Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục về biển đổi khí hậu vào chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành điện trong trường cao đẳng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

PHẠM HUỲNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUN MƠN - NGHIỆP VỤ
NGÀNH ĐIỆN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

PHẠM HUỲNH ĐỨC

NGHIÊN CỨU ĐƯA NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUN MƠN - NGHIỆP VỤ
NGÀNH ĐIỆN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Đức

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Khánh Đức, khơng sao chép các cơng trình
nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất
kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Phạm Huỳnh Đức

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn: “Nghiên cứu đưa nội
dung giáo dục về biến đổi khí hậu vào chương trình đào tạo chuyên môn - nghiệp vụ
ngành Điện trong trường cao đẳng nghề”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
nhà trường, thầy cơ, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước tiên tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến nhà
trường, các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau Đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận
văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Trần Khánh Đức đã
nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, định hướng nghiên cứu khoa học, góp ý, chỉnh sửa để tác
giả có thể hồn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các Thầy Cô giáo, các bạn sinh
viên tại trường Cao đẳng nghề n Bái, Cao đẳng Xây dựng Cơng trình đơ thị, Cao đẳng
nghề Công nghiệp Hà Nội; các đồng nghiệp là giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên

và cán bộ quản lý của một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Dạy nghề; ThS. Trịnh Tiến
Thanh, ThS. Phạm Thị Kim Hoa đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện và hỗ trợ cho tác giả
trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên
và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian và sự hiểu biết của tác giả cịn nhiều hạn chế nên trong q trình thực
hiện luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận
được nhiều sự tham gia góp ý của thầy cơ và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016
Tác giả

Phạm Huỳnh Đức

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Ý NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT

1

AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN


2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

BĐKH

Biến đổi khí hậu

4

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

5

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

6

Bộ LĐTB&XH

Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội


7



Cao đẳng

8

CĐN

Cao đẳng nghề

9

ĐH

Đại học

10

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

11

GIZ

Hiệp hội Hợp tác Quốc tế CHLB Đức


12

ICCPR

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

13

ICESCR

Cơng ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.

14

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

15

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban Liên
chính phủ về Biến đổi Khí hậu)

16

KNK

Khí nhà kính


17

LHQ

Liên Hợp quốc

18

Luật DN

Luật Dạy nghề

19

Luật GDNN

Luật Giáo dục nghề nghiệp

20

LULUCF

Lĩnh vực thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp

21

MOET

Ministry of Education and Traning

v


22

NXB

Nhà xuất bản

23

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

24

TCN

Trung cấp nghề

25

TCTK

Tổng cục Thống kê

26

THCS


Trung học Cơ sở

27

THPT

Trung học Phổ thông

28

TTGDTX

Trung tâm Giáo dục thường xuyên

29

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v
MỤC LỤC ..........................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ................................................................................... ix

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4
1.1 Tổng quan về BĐKH ...................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm, biểu hiện và đặc điểm của BĐKH ........................................................... 4
1.1.2. Nguyên nhân chính của BĐKH hiện đại .................................................................... 5
1.1.3. Tác động của BĐKH đối với ngành Điện .................................................................. 6
1.2. Tổng quan các chương trình, dự án, nghiên cứu về BĐKH trong lĩnh vực giáo dục ... 7
1.2.1. Các chương trình, dự án, nghiên cứu trong nước. ...................................................... 7
1.2.2. Các chương trình nước ngồi ................................................................................... 11
1.3. Tiểu kết ........................................................................................................................ 17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 19
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 19
2.1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đưa kiến thức về BĐKH vào chương trình đào tạo
ngành Điện trong trường CĐN ........................................................................................... 19
2.1.2. Các nhân tố cấu thành của giáo dục BĐKH cho sinh viên ngành Điện trong trường
CĐN. ................................................................................................................................... 26
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục BĐKH cho sinh viên ngành Điện trong trường
CĐN .................................................................................................................................... 33
2.1.4. Vấn đề giáo dục BĐKH cho sinh viên ngành Điện trong trường CĐN ................... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 38
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................................ 38
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................... 42
vii


3.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................... 42
3.2. Thực tiễn ...................................................................................................................... 43
3.2.1. Thực trạng giáo dục về BĐKH tại các trường CĐN ................................................ 43
3.2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về BĐKH. .................................................................... 45

3.2.3. Phương thức và ý nghĩa của giáo dục về BĐKH ..................................................... 61
3.3. Giải pháp đề xuất ......................................................................................................... 64
3.3.1. Nội dung kiến thức và hình thức xây dựng nội dung giáo dục; ............................... 64
3.3.2. Thời lượng và phương thức thực hiện giáo dục; ...................................................... 65
3.3.3. Hình thức kiểm tra đánh giá. .................................................................................... 66
3.4. Đánh giá sau thử nghiệm ............................................................................................. 67
3.4.1. Mục đích của thử nghiệm ......................................................................................... 67
3.4.2. Đối tượng và nội dung thử nghiệm .......................................................................... 67
3.5. Kết quả thử nghiệm ..................................................................................................... 68
3.5.1. Kết quả đánh giá nhận thức của sinh viên trước khi thử nghiệm; ............................ 68
3.5.2. Kết quả đánh giá nhận thức của sinh viên sau khi thử nghiệm; ............................... 70
3.6. Tiểu kết ........................................................................................................................ 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................ 92
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................ 98
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................... 103
PHỤ LỤC 4 ...................................................................................................................... 105
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................................... 110

viii


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu về BĐKH trong lĩnh vực giáo dục tại một số
quốc gia trên thế giới ………………………………………………………………….. ..11
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các phương thức giáo dục BĐKH của một số tổ chức nước
ngoài …………………………………………………………………………………..... 16

