Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần traphaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

BẠCH THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
DƢỢC PHẨM THEO HƢỚNG SỨC KHỎE XANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

BẠCH THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
DƢỢC PHẨM THEO HƢỚNG SỨC KHỎE XANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số
liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Luận văn
khơng trùng lắp với bất kỳ cơng trình khoa học nào đã được cơng bố.
Nếu có sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Bạch Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, q thầy cơ thuộc Phịng Đào tạo sau đại học đã tạo điều
kiện cho tơi hồn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy giáo, Cơ giáo đã truyền đạt
và giúp đỡ tơi có thêm kiến thức chuyên sâu về ngành Quản lý kinh tế trong hai
năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cơng ty cổ phần Traphaco, Ban lãnh
đạo phịng Kinh doanh, cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ và giúp

đỡ tơi trong q trình làm việc, học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Mai Thị
Thanh Xuân, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp
ý tận tình cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tất cả những người thân trong gia
đình đã ln sát cánh bên tôi, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Bạch Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

4. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DƢỢC PHẨM
THEO HƢỚNG SỨC KHỎE XANH ......................................................................5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn ...................5
1.1.2. Những vấn đề đặt ra luận văn phải nghiên cứu tiếp .................................9

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm
theo hướng sức khỏe xanh ........................................................................... 10
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về sức khỏe xanh và sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh .......................................................................10
1.2.2. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh .....17

1.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh của một số doanh nghiệp và bài học cho Traphaco . 28
1.3.1. Kinh nghiệm của của Doanh nghiệp ở Việt Nam ....................................28
1.3.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Traphaco .......................................31
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33


2.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận ....................................................... 33
2.1.1 Phương pháp luận ....................................................................................33
2.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu .........................................................................33

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................... 34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp ...............................................34
2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh .............................................................35

2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp .........................................................36

2.3. Các bước thực hiện và thu thập số liệu................................................. 36
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH DƢỢC PHẨM THEO HƢỚNG SỨC KHỎE XANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRAPHACO GIAI ĐOẠN 2009 – 2014 ............................................38

3.1. Khái quát về công ty cổ phần Traphaco ............................................... 38
3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển .....................................................................38
3.1.2. Mục tiêu và tầm nhìn ...............................................................................39
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ...............................................................................40
3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................................................41

3.2. Tình hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco ................................... 42
3.2.1. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng sức khỏe xanh ...42
3.2.2. Hoạch định, phát triển nguồn nguyên liệu xanh .....................................45
3.2.3. Thực hiện quy trình sản xuất dược phẩm xanh .......................................47
3.2.4. Xây dựng chiến lược marketing cho dược phẩm xanh ............................54
3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh .........................................................................................55

3.3. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty Traphaco .................. 60
3.3.1. Doanh thu và lợi nhuận ...........................................................................60
3.3.2. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động ........................................62
3.3.3. Đóng góp cho cộng đồng .........................................................................63

3.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 64
3.4.1. Những thành tựu chủ yếu .........................................................................64



3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...............................................................71
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DƢỢC PHẨM THEO HƢỚNG SỨC KHỎE
XANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO ĐẾN NĂM 2020.........................75

4.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức
khỏe xanh của công ty Cổ phần Traphaco ................................................... 75
4.1.1. Mục tiêu phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ..75
4.1.2

Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng các sản phẩm dược liệu

xanh của công ty Cổ phần Traphaco .................................................................76

4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco
đến năm 2020 ............................................................................................... 78
4.2.1. Mở rộng diện tích nguồn nguyên liệu xanh .............................................78
4.2.2. Ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong sản xuất dược phẩm theo hướng
sức khỏe xanh.....................................................................................................81
4.2.3. Tăng cường các hoạt động truyền thông về sản xuất và tiêu dùng xanh
trong lĩnh vực dược phẩm ..................................................................................83
4.2.4. Nâng cao nhận thức và trình độ cho người lao động về sản xuất kinh
doanh dược phẩm xanh......................................................................................85
4.2.5. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất dược phẩm xanh ..........86
4.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm xanh đi đơi với giảm thiểu chi phí sản xuất ......87
4.2.7. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm xanh ................................................88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CBCBV

