Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ tại bệnh viện tỉnh hải dương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỒ THỊ NGA

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GIA LỘC,
TỈNH HẢI DƯƠNG, NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỒ THỊ NGA

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GIA LỘC,
TỈNH HẢI DƯƠNG, NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

TS. Phạm Đức Phúc


HÀ NỘI, 2013


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 10
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 13
1.1. Một số vấn đề cơ bản về CTRYT ............................................................ 13
1.1.1. Các khái niệm .................................................................................... 13
1.1.2. Phân loại CTYT................................................................................. 13
1.1.3. Những nguy cơ của CTRYT đối với sức khỏe ................................. 15
1.1.4. Nguy cơ của CTRYT đối với môi trường ........................................ 15
1.1.5. Công nghệ xử lý CTRYT .................................................................. 16
1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới ............................... 17
1.3. Thực trạng quản lý CTRYT tại Việt Nam ............................................. 18
1.3.1. Thực trạng quản lý CTRYT tại Việt Nam....................................... 18
1.3.2. Thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc ......... 20
Khung lý thuyết ..................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 23
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................. 23
2.4.1. Cỡ mẫu định tính............................................................................... 23
2.4.2. Cỡ mẫu định lượng............................................................................ 24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 24
2.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................... 24
2.5.2. Thu thập thông tin sơ cấp ................................................................. 25
2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 26
2.6.1. Nhóm biến số về thực trạng quản lý CTRYT.................................. 26

2.6.2. Nhóm biến số về các yếu tố liên quan .............................................. 29
2.6.3. Nhóm các biến số bổ trợ thu thập từ bộ câu hỏi phát vấn.............. 30
2.7. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................................ 33


2.8. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 35
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .............................................................. 35
2.10.

Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ................... 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 37
3.1. Thông tin chung về ĐTNC ......................................................................... 37
3.2. Thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc ............... 37
3.2.1. Thực trạng về văn bản hướng dẫn và dụng cụ phục vụ công tác quản
lý CTRYT ....................................................................................................... 38
3.2.2. Thực trạng phân loại CTRYT ............................................................. 40
3.2.3. Thực trạng thu gom CTRYT............................................................... 41
3.2.4. Thực trạng vận chuyển CTRYT ......................................................... 43
3.2.5. Thực trạng lưu giữ CTRYT ................................................................ 43
3.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa
khoa Gia Lộc ...................................................................................................... 44
3.3.1. Sự quan tâm của lãnh đạo ................................................................... 44
3.3.2. Quy định và văn bản hướng dẫn quản lý CTRYT ............................ 46
3.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ quy trình quản lý CTRYT ........................... 48
3.3.4. Hiểu biết của NVYT về quản lý CTRYT ............................................ 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 55
4.1.Thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc........... 55
4.1.1. Thực trạng văn bản hướng dẫn và cơ sở vật chất phục vụ công tác
quản lý CTRYT. ............................................................................................. 55

4.1.2. Thực trạng phân loại CTRYT ........................................................... 57
4.1.3.

Thực trạng thu gom CTRYT........................................................... 59

4.1.4.

Thực trạng vận chuyển CTRYT ..................................................... 59

4.1.4

Thực trạng lưu giữ CTRYT .............................................................. 60

4.2. Các yếu tố liên quan đến thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa
khoa Gia Lộc ...................................................................................................... 61
4.2.1. Sự quan tâm của lãnh đạo ................................................................... 61
4.2.2. Quy định và văn bản hướng dẫn quản lý CTRYT .................................... 62


4.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ quy trình quản lý CTRYT ........................... 62
4.2.4. Hiểu biết của NVYT về quản lý CTRYT ............................................ 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 64
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 67
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT


Bộ Tài nguyên & Môi trường

BYT

Bộ Y tế

CSYT

Cơ sở y tế

CTR

Chất thải rắn

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYT

Chất thải y tế

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTPV

Đối tượng phỏng vấn


ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NVYT

Nhân viên y tế

QLMT

Quản lý môi trường

TNNN

Tai nạn nghề nghiệp

VSN

Vật sắc nhọn

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới

PLCTR

Phân loại chất thải rắn

TGCTR

Thu gom chất thải rắn

VCCTR

Vận chuyển chất thải rắn

LGCTR

Lưu giữ chất thải rắn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nhóm biến số thực trạng quản lý CTRYT thu thập được do quan sát ..... 26
Bảng 2.2. Nhóm biến số thực trạng quản lý CTRYT thu thập được do phỏng vấn
sâu ........................................................................................................................... 29
Bảng 2.3. Nhóm biến số định tính thu thập được từ phỏng vấn sâu ........................ 29
Bảng 2.4. Nhóm các biến số bổ trợ thu thập từ bộ câu hỏi phát vấn ........................ 30
Bảng 2.5. Phân loại các biến tổ hợp ........................................................................ 34
Bảng 2.7. Các biến đánh giá trên bảng kiểm ........................................................... 34
Biểu đồ 3.1: Nhóm tuổi của ĐTNC..........................................................................30
Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp của ĐTNC.......................................................................30

Bảng 3.1. Thông tin chung về ĐTNC ...................................................................... 31
Bảng 3.2. Thực trạng về văn bản hướng dẫn và dụng cụ phục vụ công tác quản lý
CTRYT.................................................................................................................... 38
Biểu đồ 3.3 : Thực trạng phân loại CTRYT ............................................................ 40
Bảng 3.3: Phân loại thực trạng phân loại CTRYT....................................................34
Biểu đồ 3.4: Thực trạng thu gom CTRYT................................................................35
Bảng 3.4. Thực trạng vận chuyển CTRYT .............................................................. 43
Bảng 3.5. Sự quan tâm của lãnh đạo và quy chế quản lý CTRYT trong BV ........... 45
Bảng 3.6. Kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 50
Biểu đồ 3.5: Kiến thức QL CTRYT của các ĐTNC.................................................45
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phân loại CTR ..................... 51
Bảng 3.8 : Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành phân loại CTR ....... 536
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa giới và thực hành phân loại CTR..............................47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức thu gom và thực hành thu gom................47
Bảng 3.11: Mối liên quan quan giữa kiến thức vận chuyển và thực hành vận chuyển
CTR ......................................................................................................................... 53


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc, Hải Dương
trong thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 nhằm: I) Đánh giá thực
trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
Gia Lộc năm 2013; II) Xác định một số yếu tố liên quan đến hoạt động phân loại,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc năm
2013.
Bằng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định
lượng với các đối tượng nghiên cứu là các văn bản quy định, cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn y tế, các cán bộ y tế bao gồm trưởng
khoa Kiểm soát nhiếm khuẩn, trưởng phòng Điều dưỡng, các điều dưỡng trưởng
khoa, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý của 8 khoa lâm sàng trong bệnh viện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các khoa đều có dán các văn bản quy
định, phân công nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện công tác quản lý chất thải rắn y tế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị như túi, thùng và hộp đựng vật sắc nhọn của các khoa
còn thiếu, chưa đồng bộ và đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Xe chuyên dụng
cho vận chuyển chất thải được trang bị đầy đủ, có đường đi riêng sạch sẽ, hệ thống
kho lưu giữ tập trung đủ điều kiện theo tiêu chuẩn. 100% các đối tượng nghiên cứu
có điểm thực hành phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải đạt loại khá trở lên
(đạt trên 50% số điểm), tỷ lệ đạt loại tốt tương đối cao. Các chất thải được phân loại
ngay tại nguồn phát sinh, thu gom và vận chuyển bằng xe chuyên dụng đủ tần suất
và đạt tiêu chuẩn về thời gian lưu giữ (dưới 24 giờ tại khoa và dưới 48 giờ tại kho
lưu giữ, dưới 24 giờ với chất thải giải phẫu).
Sự quan tâm của lãnh đạo được coi là yếu tố quan trọng nhất có tác động đến
hoạt động quản lý chất thải rắn y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách,
văn bản quy định trong bệnh viện cũng được đánh giá là một số yếu tố liên quan
đến thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải. Có mối liên
quan giữa kiến thức và thực hành phân loại chất thải rắn y tế. Các đối tượng có điểm
kiến thức phân loại thấp hơn có xu hướng có điểm thực hành phân loại chất thải rắn
thấp hơn.