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ tiếp cận thông tin và kênh tiếp nhận thông tin về
BĐKH. ................................................................................................................................ 45
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát các nhóm đối tượng về mức độ hiểu biết về BĐKH .............. 49
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát nhận thức của 2 nhóm A và B về nguyên nhân
của BĐKH. ......................................................................................................................... 52
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát nhận thức của 2 nhóm A và B về biểu hiện của
BĐKH. ................................................................................................................................ 55
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp Kết quả khảo sát nhận thức của 2 nhóm A và B về hậu quả của
BĐKH. ................................................................................................................................ 56
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát các nhóm đối tượng về các tác động qua lại của ngành Điện và
BĐKH ................................................................................................................................. 59
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về phương thức giáo dục BĐKH ............................................ 62
Bảng 3.8. Kết quả tìm hiểu nhận thức về ý nghĩa giáo dục BĐKH cho sinh viên ngành
Điện trong trường CĐN ...................................................................................................... 63
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá nhận thức của sinh viên ở 2 nhóm A và B trước khi thử
nghiệm. ............................................................................................................................... 68
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của kiến thức về BĐKH ...................... 70
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá về sự phù hợp của kiến thức về BĐKH ............................... 72
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá nhận thức sinh viên sau thử nghiệm .................................... 73
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá nhóm A (nhóm thử nghiệm) trước và sau thử nghiệm ........ 75
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá nhóm B (nhóm đối chứng) trước và sau thử nghiệm ........... 78

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Phương án giáo dục phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và
dạy nghề ………………………………………………………………………………….30
Hình 3.1. Mức độ tiếp nhận thơng tin của nhóm A về BĐKH. .......................................... 46
Hình 3.2. Mức độ tiếp nhận thơng tin của nhóm B về BĐKH. .......................................... 47

Hình 3.3. Tỷ lệ các kênh thơng tin của nhóm A về BĐKH................................................ 48
Hình 3.4. Tỷ lệ các kênh thơng tin của nhóm B về BĐKH. ............................................... 49
Hình 3.5. Kết quả khảo sát nhận thức của 2 nhóm A và B về nguyên nhân của BĐKH ... 52
Hình 3.6. Kết quả khảo sát nhận thức của 2 nhóm A và B về biểu hiện của BĐKH ......... 54
Hình 3.7. Kết quả khảo sát nhận thức của 2 nhóm A và B về hậu quả của BĐKH ........... 56
Hình 3.8. Kết quả khảo sát nhận thức của 2 nhóm A và B về các hành động để giảm nhẹ
BĐKH ................................................................................................................................. 58
Hình 3.9. Kết quả khảo sát nhận thức 2 nhóm A và B về các tác động của BĐKH đối với
ngành Điện .......................................................................................................................... 60
Hình 3.10. Kết quả khảo sát nhận thức 2 nhóm A và B về các tác động của ngành Điện
đối với BĐKH..................................................................................................................... 61
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ lựa chọn cách thức giáo dục về BĐKH ...................................... 63
Hình 3.12. Đánh giá nhận thức của sinh viên ở 2 nhóm A và B trước khi thử nghiệm đối
với nội dung: “Những kiến thức cơ bản về BĐKH” .......................................................... 69
Hình 3.13. Đánh giá nhận thức của sinh viên ở 2 nhóm A và B trước khi thử nghiệm đối
với nội dung: “Tác động qua lại của BĐKH và ngành Điện” ............................................ 69
Hình 3.14. Đánh giá nhận thức của sinh viên ở 2 nhóm A và B trước khi thử nghiệm đối
với nội dung: “Ứng phó với BĐKH trong ngành Điện ở Việt Nam” ................................ 70
Hình 3.15. Đánh giá nhận thức sinh viên 2 nhóm A và B sau khi thử nghiệm đối với nội
dung: “Những kiến thức cơ bản về BĐKH”....................................................................... 74
Hình 3.16. Đánh giá nhận thức sinh viên 2 nhóm A và B sau khi thử nghiệm đối với nội
dung: “Những tác động qua lại của BĐKH và ngành Điện”.............................................. 74
Hình 3.17. Đánh giá nhận thức sinh viên 2 nhóm A và B sau khi thử nghiệm đối với nội
dung: “Ứng phó với BĐKH trong ngành Điện ở Việt Nam” ............................................. 75
Hình 3.18. Đánh giá nhóm A trước và sau thử nghiệm đối với nội dung: “Những kiến
thức cơ bản về BĐKH”....................................................................................................... 76
x


Hình 3.19. Đánh giá nhóm A trước và sau thử nghiệm đối với nội dung: “Tác động qua lại

của BĐKH và ngành Điện .................................................................................................. 77
Hình 3.20. Đánh giá nhóm A trước và sau thử nghiệm đối với nội dung: “Ứng phó với
BĐKH trong ngành Điện ở Việt Nam” .............................................................................. 77
Hình 3.21. Đánh giá nhóm B trước và sau thử nghiệm đối với nội dung: “Những kiến thức
cơ bản về BĐKH” ............................................................................................................... 79
Hình 3.22. Đánh giá nhóm B trước và sau thử nghiệm đối với nội dung: “Tác động qua lại
của BĐKH và ngành Điện” ................................................................................................ 79
Hình 3.23. Đánh giá nhóm B trước và sau thử nghiệm đối với nội dung: “Ứng phó với
BĐKH trong ngành Điện ở Việt Nam” .............................................................................. 80

xi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức phức tạp và lớn nhất mà thế giới đang phải
đớ i mă ̣t, có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên
thế giới. BĐKH tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng hơn với các nước đang phát triển bởi nó
tác động xấu đến việc giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế tại những quốc gia này. BĐKH
làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của những nhóm đối tượng yế u thế và làm giảm hiệu
quả của các nỗ lực phát triển kinh tế xã hội cũng như sự thịnh vượng chung của quốc gia.
Trong những năm gần đây BĐKH càng hiện hữu, tần suất và cường độ thiên tai ngày
càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế,
văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Giảm thiểu
rủi ro thảm họa (Global Assessment Report on Disaster Risk Reduction) năm 2015 của
Liên Hợp Quốc vừa mới công bố đã cho thấy tổng thiệt hại về mặt kinh tế của các thảm
hoạ do tự nhiên gây ra lớn hơn rất nhiều so với các số liệu tài chính đã cơng bố trước đây
[25].
Trong báo cáo này, các thống kê liên quan đến thảm họa tự nhiên cho Việt Nam đã
được cơng bố. Theo đó, theo phương pháp chuyển đổi giá trị trung bình trong vịng 10