Cán bộ công nhân viên

2

CTNH

Chất thải nguy hại

3

EU

Liên minh châu Âu

4

GACP


Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc

5

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

6

GDP

Thực hành phân phối thuốc tốt

7

GLP

Thực hành phịng thí nghiệm tốt

8

GMP

Thực hành sản xuất thuốc tốt

9

GSP


Thực hành bảo quản thuốc tốt

10

ISO

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

11

LHQ

Liên Hiệp Quốc

12

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

13

R&D

Nghiên cứu và Phát triển

14

SĐK


Số đăng ký

15

TPCN

Thực phẩm chức năng

16

TRAPHACO

Công ty cổ phần Traphaco

17

UNEP

Chương trình mơi trường Liên Hiệp Quốc

18

WHO

Tổ chức y tế thế giới

i



DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

Nội dung
Kết quả hoạt động nghiên cứu dược phẩm qua
các năm
Doanh thu một số doanh nghiệp dược

Trang
51
61

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ

Nội dung

1


Sơ đồ 3.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy

41

2

Sơ đồ 3.2

Quy trình tạo dược phẩm tại Traphaco

52

3

Sơ đồ 3.3

Quy trình sản xuất sản phẩm

54

4

Sơ đồ 3.4

Chu trình P-D-C-A

59


ii

Trang


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3

4

Biểu đồ 3.4

5

Biểu đồ 3.5


Nội dung
Tỷ lệ phần trăm dược liệu trong nước/tổng khối
lượng dược liệu sử dụng
Tổng doanh thu và doanh thu hàng sản xuất từ
năm 2010 đến năm 2014
Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần từ năm
2009 đến năm 2014
Lương bình quân qua các năm
Tỷ lệ phần trăm dược liệu được kiểm soát nguồn
gốc

Trang
48
60
62
63
65

Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của nhóm
6

Biểu đồ 3.6

dược phẩm xanh so với tổng doanh thu và lợi

69

nhuận của công ty
7


Biểu đồ 37

Tỷ trọng lợi nhuận/doanh thu của nhóm dược
phẩm xanh qua các năm

iii

69


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới hiện này đều chỉ mới chú
trọng về mặt lợi ích kinh tế mà chưa coi trọng đến vấn đề môi trường và xã hội. Vì
vậy, thế giới đã và đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính tồn cầu ngày
càng trầm trọng như đói nghèo, ơ nhiễm mơi trường, khủng hoảng sinh thái, biến
đổi khí hậu.
Ý tưởng phát triển “kinh tế xanh” được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ
XX, nhưng phải đến tháng 10/2008, Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc
(UNEP) phối hợp với các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới mới bắt đầu
được triển khai sáng kiến “kinh tế xanh” (Green Economy). Đây là một hướng tiếp
cận mới, được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng. Theo UNEP, “kinh tế xanh” là
nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm
thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.
Từ đó, việc thực hiện tăng trưởng xanh khơng cịn là xu hướng, mà trở thành
một lựa chọn tất yếu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Với quan điểm phát triển bền vững đã được thể h iện xuyên suốt tại chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, Viê ̣t Nam vẫn đang tích cực triển khai mơ hình tăng trưởng
gắn với việc bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững , trong đó doanh nghiệp đóng

vai trị rấ t quan tro ̣ng trong việc xây dựng nền kinh tế này.
Việt Nam đã tiếp cận với kinh tế xanh bằng những chương trình cụ thể, Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ: “đến
năm 2020, các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch,
thân thiện môi trường hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Chiến
lược cũng nhấn mạnh phải gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh
tế xanh; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng
sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng bền vững” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, trang 5).
Công ty Cổ phần Traphaco là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Sau 42 năm ra đời, 14 năm cổ phần hóa,

