó giao dịch giao ngay là giao dịch chiếm tỷ
lệ lớn nhất đến hơn 50% tổng doanh số giao dịch. Nếu phân chia theo loại tiền tệ
thì chiến tỷ lệ giao dịch nhiều nhất vẫn là USD với hơn 80%, tiếp đó là đồng
EUR, JPY, AUD, CNY... Năm 2012 do ảnh hưởng của tình hình nợ cơng tại khu
vực Eurzone dẫn đến tỷ giá EUR có chiều hướng giảm làm cho doanh số giao
dịch cũng giảm. Năm 2013, đồng USD đã tăng giá so với hầu hết các ngoại tệ
chủ chốt khác, trong khi sức mạnh của đồng euro cũng gia tăng sau khi xuất hiện
một số dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã dần lắng dịu và
Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang dần thoát khỏi giai đoạn suy
thối. Đến năm 2014 nhờ các chính sách hỗ trợ nên tình hình tỷ giá đồng EUR
đã dần phục hồi trở lại. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây là sự gia tăng doanh số
giao dịch có liên quan đến thị trường tiền tệ của các nước Châu Á như
Singapore, Hong Kong. Cịn các trung tâm tài chính khác như Japan, China thì
có xu hướng chững lại. Ngun nhân do tác động từ sự suy giảm kinh tế toàn
cầu cộng thêm thách thức về cơ cấu, đầu tư yếu đi, sản lượng dư thừa trong

nước đã khiến Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đánh
8


mất đà tăng trưởng nhanh trong năm 2012. Trong khi đó, Nhật Bản, sau thảm
họa sóng thần và động đất vào năm 2011, vẫn đang cố gắng tái thiết lại những
khu vực đang bị tàn phá bằng những khoản đầu tư lớn nhưng sự phục hồi diễn ra
còn khá chậm khi các khoản chi đang dần bị giảm.
Đứng trước tình hình diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới nói
chung và thị trường ngoại hối nói riêng, Việt Nam cần tìm hiểu xu hướng phát
triển để xây dựng chiến lược đúng đắn nhất là trong giai đoạn hội nhập cả về
kinh tế khu vực và quốc tế như hiện nay.
2.2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển
TTNH Việt Nam
Hội nhập kinh tế tạo điều kiện giúp các nước tham gia có thể phát huy
những tiềm năng của nền kinh tế đồng thời tận dụng được những ưu thế của các
quốc gia khác, căn cứ vào tiêu chí của q trình hội nhập là đảm bảo sự công
bằng trong giao dịch thương mại – tài chính nhằm hướng tới mục đích hợp tác
và cùng phát triển. Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, TTNH Việt Nam chịu
nhiều ảnh hưởng do sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mơ hướng đến nền
kinh tế thị trường, qua đó tác động đến cung cầu ngoại tệ, cụ thể là ảnh hưởng
do: tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường dịch vụ, giảm dần các hạn chế
trong thị trường tài chính, là những hoạt động có liên quan đến các giao dịch
bằng ngoại tệ và trực tiếp gia tăng nguồn cung và cầu ngoại tệ.
2.2.1. Nguồn cung ngoại tệ gia tăng do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài,
chuyển tiền kiều hối, xuất khẩu phát triển.

Khảo sát doanh số hoạt động FDI, kiều hối, xuất khẩu theo các mốc thời
gian hội nhập, đã cho thấy quá trình gia tăng lượng ngoại tệ của các hoạt động
này.


9


Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2006 trước khi gia nhập WTO:



Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngồi, kiều hối và xuất khẩu
Đơn vị: Triệu USD

m
Chỉ tiêu
FDI
Kiều hối
Xuất
khẩu

1999

2000

2001

2002

2003

2004


2005

2006

1112

1298

1300

1400

1450

1650

1889

2315

1200

1757

1820

2154

3200


3800

5200

11151

14482

15027 16705

2600
20149.
3

26504.2 32447

39826

Nguồn: FDI, kiều hối và xuất khẩu số liệu của NHNN
Nhận xét:
Đây là giai đoạn chuẩn bị những điều kiện tiền đề phải thực hiện những
yêu cầu của WTO để được tổ chức này xem xét kết nạp. Sau khi trở thành thành
viên của ASEAN năm1995, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển
mạnh, đồng thời cũng là giai đoạn Việt Nam ký Hiệp định Thương mại Việt –
Mỹ năm 2000 thị trường xuất khẩu mở rộng làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu
lên hơn 39 tỷ USD vào năm 2006. So với năm 1999, vào năm 2006 nguồn vốn
FDI tăng gấp đôi và kiều hối tăng hơn 4 lần. Như vậy, chỉ trong vòng 8 năm mà
lượng ngoại tệ do 3 hoạt động chính nêu trên đã gia tăng đáng kể và cung cấp
lượng ngoại tệ lớn cho TTNH nước ta.