năm, từ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm ở Việt Nam có đến khoảng 649 đợt
thiên tai xảy ra như lũ lụt, mưa đá, bão, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở. Trong các thiên tai này,
lũ lụt xảy ra nhiều nhất, chiếm tổng số 49% số đợt thiên tai xảy ra trung bình trong một
năm ở Việt Nam. Các cơn bão cũng chiếm khoảng 13%. Cũng theo thống kê từ Báo cáo
này, trung bình hàng năm Việt Nam phải gánh chịu 469.526 ngôi nhà bị phá huỷ, 174.653
ngôi nhà bị hư hỏng, và khoảng 2.715 thiệt hại về tính mạng con người do tất cả các thảm
hoạ tự nhiên gây ra. Tổng số người bị thiệt hại dù nặng hay nhẹ do các thảm hoạ tự nhiên
gây ra tính trung bình khoảng 3 triệu người mỗi năm. Về tổng thiệt hại kinh tế được đo
lường bằng tiền, trung bình hàng năm trong vịng 10 năm từ 2005 đến 2014, nền kinh tế
Việt Nam phải gánh chịu khoảng 5,2 tỷ USD. Trong tổng số thiệt hại này, thiệt hại kinh tế
do lũ lụt gây ra chiếm tỷ phần lớn nhất với 58%. Xếp sau đó, thiệt hại kinh tế do các trận
bão hàng năm gây ra khoảng 29%, xếp ở vị trí thứ hai [25].
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương bởi các thảm họa
tự nhiên ở Đơng Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung, hàng năm Việt Nam phải
gánh chịu các cơn bão lớn, lốc xoáy, các trận lũ lụt và các thảm họa tự nhiên khác. Hơn
thế nữa, Việt Nam đươ ̣c xem là một trong những nước bi ̣ ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng bởi
BĐKH và nước biể n dâng. Với vị thế là một nước nông nghiệp, với 2 vựa lúa là vùng
đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam chịu sự đe dọa
nghiêm trọng của BĐKH đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, cụ thể:
1


BĐKH làm thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp; tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất
cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng
đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Với
tốc độ ảnh hưởng của BĐKH ngày càng tăng, mức độ nghiêm trọng và trên diện rộng,
kịch bản cho Việt Nam có thể diễn biến ở mức độ cao nhất. Theo nghiên cứu của Ngân
hàng thế giới (World Bank), vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng khoảng 4oC, nước
biển dâng cao trong khoảng 1m [57]. Với kịch bản này, theo các mơ hình nghiên cứu, sẽ
ngập khoảng 40% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sơng

Hồng, 3% diện tích các tỉnh khác vùng ven biển, 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) và khoảng 10 đến 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp.
Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của tồn hệ thống chính trị, của tồn xã hội, của
các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận
và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng cho đến các tỉnh, thành phố lớn. Giáo dục
nâng cao nhận thức về BĐKH là một trong những giải pháp tốt nhất để ứng phó với
BĐKH. Thơng qua giáo dục tạo sự thay đổi về nhận thức, hành vi và thái độ đối với
BĐKH toàn cầu.
Trong Chiến lược Quốc gia về BĐKH, tại nhiệm vụ 7c của nội dung 3 đã chỉ rõ:
“Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo: …Đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong
các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo...” [41]. Thực hiện Chiến lược quốc gia về
BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định Số 4619/QĐ- BGDĐT ngày
12 tháng 10 năm 2010 về việc phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH
vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu về biên
soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập về BĐKH và ứng phó BĐKH,
bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và trang bị kiến thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH
cho sinh viên [4]. Sinh viên các trường CĐN nói chung và sinh viên ngành Điện trong các
trường CĐN nói riêng, sau khi tốt nghiệp sẽ là những người tham gia sản xuất, phát triển
kinh tế xã hội, vì vậy họ cần phải được trang bị các kiến thức giúp họ hiểu được nguyên
nhân, biểu hiện của BĐKH, những hậu quả do tác động của BĐKH đến đời sống của con
người; hướng họ tới mục đích thay đổi những hành vi mà họ đang góp phần làm gia tăng
các khí nhà kính (KNK) vào khí quyển cũng như tuyên truyền để cộng đồng cùng thống
nhất chung tay hành động giảm phát thải KNK trong chính cơng việc mà họ đang trực tiếp
tham gia.
Để thực hiện Chiến lược Quốc gia về BĐKH, vấn đề đưa nội dung giáo dục về
BĐKH vào chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ở các trường CĐN là một nhiệm
vụ cần thiết. Tuy nhiên đây thực sự cũng là một cơng việc khó khăn vì BĐKH là một nội
dung mới. Vì vậy giải pháp đưa nội dung giáo dục về BĐKH vào chương trình đào tạo
2