1


Traphaco đã trở thành đơn vị hàng đầu về năng lực nghiên cứu và sản xuất các sản
phẩm từ dược liệu tại Việt Nam. Với nguyên liệu xanh - sạch, công nghệ xanh thân thiện môi trường, Công ty Cổ phần Traphaco đã và đang thực hiện chiến lược
sức khỏe xanh mang tính thời đại góp phần phát triển nền “Kinh tế Xanh”.
Chiến lược sức khỏe xanh của Traphaco được thực hiện từ cuối năm 2009.
Đến nay công ty đã đạt được những kết quả bước đầu có giá trị về kinh tế, môi
trường và xã hội. Tuy nhiên trong q trình thực hiện chiến lược, cơng ty đã gặp
khơng ít những khó khăn, thách thức, như là việc đảm bảo được các vùng trồng,
khai thác dược liệu bền vững địi hỏi một q trình đầu tư bài bản và hết sức
nghiêm túc, trong khi khái niệm trồng trọt và thu hái cây thuốc tốt của Tổ chức y tế
thế giới (GACP-WHO) vẫn còn là một khái niệm mới mẻ mà Việt Nam chưa có
kinh nghiệm triển khai. Thêm vào đó, việc đầu tư cho ngun liệu sạch, cơng nghệ
hiện đại đồng nghĩa với giá sản phẩm tăng cao, nền kinh tế lại đang ở giai đoạn
khủng hoảng, người dân thắt chặt chi tiêu. Trong khi công ty phải đối mặt với sự
cạnh tranh khốc liệt không chỉ các doanh nghiệp dược trong nước mà cịn các doanh
nghiệp nước ngồi. Thực tế đó đang địi hỏi các nhà quản lý cơng ty phải tìm được
giải pháp khắc phục, nhằm thực hiện thành cơng chiến lược, vì sức khỏe cộng đồng,

vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Với tư cách là một thành viên của Traphaco, tôi chọn vấn đề“Quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty Cổ
phần Traphaco” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu luận văn là: Tại sao phải thực hiện sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh (chiến lược sức khỏe xanh)? Công ty
Traphaco đã và sẽ phải làm gì để quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco trong thời gian từ năm

2


2009 đến năm 2014, luận văn đề xuất các biện pháp hoàn thiện quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty theo hướng sức khỏe xanh trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
- Phân tích và đánh giá q trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của luận văn là công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh của doanh nghiệp dược phẩm.
Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2009 (bắt đầu hình thành chiến lược) đến năm 2014.
- Phạm vi khơng gian: Nghiên cứu tại Công ty CP Traphaco, bao gồm các chi
nhánh đang hoạt động trên cả nước.
4. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh.
- Đúc rút một số bài học kinh nghiệm cho Traphaco về phát triển ngành dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
- Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và khó khăn trong việc quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại Traphaco giai đoạn
2009-2014.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại Traphaco trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020.

3


5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề chung về quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 2009-2014
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco đến

năm 2020

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DƢỢC PHẨM
THEO HƢỚNG SỨC KHỎE XANH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn
Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong nước nói về vấn đề chuyển
nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế “xanh”, mặc dù đây đang là một trong
những tâm điểm của tái cấu trúc nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng và
đang được cộng đồng quốc tế và Việt nam quan tâm. Hầu hết nghiên cứu trong
nước gần đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững trước
nguy cơ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu tồn cầu.
Có thể phân loại các cơng trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn
thành ba nhóm: nhóm 1, gồm các cơng trình nghiên cứu về sức khỏe xanh; nhóm 2,
gồm các cơng trình nghiên cứu về quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm và nhóm
3 gồm các cơng trình nghiên cứu về sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng
sức khỏe xanh.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về sức khỏe xanh
Nền kinh tế xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã được nhiều
nghiên cứu trên thế giới thảo luận trong gần ba thập kỷ qua. Chủ đề này đã nhận
được sự quan tâm đặc biệt hơn nữa do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thế giới trong
bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu (OECD, 2011).
Từ những năm 1980, đã có những cơng trình nghiên cứu dự báo về sự phát
triển của mơ hình kinh tế gắn với bảo vệ mơi trường. Tiêu biểu như nghiên cứu “Sự
thay đổi trong mối quan hệ giữa an ninh môi trường và sự phát triển kinh tế thế

giới, tầm nhìn đến năm 2000” của tác giả Jimmy Leng khá nổi bật. Trên cơ sở biến
đổi khí hậu tự nhiên trên trái đất và những hậu quả của việc biến đổi khí hậu,
Jimmy Leng đã đưa ra những dự báo về sự thay đổi trong việc phát triển kinh tế với

