Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn bảo chân và nguyễn phan quế mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ H ỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BẢO CHÂN VÀ
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐ C GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN BẢO CHÂN VÀ
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Văn Lân


2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...................................... 12
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 13
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 13
6. Cấu trúc luận văn................................................................................... 14
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 15
CHƢƠNG 1: CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO THƠ CỦA NGUYỄN BẢO CHÂN, NGUYỄN PHAN QUẾ
MAI ................................................................................................................. 15
1.1. Khái niệm cái tôi và cái tơi trữ tình .................................................. 15
1.1.1. Cái tơi ........................................................................................... 15
1.1.2. Cái tơi trữ tình ............................................................................. 16
1.2. Sự biểu hiện cái tơi trữ tình trong thơ ............................................... 17
1.3. Hành trình sáng tạo thơ của Nguyễn Bảo Chân, Nguyễn Phan Quế
Mai ............................................................................................................... 20
1.3.1. Nguyễn Bảo Chân ....................................................................... 20
1.3.2. Nguyễn Phan Quế Mai ............................................................... 22
CHƢƠNG 2: CÁC SẮC THÁI THẨM MỸ CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NGUYỄN BẢO CHÂN VÀ NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
......................................................................................................................... 27
2.1. Các sắc thái thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Bảo Chân ........................ 27
2.1.1. Cái tơi trữ tình mang nỗi buồn, cơ đơn...................................... 27
2.1.2. Cái tơi trữ tình với khao khát bình dị ......................................... 35
3



2.2. Các sắc thái thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Phan Quế Mai ................ 41
2.2.1. Cái tôi khát khao yêu và được u ............................................. 41
2.2.2. Cái tơi nặng lịng với đất, với người ........................................... 50
2.2.3. Cái tơi trữ tình triết lý về cuộc đời, về chiến tranh .................... 63
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CÁI TƠI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NGUYỄN BẢO CHÂN VÀ NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
......................................................................................................................... 70
3.1. Biểu tƣợng ........................................................................................... 68
3.1.1. Những chiếc gai và giấc mơ trong thơ Nguyễn Bảo Chân ....... 68
3.1.2. Gió và Ngơi sao hình quang gánh trong thơ Nguyễn Phan Quế
Mai

...................................................................................................... 72

3.2. Thể thơ ................................................................................................. 73
3.3. Ngôn ngữ .............................................................................................. 78
3.4. Giọng điệu............................................................................................ 80
KẾT LUẬN .................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, trên thi đàn thơ ca Việt Nam xuất hiện hàng loạt
các cây viết trẻ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Vĩnh Tiến,
Nguyễn Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Bảo Chân, Thanh Xuân, Dạ

Thảo Phương, Trương Quế Chi, Nguyễn Phan Quế Mai,… Họ là những người
đã và đang có những đóng góp tích cực vào diện mạo thơ Việt Nam nói
chung. Trong số họ, có khơng ít người đã gặt hái được trái ngọt trên cánh
đồng thơ, minh chứng là những giải thưởng văn học của giới chun mơn và
cả sự đón nhận nồng nhiệt từ cơng chúng yêu thơ. Dù là theo phương diện nào
đi chăng nữa thì đó cũng là những thành cơng mà người làm thơ luôn hướng
đến. Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai chính là hai trong số các
nhà thơ trẻ hiện nay đã đạt được thành công nhất định như vậy.
Nguyễn Bảo Chân với tập thơ đầu tay Dịng sơng cháy đã nhận được
giải thưởng văn học của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ
thuật Việt Nam, còn Nguyễn Phan Quế Mai lại gây ấn tượng với cú đúp giải
thưởng thơ vào năm 2010: Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội cho tập thơ thứ 2
của chị mang tên Cởi gió và giải nhất cuộc thi “Thơ viết về Hà Nội” do Đài
phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ
chức. Bên cạnh đó, các sáng tác của Bảo Chân và Quế Mai đã được cơng
chúng đón nhận với việc tái bản lại những tập thơ đã xuất bản.
Mặc dù tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Bảo Chân và
Nguyễn Phan Quế Mai là hai đại diện của thơ trẻ đương đại hôm nay luôn nỗ
lực hết mình vì sự phát triển của thơ Việt Nam. Họ đại diện cho thế hệ người
trẻ thành thạo ngoại ngữ, khao khát đi và khám phá nhiều miền đất mới (vượt
ra ngồi lãnh thổ Việt Nam), ln mong muốn đưa thơ Việt Nam vươn tầm
thế giới. Bằng chứng là họ tham gia nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo thơ quốc tế,
5


sáng tác thơ bằng cả Tiếng Việt và tiếng Anh, thậm chí dịch thơ của các tác
giả trong nước ra tiếng nước ngoài. Thơ họ vừa giữ được vẻ đẹp truyền thống,
sự trong sáng của Tiếng Việt lại vừa hiện đại, có thể hội nhập cùng thế giới.
Họ đã mang đến vườn thơ một cái tơi trữ tình riêng của chính mình.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên

cứu một cách hệ thống cái tơi trữ tình trong thơ của hai tác giả trẻ này. Chính
vì thế mà tơi lựa chọn đề tài “Cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo Chân và
Nguyễn Phan Quế Mai” làm đối tượng nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu cái
tơi trữ tình trong thơ của hai tác giả nữ trên, chúng tôi muốn khai thác các sắc
thái thẩm mĩ cũng như các phương thức biểu hiện của cái tơi trữ tình trong thơ
Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai. Hy vọng đề tài sẽ góp phần
nhận diện rõ thơ và phong cách thơ của hai tác giả trẻ, đồng thời giúp độc giả
có thể tiếp cận gần hơn với các sáng tác của hai nữ nhà thơ trẻ này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học Việt Nam có sự chuyển động khơng ngừng, trong đó thơ trẻ
giữ một vị trí quan trọng. Các nhà thơ trẻ có nhiều cố gắng khơng ngừng nghỉ
và những đóng góp tích cực vào phẩm chất mới cho thơ Việt Nam hiện đại.
Trong đó đáng lưu ý là sự xuất hiện của Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan
Quế Mai. Ngay từ khi xuất hiện, dù không ồn ào như nhiều cây bút khác
nhưng họ cũng đã tạo được sự chú ý và trở thành đối tượng của nhiều cuộc
tranh luận, bài nghiên cứu phê bình văn học.
2.1. Những nghiên cứu, bài viết về Nguyễn Bảo Chân
Nguyễn Bảo Chân là một nhà thơ trẻ với số lượng tập thơ còn hạn chế
(3 tập thơ). Mặc dù chị có sáng tác đầu tay từ năm 1994 với tập thơ Dịng
sơng cháy. Tuy nhiên, những bài viết, cơng trình nghiên cứu về thơ của chị
chưa nhiều, tập trung chủ yếu là bài viết trên báo điện tử như Nhân dân, Công
an nhân dân, Tạp chí Sơng Hương,...
6


Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý khi đọc thơ của Nguyễn Bảo Chân đã nhận
xét rằng: “Thơ Nguyễn Bảo Chân phản chiếu cái tơi đầy nữ tính với nỗi buồn,
sự cơ đơn, những khát khao rất bình dị của người phụ nữ”. [71]
Với nhà văn, dịch giả Trịnh Y Thư, ông dành cho Nguyễn Bảo Chân sự
đánh giá cao với “phẩm chất của một nhà thơ đích thực”: “Thơ Nguyễn Bảo

Chân có thể nhẹ băng như tuyết và nỗi buồn trong ngơn từ của chị trào dâng
khơng kìm nén. Dẫu khơng thể gọi thơ chị là những thử nghiệm, những bài
thơ ấy hiện đại trong tri thức mà những cảm xúc được biểu đạt với cách riêng
tư nhất có thể. Khơng giấu giếm điều gì, cái tơi nội tâm được kiểm nghiệm với
một ý thức tự thân mạnh mẽ. Kết quả là từ tâm hồn, thơ cất tiếng nói... Và đó
là phẩm chất của một nhà thơ đích thực. [10]
Trên Tạp chí Sơng Hương, số 146, tháng 4/2001 khi trích đăng một số
bài thơ của Nguyễn Bảo Chân có nhận xét Nguyễn Bảo Chân “là một cây bút
trẻ ln có ý thức làm mới thơ”. Chính sự táo bạo, địi hỏi cao trong lao động
nghệ thuật của Nguyễn Bảo Chân nhận được sự đồng hưởng “Nguyễn Bảo
Chân đã chọn cho mình một cách đi riêng trên con đường thơ ca. Với ngơn
ngữ thơ hiện đại, với hình tượng thơ kỳ lạ - qua cảm xúc tinh tế của một tâm
hồn nhạy cảm, Nguyễn Bảo Chân đã mang đến cho bạn đọc những bài thơ
hay”. [72]
Báo Nhân dân từng trích đăng một số sáng tác của Nguyễn Bảo Chân
đã có lời tựa sâu sắc về nghệ thuật thơ Nguyễn Bảo Chân: “Thơ chị nhiều
cung bậc. Đã đi từ kinh điển đến sự thay đổi táo bạo bắt nhịp với những trào
lưu thơ hiện đại trên thế giới, Nguyễn Bảo Chân có nhiều bài thơ với nhiều
câu thơ hàm súc, giàu tính liên tưởng giữa quá khứ với thực tại, giữa sự cụ
thể của vật thể với tính biểu tượng của sự thể hay vật thể, mà vẫn chứa đựng
chiều kích sâu lắng của một tâm hồn đa cảm lại sâu sắc lý tính, trí tuệ. Đặc
biệt, dù ở chủ đề và hình thức thi pháp ra sao thì giọng thơ vẫn trong vắt, óng

7


ánh tính thiện và Việt tính vẫn khơng mất đi ở mỗi tầng nấc trong thơ của
chị”. [62]
Xin được dẫn một vài bài viết, bài nghiên cứu của các nhà phê bình,
nhà thơ về thơ Nguyễn Bảo Chân:

- Những chiếc gai mơ mộng – Huế - Dấu vết (Tạp chí Sông Hương, số 146,
tháng 4/2001)
- Đọc “Những chiếc gai trong mơ” (Nguyễn Hữu Quý)
- Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân: Học cách bình thản (Báo An Ninh Thế Giới
Cuối Tháng, 2011)
- Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân: “Khi chiều nương khu vườn vắng lá”
(phongdiep.net)
- Steven J.Fowler phỏng vấn Nguyễn Bảo Chân trên Poetry Parnassus (2012)
- Người đưa thơ Việt ra thế giới (Ngô Thị Kim Cúc, Báo Thanh Niên Online,
tháng 1.2014)
- Thơ Nguyễn Bảo Chân (Báo Nhân dân, tháng 3, 2013)
- ....
2.2. Những nghiên cứu, bài viết về Nguyễn Phan Quế Mai
Giống như Nguyễn Bảo Chân, Nguyễn Phan Quế Mai là một hiện
tượng thơ trẻ với số lượng tập thơ không nhiều. Năm 2008, Nguyễn Phan Quế
Mai xuất hiện với tập thơ đầu tay Trái Cấm, nhưng phải đến cú đúp giải
thưởng thơ năm 2010 cho tập thơ Cởi gió, độc giả mới biết đến chị nhiều hơn.
Chính vì thế, những người nghiên cứu về thơ chị chưa nhiều. Những bài viết
về chị chủ yếu là các bài phỏng vấn, bài viết trên các trang báo mà báo điện tử
chiếm phần nhiều, phù hợp với xu thế cơng nghệ hóa hiện nay như Tiền
phong, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Tuổi trẻ cuối tuần, Báo điện tử Tổ quốc, Báo
Quân đội nhân dân,...