chuyên môn nghiệp vụ ở các trường CĐN là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu,
đề xuất để giúp các trường CĐN thực hiện được nhiệm vụ trong Chiến lược Quốc gia của
Chính phủ.
Góp phần giải quyết một phần trong vấn đề trên chính là lý do để tác giả lựa chọn
hướng nghiên cứu và thực hiện luận văn: “Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục về Biến đổi
khí hậu vào chương trình đào tạo chun mơn - nghiệp vụ ngành Điện trong trường Cao
đẳng nghề”. Tuy nhiên, theo quy định các trường CĐN có nhiệm vụ đào tạo các trình độ:
CĐ, TC, sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cao
học, tác giả chỉ nghiên cứu đối với trình độ CĐ nghề Điện trong trường CĐN; nhằm
nghiên cứu, đề xuất góp phần giúp các trường CĐN thực hiện được nhiệm vụ trong Chiến
lược Quốc gia về BĐKH.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được những nội dung cần thiết về BĐKH cần đưa vào chương trình đào
tạo chun mơn nghiệp vụ ngành Điện trong trường CĐN.
- Đề xuất và lựa chọn được phương thức xây dựng chương trình học phần; xây dựng
được nội dung học phần “giáo dục về BĐKH” để đưa vào chương trình đào tạo chun
mơn nghiệp vụ ngành Điện trong trường CĐN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các kiến thức về BĐKH; các phương thức giáo dục trong lĩnh vực đào
tạo và dạy nghề; các tác động qua lại giữa BĐKH và ngành Điện; trình độ CĐ nghề Điện
trong trường CĐN.
- Phạm vi không gian: thực hiện nghiên cứu, lấy ý kiến khảo sát đánh giá tại trường
CĐN Yên Bái, CĐ Xây dựng Cơng trình đơ thị, CĐN Cơng nghiệp Hà Nội; một số đơn vị
trực thuộc Tổng cục Dạy nghề;
- Phạm vi thời gian: các nghiên cứu, khảo sát, đánh giá được thực hiện trong năm
học 2015 – 2016.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ;
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
3


Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về BĐKH
1.1.1. Khái niệm, biểu hiện và đặc điểm của BĐKH
 Khái niệm
- Theo IPCC (2007), BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó,
được duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác
động tự bên ngồi, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành
phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất [62].
- Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2008): BĐKH là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc giao động của khí hậu duy trì
trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn [13].
Theo Công ước khung của Liên hiệp quốc, BĐKH là những biến đổi trong môi
trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả
năng phục hồi, sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện nay trên thế giới, BĐKH
không chỉ là lời cảnh báo mà đã trở thành mối hiểm họa thường xuyên như bão lũ, nước
biển dâng, sa mạc hóa… với tần suất ngày càng tăng, cường độ ngày càng mạnh. Hầu hết
những thảm họa thiên nhiên này đều có ngun nhân từ tình trạng BĐKH do chính con
người gây nên, làm ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nguy cơ phát sinh
dịch bệnh và sức khỏe con người [26].
 Các biểu hiện và đặc điểm của BĐKH
Những biểu hiện của BĐKH là sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; sự
thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người

và các sinh vật trên trái đất; sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng
ở các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên biển; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại
hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của
các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; sự thay đổi cường độ hoạt
động của q trình hồn lưu khí quyển, chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các
chu trình sinh địa hố khác; sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất
lượng và thành phần của hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh
quyển, địa quyển.
Các đặc điểm của BĐKH:
- BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó ngăn chặn và đảo ngược;
4


- BĐKH diễn ra trên phạm vi tồn cầu có ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của
con người;
- BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường;
- BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối mặt với tự nhiên trong suốt lịch
sử phát triển của mình.
1.1.2. Ngun nhân chính của BĐKH hiện đại
BĐKH hiện đại do sự gia tăng các hoạt động tạo ra chất thải KNK, khai thác quá
mức các bể hấp thụ KNK như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác. (KNK là các khí thải sản sinh trong q trình hoạt động của con người, trong đó
chủ yếu là khí CO2. Đó chính là ngun nhân làm nóng bầu khơng khí bao quanh trái đất,
tạo ra BĐKH, đe dọa sự tồn tại của loài người).
Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto khuyến cáo hạn chế và ổn định sáu
loại KNK chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6 [29].
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn KNK
chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công
nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép;
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống

khí, dầu tự nhiên và khai thác than;
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp;
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22;
- PFCs sinh ra từ q trình sản xuất nhơm;
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
 Khái quát về phát thải KNK tại Việt Nam
Qua kiểm kê quốc gia KNK tại Việt Nam năm 2010, đã xác định và phân tích 28
nguồn phát thải, hấp thụ chính trong trường hợp khơng có lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi
sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) và 33 nguồn phát thải, hấp thụ chính trong trường
hợp có LULUCF [12].
Trong năm 2010, tổng lượng phát thải KNK tại Việt Nam là 246,8 triệu tấn
CO2 tương đương bao gồm LULUCF và 266 triệu tấn CO2 tương đương không bao gồm
LULUCF. Đặc biệt, phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất là
53,05% tổng lượng phát thải khơng tính LULUCF, tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp
chiếm 33,20%. Tổng phát thải KNK trong năm 2010 là 141.170.800 tấn CO2 tương
5


đương. Phát thải KNK do đốt nhiên liệu trong năm 2010 là 124.275.000 tấn CO2 tương
đương.
Trong lĩnh vực năng lượng thì điện năng là lĩnh vực quan trọng nhất cho mọi hoạt
động của đô thị, tuy nhiên cũng là lĩnh vực phát thải KNK nhiều nhất. Chỉ tính riêng khu
vực TP.HCM, theo Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, từ năm 2010 đến năm 2013,
TP.HCM tiêu thụ trung bình khoảng 17 tỷ kWh/năm và phát thải trung bình khoảng 8,2
triệu tấn CO2/năm thông qua các hoạt động tiêu thụ điện năng.
Trong quy hoạch phát triển điện lực TP.HCM giai đoạn đến 2015 có xét tới 2020,
nhu cầu điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2015 là 3.130 kWh/người; năm
2020 là 4.395 kWh/người; như vậy có thể ước tính được lượng điện thương phẩm tương
ứng với các năm 2015, 2020 và 2025 là khoảng 27 tỷ kWh/năm, 42,5 tỷ kWh/năm và 52,5