5


tầm nhìn đến năm 2000. Trong đó, mục tiêu mơi trường sẽ được xem trọng trong
các chương trình kinh tế của những nước phát triển, nếu muốn duy trì một sự phát
triển bền vững trong dài hạn.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, những nghiên cứu mới học hỏi kinh nghiệm của các
nước đã thành cơng trong mơ hình kinh tế xanh và những bài học rút ra cho Việt
Nam. Tiêu biểu có thể kể đến là nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Hương (2012)
“Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho Việt Nam”.
Nghiên cứu này tập trung đã chỉ ra được những thành cơng và hạn chế trong q
trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước phát triển như Đức, Pháp và
Hà Lan. Trên cơ sở đặc điểm của một nước đang phát triển, nghiên cứu đã gợi mở
ra những hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
ở Việt Nam, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Ngồi ra, nghiên cứu của tác giả Võ Huy Tập (2012) “Mơ hình tăng trưởng
xanh ở các nước Đơng Bắc Á và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam đến năm 2020”,
cũng là một nghiên cứu đáng quan tâm. Nghiên cứu ở một số mơ hình gần gũi với
điều kiện văn hóa của Việt Nam hơn, như Hàn Quốc và Nhật Bản, nghiên cứu này
đã chỉ ra việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xu hướng tất yếu đối với sự phát
triển của các quốc gia. Từ đó, chỉ ra những điểm thành công và hạn chế trong q
trình chuyển đổi ở một số nước Đơng Bắc Á và định hướng cho sự phát triển của
mơ hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
1.1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu về quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm
Trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm, các nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm

thơng qua việc tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Có thể
kể đến luận văn của Nguyễn Triều Dương (2006) “Nâng cao chất lượng quản lý và
sản xuất dược phẩm của cơng ty dược Tâm Bình trong giai đoạn 2000 - 2010”, luận
văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận văn đã đưa
ra những khái niệm và những quy chuẩn chung cho quá trình sản xuất và kinh
doanh dược phẩm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, căn cứ trên trường hợp của cơng ty

6


dược phẩm Tâm Bình, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản để nâng
cao chất lượng quản lý và sản xuất dược phẩm.
Bên cạnh đó, cịn có luận văn thạc sĩ khác của Trần Phượng Minh (2012)
“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong sản xuất dược phẩm tại công ty Cổ phần
dược phẩm OPC”, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Đại học Thương
mại. Luận văn cung cấp và bổ sung tư liệu quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý
luận trong lĩnh vực sản xuất dược tại Việt Nam, căn cứ trên những chuẩn mực quốc
tế. Cùng với đó, luận văn còn nêu được những rủi ro và hạn chế trong quá trình sản
xuất dược phẩm của các doanh nghiệp dược trên thế giới nói chung và một số doanh
nghiệp dược phẩm Việt Nam nói riêng.
1.1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu về sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng
sức khỏe xanh
Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh,
các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu về bảo tồn, phát triển nguồn
dược liệu bền vững. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Thuần (2004): “Đánh giá
và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ để sử dụng và phát triển nguồn tài
nguyên dược liệu Việt Nam” đã điều tra, đánh giá thị trường dược liệu, đưa ra danh
mục những cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến mọc tự nhiên có khả năng tiếp tục
khai thác ở Việt Nam, những cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng cần bảo vệ, đặc biệt đã đưa ra hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cơ sở

dữ liệu về tài nguyên dược liệu Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở vẫn
đề bảo vệ và phát triển nguồn nguyên liệu chứ chưa đi sâu vào lĩnh vực sản xuất
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ của tác giả Trần Ngọc Ca (2012): “Nghiên cứu, xây
dựng cơ chế chính sách liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa
học – Nhà nông để phát triển và sử dụng hiệu quả cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã
khái quát về xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc chữa bệnh có nguồn gốc tự
nhiên và tình hình bảo tồn và phát triển dược liệu làm thuốc tại các quốc gia trên thế
giới, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nhưng về cơ bản, nghiên