Giai đoạn từ khi gia nhập WTO đến nay
10


Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và xuất khẩu
giai đoạn 2007-2014
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
FDI
Kiều hối
Xuất khẩu

2007

2008

2009

2010

6550

9279

6900

7100


6300
4856

7200

6800

8540

1

62685 57096 71629

2011
1209
8
9011
9691

2012

2013

2014

16021

20350


23421

10231

11042
13213

12315

114570
150100
0
0
Nguồn: FDI, kiều hối và xuất khẩu số liệu của NHNN

Nhận xét:
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng từ 2400 triệu USD
trong năm 1990 lên 5448 triệu USD năm 1995, lên trên 39826 triệu USD trong
năm 2006 và ấn tượng nhất là năm 2007 năm đầu tiên gia nhập WTO, mức độ
hội nhập trong hoạt động thương mại của Việt Nam mở rộng hơn, tạo điều kiện
thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn vì được hưởng ưu đãi về thuế và
việc bãi bỏ hạn ngạch, làm kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp đơi so với năm
2005. Kể từ đó doanh số liên tục gia tăng chỉ có năm 2009, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu có sụt giảm, tuy
nhiên vẫn đạt 57096 triệu USD và năm 2010 đã tăng trở lại 71629 triệu USD.
Từ năm 2011 đến năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khơng ngừng gia
tăng.
Về đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam (FDI) góp phần rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, vừa bổ
sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển

nguồn nhân lực… cịn đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách. Trong thời
gian qua, vốn FDI tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, năm 2009 do ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính Mỹ, lượng ngoại tệ chuyển vào có sự sụt giảm nhưng

11


vẫn đạt mức 6900 triệu USD, đến năm 2010 đã tăng lên 7100 triệu USD và tiếp
tục tăng mạnh trở lại trong những năm tiếp theo.
Về kiều hối, với mức tăng năm sau cao hơn năm trước và tăng mạnh vào
những năm gần đây, sự ra tăng lượng ngoại tệ do những người Việt Nam sinh
sống và làm việc tại nước ngoài cùng với đà tăng trưởng số lượng người xuất
khẩu qua các năm. Trong giai đoạn đầu mở cửa từ năm 1996 – 2006 tăng hơn 11
lần và từ năm 2007 kiều hối vẫn gia tăng trung bình hơn 6000 triệu USD và vào
năm 2010 lên mức hơn 8000 triệu USD mặc dù đây là giai đoạn nền kinh tế thế
giới vẫn còn chịu tác động của khủng hoảng tài chính. Từ năm 2011 đến năm
2014 lượng kiều hối tăng đều qua các năm.
2.2.2. Nguồn cung ngoại tệ từ những hoạt động khác gia tăng

Ngoài hoạt động đầu tư trực tiếp, kiều hối và xuất khẩu, quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế đã tạo cơ hội làm gia tăng lượng ngoại tệ, thông qua những
tác động sau:
- Thứ nhất: là sự gia tăng lượng khách du lịch quốc tế
Kể từ khi mở cửa, hoạt động du lịch của Việt Nam phát triển mở rộng thị
trường, tăng cường quảng bá hình ảnh của Việt Nam phát huy những thế mạnh
về bản sắc dân tộc, xây dựng nhiều tour du lịch hấp dẫn, vì thế lượng khách đến
Việt Nam ngày càng tăng nhanh, nếu như năm 1998 mới đạt 1,52 triệu lượt
người, đến năm 2004 đã gần gấp 2 lần và năm 2008 tăng đến hơn 4 triệu lượt
người và đến năm 2014 đã vượt qua con số 8 triệu lượt người. Nguồn ngoại tệ
thu được từ hoạt động xuất khẩu du lịch còn phải kể đến khoản ngoại tệ khách

du lịch quốc tế mang đến chi tiêu tại Việt Nam.
- Thứ hai: tác động của hội nhập đến luồng tiền chảy vào nước ta thể hiện
rõ nét qua số liệu dòng vốn đầu tư gián tiếp, tăng mạnh năm 2007 là 6243 triệu
góp phần đáng kể vào nguồn cung ngoại tệ cho TTNH, tuy nhiên đây là nguồn
vốn không ổn định nên khi thị trường thế giới có biến động thì sẽ có sự đảo
chiều nhanh chóng thể hiện qua số liệu âm của năm 2008: -578 triệu USD và
năm 2009: -71 triệu USD và qua năm 2010 khi kinh tế thế giới có sự phục hồi
thì luồng vốn này cũng tăng trở lại.
12


- Thứ ba: là số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống,
làm ăn, học tập… ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền
thuê nhà và chi trả các dịch vụ khác. Việc gia nhập WTO đòi hỏi phải giảm dần
các hạn chế và sự hiện diện của các thể nhân và pháp nhân, vì thế số lượng các
ngân hàng, tổ chức kinh tế nước ngồi mở văn phịng, chi nhánh, công ty, nhà
máy tại Việt Nam càng tăng và kéo theo đó là số lượng các chuyên gia, người
lao động nước ngồi sang làm việc càng đơng.
- Thứ tư: là tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các
dự án liên doanh, dự án 100% vốn nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước
ngoài ở Việt Nam, được trả bằng ngoại tệ. Tổng hợp số lượng ngoại tệ này chưa
có được những con số thống kê đầy đủ, ngoại trừ những luồng chu chuyển tiền
thông qua hệ thống ngân hàng, tuy nhiên đã được các tổ chức kinh tế đánh giá
không nhỏ và tạo nên nguồn cung ngoại tệ quan trọng cho thị trường.
Ngoài những nguồn cung ngoại tệ chính nêu trên, TTNH Việt Nam cịn có đặc
thù riêng trong những năm gần đây là nguồn “cung ảo” ngoại tệ do tác động của
tăng trưởng tín dụng ngoại tệ mà nguyên nhân xuất phát từ sự chênh lệch lãi suất
USD và VND, các doanh nghiệp vay USD bán ra để chuyển sang VND thay vì
vay VND lãi suất cao hơn.
2.2.3. Nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ tăng