tỷ kWh/năm, tương đương với việc phát thải 14,5 triệu tấn CO2/năm, 23 triệu tấn
CO2/năm và 28 triệu tấn CO2/năm. Dự báo đến năm 2025 lượng phát thải có thể gấp
khoảng 2,5 lần so với năm 2013 [23][35]. Như vậy, nếu như TP.HCM nói riêng và Việt
Nam nói chung không thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực
điện năng thì mức độ phát thải sẽ ngày càng tăng theo nhu cầu tiêu thụ điện (bao gồm cả
sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện năng).
1.1.3. Tác động của BĐKH đối với ngành Điện
Đối với ngành Điện, BĐKH có tác động trực tiếp trên cả 3 phương diện: sản xuất,
truyền tải và tiêu thụ điện năng
- Tác động đối với sản xuất điện năng
+ Thủy điện: Do tác động của BĐKH làm thay đổi dòng chảy của các lưu vực sông,
sản lượng điện sản xuất từ các nhà máy thuỷ điện sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Khi dòng
chảy tăng, về lý thuyết khả năng phát điện sẽ tăng, tuy nhiên thực tế ở nhiều nhà máy do
hạn chế về dung lượng hồ chứa và công suất phát điện, nên đã hạn chế khả năng phát
điện. Ngược lại, dòng chảy giảm về mùa cạn tác động lớn đến giảm phát điện.
+ Nhiệt điện: Sự thay đổi về nhiệt độ, khơng khí và nước sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất
phát điện của nhà máy nhiệt điện. Khi nhiệt độ khơng khí cao hơn sẽ làm giảm hiệu suất
phát điện của nhà máy nhiệt điện, dẫn tới làm giảm sản lượng phát điện, điều này đôi khi
lại trùng hợp với nhu cầu sử dụng điện đỉnh trong giai đoạn nắng nóng.
+ Điện mặt trời, phong điện: Các thay đổi về tốc độ và chiều hướng gió, mây che
phủ và vùng xốy của khí quyển có thể tác động tới sản lượng điện
- Tác động đối với truyền tải điện năng
6


+ Gây tổn thất trên đường dây: Khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ ảnh hưởng đến khả
năng truyền tải của đường dây. Khi dòng điện chạy qua dây truyền tải sẽ làm nóng đường
dây, và một phần điện năng sẽ chuyển thành nhiệt năng tổn thất ra môi trường. Tổn thất
điện năng phụ thuộc vào cường độ dòng điện và điện trở dây dẫn. Tổn thất đường dây
tăng khi nhu cầu phụ tải tăng hoặc khi nhiệt độ ngoài trời tăng. Nhu cầu tăng, sẽ làm

tăng dòng phụ tải qua dây dẫn vì thế tổn thất tăng. Khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ là
giảm khả năng truyền nhiệt từ đường dây ra mơi trường. Chính vì vậy vào mùa hè, nhu
cầu phụ tải tăng cùng với nhiệt độ môi trường tăng sẽ càng làm tăng tổn thất dây dẫn.
+ Ảnh hưởng đến khả năng mang tải của máy biến áp: các máy biến áp được thiết
kế với khả năng tải định mức ở điều kiện môi trường làm việc nhất định, vì vậy khi nhiệt
độ bên ngồi tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang tải.
- Tác động đối với nhu cầu tiêu thụ điện năng
+ Việt Nam là khu vực chịu tác động khá lớn của BĐKH, do đó khi nhiệt độ tăng sẽ
tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng điện cho điều hoà nhiệt độ. Bản chất, hiệu suất
của máy lạnh phụ thuộc vào chênh lệch nhiệt độ giữa hai nguồn nóng và lạnh. Khi nhiệt
độ nguồn nóng (nhiệt độ khơng khí bên ngồi) tăng thì hiệu suất máy lạnh sẽ giảm, có
nghĩa là khi nhiệt độ buồng lạnh khơng đổi, nhiệt độ ngồi trời tăng thì tiêu thụ điện sẽ
tăng.
+ Ngồi khía cạnh hiệu suất năng lượng của điều hoà, mức độ tiêu thụ điện tăng
thêm cịn phụ thuộc vào vị trí địa lý (có điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau), mức độ sử
dụng điều hoà và thu nhập của các hộ gia đình. Ở các hộ gia đình có thu nhập cao, khi
nhiệt độ tăng, số giờ sử dụng điều hoà và số lượng điều hoà đưa vào vận hành sẽ cao hơn
các hộ có thu nhập thấp [1].
1.2. Tổng quan các chương trình, dự án, nghiên cứu về BĐKH trong lĩnh vực giáo
dục
1.2.1. Các chương trình, dự án, nghiên cứu trong nước.
 Giáo dục mầm non
Ngày 12/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số 1607/QĐBGDĐT về việc giao nhiệm vụ và kinh phí thực hiện dự án “Đưa các nội dung ứng phó
với BĐKH vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015”. Thực hiện
quyết định này, Bộ GD&ĐT đã biên soạn tài liệu "Giáo dục ứng phó với BĐKH và
phịng, tránh thiên tai cấp học mầm non" và tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non cốt cán trên cả nước, tại 2 địa điểm là Hà Nội và TP.HCM. Với mục đích
hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo ứng phó với BĐKH và phòng chống
thiên tai cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non [7].
7