7


cứu chủ yếu tập trung vào mảng chính sách vĩ mô hơn là đi sâu nghiên cứu công tác
sản xuất và kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
Nghiên cứu của tác giả K.Chan (2004): “Dược liệu Trung Quốc và kết nối của
chúng với khái niệm y học phương Tây”chỉ ra rằng ngành dược phẩm đang đứng
trước sự lựa chọn giữa các thuốc sản xuất từ nguyên liệu hóa dược hay từ nguyên
liệu thiên nhiên. Xu hướng quay về với thiên nhiên diễn ra khắp các nơi trên thế
giới, từ Châu Á là cái nôi của nền y học dựa trên những kinh nghiệm cổ truyền cho
đến Châu Âu nổi tiếng với những loại kháng sinh tổng hợp và Châu Mỹ hiện đại.
Tổ chức y tế thế giới ước tính đến 80% dân số thế giới sử dụng thảo mộc để chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Ngành cơng nghiệp dược phẩm dựa trên việc chế biến các
sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đem lại doanh thu khổng lồ cho các hãng dược
phẩm lớn. Ngoài ra, các quốc gia như Mỹ, Đức nhập khẩu nguồn nguyên liệu tự
nhiên hoặc sơ chế và xuất khẩu sau khi đã chế biến kỹ hơn, chu trình này đã đem lại
chênh lệch hàng tỷ đô la. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ hiện đại
và sự tinh vi của các biện pháp chữa trị sử dụng thảo mộc, cơ hội mở ra cho ngành
cơng nghiệp dược phẩm có nguồn gốc thảo dược ngày càng lớn.
Trong cuốn “Tóm tắt về cây thảo dược và cây hương liệu ở Châu Á” (Handa

và cộng sự, 2006) chỉ ra rằng các quốc gia ở Châu Á, nơi mà các cây hương, dược
liệu là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đại đa số người dân và là nguồn thu
chủ yếu của những người sống ở nông thôn. Họ kiếm sống bằng việc bán cây
nguyên liệu hoang dã hoặc trồng cây thuốc. Khoảng 90% cây được hái lượm ở
rừng. Một số nước chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, Thái Lan và
Việt Nam sản xuất cây hương, dược liệu về mặt thương mại. Ngày nay, thị trường
dược liệu toàn cầu đóng góp 62 tỷ USD, trong đó Ấn Độ chiếm 1 tỷ USD. Liên
minh Châu Âu là thị trường lớn nhất chiếm 45% trong tổng thị phần về dược liệu
trên toàn thế giới, Bắc Mỹ chiếm 11%, Nhật Bản chiếm 16% và các nước ASEAN
chiếm 19%.
Có thể thấy, xu hướng quay trở lại với thiên nhiên trong chăm sóc sức khỏe sẽ
góp phần thúc đẩy phát triển nền “kinh tế xanh” trong lĩnh vực dược phẩm, không

8


những đem lại nguồn thu chính những cho người nơng dân trồng dược liệu, lợi
nhuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dược liệu, dược phẩm,… mà cịn góp phần
bảo vệ đa dạng sinh học trên toàn thế giới. Cùng với nó là những tiêu chuẩn hóa đối
với các sản phẩm có nguồn gốc dược thảo mà chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu
để hoàn thiện.
1.1.2. Những vấn đề đặt ra luận văn phải nghiên cứu tiếp
Qua ba nhóm cơng trình nghiên cứu trên, có thể thấy, các cơng trình nghiên
cứu về sức khỏe xanh và quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm là tương đối nhiều
và chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Riêng mảng nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh chủ yếu vẫn nằm ở mảng dược
liệu. Vấn đề quản lý sản xuất dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh trong sản xuất
dược phẩm vẫn chưa được nhấn mạnh và để cập một cách rõ ràng như một hướng đi
mới cho nhiều doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam nói chung. Bên cạnh những
doanh nghiệp còn kém linh hoạt với xu hướng sản xuất dược phẩm theo hướng sức

khỏe xanh, cũng đã có một số doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được xu hướng trên,
tiêu biểu như công ty CP Traphaco. Tuy nhiên, sự nắm bắt xu hướng, xây dựng và
triển khai chiến lược sản xuất dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh của công ty CP
Traphaco mới chỉ nằm ở giai đoạn đầu nên cịn gặp nhiều những khó khăn với hiệu
quả triển khai cịn nhiều hạn chế.
Vì vậy, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh.
- Phân tích và đánh giá q trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco giai đoạn 2009-2014.
- Đề xuất giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco trong những
năm tiếp theo.