8


Mỗi tác giả, mỗi nhà phê bình khi đọc về thơ của Quế Mai lại có những
cảm nhận riêng.
Nhà thơ Vũ Quần Phương khi nhận xét về thơ Quế Mai tại cuộc thi
“Thơ về Hà Nội” đánh giá cao đổi mới về câu thơ theo trào lưu của các nhà

thơ trẻ gần đây: “Thơ cổ điển hàm súc bằng điển cố. Thơ lãng mạn hàm súc
bằng biểu tượng. Nguyễn Phan Quế Mai hàm súc bằng thủ pháp bớt chữ,
chuyển đổi ngữ pháp. Câu thơ mang dáng mới nhưng tình thơ lại sâu đậm.
Đây là một dấu hiệu chứng tỏ có thể đi lâu với thơ”. [52, tr.78]
Nhà thơ Bằng Việt – Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
khi đọc thơ Nguyễn Phan Quế Mai cũng đánh giá cao thơ chị: “Nguyễn Phan
Quế Mai là nhà thơ có tư duy thơ sắc sảo, có cảm xúc thơ tươi tắn và hồn
nhiên, cộng với ý thức thường xuyên trau dồi khả năng hiểu biết và đời sống
xã hội qua q trình cơng tác (cả ở trong nước và nước ngồi) nên tạo được
cho mình một bản sắc thơ đầy cá tính và có nhiều cách tân trong cách thể
hiện, trong sự ơm trùm các khía cạnh phong phú của hiện thực đời sống xã
hội và con người”.[52, tr.82]
Trên khía cạnh là một nhà thơ nữ, Nguyễn Phan Quế Mai nhận được
ghi nhận tích cực với những đóng góp cho thơ nữ trẻ.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhận xét: "Nguyễn Phan Quế Mai, một
nhà thơ nữ đằm thắm và tinh tế, điều mà khá lâu rồi mới gặp trong thơ nữ trẻ.
Chị đã khiến người đọc đồng cảm và xúc động trước những tình cảm sâu
lắng, xa xót dành cho những phận người lam lũ, đã khiến người đọc rưng
rưng trước tình yêu đất nước sâu nặng mà thiết tha của môt người con đã
từng xa xứ. Chúng ta hy vọng Quế Mai sẽ đi xa hơn trên con đường thi ca mà
chị đã cảm nhận bằng cả tâm hồn".[52, tr.100]
Nhà nghiên cứu phê bình văn học, tiến sĩ Chu Văn Sơn thì cho
rằng:“Thơ Quế Mai thể hiện một nữ tính mãnh liệt mà trong lành, một tấm

9


lịng nồng hậu với cuộc sống và tình u. Trong thi đàn hiện nay, giọng thơ
như thế này có phải đang ngày một ít đi?”[24]
Trên phương diện nghệ thuật, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho

rằng:“Thơ Nguyễn Phan Quế Mai đầy ắp hình ảnh, màu sắc và liên tưởng bất
ngờ. Nhiều bài thơ viết ra như được khơi gợi từ cảm xúc âm nhạc và nhịp thơ
tràn đầy nhạc điệu”.[78]
Cịn với nhà thơ Lê Minh Quốc, ơng đánh giá cao thơ Nguyễn Phan
Quế Mai ở con người từng trải làm thơ: “Có những câu thơ viết từ sự trải
nghiệm, lý trí. Có những câu thơ viết từ chắt lọc của cảm xúc đã từ lâu ngây
ngất trong tâm hồn. Nồng nàn và da diết. Chân thực và quay quắt. Đó là
phẩm chất của thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Đọc thật chậm, ta sẽ nghe một
tiếng gọi thầm đến nao lịng…” [68]
Khơng chỉ nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình trong nước,
thơ Nguyễn Phan Quế Mai còn được Giáo sư Bruce Weigl - Nguyên Chủ tịch
Hội đồng Thẩm định Thơ của Giải thưởng Sách Quốc gia Mỹ cũng có nhận
xét khi đọc thơ chị: “Thơ của Nguyễn Phan Quế Mai là những áng thơ chỉ
cho chúng ta biết cách sống hết mình với cuộc sống này, chỉ cho chúng ta
cách tái xác nhận thứ thơ ca thẳng thắn và nhạy bén để biến những giờ thời
khắc tăm tối nhất thành những bài học vĩnh cửu sâu sắc về sự phức tạp của
lịch sử, thời gian và tình u”.[53, tr.14]
Thơ của Nguyễn Phan Quế Mai khơng hàn lâm khoa học, mà được sự
đón nhận nhiệt tình từ cơng chúng u thơ. Chính độc giả là người phát hiện
ra những điều mới mẻ trong thơ chị: “Giữa thế kỷ 21 này, kỳ lạ, vẫn cịn có
người phụ nữ làm thơ không chút nào thực dụng. Những câu thơ mảnh mai,
mềm mượt và quá đỗi dịu dàng. Đọc thơ chị thấy những nốt nhạc vang lên,
thấy một bức tranh với cách phối màu tươi sáng, thấy cuộc sống sao mà đáng

10


yêu đến thế trong cả những nỗi đau! Thấy mùa vàng, thấy nắng mới, thấy
những yêu thương khẽ gõ cửa tâm hồn”.
Như vậy, có thể thấy, các nhà phê bình, nhà thơ, độc giả đánh giá thơ

Quế Mai là một giọng thơ nữ trẻ mới mẻ, nữ tính vừa mang vẻ đẹp truyền
thống vừa hiện đại.
Xin được dẫn một vài bài viết, bài nghiên cứu của các nhà phê bình,
nhà thơ về thơ của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai:
- Cú đúp giải thưởng có trở thành một hiện tượng thơ trẻ? (Hiền Nguyễn,
Báo điện tử Tổ quốc ngày 16/10/2010)
- Lắng nghe Nguyễn Phan Quế Mai (Phạm Xuân Nguyên, Báo Tuổi Trẻ Cuối
tuần ngày 25/9/2010)
- Cởi gió (Trần Anh Thái, Báo Quân đội Nhân dân ngày 16/7/2010)
- Nguyễn Phan Quế Mai – cảm nghiệm đời sống hiện đại trong hứng khởi bay
(Dương Kiều Minh, Tạp chí Văn nghệ Thủ đơ số 6/2010)
- Cởi gió, lẳng lặng những thang âm bất tận xanh (Lê Vũ, Báo Văn Nghệ, số
16, ngày 17/4/2010)
- Nguyễn Phan Quế Mai từ Trái cấm đến Cởi gió (Trần Thiện Khanh, Báo
Tiền phong cuối tuần ngày 30/4/2010)
- Nguyễn Phan Quế Mai “Cởi gió ra và bay lên trên ý nghĩa” (Hồng Hải
Anh, Tuần VietnamNet ngày 18/3/2010)
- Những ngơi sao hình quang gánh của Nguyễn Phan Quế Mai (Nghiêm
Huyền Vũ, Báo Văn Nghệ số đặc biệt nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
Hà Nội, 9/10 và 16/10/2010)
- Những ngôi sao hình quang gánh (Phạm Thuận Thành, Báo Đại biểu Nhân
dân ngày 8/11/2010)
- Trân trọng nhưng không ảo tưởng (Vũ Quỳnh Trang, Báo Văn nghệ Công
An ngày 20/10/2010)