Ngoài ra Bộ GD&ĐT đã biên soạn các cuốn "BĐKH và giáo dục ứng phó BĐKH
trong trường mầm non"; "Cùng bé tìm hiểu và ứng phó với BĐKH"; giáo dục trẻ mầm
non ứng phó với BĐKH qua trị chơi, thơ ca, truyện kể, câu đố. Hình thức thực hiện là
tích hợp nội dung giáo dục về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào các hoạt động giáo dục
trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, giúp trẻ nhận thức được những nguyên nhân, hậu quả
nghiêm trọng của BĐKH từ đó tạo cho trẻ kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết để thích
ứng với BĐKH làm giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH cho trẻ, đồng thời góp phần thực
hiện hành động, lối sống văn minh tại nhà trường [22].
 Giáo dục tiểu học
Từ năm 2012, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Công Thương và Đại sứ quán Đan
Mạch đã triển khai chương trình “Nâng cao nhận thức của học sinh tiểu học về BĐKH và
Tiết kiệm năng lượng” tại 10 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội với số học sinh tham gia
khoảng 6.000 em, nhằm giáo dục thế hệ tương lai về những thách thức của BĐKH và
những hành động có thể thực hiện nhằm giảm thiểu những tác động đối với mơi trường.
Bên cạnh đó, chương trình cịn có một cuộc thi ảnh trong đó các em được mời ghi lại
những khoảnh khắc bảo tồn năng lượng và bảo vệ mơi trường của chính mình.
Năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Trung tâm
Live & Learn, Hội đồng Anh đã triển khai thí điểm dự án đưa giáo dục BĐKH vào tất cả
các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hồ Bình thơng qua các hoạt động ngoại khóa như:
hội thi vẽ tranh, chiếu phim về chủ đề môi trường; hội thi tuyên truyền về bảo vệ môi
trường cho các em học sinh, hoạt động trồng cây, phân loại rác, làm đồ lưu niệm từ các
vật phẩm tái chế, thành lập thư viện lưu động từ sách báo cũ, biểu diễn thời trang, và hoạt
động văn nghệ về chủ đề môi trường [22]. Nội dung giáo dục về BĐKH thông qua tài liệu
và ví dụ thực tế từ nước Anh [81].
Theo PGS. TS. Lê Trọng Hùng trong “Kế hoạch động ứng phó với BĐKH của

ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015”, báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm
và tăng cường hợp tác trong giáo dục về BĐKH tại Việt Nam” ngày 29 tháng 3

năm 2011, Hà Nội. Nội dung BĐKH được tích hợp trong các môn học như: Tự nhiên và
xã hội lớp 1,2,3; khoa học lớp 4, 5; lịch sử & địa lí lớp 4, 5; mĩ thuật và hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Một số nội dung cơ bản về BĐKH có thể lựa chọn để tích hợp vào
các môn học là: Sự khác nhau giữa thời tiết, khí hậu ? BĐKH là gì? Ngun nhân gây ra
BĐKH; Nhiệt độ trung bình trái đất đang tăng lên; thực hiện lối sống thân thiện với môi
trường; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình ở trường học, nơi công cộng;
Sử dụng các phương tiện giao thông hợp lý [22].
 Giáo dục THCS và THPT
8


Trong khuôn khổ hợp tác với một số tổ chức quốc tế và trong nước, nội dung giáo
dục BĐKH đã được lồng ghép thơng qua hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống,
giáo dục môi trường... với các tài liệu như: sổ tay về giáo dục môi trường trong 3 môn học
(sinh học, địa lý và giáo dục công dân) cho học sinh cấp 2 và cấp 3 (GIZ Bạc Liêu);
chương trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Bộ GD&ĐT); sổ tay
ABC về BĐKH (MOET, Live&Learn and Plan); câu hỏi toán học cho học sinh cấp 2 và
các hoạt động liên quan với chủ đề khí hậu (THCS Kiến Hưng- Hà Nội); em học sống
xanh (C&E); sách năng lượng tái tạo cho trẻ em (Go Green); tài liệu dạy và học ứng phó
với BĐKH (MOET, Live&Learn and Plan) [64].
Năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Trung tâm
Live & Learn, Hội đồng Anh đã triển khai thí điểm dự án đưa giáo dục BĐKH tại 5
trường THCS trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM thơng
qua hoạt động ngoại khóa. Nội dung giáo dục về BĐKH thơng qua tài liệu và các ví dụ
thực tế của Anh [81]. Trong khuôn khổ Dự án hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về giáo dục
BĐKH trong các trường phổ thông và sự phạm đã được triển khai thí điểm tại 6 trường:
Nguyễn Huệ, Nguyễn Tri Phương (Huế), Thái Phiên (Hải Phòng), Thiên Hộ Dương
(Đồng Tháp), Lê Quý Đôn và Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) với mục đích giúp các trường
tiếp cận với giáo trình BĐKH đang được áp dụng trong giáo dục tại Thụy Điển [22].
Hai trong những nghiên cứu gần đây nhất đối với cấp THCS và THPT là luận văn

tốt nghiệp cao học chuyên ngành BĐKH của Thạc sỹ Ngô Minh Hà: “Nghiên cứu giải
pháp lồng ghép giáo dục BĐKH trong môn Sinh học tại trường THPT Trần Phú - Hoàn
Kiếm” (2016) và Thạc sỹ Nguyễn Linh Vân: “Nghiên cứu lồng ghép BĐKH trong
chương trình giáo dục mơi trường tại trường THCS Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội”
(2016).
 Giáo dục Trung cấp Chuyên nghiệp (TCCN)

Ngày 26 tháng 7 năm 2013 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số
30/2013/TT- BDGĐT ban hành “Chương trình học phần giáo dục ứng phó với
BĐKH trong chương trình đào tạo Khối ngành Cơng nghệ kỹ thuật và Khối ngành
Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản” [3]. Đồng thời tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng
giáo viên cốt cán các trường TCCN và các cơ sở có đào tạo TCCN về ứng phó với
BĐKH và phịng, chống thiên tai.
Một trong những nghiên cứu gần đây nhất là luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành BĐKH của Thạc sỹ Phạm Thị Kim Hoa: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục
BĐKH trong các trường TCCN” (2014) [21].
 Giáo dục Dạy nghề
9