Kết quả nghiên cứu này cho thấy để thực hiện quy trình quản lý chất thải rắn
tốt hơn cần phải trang bị đầy đủ hơn nữa dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác
phân loại, thu gom chất thải rắn, đặc biệt là hộp đựng vật sắc nhọn. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát các khâu trong quy trình quản lý chất thải rắn y tế. Tăng
nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý chất thải rắn y tế, tăng cường công tác đào
tạo, tập huấn kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế và phát huy hơn nữa vai trò của
khoa Kiểm soát nhiếm khuẩn.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính đến năm 2008, Việt Nam có 13.506 cơ sở y tế (CSYT), với hơn 200
nghìn giường bệnh gồm: 774 bệnh viện (BV) đa khoa, 136 BV chuyên khoa, 5 BV
ngành, 83 bệnh BV tư nhân và các hình thức khác. Việc tăng các CSYT dẫn đến
khối lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh, trong đó có thành phần nguy hại ngày
càng gia tăng. Theo báo cáo của Cục QLMT-BYT, hàng năm có khoảng 160.000
tấn rác thải nguy hại sinh ra từ các cơ sở y tế[8].
Theo BTNMT tổng lượng CTRYT phát sinh từ các bệnh viện trong cả nước
khoảng 140 tấn/ngày. Thành phần chất thải nguy hại chiếm 20-25% CTRYT đòi hỏi
phải xử lý bằng những biện pháp phù hợp[4].
Thành phần của CTRYT có chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh
truyền nhiễm, các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người
thông qua các con đường lây nhiễm như qua da (do trầy xước, tổn thương), qua
niêm mạc, qua đường hô hấp…Các chất thải là vật sắc nhọn còn có khả năng gây
tổn thương kép (vừa gây tổn thương, vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền
nhiễm) cho các đối tượng phơi nhiễm.
Tỷ lệ quy cho TTNN bởi VSN của viêm gan vi-rút B ở NVYT nói chung là
32,16%; ở y/bác sỹ là 27,8%; ở điều dưỡng là 39,5% và ở các NVYT khác là
21,7%.Tỷ lệ quy cho TTNN bởi VSN của HIV ở NVYT nói chung là 0,52%; ở
y/bác sỹ là 0,49%; ở điều dưỡng là 0,53% và ở các NVYT khác là 0,23%[21].
Tỷ lệ gia tăng chất thải y tế phụ thuộc vào tăng giường bệnh, phát triển các
dịch vụ kỹ thuật và sự tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân. Ước tính đến năm
2015 lượng chất thải phát sinh khoảng 600 tấn/ngày. Có đến 100% BV tuyến TW,
88% BV tuyến tỉnh, 54% BV tuyến huyện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt tại
chỗ hoặc thuê Công ty môi trường đô thị đốt tập trung. Số BV còn lại xử lý chất thải
rắn y tế bằng phương pháp thủ công, chôn lấp tại chỗ[19].
Những năm qua, đã có hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường,
quản lý chất thải y tế được ban hành, tạo căn cứ pháp lý cho các cấp cơ sở quản lý
chất thải y tế tại địa phương[17][5].