11


- Nguyễn Phan Quế Mai đi và đến (Nguyễn Trọng Tạo)
- Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai: “Với tôi, thơ là tiếng nói thẳm sâu nhất của

tâm hồn” (Đỗ Bích Thúy, Tạp chí Văn nghệ Quân Đội điện tử, 2012)
- Nguyễn Phan Quế Mai và những bài thơ về chiến tranh (Văn nghệ số
16/2013)
- ………
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo Chân và cái tơi trữ tình trong thơ
Nguyễn Phan Quế Mai.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu các sắc thái thẩm mỹ và các phương
diện nghệ thuật biểu hiện cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo Chân và
Nguyễn Phan Quế Mai. Qua đó thấy được sự thống nhất và vận động của cái
tơi trữ tình trong thơ hai tác giả này.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là thơ của hai tác giả: Nguyễn
Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai được in trong tác tập thơ:
- Tập thơ Dịng sơng cháy (Nguyễn Bảo Chân, Nhà xuất bản Hội Nhà văn,
1994) – giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật
Việt Nam.
- Tập thơ Chân trần qua vệt rét (Nguyễn Bảo Chân, Nhà xuất bản Thanh
Niên, 1999)
- Tập thơ Những chiếc gai trong mơ – Thorns in dreams (Nguyễn Bảo
Chân, Nhà xuất bản Thế Giới, 2010)
- Tập thơ Trái Cấm (Nguyễn Phan Quế Mai, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2008)

12


- Tập thơ Cởi gió (Nguyễn Phan Quế Mai, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2010)
– giải thưởng Thơ Hội Nhà văn Hà Nội 2010

- Tập thơ Những ngôi sao hình quang gánh– Stars in the Shape of
Carrying Poles (Nguyễn Phan Quế Mai, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2011)
- Cùng một số sáng tác của các nhà thơ nữ khác
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp thống kê phân loại nhằm tập hợp các ý kiến đánh giá của
các tác giả khác về thơ của Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan Quế Mai,
đồng thời thống kê số lượng các tác phẩm đã xuất bản của hai nhà thơ và phân
loại để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu.
4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu nhằm so sánh thơ của Nguyễn Bảo
Chân và Nguyễn Phan Quế Mai với thơ của một số nhà thơ nữ cùng thời,
đồng thời so sánh chính thơ của hai tác giả này để thấy được sự giống và khác
nhau của cái tơi trữ tình trong thơ. Từ đó tìm ra những nét khu biệt độc đáo,
sự cách tân trong thơ của hai tác giả này.
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa vào các sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Bảo Chân và Nguyễn Phan
Quế Mai, bên cạnh những tập thơ khác, chúng tôi đi vào phân tích để làm nổi
bật cái tơi trữ tình trong thơ, đồng thời qua đó tổng hợp lại để có cái nhìn khái
qt về đặc điểm cơ bản nhất của thơ hai tác giả này.
5. Đóng góp của luận văn
Với luận văn này, chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu các sắc thái
thẩm mĩ và nghệ thuật biểu hiện của các tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Phan
Quế Mai và Nguyễn Bảo Chân. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ ít
nhiều góp phần nhận diện rõ hơn về diện mạo thơ của hai tác giả nữ trong cái

13


nhìn tổng thể và tồn diện, đồng thời gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu cái

tơi trữ tình trong thơ của của các tác giả khác. Mong rằng, luận văn sẽ giúp
ích cho việc học tập và giảng dạy văn học đương đại trong nhà trường.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cái tơi trữ tình trong thơ và hành trình sáng tạo thơ của Nguyễn
Bảo Chân, Nguyễn Phan Quế Mai
Chương 2: Các sắc thái thẩm mỹ của cái tơi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo
Chân và Nguyễn Phan Quế Mai
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bảo Chân
và Nguyễn Phan Quế Mai

14


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO THƠ CỦA NGUYỄN BẢO CHÂN,
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
1.1 Khái niệm cái tôi và cái tôi trữ tình
1.1.1 Cái tơi
Khái niệm cái tơi có nội hàm rộng, có nhiều cách hiểu khác nhau. Ngay
từ thời cổ đại, sự xuất hiện của khái niệm cái tôi hay bản ngã đã đánh dấu sự
nhận thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình, con người khác
với tự nhiên, về một cá thể độc lập khác với người khác.
Trong các tôn giáo như Cơ đốc giáo, Phật giáo, Nho giáo... về cơ bản
không thừa nhận cái tơi cá nhân, hoặc giả có thừa nhận nhưng cuối cùng cũng
quy về những quan niệm siêu hình, duy tâm, thần bí, xóa bỏ cái tơi.
Trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học như Phân tâm
học của Sigmund Freud; Thuyết hiện sinh của Husserl, Sartre; Thuyết phát
triển trí tuệ của J.Piagic cho rằng cái tơi thuộc về cấu trúc nhân cách, hay

cơng trình lý luận về nhân cách của nhà tâm lý học mác xit A.N.Leonchiep,
A.G.Covaliop... cũng coi cái tôi là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất cấu
thành ý thức, nhân cách.
Theo quan điểm của triết học Mác, giá trị con người cá nhân từ bản
thân với tư cách là chủ thể và khách thể của các mối quan hệ xã hội. Mỗi cá
nhân có ý nghĩa như một bộ mặt xã hội của con người, thơng qua xã hội, cá
nhân tìm thấy mình trong đó. Tự do của mỗi cá nhân chính là tự do của tất cả
mọi người. Vì thế, Mác khẳng định: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con