9


1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm theo
hƣớng sức khỏe xanh
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về sức khỏe xanh và sản xuất kinh doanh dược phẩm
theo hướng sức khỏe xanh
1.2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe xanh



Kinh tế xanh

Theo UNEP, Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và
cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro mơi trường và
những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát

thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.
Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải
carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên,
ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
Kinh tế Xanh phải là nền kinh tế với con người là trung tâm, trong đó các chính
sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Thúc đẩy
nền Kinh tế Xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình
phát triển bền vững của mỗi nước nói riêng và trên phạm vi tồn cầu nói chung.
Khái niệm “Kinh tế xanh” cho đến nay có nhiều cách hiểu và cách gọi khác
nhau (các nước phương Tây xác định là mơ hình kinh tế xanh, các nước đang phát
triển hướng đến chiến lược tăng trưởng xanh, Trung Quốc tiến hành chuyển đổi
phương thức phát triển kinh tế với nội hàm phát triển xanh và xây dựng văn minh
sinh thái làm trọng điểm, mơ hình ở Thái Lan có tên gọi là “nền kinh tế đầy đủ”...).
(Lê Thị Thu Hương, 2012). Tuy nhiên, dù với tên gọi thế nào thì mơ hình về nền
kinh tế xanh đều bao gồm 3 trụ cột chính:
(1)

Phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, việc làm…);

(2)

Bền vững môi trường (giảm thiểu hàm lượng carbon và mức độ suy giảm
nguồn tài nguyên thiên nhiên v.v…);

(3)

Gắn kết xã hội (đảm bảo mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ
hội mà nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành và có
phẩm giá…


10


 Sức khỏe xanh
Có nhiều quản điểm khác nhau về sức khỏe xanh. Tuy nhiên, nếu xem xét dưới góc
độ kinh tế, thì có thể chia thành hai quan điểm chính: quan điểm nhìn nhận sức khỏe
xanh dưới góc độ kinh tế và quan điểm sức khỏe xanh dưới góc độ phi kinh tế.
Quan điểm đầu tiên cho rằng: sức khỏe xanh là một khái niệm nằm trong
“Kinh tế xanh”. “Kinh tế xanh” được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế như: Nônglâm-ngư nghiệp, sản xuất, Giao thông vận tải, Kiến trúc xây dựng, Tài nguyên môi
trường, Du lịch sinh thái, Chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực khác của đời sống.
Khái niệm “Sức khỏe xanh” chính là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nếu nhìn nhận
dưới góc độ của “kinh tế xanh”, thì “sức khỏe xanh” là nâng cao chất lượng các sản
phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người, theo hướng thân thiện với mơi
trường và ít độc hại. Từ đó, hướng đến nâng cao hiệu quả thương mại của các sản
phẩm và dịch vụ “sức khỏe xanh”.
Quan điểm thứ hai, cho rằng: “Sức khỏe xanh tập trung vào việc đưa ra lựa
chọn dựa trên thông tin y tế về những thiết bị thay thế nhằm mục đích hạn chế tiếp
xúc với chất độc có hại; lựa chọn nguồn năng lượng để giảm thiểu việc ô nhiễm gây
hại cho sức khoẻ mà không gây ảnh hưởng đến sự đa dạng phong phú của môi
trường sinh học xung quanh; lựa chọn cho phương pháp sử dụng thuốc an toàn và
hiệu quả; lựa chọn cho chiến dịch ngăn ngừa và bảo vệ sức khoẻ trong mọi ngành
nghề lao động và phương diện văn hoá; lựa chọn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
xanh, giao thông xanh, công nghệ thông tin xanh, nuôi trồng và dinh dưỡng tự
nhiên, thân thiện với môi trường” (Oladele, 2011, trang 12).
Như vậy, có thể nhận thấy, quan điểm thứ hai có phần khái quát và rõ ràng
hơn về “sức khỏe xanh” so với quan điểm thứ nhất. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên
cứu và hướng tiếp cận của luận văn xuất phát từ góc nhìn và lợi ích của doanh
nghiệp, nên việc bỏ qua góc độ kinh tế như ở quan điểm thứ hai thực sự là một thiếu
sót. Vì vậy, khái niệm “sức khỏe xanh” đầy đủ mà luận văn sử dụng được hiểu là
“kinh tế xanh trong lĩnh vực dược phẩm” bao hàm cả việc tạo ra các sản phẩm dược