Trong thời gian qua, tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh viện có thực
hiện phân loại CTR y tế là 95,6% và thu gom CTR y tế hàng ngày là 90,9%.
Phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà
chứa rác, còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của
Quy chế quản lý chất thải y tế. Chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom CTR y
tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế[9].
Bệnh viện đa khoa Gia Lộc là bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y tế Hải
Dương. Bệnh viện có quy mô 150 giường kế hoạch, công suất sử dụng giường bệnh
trung bình hàng năm là 100%[2]. Trong quá trình hoạt động, số lượng chất thải
trung bình hàng tháng của bệnh viện là trên 5.000kg, trong đó số lượng chất thải lây
nhiễm và độc hại là khoảng 400kg[3]. Cũng như nhiều bệnh viện tuyến huyện khác,
cơ sở vật chất của bệnh viện đa khoa Gia Lộc còn nhiều hạn chế, kinh phí hoạt động
nói chung và kinh phí cho quản lý chất thải nói riêng còn thiếu. Chính vì vậy công
tác quản lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn. Để đánh giá đúng thực trạng quản lý
CTR y tế của bệnh viện như thế nào? Có đáp ứng được các yêu cầu quy định tại
quyết định 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế được ban hành ngày 30 tháng 11 năm
2007 không? Kiến thức và thực hành của nhân viên y tế như thế nào? Những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện ra sao? Chúng tôi thực
hiện đề tài đánh giá “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên
quan tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, năm 2013”.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y

tế tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, năm 2013.
2.


Xác định một số yếu tố liên quan đến hoạt động phân loại, thu gom, vận

chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về CTRYT

1.1.1. Các khái niệm
CTYT là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao
gồm CTYT nguy hại và CTYT thông thường.
CTR là tất cả những chất thải không phải nước thải và khí thải.
CTYT nguy hại là CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và
môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn hoặc
có tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.
CTYT thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ.
Quản lý CTYT là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom,
vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện.
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất

khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe của con người và môi trường.
1.1.2. Phân loại CTYT
Theo quy chế quản lý CTYT được Bộ Y tế quy định tại quyết định
43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007, chất thải trong các cơ sở y tế được
chia thành 5 loại:
-

Chất thải lây nhiễm:

+ Chất thải sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,


lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
+ Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
-

Chất thải hóa học nguy hại:

+ Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
+ Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
+ Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu
+ Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy

ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ
tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn
đoán hình ảnh, xạ trị).
-

Chất thải phóng xạ

Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
-

Bình chứa áp suất:

Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
-

Chất thải thông thường:

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng cách ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.


+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

1.1.3. Những nguy cơ của CTRYT đối với sức khỏe
Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương
tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những người ở trong
hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn.
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể
thông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; qua niêm mạc; đường hô
hấp; đường tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng hóa
chất khử khuẩn có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không an toàn.
Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da, mà còn gây nhiễm trùng vết
thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường gặp
nhất trong cơ sở y tế.
Năm 2012, số NVYT bị tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn là 64,8%. Trong
đó điều dưỡng có tần suất bị tổn thương cao nhất (19/100 người/năm). Số trường
hợp xảy ra khi tiến hành vứt bỏ và thu gom rác thải là 8.8%. Tỷ lệ mới mắc viêm
gan B do vật sắc nhọn ở NVYT nói chung là 50 ca/100.000 người/năm; ở điều
dưỡng là 65 ca/100.000 người/năm. Tỷ lệ mới mắc HIV do vật sắc nhọn ở NVYT
nói chung là 0,2 ca/100.000 người/năm; ở điều dưỡng là 0,3 ca/100.000
người/năm[21].
1.1.4. Nguy cơ của CTRYT đối với môi trường
Các CTRYT nếu không được quản lý tốt có thể gây ô nhiễm không khí, ô
nhiễm đất và nước. Ô nhiễm không khí gây ra do mùi và các chất bay hơi từ khu
vực lưu giữ chất thải, đặc biệt là khói phát sinh từ các lò thiêu đốt chất thải.
Ô nhiễm nguồn nước do các hóa chất và sinh vật rò rỉ từ khu vực lưu giữ
chất thải và nước rửa từ các lò thiêu đốt chất thải. Các hóa chất độc hại như kim loại
nặng, chất phóng xạ, chất gây tổn thương tế bào, chất gây ung thư, chất gây dị ứng
có thể rơi vào nguồn nước, hậu quả là các nguồn nước bị ô nhiễm[1].