Nền kinh tế Việt Nam trước khi mở cửa, chưa phải thực thi những cam kết
của những hiệp ước song phương đa phương, hoạt động ngoại thương thực chất
là viện trợ dưới hình thức hàng hóa.
Kể từ khi mở cửa, phải tuân thủ lộ trình mở cửa theo cam kết gia nhập
WTO đảm bảo xây dựng một nền kinh tế thị trường với đầy đủ các yếu tố cạnh
tranh vì thế những yếu tố tác động đến tỷ giá là giá cả của những hàng hóa chủ
lực như xăng dầu, vàng… Là những biến động của tình hình chính trị xã hội của
những quốc gia có giao dịch thương mại với Việt Nam sẽ gióp phần gia tăng rủi
ro cho những giao dịch có liên quan đến ngoại tệ, thêm vào đó mơi trường kinh
tế thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp và sức lan tỏa nhanh chóng và
mạnh mẽ hơn khi quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng.
13


Đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, việc gia nhập WTO địi
hỏi phải dỡ bỏ dần các rào cản tài chính trong nước, giảm các hạn chế giao dịch
qua biên giới, thực hiện đối xử quốc gia đối với các thể nhân và pháp nhân nước
ngoài. Những thay đổi này làm gia tăng luồng chu chuyển thương mại hai chiều,
kéo theo sự chu chuyển luồng vốn, đặc biệt là các luồng vốn đầu tư gián tiếp và
sẽ dẫn đến sự gia tăng biến động thất thường của cán cân thanh toán, lãi suất, tỷ
giá và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ khác.
Ngồi ra, chính sách tỷ giá sẽ phải điều hành theo hướng linh hoạt hơn,
nghĩa là không giữ tỷ giá tại mức cố định quá lâu mà có sự thay đổi bám sát giá
thị trường hơn và như vậy những hoạt động thanh toán hay các giao dịch liên
quan đến ngoại tệ sẽ dễ gặp rủi ro hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ gia tăng và làm
tăng khối lượng giao dịch trên TTNH giúp thị trường sẽ hoạt động sôi nổi hơn
2.2.4. Cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu gia tăng


Khi Việt Nam gia nhập WTO đã cam kết cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các
rào cản phi thuế quan ( như giấy phép, hạn ngạch, kiểm sốt ngoại hối, các loại
phí,..), đồng thời Việt Nam còn tham gia các hiệp ước tự do thương mại, song
phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN, với mức độ tự do hóa và mở
cửa còn cao hơn cam kết gia nhập WTO như cắt giảm thuế quan đối với các sản
phẩm công nghệ xuống mức 0% theo lộ trình. Bên cạnh đó đặc điểm hoạt động
sản xuất của nước ta sử dụng phần lớn nguyên liệu nhập khẩu, nhu cầu nhập
máy móc thiết bị rất cao, đồng thời tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến thị hiếu tiêu
dùng thay đổi, từ hàng hóa cho đến dịch vụ hầu như dều có khuynh hướng
chuộng hàng ngoại vì thế kim ngạch nhập khẩu của nước ta ln ở mức cao và
thường xun ở tình trạng nhập siêu.
Ngoài ra, đặc điểm thị trường Việt Nam với tâm lí người dân rất chuộng
cất trữ vàng như là hình thức bảo toàn vốn, trong những giai đoạn thị trường
vàng biến động NHNN phải cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường. Vì
thế nhu cầu về ngoại tệ để nhập vàng cũng đã tạo nên những đợt biến động
mạnh về nguồn cầu ngoại tệ.
14


2.2.5. Tăng cường sự hợp tác hỗ trợ và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các
tổ chức kinh tế, tài chính của Việt Nam.
Q trình tồn cầu hóa giúp cho các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần
nhau và có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trong quá trình hợp tác và phát
triển nếu một thành viên nào trong tổ chức kinh tế quốc tế gặp khó khăn hay đối
mặt với khủng hoảng kinh tế sẽ được giúp đỡ hỗ trợ được chia sẻ những kinh
nghiệm đối phó của các nước của tổ chức kinh tế thế giới WTO, IMF, bởi vì
trong cùng tổ chức kinh tế nếu một quốc gia nào có khủng hoảng thì không chỉ
một nước mà cả những nước là đối tác thương mại cũng bị thiệt hại theo.
Đồng thời quá trình hội nhập thông qua sự tham gia vào các tổ chức kinh
tế khu vực ASEAN và toàn cầu IMF Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ về