11


phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có hiệu quả chữa bệnh cao, an tồn, thân thiện với
mơi trường đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
 Dược phẩm xanh (Green Pharmaceuticals)
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại cây cỏ để phục vụ cho việc
chăm sóc sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật. Từ sau Cách mạng công nghiệp, cuối thế kỷ
XVIII, con người bắt đầu sử dụng một cách phổ biến hơn những dược phẩm được
xây dựng dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại. Tuy nhiên, bước sang thế
kỷ XX, xu hướng đưa những dược liệu thiên nhiên vào lĩnh vực dược phẩm đã dần
quay trở lại.
Xu hướng này được gọi tên là “dược phẩm xanh”, tiếng Anh là “Green
Pharmaceuticals”. Có một cách gọi khác đối với xu hướng này là “Green Herbal
Products & Pharmaceuticals”. Căn cứ từ cách gọi trên, có thể thấy “dược phẩm
xanh” chính là sự kết hợp giữa các sản phẩm thảo dược thiên nhiên và ngành dược
phẩm (hiện đại).
Thảo dược thiên nhiên hiện đang không ngừng được nghiên cứu cải tiến bằng
công nghệ chế biến dược phẩm hiện đại làm gia tăng hiệu quả chữa bệnh và tăng
cường sức khoẻ cho con người. Hàng loạt những chiết xuất từ thảo dược đang làm
thay đổi tư duy và bộ mặt của ngành dược học và chăm sóc sức khỏe.
Một trong những mũi nhọn nghiên cứu trong ngành dược hiện nay là theo
hướng mô phỏng các dược chất thiên nhiên, ví dụ như mật gấu, nhâm sâm, đông
trùng hạ thảo…các loại cao từ thực vật hay động vật không quý hiếm…bước đầu
tạo ra những dược chất thay thế làm giảm thiểu sự khai thác cạn kiệt các nguồn
nguyên dược liệu quý tự nhiên. Bên cạnh đó là hàng loạt các loại thuốc mới chữa
các bệnh nan y mãn tính được chế biến từ các loại thảo dược có thể ni trồng, đó là
Hà Thủ Ơ, Kim Tiền Thảo, nấm Linh Chi, Giảo Cổ Lam, Tam Thất, dầu Gấc, Diệp
Hạ Châu… có thể góp phần hình thành cả một nền nông nghiệp & công nghiệp

dược thảo tiên tiến.

12


 Kinh doanh và sản xuất kinh doanh
Theo Liên hợp quốc, Kinh doanh (Tiếng Anh: Business) là hoạt động của cá
nhân hoặc tổ chức nhằm mục đính đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động như:
Quản trị, tiếp thị, tài chính, kế tốn, sản xuất.
Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người.
Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như cơng ty,
tập đồn, tư nhân, … nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân.
Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau
như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng ...
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh
tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ
thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình
đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị
cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Có thể phân chia kinh doanh thành 9 loại hình như sau: Nơng nghiệp và khai mỏ;
Kinh doanh tài chính; Thơng tin; Kinh doanh vận tải; Dịch vụ công cộng; Kinh doanh
bất động sản; Bán lẻ và phân phối; Kinh doanh dịch vụ; Sản xuất (sản xuất kinh doanh).
Như vậy, sản xuất kinh doanh là một hình thức kinh doanh. Mà trong đó, hoạt
động sản xuất hàng hóa từ các ngun liệu thơ hoặc các chi tiết cấu thành, sau đó
bán đi thu lợi nhuận. Các cơng ty sản xuất hàng hóa hữu hình, như dược phẩm,
nguyên liệu dược phẩm... được gọi là nhà sản xuất.
 Sản xuất kinh doanh dược phẩm
Dược phẩm (thuốc) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục
đích phịng bệnh, chữa bệnh, chẩn đốn bệnh hoặc điều chỉnh các chức năng sinh lý
cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế,

trừ thực phẩm chức năng
Sản xuất kinh doanh dược phẩm là hoạt động chế biến nguyên liệu thô thành
dược phẩm, sau đó bán đi thu lợi nhuận. Kinh doanh sản xuất dược phẩm là ngành