Ô nhiễm đất có thể xảy ra bởi các hóa chất độc, chất phóng xạ và mầm bệnh
chứa trong CTYT và nguồn nước bị ô nhiễm do CTRYT ngấm vào đất.

1.1.5. Công nghệ xử lý CTRYT
-

Nguyên tắc tiêu hủy CTRYT:
+ Yêu cầu xử lý CTRYT:
CTRYT phải được xử lý theo quy định, mỗi loại chất thải có những yêu cầu

xử lý riêng nhưng toàn bộ CTRYT nguy hại đều phải được quản lý và xử lý triệt để.
CTYT thông thường xử lý như chất thải sinh hoạt.
+ Yêu cầu chung xử lý CTRYT nguy hại là không gây ô nhiễm thứ cấp, nằm
trong quy định chung về quản lý và xử lý chất thải, đảm bảo đúng quy định luật bảo
vệ môi trường.
-

Công nghệ xử lý và tiêu hủy[15][6][20][10]
+ Công nghệ thiêu đốt: sử dụng năng lượng từ các nhiên liệu để đốt các chất

thải, có thể sử lý được nhiều loại chất thải đặc biệt là chất thải lâm sàng. Phương
pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng chất thải đồng thời tiêu diệt hoàn toàn các
mầm bệnh trong chất thải nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao và chi phí
vận hành, bảo dưỡng tương đối tốn kém.
+ Công nghệ khử khuẩn hóa học: sử dụng một số hóa chất khử trùng (HClO.
NaClO…) để tiêu diệt các mầm bệnh làm cho chất thải được an toàn về mặt vi sinh
vật. Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn, chi phí vận hành đắt tùy
thuộc vào loại hóa chất và có thể gây ô nhiễm thứ cấp do một số hóa chất dư thừa.
+ Công nghệ xử lý nhiệt khô và hơi nước: sử dụng nhiệt ẩm hoặc hấp khô để
diệt khuẩn ở nhiệt độ 121-160 độ C. Chỉ áp dụng lượng chất thải rất nhỏ.
+ Công nghệ vi sóng: là một công nghệ mới, hiệu quả. Chi phí đầu tư ban
đầu tương đối đắt nhưng xử lý bằng phương pháp này nhiều vật liệu có thể tái sử
dụng

+ Công nghệ chôn lấp: chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành rẻ
nhưng chỉ khi được phép và đảm bảo điều kiện tự nhiên như diện tích rộng, đặc
điểm thổ nhưỡng, đặc điểm nguồn nước ngầm, xa khu dân cư…


+ Cố định chất thải: cố định chất thải cùng với chất cố định như: xi măng,
vôi. Thông thường hỗn hợp gồm chất thải y tế nguy hại 65%, vôi 15%, xi măng
15%, nước 5% được trộn nén thành khối.
1.2.

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới,

đặc biệt là các nước phát triển như: Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… các công
trình nghiên cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực quản lý chất thải y tế như: biện pháp
giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, các phương pháp xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả
của các biện pháp xử lý…, tác hại của chất thải y tế đối với môi trường, biện pháp
giảm thiểu tác hại của chất thải y tế và phòng chống tác hại của rác thải y tế đối với
sức khỏe cộng đồng…
Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật
cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải
của riêng mình. Nhật bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn với
hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thụy Sỹ (33%), Singapore chỉ sử dụng phương
pháp đốt, Pháp sử dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%)… các nước sử
dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn
là Phần Lan (84%), Thái Lan (84%), Liên Bang Nga (80%). Tây ban nha(80%)[16].
Khối lượng chất thải y tế thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh viện, lượng
bệnh nhân khám, chữa bệnh, điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực, phương pháp,
thói quen của nhân viên y tế trong việc khám điều trị, chăm sóc, số lượng người nhà