đào tạo chun viên tài chính, hệ thống thơng tin điện tử trang bị cho hoạt động
kinh doanh ngoại hối, hợp tác chống rửa tiền và các biện pháp bảo vệ an ninh
cho hệ thống tài chính.
Sự mở cửa thị trường sẽ tiếp nhận những nhà đầu tư nước ngồi có tiềm
lực tài chính lớn mạnh, có trình độ quản lí cao và đội ngũ chuyên viên giỏi giúp
cho các tổ chức tài chính, các doanhh nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp cận với trình
độ kinh doanh chuyên nghiệp và tiếp thu những thành tựu trong hoạt động tài
chính ngân hàng để thu hẹp dần khoảng cách về trình độ của nền tài chính Việt
Nam với nền tài chính hiện đại. Đây chính là cơ sở tạo điều kiện hoạt động kinh
doanh ngoại hối cũng như cho TTNH Việt Nam phát triển.
2.2.6. Đối mặt với những bất ổn do quá trình mở của thị trường tài chính

Mở cửa thị trường vừa đón nhận những thuân lợi cho quá trình phát triển
nền kinh tế và hiện đại hóa hệ thống tài chính, đồng thời cũng phải tiếp nhận
những bất ổn của nền kinh tế thế giới mà với năng lực quản lí cịn yếu kém, trình
độ quản trị rủi ro và khả năng ngăn chặn phát hiện những mối nguy cơ của hệ
thống tài chính Việt Nam cịn hạn chế. Ngay cả đối với những nước có trình độ
quản lí hiện đại có cả hệ thống quản trị rủi ro và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn
rất phát triển cũng vẫn bị sự tấn công của giới đầu cơ tiền tệ làm sụp đổ ngân
hàng mà nền kinh tế thế giới đã từng chứng kiến.
15


Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới,
mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, biến động của các luồng vốn
đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ
và tỷ giá. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới, khủng hoảng tài chính là mối
hiểm nguy của các quốc gia có thu nhập trung bình, vì khi điều kiện của thị
trường vốn thay đổi, các bên cho vay có thể ngừng giải ngân, các dự án dài hạn
có thể khơng được hồn thành, các dự án mới đăng kí khơng được triển khai, nội

tệ có thể mất giá và sự bất ổn sẽ lan nhanh trong nền kinh tế. Những biến động
khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước sẽ
hưởng tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ trong nước, tác động đến TTNH một cách
nhanh chóng một khi q trình mở cửa càng lớn.
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến thị
trường ngoại hối nước ta như:
- Ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ do hoạt động đầu tư, xuất khẩu,
kiều hối.
- Ảnh hưởng đến cầu ngoại tệ do hoạt động nhập khẩu. Từ đó tác động
đến nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
- Phải đối mặt và dễ chịu ảnh hưởng với những bất ổn của thị trường tài
chính.
Do vậy trong điều kiện hiện nay, tồn cầu hóa đang là một trong những xu
thế tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Trải qua 8 năm hội nhập kinh tế thế giới
nhất là việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 nhằm
thực hiện mục tiêu “Tầm nhìn ASEAN” hình thành một khu vực kinh tế
ASEAN ổn định, thịnh vượng và tính cạnh tranh cao. Với mục đích hoạt động
và sứ mệnh của mình, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chắc chắn sẽ mở ra
nhiều cơ hội cũng như mang đến nhiều thách thức cho nền kinh tế của các nước
thành viên, trong đó sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường ngoại hối Việt
Nam. Bên cạnh đó đàm phán ký kết hiệp ước TPP trong đầu năm 2016 cũng đặt
ra những yêu cầu mới trong tiến trình hội nhập đối với thị trường ngoại hối nói
riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.
16


2.3. Thực trạng hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam giai đoạn 20122014
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

Qúa trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối ở Việt Nam có

thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trước 1991: Việt Nam chưa có TTNH có tổ chức
- Giai đoạn 1991-1994: Xuất hiện trung tâm giao dịch ngoại tệ
- Giai đoạn 1994 đến nay: giai đoạn hoạt động của thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng.
Trước những năm 1990-1991, ở Việt Nam chưa có thị trường ngoại hối có
tổ chức, mơ hình xã hội chủ nghĩa điều tiết chế độ tỷ giá cố định chỉ có giao dịch
ngoại tệ với khối chủ nghĩa xã hội. Sau đổi mới năm 1986, lượng USD đổ vào
mạnh , tỷ giá cố định VND-USD thấp hơn tỷ giá tự do rất nhiều làm giao dịch
thương mại trong nước với nước ngoài bị thâm hụt. Năm 1988, ngân hàng nhà
nước ban hành điều lệ quản lý ngoại hối nhằm bảo vệ đồng VND và phát triển
nền kinh tế quốc dân.
Năm 1991 ngân hàng nhà nước thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ
với hai trung tâm giao dịch là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm:
- Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch ngoại hối chính
thức cho ngân hàng và các đơn vị kinh tế
- Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường
- Quy định tỷ giá hợp lý giữa VND và USD
- Chuẩn bị những điều kiện ban đầu để hình thành thị trường tài chính
trong tương lai
Từ năm 1991-1994, ngân hàng nhà nước thả nổi VND để kích thích ngoại
tệ và thúc đẩy thương mại nhưng do nên kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoàng,
cơ cấu thị trường chưa được vận hành và cung ngoại tệ còn thấp hơn cầu rất
nhiều làm cho tỷ giá biến động gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế buộc
ngân hàng nhà nước phải can thiệp, thiết lập chế độ tỷ giá biến động nhất định.
Từ năm năm 1994 trung tâm giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động. Ngày
15/10/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt
17