15


người, của cá tính con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và với chính
bản thân mình”.
Trên cơ sở các tư tưởng triết học, tâm lý học, quan điểm của triết học
Mác, có thể hiểu về cái tôi như sau: Cái tôi là trung tâm tinh thần của con
người, là trung tâm làm nên cấu trúc nhân cách. Cái tôi vừa mang bản chất xã
hội, lịch sử vừa mang bản chất cá nhân riêng biệt, độc đáo. Con người là tổng
hòa của các mối quan hệ xã hội nên cái tôi vừa là chủ thể vừa là khách thể của
hoạt động nhận thức. Cái tôi tự ý thức, tự điều chỉnh, tái tạo thế giới và tái tạo
chính mình để hướng tới cái hồn thiện.
Như vậy, từ cách hiểu về cái tơi như trên ta có thể định hình một cách
đơn giản nhất về cái tơi trong thơ. Trong thơ, cái tôi là cái cá nhân tuyệt đối
được định hình một cách cụ thể, là cá tính sáng tạo, góc khuất riêng của nhà
thơ, con người với những suy nghĩ mang dấu ấn cá nhân riêng biệt. Cái tôi
trong thơ tồn tại trong xã hội và chịu sự tác động từ xã hội.
1.1.2 Cái tơi trữ tình
Nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm của cái tôi trữ tình những vẫn gặp
nhau ở nội hàm tính trữ tình và tính chủ thể.
Vũ Tuấn Anh đưa ra quan niệm cái tơi trữ tình: “Chính cái sự tự ý thức

cái tôi được biểu hiện trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật, cái tôi của hành vi
sáng tạo, là quan niệm về cái tôi được thể hiện thông qua các phương tiện trữ
tình”.[3,tr.26]
Trong khi đó, Lê Lưu Oanh cho rằng: “Cái tơi trữ tình là thế giới chủ
quan, thế giới tinh thần của người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng
các phương tiện của thơ trữ tình... Cái tơi trữ tình là nội dung, đối tượng cũng
như bản chất của tác phẩm trữ tình”.[64, tr.18,19]
Bản chất cái tơi trữ tình là một khái niệm tổng hịa nhiều yếu tố hội tụ
theo quy luật nghệ thuật, bao gồm ba phương diện: bản chất chủ quan cá nhân

16


(mối quan hệ giữa tác giả và cái tôi trữ tình trong tác phẩm), bản chất xã hội
của cái tơi trữ tình (mối quan hệ giữa cái tơi trữ tình và cái ta cộng đồng), bản
chất thẩm mỹ của cái tơi trữ tình (trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản).
Cái tơi trữ tình khơng chỉ là cái tơi của nhà thơ mà cịn là cái tơi được
khách thể hóa, được thăng hoa bằng nghệ thuật. Cái tơi trữ tình chính là trung
tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình.
1.2 Sự biểu hiện cái tơi trữ tình trong thơ
Cái tơi trữ tình có một vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong thơ. Mỗi thời đại, mối liên hệ giữa khách thể và chủ thế trong thơ ln
được quan tâm.
Trong thơ có hai loại cái tơi nhà thơ và cái tơi trữ tình. Cái tơi trữ tình
khơng hồn tồn đồng nhất và trùng khít với cái tôi nhà thơ mà thể hiện đời
sống tinh thần, tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Cái tơi mang tính chủ
quan, cá nhân, xã hội, thể hiện phong cách riêng của nhà thơ. Chẳng vậy mà
thi sĩ Hàn Mặc Tử từng viết “Người thơ phong vận như thơ ấy”, hay như nhà
nghiên cứu Hà Minh Đức có viết: “Có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời
thơ như hình với bóng. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là

cái tơi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động và tâm
tình trong cuộc đời riêng cũng in lại đậm nét trong thơ”.[26,tr.62]. Chính nhờ
cái tơi trữ tình tạo nên sự khác biệt trong phong cách thơ.
Không đồng nhất cái tơi trữ tình với cái tơi nhà thơ những cũng không
thể tách bạch hai mối quan hệ này. Cái tôi nhà thơ là mạch nguồn để cho cái
tôi trữ tình phát triển theo nhiều dạng thức khác nhau. Cũng với thời gian, lịch
sử, cái tơi trữ tình có thể thay đổi nhưng mạch nguồn bên trong cái tôi nhà thơ
vẫn cịn, biến hóa phong phú.
Như trong các sáng tác dân gian, cái tơi trữ tình được biểu hiện rõ nhất
trong thể loại ca dao – dân ca. Cái tôi được biểu hiện qua tiếng nói của tập

17


thể, cộng đồng. Khi mà nhân vật trữ tình trong văn học dân gian là những
người lao động nghèo khổ, những người quanh năm bán mặt cho đất bán lưng
cho trời... lại được xuất hiện trong hông gian lao động bến nước, sân đình...
cái tơi lại là cái tơi phi cá thể hóa bởi hình thức của văn học dân gian là diễn
xướng và truyền miệng. Không gian, thời gian mang tính ước lệ. Do đó, diện
mạo của cái tơi trữ tình trong văn học dân gian là cái tơi chung.
Trong văn học cổ điển thì ý thức cá nhân đã xuất hiện nhưng lại tồn tại
trong các quy luật, khn mẫu gọi là tính quy phạm. Cái tơi trữ tình lúc này
mang tính triết học, vũ trụ rộng lớn. Mọi sự biểu hiện của tình cảm đều là gián
tiếp, kín đáo thơng qua ước lệ tượng trưng. Do quan niệm về cá nhân và ý
thức về bản ngã chưa mạnh mẽ nên cái tơi trữ tình cịn ẩn khuất sau những
nhân vật trữ tình khác.
Trong thơ lãng mạn, cái tơi trữ tình đã giành lấy vị trí trung tâm. Bản
chất của thơ lãng mạn là tiếng nói cá nhân. Thơ lãng mạn thốt khỏi tính quy
phạm của thơ cổ điển.
Cái tơi trữ tình đã vượt lên trên mọi hồn cảnh bằng những tưởng tượng

khác thường, bằng mộng ảo, hoài niệm, tơn giáo, lịch sử... với mục đích
khẳng định sự tự do. Ở đây, cái tôi luôn mong muốn được giãi bày, đối thoại
trực tiếp với tác giả.
Trong thơ cách mạng, cái tơi trữ tình là cái tơi mới, cái tôi cộng đồng,
bởi văn học lúc này đặt vấn đề dân tộc lên trên hết, các nhà thơ từ bỏ cái tơi
cá nhân để cái riêng tư hịa cùng cái chung dân tộc. Cái tơi hịa với cái ta cộng
đồng để khi giao tiếp thường xưng là ta, chúng ta.
Qua đó để thấy rằng sự biểu hiện của cái tơi trữ tình trong thơ là đa
dạng, mn hình mn vẻ. Có 3 dạng thức bộc lộ của cái tơi trữ tình trong
luận văn nghiên cứu Cái tơi trữ tình thơ trẻ đương đại (qua Vi Thùy Linh,
Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải), tác giả Phan Trắc Thúc Định có thống kê:

18


“Thứ nhất, dạng trực tiếp của một tình cảm riêng tư, một câu chuyện, một
cảnh ngộ, một sự việc gắn với cuộc đời riêng của người viết. Trong những
trường hợp ấy, cái tơi trữ tình rất gần hoặc cũng chính là cái tôi tác giả và nhà
thơ thường sử dụng một cách bộc lộ trực tiếp qua chữ “tôi”. Thường thì cái tơi
trong thơ bộc lộ trực tiếp trong trường hợp viết về chính bản thân mình và
trong những mối quan hệ riêng tư. Thứ hai, cảnh ngộ, sự việc trong thơ không
phải là cảnh ngộ riêng của tác giả. Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự kiện
mà mình có dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỉ niệm, một quan sát. Cái
tơi trữ tình ở đây là nhân vật trữ tình chủ yếu sáng tác. Thứ ba, những bài thơ
trữ tình viết về nhân vật nào đó, những nhân vật này có khi là những điển
hình có thực ngồi đời... Đó là những nhân vật trữ tình của nhà thơ (cái tơi trữ
tình là một loại nhân vật ít xác nhận cụ thể). Trong những trường hợp trên,
tuy cái tôi của nhà thơ không bộc lộ trực tiếp nhưng qua sáng tác vẫn nổi lên
cái tôi trữ tình. Ở trường hợp thứ hai và thứ ba, cái tơi trữ tình là cái tơi của
tác giả được nghệ thuật hóa thành nhân vật trữ tình trong thơ”. [20,tr.11]

Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn “Tư duy thơ và tư duy
thơ hiện đại Việt Nam” cũng cho rằng: “Thơ trữ tình là những“bản tốc kí nội
tâm”, nghĩa là sự tn trào hình ảnh và từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc
mạnh mẽ của người sáng tạo. Chính vì vậy, về bản chất, mọi nhân vật trữ tình
trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của cái tơi trữ tình” [80,tr.166]
Hay “Cái tơi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ
yếu là cái tơi trữ tình trực tiếp và cái tơi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi
trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật chủ yếu số một trong
mọi bài thơ... Tuy nhiên, do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp tư
duy của từng thời đại mà vị trí của cái tơi trữ tình có những thay đổi nhất
định”. [80, tr.56.57]

19


Vũ Tuấn Anh nhận định: “Cái tơi trữ tình là một sự tổng hòa nhiều yếu
tố, là sự hội tụ, thăng hoa theo quy luật nghệ thuật cả ba phương diện cá nhân
– xã hội – thẩm mĩ trong hình thức thể loại trữ tình” [3,tr.33].
Như vậy, có thể thấy, cái tơi trữ tình biểu hiện trong thơ ở ba bình diện
lớn: bình diện mang tính độc đáo riêng biệt, bình diện tư tưởng xã hội và bình
diện sáng tạo nghệ thuật.
1.3 Hành trình sáng tạo thơ của Nguyễn Bảo Chân, Nguyễn Phan Quế
Mai
1.3.1 Nguyễn Bảo Chân
Nguyễn Bảo Chân sinh ngày 23-11-1969, quê Thanh Hóa, sinh sống và
làm việc tại Hà Nội trong một gia đình trí thức. Nguyễn Bảo Chân đã sớm
thừa hưởng sự thơng minh hóm hỉnh của cha và sự tinh tường của mẹ. Cha
chị là nhà văn Nguyễn Anh Biên, còn mẹ là NSƯT Ngọc Hiền cơng tác tại
Đồn kịch Hải Phịng. Cuộc sống gia đình khơng êm ấm, vì nhiều lý do, bố
mẹ chị đã chia tay khi Bảo Chân lên 2 tuổi. Chị sống với mẹ, rồi về ở với bà

ngoại. Khi bà ngoại mất, chị trở về sống với cha.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu điện ảnh, năm 22 tuổi,
Nguyễn Bảo Chân chọn sống tự lập một mình trong một ngơi nhà cạnh sơng
Hồng. Căn nhà nằm vị trí khá thấp, cứ mưa xuống là nước vào tận chân
giường. Đêm đêm, những giấc mộng cứ dập dềnh trên sóng. Sau một thời
gian, Nguyễn Bảo Chân bán căn nhà ven sông và mua căn hộ trên tầng cao
nhất của khu tập thể gần phố Nguyễn Thái Học. Căn nhà nhỏ đầy ắp kỷ vật
quá khứ với những bức ảnh đen trắng từ thời bà ngoại, bố mẹ được xếp cẩn
thận trên giá sách, những cuốn sách cũ xếp gọn gàng. Ngôi nhà nhỏ xinh là
nơi chứng kiến những niềm vui, nỗi buồn, tiếng cười và cả giọt nước mắt của
chị sau những mất mát của tình u, cuộc sống. Ngơi nhà từng xuất hiện trong
sáng tác của chị.