13


nghề kinh doanh có điều kiện. Nhà sản xuất phải đảm bảo được đầy đủ điều kiện về
công nghệ, nhân cơng, vốn và sự cho phép từ phía chính quyền.
 Sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh
Từ khái niệm sản xuất kinh doanh dược phẩm và sức khỏe xanh đã nêu trên,
có thể hiểu sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh là việc sản
xuất và kinh doanh các loại dược phẩm có nguồn gốc thảo dược, đạt tiêu chuẩn
xanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, đó là nguyên liệu xanh – công
nghệ xanh – sản phẩm xanh – dịch vụ xanh. Điều đó có nghĩa là các hãng kinh
doanh dược phẩm phải đưa ra thị trường các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
vừa có tác dụng chữa bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, vừa khơng
gây tổn hại đến mơi trường trong q trình sản xuất.
1.2.1.2. Vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tồn tại
và đang có xu hướng phát triển trong suốt thời gian qua là do đây là một hoạt động
có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Những ý nghĩa thực tiễn đó biểu hiện thơng qua năm vai
trị của hoạt động này trên các khía cạnh xã hội khác nhau.
Thứ nhất, thúc đẩy quá trình phát triển bền vững. Sức khỏe xanh giữ một vai
trò quan trọng trong việc kiến tạo nên một nền tảng sức khỏe phát triển và bền vững
của cộng đồng. Một cộng đồng khỏe mạnh và ít bệnh tật là một cơ sở vững chắc để
cộng đồng đó có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngược lại, một cộng đồng nhiều
bệnh tật và phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe sẽ không thể tồn tại và phát
triển một cách ổn định và bền vững.
Bên cạnh đó, sức khỏe xanh là một phần của nền kinh tế xanh. Sự phát triển

của hoạt động dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh sẽ tạo động lực phát triển cho
tồn bộ những lĩnh vực có liên quan đến “kinh tế xanh”. Sự phát triển của “kinh tế
xanh” sẽ tác động lên sự hình thành và đổi mới của chính sách cơng, các quy định,
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quy định hành vi xã hội trên cả phạm vi vĩ
mô lẫn vi mô, nhằm hướng tới phát triển bền vững. Từ đó, biến đổi và cải tạo dần
những phương thức sản xuất đã lạc hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thiên

14


nhiên, môi trường sống và sức khỏe của con người. Đồng thời, phương thức sản
xuất “kinh tế xanh” sẽ giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển: tài nguyên,
thông tin, năng lượng, vốn…
Thứ hai, tạo ra việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho một bộ phận dân cư nhất là đan cư các vùng nông thôn và miền núi. Hoạt
động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh sẽ buộc phải mở
rộng hoạt động xây dựng nguồn cung nguyên liệu xanh. Hoạt động xây dựng nguồn
cung nguyên liệu xanh chủ yếu là hoạt động trồng trọt xanh và thu hái xanh. Đây là
một hoạt động có thể thu hút được một lượng lớn lao động nông nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, theo Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2013, 46% lực
lượng ở độ tuổi lao động hiện vẫn tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, đại đa phần số lượng người tham gia hoạt động nông nghiệp đều không
làm hết thời lượng lao động. Thời gian nhàn dỗi so với thời gian lao động sản xuất
còn tương đối nhiều. Hiện tượng thất nghiệp trong lứa tuổi lao động ở khu vực nông
thôn thường khá cao. Vì vậy, nếu có thể phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại Việt Nam, thì tình trạng thất nghiệp sẽ
phần nào được giải quyết. Cùng với đó, là áp lực trong việc xóa đói giảm nghèo cho
xã hội cũng sẽ được giảm tải.
Bên cạnh việc tạo ra thêm những việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt
động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh cũng tạo ra thêm

những việc làm mới trong lĩnh vực công nghiệp như: công nghệ xanh trong chiết
xuất dược liệu, tái chế chất thải,… Đây cũng là những ngành hứa hẹn sẽ tạo ra
nhiều công ăn việc làm nhằm từng bước giảm áp lực về thất nghiệp cho xã hội.
Thứ ba, bảo vệ đa dạng sinh học và tạo cơ hội phục hồi cho các hệ sinh thái trên
phạm vi toàn cầu. Trái ngược với phương thức sản xuất của xã hội từ sau Cách mạng
Công nghiệp, phương thức sản xuất xanh hướng tới sự hài hòa và phát triển với thiên
nhiên. Phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh
đồng nghĩa với việc tăng cường chức năng cho các hệ sinh thái, tạo cơ hội phục hồi các
hệ sinh thái thứ sinh. Việc mở rộng và duy trì các nguồn tài nguyên dược liệu phong phú,

15


×