động với 23 thành viên. Việc hình thành thị trường ngoại hối Liên ngân hàng
đánh dấu một bước phát triển lớn của thị trường ngoại hối Việt Nam nó đã xây
dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ với các ngân hàng thương
mại, tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hồn chỉnh trong tương lai. Mặc
dù vậy thị trường ngoại hối Việt Nam chỉ thực sự ra đời khi thống đốc NHNN ra
quyết định số 17/1998 ngày 10/1/1998 ban hành “ Quy chế giao dịch hối đoái”,
đây là khung pháp lý cơ bản để thành viên tham gia thị trường hoạt động có tổ
chức. Quyết định 17 đã là một bước đột phá định hướng cho thị trường ngoại hối
Việt Nam từng bước hội nhập với thị trường ngoại hối quốc tế, bởi tại quyết
định này các thông lệ quốc tế trong giao dịch hối đối được cụ thể hóa và áp
dụng cho các thành viên tham gia thị trường.
Giai đoạn 1999 đến 2007 đã hoàn thiện hoạt động của thị trường Ngoại tệ
liên ngân hàng. Cho đến tháng 10/2004 thị trường ngoại hối Việt Nam mới chỉ
có thị trường mua bán, trao đổi ngoại tệ (thị trường giao ngay), mà chưa có thị
trường tiền gửi, như vậy Việt Nam vẫn chưa là thị trường ngoại hối hồn chỉnh
theo thơng lệ quốc tế. Trong giai đoạn này, tuy đã có những bước phát triển đáng
kể song về cơ bản quy mô và phạm vi thị trường còn hẹp, hoạt động linh động
chưa cao.
Kể từ năm 2007, hội nhập kinh tế tạo điều kiện giúp các nước tham gia có
thể phát huy những tiềm năng của nền kinh tế đồng thời tận dụng được những
ưu thế của các quốc gia khác, căn cứ vào tiêu chí của q trình hội nhập là đảm
bảo sự cơng bằng trong giao dịch thương mại- tài chính nhằm hướng tới mục
đích hợp tác và cùng phát triển. Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường
ngoại hối Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng do sự thay đổi trong chính sách kinh
tế vĩ mơ hướng đến nền kinh tế thị trường, qua đó tác động đến cung cầu ngoại
tệ, cụ thể là ảnh hưởng do: tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường dịch vụ,
giảm dần các hạn chế trong thị trường tài chính, là những hoạt động có liên quan
đến các giao dịch bằng ngoại tệ và trực tiếp gia tăng nguồn cung và cầu ngoại tệ.
Kể từ khi gia nhập WTO, thị trường ngoại hối Việt Nam khơng ngững phát triển,
các ngoại tệ có cơ hội xâm nhập sâu hơn và thị trường ngoại hối Việt Nam đã

18


tạo ra một thách thức cho chính phủ trong việc bảo vệ VND. Gia nhập WTO đã
tác động đến chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam một cách to lớn. Nhà
nước chọn giải pháp tránh sự lên giá của đồng nội tệ với đôla Mỹ bằng cách phát
hành đồng nội tệ để mua đôla Mỹ. Khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt
nam vẫn được duy trì, chủ yếu do sự mất giá của đồng đôla Mỹ với các đồng
tiền của bạn hàng thương mại chính của Việt Nam và do việc gắn đồng nội tệ
với đô la Mỹ. Năm 2009, tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng trong 4 tháng đầu năm,
đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên ± 5% khiến cho tỷ
giá ngoại tệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến. Giá USD đã tăng khá mạnh
trong năm 2009, sang đến tháng 1/2010 lại giảm nhẹ tiếp tục dao động quanh
mức 18.479 đồng/USD cho đến tháng 2/2010. Đến cuối năm 2010, thị trường
ngoại hối Việt Nam rơi vào trạng thái căng thằng khi cầu ngoại tệ quá lớn trong
khi nguồn cung lại khan hiếm. Điều này khiến cho giá USD và VND tăng mạnh,
làm ảnh hường đến nền kinh tế vĩ mô. Sau năm 2007 đến nay thị trường ngoại
hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại hình
nghiệp vụ giao dịch, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và ngân hàng
thương mại trong và ngồi nước
2.3.2 Mơi trường pháp lý cho tổ chức hoạt động và quản lý TTNH