20


Cho đến khi ngoài 40 tuổi, trong lần xuất hiện trên Báo Công an nhân
dân (Bài viết vào tháng 3-2011), Nguyễn Bảo Chân vẫn là người đàn bà cô
đơn, sống một mình và khơng tránh khỏi những câu hỏi từ bạn bè, người thân,
người quen và ngay cả với chính bản thân mình. Nhưng dường như những tác
động ngoại cảnh không quá quan trọng, bởi Nguyễn Bảo Chân lựa chọn một
cuộc sống cho mình, hạnh phúc vì sự lựa chọn của mình.
Những va vấp của cuộc đời đã tạo nên một người đàn bà cứng cỏi, đầy
bản lĩnh nhưng ẩn sâu bên trong là một tâm hồn đàn bà nhạy cảm và đa cảm.
Nguyễn Bảo Chân tìm đến thơ, nương bóng mình vào những vần thơ như một
điều tất yếu. Thơ chị như những khối ru-bic được chồng lên nhau về cuộc
sống mà chị từng trải qua. Đó là những suy cảm về cha, về mẹ, về những đổ
vỡ trong cuộc sống hôn nhân của họ tạo nên một cô bé Bảo Chân tự lập, tự
đứng trên đôi chân để bước đi với cuộc đời. Đó là những tình cảm khi viết về
bà ngoại, về hoài niệm tuổi thơ sống bên bà, để giờ đây khi cuộc sống bất ổn,

chị lại nương tựa vào bóng hình bà như một chốn nương thân dù bà đã đi xa.
Nguyễn Bảo Chân đã yêu và đang yêu, đã chứng kiến và cũng đã trải qua
những chia ly, mất mát trong tình u. Chính những ký ức đó đã để lại trong
đời và trong thơ những dấu vết như Nguyễn Bảo Chân từng tâm sự: “Tơi ln
lắng nghe thế giới bên ngồi, lắng nghe mọi người, lắng nghe chính bản thân
mình. Tơi thoắt băng qua cuộc sống ồn ào náo động này. Nhưng cũng có
những khoảnh khắc mọi âm thanh hỗn tạp bỗng trở nên câm nín, đó là lúc
Thơ cất lời.” [10,tr.8], tạo nên “vốn liếng” trong thơ và cho chính cuộc đời:
“Tơi chưa bao giờ nuối tiếc hay oán trách bất cứ ai, bất cứ điều gì trong q
khứ. Tơi quan niệm, cuộc đời mỗi người là một hành trình của số phận, ta
phải đi từ nơi xuất phát đến những cái đích nào đó... Tơi đã khơng thể chọn
cho mình một số phận dễ dàng hơn, nên tôi lấy tất cả những vấp ngã, những

21


đau đớn, những thất bại cũng như những hạnh phúc, niềm vui, sự may mắn
mà tơi có được làm vốn liếng của riêng mình”. [42]
Nguyễn Bảo Chân hiện là Biên tập viên Đài Truyền hình Việt Nam, là
hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2002.
1.3.2 Nguyễn Phan Quế Mai
Bình Nguyên Trang, trên Báo Sức khỏe và Đời sống đã từng viết rằng:
“Nguyễn Phan Quế Mai có lẽ là một trong những câu chuyện ngạc nhiên và
ấn tượng nhất trong đời sống văn học Việt Nam 2010. Việc làm thơ đối với
Nguyễn Phan Quế Mai là một thứ bản năng”. [89]
Quả thực đúng như vậy, Nguyễn Phan Quế Mai từng thú thực rằng “tôi
chưa từng được học qua trường lớp viết văn nào, chưa từng tiếp cận lý luận về
thi ca. Chỉ đơn giản là một ngày nào đó tơi có nhu cầu cầm bút và viết thơi”.
Nguyễn Phan Quế Mai tên thật là Nguyễn Thị Quế, sinh ngày 12-81973 tại huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình. Năm lên 6 tuổi chị theo gia đình vào
sinh sống tại Bạc Liêu. Chị tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh, Chuyên

ngành truyền thông của Trường Đại học Monash (Melbourne – Úc) theo
chương trình học bổng của chính phủ Australia. Sau đó, Nguyễn Phan Quế
Mai theo học Thạc sĩ ngành viết văn theo học bổng của Trường đại học
Lancaster (Anh).
Nguyễn Phan Quế Mai từng chia sẻ về tuổi thơ lam lũ cùng nỗ lực
vươn lên trong học tập của mình trong bài phỏng vấn trên báo Sức khỏe và
Đời sống như sau:
“Tôi sinh ra ở Ninh Bình, bố mẹ làm giáo viên nhưng nghèo lắm. Năm
1979, cha mẹ đưa anh chị em chúng tôi đi khai hoang. Nơi chúng tôi đến là
mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc, đó là Bạc Liêu. Tôi bị chúng bạn kỳ thị và
lúc nào cũng đầy mặc cảm vì cuộc sống nghèo khó, chồng chất nợ nần của
cha mẹ. Tôi thường phải dậy từ 4h sáng hằng ngày để đi kéo tép. Trên vai tôi

22


lúc nào cũng có hàng chục cái vó. Tơi đi vào những bãi tha ma, nơi có những
cái ao, cái đầm nước mà ít người dám đến, kéo vó đến 6h sáng thì mang ra
chợ bán. Rồi tơi về nhà ăn cơm nguội, rồi lại đi ra đồng cắt rau muống và đi
bỏ mối ngồi chợ. Số tiền ít ỏi kiếm được tôi đỡ đần cha mẹ trang trải cuộc
sống. Có những mùa hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ, cha con tôi phải nhọc nhằn
đi gánh nước về tưới lúa. Đứa trẻ là tơi khi đó ln ln có cảm giác về một
cuộc sống khơng lối thốt. Tơi chỉ dám mơ ước sau này mình sẽ trở thành một
cơ giáo dạy cấp 2, thậm chí là một người nơng dân cầm cày đi sau con trâu.
Tơi có nghĩ đến học ngoại ngữ là một lối thốt cho mình, để bay ra khỏi sự
nghèo khó, nhưng khốn nỗi cha mẹ lại khơng có tiền cho tơi đi học. Rồi tơi
biết có một ông thầy chuyên dạy ngoại ngữ cho trẻ em nghèo tên là Trương
Văn Ánh. Tơi tìm đến lớp của thầy thì thấy trong lớp học có cả trẻ lang thang,
bụi đời. Thầy cho tôi vào lớp. Rồi thầy dạy tiếng Anh cho chúng tôi bằng
cách mang cây đàn ghi-ta gỗ ra và thầy hát những bài hát tiếng Anh đơn giản.