Riêng đối với hệ giáo dục dạy nghề thì giáo dục BĐKH tập trung vào nội dung ứng
phó và chủ yếu là thông qua các sáng kiến chú trọng vào vai trò của con người trong việc
giảm phát thải KNK. Tuy nhiên, chưa có một giải pháp đồng bộ nào được nghiên cứu, đề
xuất để thực hiện giáo dục BĐKH trong các trường CĐN.
Một số trường CĐN như trường CĐN Kiên Giang có có thử nghiệm đưa nội dung
giáo dục môi trường và BĐKH vào nội dung giảng dạy chuyên mơn một số nghề đào tạo
trong nhà trường nhưng cịn ở phạm vi hẹp ở một trường CĐN và trong khuôn khổ hỗ trợ
ngắn hạn của Dự án GIZ Kiên Giang.
Ngồi ra, trong khn khổ hợp tác với Cơ quan phát triển Pháp (AFD), từ ngày 8
đến 15 tháng 4 năm 2015 tại trường CĐN cơ khí nơng nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức triển

lãm ảnh“60 giải pháp ứng phó với BĐKH”, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức giới thiệu,
tuyên truyền.
 Giáo dục Đại học
Năm 2014, với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), dự
án “Rừng và Đồng bằng Việt Nam” (VFD), chương trình Giảm phát thải ở rừng Châu Á
(LEAF). 3 trường ĐH Lâm nghiệp, ĐH Vinh và ĐH Đà Lạt (là 3 trong số 12 trường ĐH
ở vùng sông Mê Công) đã được chọn để thực hiện Dự án “Lồng ghép giảng dạy về BĐKH
(BĐKH) trong Chương trình đào tạo trình độ đại học” [14].
Trong khn khổ dự án, Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo “Lồng ghép giảng
dạy về BĐKH trong chương trình đào tạo trình độ Đại học” tại ĐH Lâm nghiệp, ĐH
Vinh, ĐH Đà Lạt và ĐH Hồng Đức [51]. Tại các hội thảo này các đại biểu, các nhà khoa
học, giảng viên, học viên đã trao đổi ý kiến, quan điểm khoa học về vấn đề ứng phó với
BĐKH nhằm đưa ra những giải pháp liên quan tới BĐKH. Cùng với việc trình bày các
kết quả nghiên cứu và tham luận trong từng lĩnh vực chuyên sâu của các tác giả, Hội thảo
tập trung trao đổi về gói tài liệu đào tạo về BĐKH cũng như phương pháp phát triển
chương trình đào tạo mà LEAF cùng với các chuyên gia của mình đã phát triển trong các
năm qua, bao gồm 4 học phần là “Đại cương về biến đổi khí hậu”, “Các biện pháp đảm
bảo an tồn về xã hội và mơi trường”, “Giảm phát thải thông qua qui hoạch sử dụng
đất” và “Đo đạc và giám sát trữ lượng cacbon rừng”. Đồng thời xác định nhu cầu và
xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên sâu về BĐKH tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Sau hội thảo, trường ĐH Đà Lạt đã thực hiện thử nghiệm 24 buổi giảng dạy về
BĐKH và ứng phó với thiên tai (mỗi buổi 4 tiết) cho khoảng 8000 sinh viên các khóa
trong tồn trường. Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp cho sinh viên các thông tin hệ
thống và cập nhật nhất về BĐKH và ứng phó với thiên tai, góp phần nâng cao nhận thức

10


và trách nhiệm của thế hệ trẻ với công tác ứng phó với BĐKH của đất nước trong hiện tại
và tương lai [50].

Các nội dung giảng dạy xoay quanh các chủ đề:
- Khí hậu của trái đất đang biến đổi;
- Tác động của BĐKH trong hiện tại và tương lai;
- Các giải pháp ứng phó với BĐKH.
Thực hiện chương trình giảng dạy này là đội ngũ giảng viên thuộc khoa Môi trường
và Tài nguyên và khoa Nông lâm của trường ĐH Đà Lạt. Tài liệu giảng dạy được phát
triển trên cơ sở kế thừa nguồn tài liệu về BĐKH mà dự án “Giảm phát thải từ rừng khu
vực Châu Á (LEAF)” đã xây dựng với sự đóng góp của 12 trường ĐH vùng hạ lưu sơng
Mê Kơng, trong đó trường ĐH Đà Lạt là một thành viên.
Hoạt động này của trường ĐH Đà Lạt khơng chỉ góp phần hiện thực hóa Đề án
“Thơng tin, tun truyền về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong trường
học giai đoạn 2013-2020” của Bộ GD&ĐT mà còn là sự thể hiện quyết tâm lồng ghép
giảng dạy về BĐKH vào chương trình đào tạo mà trường ĐH Đà Lạt đã cam kết với Dự
án LEAF trước đây.
1.2.2. Các chương trình nước ngồi
Hiện nay giáo dục BĐKH ở nước ngoài được thực hiện bởi nhiều tổ chức khác nhau
và hiện đã có nhiều giải pháp được áp dụng để thực hiện giáo dục BĐKH ở các bậc học.
Liên quan đến nội dung của luận văn, tác giả tham khảo một số giải pháp giáo dục BĐKH
ở các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thơng là những chương trình giáo dục liên quan
trực tiếp đến kiến thức của học sinh là đối tượng tuyển sinh đầu vào của các trường CĐN,
trên cơ sở đó để lựa chọn giải pháp đề xuất trong luận văn.
1.2.2.1. Các chương trình tại một số quốc gia trên thế giới
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu về BĐKH trong lĩnh vực giáo dục tại
một số quốc gia trên thế giới.
Châu lục

Quốc gia

Nội dung


Châu Âu

Giáo dục BĐKH đều được tích hợp trong các mơn học chính
(England) khóa như: giáo dục công dân, địa lý và khoa học. Các môn học
này được đưa vào giáo dục trong trường ở giai đoạn 3 (lứa tuổi
từ 11-14 tuổi, tương đương với THCS ở Việt Nam) [80]
Anh

11


Châu lục

Quốc gia

Nội dung

Bắc Ailen

Một chương về giáo dục BĐKH và năng lượng tái tạo được
đưa vào trong các môn học địa lý, công nghệ và khoa học.
Các nội dung BĐKH được tích hợp gồm: Tác động của con
người đối với môi trường tự nhiên theo thời gian; tác động tích
cực và tiêu cực của người dân trên địa bàn sinh sống; sự thay
đổi theo thời gian[80].