Từ khi được thành lập cho đến nay, khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt
động của các chủ thể tham gia thị trường và các nghiệp vụ trên TTNH đã dần
được hồn thiện và ln được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình diễn biến
hoạt động kinh tế trong nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
kinh tế đối ngoại phát triển.
2.3.2.1 Chính sách quản lý ngoại hối
Cơng tác quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng, luôn được các
nhà hoạch định chính sách quan tâm và hồn thiện để phù hợp với đòi hỏi của

thị trường.
Từ khi đổi mới đến nay Chính phủ ban hành nhiều văn bản về ngoại hối,
đầu tiên là Nghị định 161/HĐBT năm 1988 về Điều lệ quản lý ngoại hối. Sau
một thời gian dài áp dụng Nghị định này, đến năm 1998, để phù hợp với tình
19


hình mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý
ngoại hối để thay thế cho Nghị định 161/HĐBT. Đây chính là cơ sở cho chính
sách quản lý ngoại hối hiện nay ở Việt Nam. Và hiện nay Chính phủ ban hành
Nghị định số 70/2014/NĐ-CP về pháp lệnh ngoại hối hiện hành. Nghị định
70/2014/NĐ-CPđã tạo ra một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh trong việc
quản lý và sử dụng ngoại tệ, đánh dấu bước tiến mới trong công tác quản lý
ngoại hối theo hướng mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Cũng trong xu hướng mở rộng hơn việc kiểm soát ngoại hối, việc chuyển
tiền ra nước ngồi ngày càng thơng thống. Trước đây Nhà nước quy định cá
nhân mang ngoại tệ qua cửa khẩu khi xuất nhập cảnh dưới mức 1.000 USD.
Theo Nghị định 70/2014/NĐ-CP điều chỉnh lên 7.000 USD hoặc các loại ngoại
tệ khác có giá trị tương đương. Cơng dân Việt Nam cũng có quyền chuyển ngoại
tệ ra nước ngồi từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ, có quyền mua ngoại tệ từ các
ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngồi. Cá nhân là người khơng cư trú
cũng có quyền như công dân Việt Nam, khi hết hạn công tác họ được chuyển
toàn bộ thu nhập ra nước ngoài.
Rõ ràng những quy định về quản lý ngoại hối của nước ta đang ngày càng
hồn thiện dần, tạo ra mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, đưa nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
2.3.2.2. Chính sách tỷ giá hối đối
Tỷ giá hối đoái phản ánh giá cả ngoại tệ trên thị trường ngân hàng. Đây là
công cụ để quản lý vĩ mô rất quan trọng trong cạnh tranh thương mại giữa cả
nước và trong điều chỉnh cán cân TTQT. Vì vậy, việc quản lý tỷ giá hối đoái là

một việc làm rất cần thiết để ổn định và phát triển TTNH.
Chính sách về tỷ giá hối đối cũng đã có những thay đổi quan trọng cùng
với sự phát triển của TTNH Việt Nam. Ngày 28/05/2004, thống đốc NHNN đã
ban hành quyết định 648/2004/ QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của
quyết định 679/2002/QĐ-NHNN. Trong quyết định này, NHNN đã đưa ra
nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn và hốn đổi, theo đó tỷ
giá kỳ hạn giữa VND và USD khơng cịn bị khống chế bằng mức trần cứng áp
20


dụng cho từng kỳ hạn như trước đây nữa mà cho phép các tổ chức tín dụng và
doanh nghiệp được tự xác định và thỏa thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn
được tính theo thơng lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện
hành của hai đồng tiền giao dịch.
Như vậy, TGHĐ đã được hình thành bởi các giao dich trên thị trường và
phản ánh chính xác, khách quan hơn sức mua của VND so với ngoại tệ, đồng
thời tạo quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng trong nước kinh doah ngoại tệ,
tiếp cận với cách thức hoạt động trong nền kinh tế thị trường và nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3.2.3 Cơ chế lãi suất ngoại tệ
Lãi suất và TGHĐ ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ chế lãi suất
ngoại tệ có tác động mạnh đến hoạt động của TTNH, tạo các hiệu ứng rõ rệt đối
với nền kinh tế. Mức độ tự do hóa lãi suất càng cao thì các nguồn vốn ngoại tệ
luân chuyển càng linh hoạt. Trong những năm qua, cơ chế lãi suất ngoại tệ của
Việt Nam có nhiều đổi mới theo hướng tự do hóa và có tác động tích cực đối với
hoạt động của TTNH Việt Nam.
Trước đây NHNN kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ bằng việc quy
định lãi suất trần cho vay đối với VND và ngoại tệ. Nhưng từ tháng 8/2000,
NHNN đã chuyển sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng
VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với lãi suất cho vay ngoại tệ,

phù hợp với quy định của NHNN và Luật các tổ chức tín dụng. Tháng 11/2001,
trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ cho pháp người vay ngoại tệ trong
nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước
ngoài. Tháng 6/2002, lãi suất được tự do hóa hồn tồn với việc các tổ chức tín
dụng ấn định lãi suất cho vay bằng USD theo thỏa thuận với khách hàng dựa
trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn bằng ngoại tệ ở trong
nước. Đây là những bước đi linh hoạt và hiệu quả giúp nền kinh tế nước ta từng
bước thích ứng với hoạt động của thị trường và hội nhập TTNH quốc tế.