Thầy rất nghèo, nhưng thầy không bao giờ lấy tiền của học trị. Phát hiện ra
tơi có năng khiếu học ngoại ngữ, thầy đến nhà nói với bố mẹ tôi cho tôi đi
học. Bố mẹ tôi lúc đầu thậm chí cịn tỏ ra nghi ngờ lịng tốt của thầy, nhưng
sau đó thì đồng ý cho tơi đến lớp học. Thầy có tật ở chân, đi lại khó khăn. Cả
đời mình, thầy chưa đi đâu quá xa. Thầy dạy ngoại ngữ cho chúng tôi với một
niềm gửi gắm: “Các em hãy là đôi cánh của thầy”.” [89]
Rồi Quế Mai đỗ cùng lúc hai trường đại học, cô sinh viên nghèo lại tiếp
tục bươn chải trên đất Sài Gòn, lo kiếm tiền đi học. Một năm học, Quế Mai
giành được học bổng phát triển của Chính phủ Australia và bắt đầu những
ngày xa xứ.
Nguyễn Phan Quế Mai theo học ngành quản trị kinh doanh chuyên
ngành truyền thông tại trường Đại học Monash, Australia. Trong suốt các
năm học, chị đều được nhận giải thưởng sinh viên xuất sắc, và sau ba năm

23


học, Quế Mai vượt lên hàng trăm sinh viên bản xứ và sinh viên quốc tế trở
thành thủ khoa tốt nghiệp. Tốt nghiệp đại học, chị được tập đoàn bảo hiểm
quốc tế lớn nhất của Australia nhận vào làm việc. Sau đó, chị vẫn quyết định
trở về Việt Nam.
Quế Mai tiếp tục phát huy khả năng chuyên môn và là một trong những
giám đốc kinh doanh trẻ tuổi, năng động nhất của thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ những năm 1998 – 2001 tại Việt Nam. Chị tham gia xây dựng Luật
bảo hiểm Việt Nam và là một trong những người biên soạn và dịch từ điển
bảo hiểm Việt – Anh đầu tiên của Việt Nam.
Tình yêu với người chồng ngoại quốc một lần nữa đưa chị rời xa tổ
quốc. Chồng chị làm công tác ngoại giao tại Liên minh Châu Âu, sau khi hết
nhiệm kì tại Việt Nam nhận nhiệm kì mới tại Bangladesh. Bốn năm sống ở
Bangladesh, Quế Mai vẫn phát huy được khả năng chuyên môn của mình và

là một trong những cán bộ chủ chốt của Trung tâm thông tin, trường Quốc tế
Mỹ tại Dhaka (AISD). Chị đã cùng đồng nghiệp tham gia các dự án xã hội,
triển khai những chương trình xóa mù chữ ở Bangladesh, một đất nước có tỉ
lệ người mù chữ lên đến gần 50 phần trăm.
Năm 2006, Quế Mai trở về Việt Nam phụ trách truyền thông cho khu
vực châu Á của tổ chức Phát triển Hà Lan. Công việc bận rộn, những chuyến
cơng tác nước ngồi liên miên, rồi việc cân bằng giữa cuộc sống gia đình và
cơng việc thực sự là một thách thức lớn... Chính vào lúc này, chị đã tìm đến
với thơ ca “thực sự làm thơ khi trở về Hà Nội năm 2006”. Bút danh Nguyễn
Phan Quế Mai cũng bắt đầu được ra đời, được ghép lại từ tên của chị, tên
chồng và tên con gái.
Ngoài ba mươi tuổi, Quế Mai đến với thơ nhưng những gì mà chị viết
ra sớm nhận được sự đồng cảm của bạn đọc. Quế Mai từng tâm sự về sự
nghiệp thơ của mình: “Tơi là người mắc nợ những mối tình rất đẹp và phải trả

24


nợ bằng những bài thơ” [89], Tập thơ đầu tay Trái cấm với bìa sách là ảnh
nude của NSNA Thái Phiên gây chú ý mạnh với công chúng. Năm tháng sau,
tác phẩm được đặt hàng tái bản bởi Fahasa như một “hiện tượng lạ” đối với
các ấn phẩm thơ. Trong ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám,
Nguyễn Phan Quế Mai xuất hiện với màn trình diễn thơ trẻ. Đây cũng là lần
ra mắt chính thức của chị với làng thơ, đánh dấu bước đường thi ca của người
con xa xứ đã trở về đất mẹ.
Tiếp sau đó là sự ra đời của các tập thơ Cởi gió và tập thơ song ngữ
Những ngơi sao hình quang gánh. Chị cũng là người tích cực trong các hoạt
động quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài. Tại các hội nghị, các sự kiện
văn học có yếu tố nước ngoài, Quế Mai sẵn sàng sắm vai phiên dịch. Bên
cạnh đó chị cũng tích cực góp phần chuyển ngữ thơ Việt sang tiếng Anh.

Trong thời gian ở Việt Nam, Quế Mai đã làm cầu nối và tham gia chuyển ngữ
các tác phẩm của một số nhà thơ trong nước như Nguyễn Trọng Tạo, Trần
Quang Quý.... Chị còn chuyển ngữ tác phẩm thơ của nhà thơ Bruce Weigl đến
với độc giả Việt Nam. (Nhà thơ Bruce Weigl là một cựu chiến binh từng có
mặt trong cuộc chiến tranh VN. Ơng là người đã dám nói ra sự thật của cuộc
chiến bằng những bài thơ. Nỗi đau, tình người, sự sẻ chia, khát vọng hàn gắn
là những gì Bruce muốn gửi gắm qua thi ca. Ông hiện đang chống chọi với
căn bệnh ung thư vì ảnh hưởng chất độc da cam tại chiến trường Việt Nam).
Chị đã được nhận bằng khen của Hội Nhà văn Việt Nam vì những đóng
góp của mình trong việc đưa văn học Việt Nam ra thế giới tại Hội nghị quảng
bá văn học Việt Nam ra thế giới đầu năm 2010. Cũng trong năm 2010, tập thơ
Những ngơi sao hình quang gánh của chị cũng đã được in song ngữ, việc
chuyển ngữ được thực hiện bởi giáo sư Bruce Weigl (Ohio, Mỹ).
Bên cạnh làm thơ, Nguyễn Phan Quế Mai là một trong những người
sáng lập và là trưởng nhóm của nhóm tình nguyện Chắp cánh ước mơ – hoạt

25


×