Scotland

Giáo dục BĐKH ở được đưa vào các môn khoa học và khoa
học xã hội [80].


Thụy
Điển

Vấn đề giáo dục về BĐKH là một yếu tố trong nội dung giáo
dục phát triển bền vững trong các trường học tại Thụy Điển.
Chính phủ Thụy Điển thành lập nhiều giải thưởng để khuyến
khích giảng dạy về sinh thái bền vững trong trường mầm non,
tiểu học và THCS. Một nửa số lớp ở bậc học THCS được học
về ứng phó với vấn đề khí hậu một cách tổng quát, phần lớn
các trường THPT có giảng dạy chuyên sâu về vấn đề BĐKH,
[67].

Ukraina

Nội dung ứng phó với BĐKH được đưa vào giáo dục cho học
sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong môn học phát triển bền vững,
các nội dung chính là các giải pháp giảm phát thải KNK thông
qua các hoạt động cụ thể như: phân loại, tái chế rác; tiết kiệm
điện; tiết kiệm nước… Hình thức được lựa chọn để thực hiện
là thành lập các câu lạc bộ kiểm toán năng lượng tại trường
học, các cá nhân thực hiện kiểm tốn năng lượng tại gia đình
theo các bài tập kiểm toán liên quan đến từng chủ đề giáo dục
như: dấu chân sinh thái; phong cách sống; rác; nước; mua sắm
và năng lượng…[36]

12


Châu lục


Quốc gia

Nội dung

Xứ Wales Nội dung giáo dục BĐKH tích hợp vào các mơn học như: địa
lý, khoa học và phát triển bền vững.
Tất cả học sinh khi tham gia học tập đóng vai trị học tập như
một “cơng dân tồn cầu”. Thơng qua các hoạt động học sinh
được tìm hiểu ngun nhân tại sao mơi trường sống thay đổi;
tầm quan trọng của phát triển bền vững; tại sao các quốc gia
lại phụ thuộc lẫn nhau và ý thức trách nhiệm của một cơng dân
tồn cầu trong bảo vệ mơi trường sinh thái. Các tác động của
tồn cầu hóa, gia tăng dân số và BĐKH đến môi trường và
phát triển bền vững [80].
Châu Á

Nhật Bản - Nhật Bản là nước đưa giáo dục về rủi ro thiên tai và thảm họa
môi trường từ sớm nhất và phạm vi giáo dục cũng rộng nhất
(kể cả học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh)[69]. Vấn
đề giáo dục về BĐKH được phát triển mạnh mẽ trong các
trường học từ khi Nhật Bản thông qua kế hoạch thực hiện thập
kỷ phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (2005-2014).
- Các nội dung về BĐKH được thực hiện thông qua nội dung
giáo dục mơi trường và được tích hợp trong các mơn học: đạo
đức, khoa học, giáo dục nghề nghiệp (đối với THCS và
THPT), các nội dung tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, cải tiến
máy móc cơng nghệ được đưa vào nội dung giáo dục nghề
nghiệp từ năm 1991 [75].
- Học sinh Nhật Bản từ lớp 3 đến lớp 9 được yêu cầu phải

tham dự các lớp tích hợp nghiên cứu trong đó học sinh và giáo
viên cùng nhau lập kế hoạch dự án, các chuyến đi thực địa, và
"thực hành" các hoạt động khác. Ngồi ra học sinh cịn được
tham gia các khóa học dã ngoại, tìm hiểu thiên nhiên, thực
hành tự ứng phó với thiên tai, thảm họa...
- Các hình thức giáo dục bảo vệ mơi trường, ứng phó BĐKH
tại Nhật Bản:
+ Thơng qua kênh truyền hình: NHK, NET [69].
+ Mở các câu lạc bộ hoạt động môi trường: do Hiệp hội Môi
13


Châu lục

Quốc gia

Nội dung
trường Nhật Bản tổ chức
+ Cộng tác giữa các trường ở cấp địa phương với các tổ chức
phi chính phủ.
- Cơng tác đào tạo giáo viên giáo dục môi trường đã được Nhật
Bản thực hiện tại các trang web (GLOBE và EILNet) và thông
qua các hội thảo từ năm 1993 [75].
- Về tài liệu giảng dạy và tài liệu học tập được khuyến khích
sử dụng phương tiện truyền thơng khác nhau như hình ảnh và
sách truyện, phim hoạt hình, trị chơi và Internet [75].

Châu Mỹ Brazil

Tại Brazil chương trình giáo dục mơi trường quốc gia (A

National Environmental Education Program - PRONEA) được
thực hiện thường xuyên với các hoạt động của chương trình
được tổ chức dựa trên quan điểm: “Giáo dục môi trường cho
các thế hệ hiện tại và tương lai thông qua hệ thống trường
học”. Mục tiêu là mở rộng giáo dục, nâng cao nhận thức và
đào tạo về các vấn đề BĐKH.
Bên cạnh đó nội dung ABC về BĐKH bao gồm những kiến
thức cơ bản nhất về BĐKH được đưa vào giảng dạy như một
nội dung tự chọn trong trường tiểu học, với các nội dung giáo
dục như: bảo vệ rừng, vai trò của rừng đối với bầu khí quyển;
tác hại của khí thải từ các phương tiện giao thông và giáo dục
sử dụng nhiên liệu xanh, cải tiến công nghệ để giảm phát thải
từ phương tiện giao thông; vấn đề rác thải làm ô nhiễm môi
trường nước, chất thải công nghiệp và tác hại của chúng, vấn
đề thu gom rác thải, tái chế, tái sử dụng, vấn đề liên kết giữa
các quốc gia… và các bài tập điền từ rất phù hợp với nhận
thức và tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học (7-14 tuổi) [70]
[79].
Ngồi ra, các trang web chính phủ hoạt động về BĐKH cũng
góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này
[63].

Canada

Nội dung giáo dục BĐKH được tích hợp trong tất cả các mơn
14


×