21


2.3.3 Hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam

2.3.3.1 Hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thành lập vào ngày 20/9/1994 theo
quyết định số 203/QĐ-NH . Thời điểm đầu hoạt động, do còn non trẻ cộng với
doanh số hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta còn hạn chế nên doanh số hoạt
động của thị trường ngoại hối ở mức thấp. Đến nay, thị trường ngoại hối Việt
Nam đã thu hút được đông đảo thành viên tham gia và ngày càng phát triển theo
hướng tích cực. Có thể nói thị trường ngoại hối của Việt Nam gồm 3 thị trường
cùng tồn tại: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường bán lẻ và thị trường
tự do (thị trường chợ đen). Tình hình giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng được thể hiện:
Bảng 2.3: Doanh số giao dịch trên TTNTLNH Việt Nam
giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Nghìn tỷ VND
Tổng doanh số
Năm
2012

2013
2014

Giá trị

Tỷ lệ

tăng (%)
857.042
_

1.215.601
1.768.853

41,84
45,51

Doanh số mua
Giá trị

Tỷ lệ

tăng (%)
417.501
_

Doanh số bán
Giá trị

Tỷ lệ


tăng (%)
439.541
_

592.381
41,89
623.220
41,79
869.261
46,74
899.592
44,35
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Doanh số giao dịch trên TTNTLNH liên tục tăng trong 3 năm, cho thấy
TTNTLNH ngày càng lớn mạnh và phát triển. Doanh số tăng là do tình hình
cung cầu ngoại tệ ngày càng tăng, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng,
đầu tư quốc tế chảy vào nước ta ngày càng nhiều. Năm 2012, tổng doanh số giao
dịch trên TTNTLNH đạt 857.042 (nghìn tỷ), trong đó doanh số mua đạt 417.501
(nghìn tỷ), doanh số bán đạt 439.541 (nghìn tỷ).Năm 2013, tổng doanh số giao
dịch trên TTNTLNH đạt 1.215.601 (nghìn tỷ), tăng 41,84% so với năm 2012.
Trong đó doanh số mua đạt 592.381 (nghìn tỷ), tăng 41,89% và doanh số bán
đạt 623.220 (nghìn tỷ), tăng 41,79% so với năm 2012.

22


Năm 2013, TTNTLNH có nhiều thuận lợi cho việc phát triển. Việt Nam
tiếp tục xuất siêu, cán cân vãng lai thặng dư gần 1 tỷ USD. Xuất khẩu đạt 132,2

tỷ USD tăng 15,4% so với năm 2012. Nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD tăng 15,4%
so với năm 2012. Dự trữ ngoại hối của NHNN khoảng 32 tỷ USD. Nguồn cung
ngoại tệ từ FDI, ODA và kiều hối khoảng 25 tỷ USD.
Năm 2014, tổng doanh số giao dịch trên TTNTLNH đạt 1.768.853 (nghìn
tỷ), tăng 45,51% so với năm 2013. Trong đó doanh số mua đạt 869.261 (nghìn
tỷ), tăng 46,74% và doanh số bán đạt 899.592 (nghìn tỷ), tăng 44,35% so với
năm 2013. Năm 2014, xuất khẩu đạt 150 tỷ USD tăng 13,6% so với năm 2013.
Nhập khẩu đạt 148 tỷ USD tăng 12,1% so với năm 2013. Dự trữ ngoại hối tiếp
tục tăng cao, khoảng 37 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Hoạt động của
TTNTLNH diễn ra sôi động hơn so với năm trước. Ngay từ đầu năm, doanh số
giao dịch đã khá cao, lượng ngoại tệ trên thị trường dồi dào, nhiều khi cung vượt
cầu buộc các NHTM phải bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu đồng Việt Nam. Đến
giữa năm, do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, NHNN phải bán một lượng lớn ngoại
tệ để ổn định thị trường ngoại hối.
Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ diễn biến phức tạp, NHNN luôn kịp thời
bám sát để có những chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Diễn biến tỷ giá trên
thị trường NTLNH nhờ đó cũng ổn định hơn.
Năm 2012,tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20,828 VND/USD.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)
Tỷ giá NHTM chỉ thay đổi khoảng 0.75%. Tỷ giá giao dịch của NHTM
sau một thời gian được duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng
23


điều chỉnh giảm dừng ở mức 20,860 (mua vào) – 20,920 (bán ra) vào thời điểm
cuối tháng 6/2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong 6 tháng cuối năm, chốt
phiên giao dịch cuối năm giá mua vào chỉ còn 20,820 và giá bán ra là 20,860.
Do tình hình cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tỏ ra khả quan hơn khi
Việt Nam có xuất siêu trở lại sau 19 năm (kể từ năm 1993) với 284 triệu USD;

Bên cạnh đó, NHNN duy trì tỷ giá bình qn liên ngân hàng ở mức ổn định
trong suốt năm 2012. Tất cả đã trở thành những nhân tố kích thích thị trường
ngoại hối hoạt động sôi nổi. Trên thị trường, nhu cầu mua bán ngoại tệ của các
NHTM luôn thay đổi, nhu cầu bán ngoại tệ nhiều hơn mua. Các NHTM đã tích
cực chủ động tìm được nguồn mua bán ngoại tệ trước khi cần đến sự can thiệp
của NHNN. Các NHTM đã cân đối được nguồn ngoại tệ thông qua giao dịch
trên thị trường.
Năm 2013, tỷ giá USD/VND về cơ bản là ổn định, tỷ giá bình quân liên
ngân hàng tăng 1%, tỷ giá niêm yết của NHTM tăng 1,2%. Trong năm, sự ổn
định tỷ giá được kéo dài hết quý I, sang đầu quý II/2013 có biến động theo
hướng tăng nhưng NHNN đã có những động thái kịp thời để can thiệp và bình
ổn. Tỷ giá niêm yết mua ngoại tệ từ 20.850 VND/USD tăng lên 21.100
VND/USD. Sự ổn định của tỷ giá USD/VND đã tác động tích cực đến nền kinh
tế, góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, củng cố niềm tin
của DN và người dân vào đồng Việt Nam, tình trạng đơ-la hóa bị đẩy lùi.
Năm 2014, tỷ giá USD/VND về cơ bản là ổn định, tỷ giá bình quân liên
ngân hàng tăng 1%, tỷ giá niêm yết của NHTM tăng 1,04% so với năm
2013.Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND
với USD được giữ ổn định ở mức 21.036 VND/USD cho đến ngày 19/6/2014
được NHNN điều chỉnh tăng 1% lên 21.246 VND/USD.
Tỷ giá có xu hướng tăng bắt đầu từ tháng 6/2014 chủ yếu do tác động của
yếu tố tâm lý. Thị trường đã chuyển từ trạng thái “ổn định” sang “thận trọng” và
có phần lo ngại trước diễn biến tình hình phức tạp trên Biển Đơng. Theo đó,
nguồn cung ngoại hối sụt giảm do cá nhân và doanh nghiệp hạn chế bán ngoại
hối, chờ đợi thêm thông tin rõ ràng. Trong khi nguồn cầu ngoại hối tăng lên do
24


các NHTM có xu hướng mua ngoại hối thu hẹp trạng thái âm đang nắm giữ; một
bộ phận người dân có xu hướng chuyển sang các tài sản có độ an toàn cao như

ngoại hối, vàng. Dưới tác động của các yếu tố tâm lý trên đã làm cho tình hình
cung cầu ngoại tệ mất cân đối, diễn ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ. NHTM đã
điều chỉnh tỷ giá tăng làm cho xu hướng găm giữ ngoại tệ của các cá nhân và tổ
chức kinh tế trở nên phổ biến khiến cho lượng ngoại tệ mà các NHTM mua
được giảm, không đủ bù đắp cho các khoản chi nhập khẩu và trả nợ. NHNN đã
phải can thiệp vào thị trường bằng cách bán ra lượng lớn ngoại tệ ước tính hơn
1,5 tỷ USD đảm bảo nhu cầu của thị trường, giữ tỷ giá trong biên độ cho phép
và giúp thị trường dần đi vào trạng thái ổn định hơn.
2.3.3.2. Hoạt động của thị trường giữa NHTM và khách hàng
Thị trường ngoại tệ chính thức của Việt Nam chia thành hai loại đó là thị
trường liên ngân hàng và thị trường giữa ngân hàng và khách hàng, hay còn gọi
là thị trường bán lẻ. Trên trị trường này, các ngân hàng được phép kinh doanh
ngoại tệ sẽ tiến hành mua bán cho khách hàng trên cơ sở tỷ giá bình quân liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố cùng với biên độ được quy định
trong từng thời kỳ. Các khách hàng mua bán lẻ gồm cá nhân, tổ chức có nhu cầu
mua bán ngoại tệ gồm 2 mục đích chuyển đổi tiền tệ và phịng ngừa rủi ro tỷ giá.
Ngân hàng được phép sẽ giao dịch trên cở sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng do
ngân hàng nhà nước công bố và với biên độ quy định trong từng thời kỳ.
Giai đoạn đầu tỷ trọng giao dịch trên TTNTLNH còn rất thấp so với thị
trường ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng (khoảng 13%). Nói đến hoạt
động kinh doanh ngoại tệ là người ta nghĩ đến đó là thị trường kinh doanh ngoại
tệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Sau khi gia nhập WTO, doanh số giao dịch trên TTNH có nhiều thay đổi,
do tác động trực tiếp của quá trình hội nhập đến nguồn cung cầu ngoại tệ, đồng
thời tác động của việc điều hành chính sách tỷ giá có sự linh động hơn trước,
thực thi cam kết tự do hóa tài khoản vãng lai và tự do hóa có chọn lọc tài khoản
vốn làm gia tăng luồng vốn và những giao dịch liên quan đến ngoại tệ.
Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối
25



×