được phép đến thăm bệnh nhân…
Theo tổ chức y tế thế giới, phân loại chất thải ban đầu là biện pháp đơn giản
để giảm thiểu các loại chất thải y tế và quản lý chúng một cách có hiệu quả. Phân
loại chất thải đảm bảo phân tách các chất thải một cách chính xác để sử dụng các
biện pháp xử lý thích hợp nhằm làm giảm chi phí và hạn chế tối đa các tác động tiêu
cực của chúng đối với sức khỏe cộng đồng. Các chất thải sau khi được phân loại
phải được thu gom ngay trong ngày và phải được lưu giữ tại nơi có điều kiện thích
hợp để xử lý. Tuy nhiên trên thế giới hiện có 18-64% các cơ sở y tế chưa có biện


pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở y tế, tỷ lệ công nhân xử lý chất thải bị
tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải còn cao (12,5%). Tổn
thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, chủ yếu là dung hai tay tháo lắp
kim và thu gom tiêu hủy vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều
tra vận chuyển chất thải đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng có
nắp đậy.
1.3.

Thực trạng quản lý CTRYT tại Việt Nam

1.3.1. Thực trạng quản lý CTRYT tại Việt Nam
Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam, quá trình thiết kế và xây dựng trong giai
đoạn đất nước còn nghèo, trải qua chiến tranh lại chưa có nhận thức đúng nên đều
không có phân xử lý chất thải đảm bảo quy định và ngày nay vấn đề này đã trở lên
bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường bệnh viện và xung quanh bệnh
viện gây ra sự không đồng tình của nhân dân mà các cơ quan báo chí, truyền hình
đã phản ánh trong các phóng sự điều tra.
Hệ thống xử lý triệt để các loai chất thải y tế tại các bệnh viện còn thiếu
nhiều, việc thu gom và vận chuyển chất thải bệnh viện chủ yếu bằng phương pháp
thủ công và lưu giữ tại các khu vực chưa đạt đủ tiêu chuẩn, với thời gian lưu trữ chờ

chuyển đi từ 1-7 ngày. Thời gian này đủ để quá trình phân hủy chất thải diễn ra và
gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
Thêm nữa, với sự tham gia của chuột, bọ, côn trùng và người bới chất thải đã làm
tăng khả năng lây nhiễm, gây mất vệ sinh ngay tại bệnh viện và môi trường sống
xung quanh.
Nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những
nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn rất hạn chế do công tác giáo dục,
tuyên truyền chưa được trú trọng đúng mức. Hiện tượng dân vào bới các loại chất
thải tại các khu vực lưu giữ chất thải của bệnh viện để thu nhặt ống nhựa, kim tiêm,
găng tay phẫu thuật… để tái chế sử dụng lại diễn ra ở một số nơi là do thiếu quản lý
chặt chẽ và chưa có quy trình xử lý chất thải triệt để.
Một đánh giá về tình hình quản lý chất thải y tế trên địa bàn huyện Long
Thành năm 2010 cho thấy chỉ có 54,4% nhân viên y tế có kiến thức chung đúng,


51,6% nhân viên y tế có thái độ chung đúng, 46,0% nhân viên y tế có hành vi
đúng[12].
Kết quả quan trắc thực trang môi trường y tế khu vực miền trung Tây Nguyên
năm 2008 cho thấy chỉ có 25 % các đơn vị được quan trắc có hệ thống xử lý nước thải
họat động, không đơn vị nào có lò đốt rác thải họat động[7].
Năm 2006, Trần Thị Minh Tâm và cộng sự nghiên cứu sự hiểu biết về quản
lý, xử lý chất thải y tế của cán bộ, NVYT tại 11 bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương.
Kết quả cho thấy: tỷ lệ cán bộ NVYT biết về quy định màu sắc các vệt dụng dựng
chất thải, phân loại đúng năm nhóm chất thải y tế và biết cách xử lý chất thải y tế ở
nhóm bệnh viện chưa xử lý chất thải không cao, tỷ lệ này có sự khác biệt với các
bệnh viện đã xử lý chất thải[14].
Từ tháng 03/ 2009 đến 12/2009 nghiên cứu về thu gom, phân loại chất thải y
tế tại 195 nhóm làm việc của 6 bệnh viện trong phạm vi thành phố Nam Định cho
kết quả: tất cả số nhóm của các bệnh viện chưa sử dụng đủ mã màu. 100% số nhóm
của các bệnh viện sử dụng túi đựng chất thải đúng tiêu chuẩn. Tỷ lệ 100% các nhóm

của bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, bệnh viện Phụ Sản, bệnh viện Mắt sử dụng
thùng đựng chất thải đúng tiêu chuẩn. Việc phân loại chất thải 100% số nhóm của
các bệnh viện đã phân loại ngay tại nơi phát sinh, nhưng do thiếu phương tiện nên
chất thải đựng vào hộp, thùng sai quy định, chỉ có bệnh viện Mắt đạt tỷ lệ cao nhất
66.6%[13].
Một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện đa khoa Đông Anh cho thấy có
99,3% các NVYT trả lời đã được hướng dẫn về quy chế quản lý CTR nhưng tỷ lệ
chất thải được thu gom, phân loại đúng là thấp (từ 30-60%), tỷ lệ NVYT hiểu biết
về 5 nhóm CTRYT là 27,2%[18].
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế
tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2009 đã chỉ ra khối lượng
CTYT mỗi ngày là 1,3kg/giường bệnh/ngày; lượng CTYT nguy hại là
0,11kg/giường bệnh/ngày, chiếm 8,77% so với tổng lượng CTYT hàng ngày. CTYT
đã được bệnh viện phân nhóm theo quy định của Bộ Y tế, đặc biệt nhóm chất thải
lây nhiễm đã tách chất thải sắc nhọn ra thành một loại để hạn chế chấn thương nguy


hiểm. Chất lượng hoạt động xử lý chất thải rắn đạt kết quả tốt (95,7%). Chất lượng
hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ CTR đạt mức trung bình (51,963%)[11].
1.3.2. Thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện đa khoa Gia Lộc
Bệnh viện đa khoa Gia Lộc là bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y tế Hải
Dương. Bệnh viện có quy mô 150 giường kế hoạch, công suất sử dụng giường bệnh
trung bình hàng năm là 100%. Trong quá trình hoạt động, số lượng chất thải trung
bình hàng tháng của bệnh viện là trên 5000kg, trong đó số lượng chất thải lây nhiễm
và độc hại là khoảng 400kg. Hiện nay bệnh viện đang triển khai hoạt động quản lý
chất thải y tế theo các tiêu chí của Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y
tế.
Bệnh viện đã thành lập được Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện bao
gồm các trưởng khoa, điều dưỡng trưởng do phó giám đốc bệnh viện làm chủ tịch.

Hàng năm bệnh viện cũng tiến hành lấy mẫu nước kiểm tra trong chương trình giám
sát môi trường định kỳ theo quy định. Từ năm 2007 đến nay bệnh viện đã rất chú
trọng đầu tư cho công tác quản lý CTRYT, mua sắm trang thiết bị và xây dựng kho
lưu giữ, làm đường đi riêng để công tác vận chuyển CTR thuận lợi, hợp vệ sinh
hơn. Các dụng cụ thu gom, chứa đựng rác cũng được trang bị đầy đủ hơn trước, tuy
chưa đáp ứng được yêu cầu về đa dạng màu sắc. Bệnh viện cũng đã được trang bị lò
đốt rác công nghệ Nhật Bản, xử lý rác thải một cách an toàn và hiệu quả. Bên cạnh
đó, bệnh viện cũng hợp tác với đơn vị vệ sinh môi trường của thị trấn Gia Lộc trong
việc vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của bệnh viện.
Cũng như nhiều bệnh viện tuyến huyện khác, cơ sở vật chất của bệnh viện đa
khoa Gia Lộc còn nhiều hạn chế, kinh phí hoạt động nói chung và kinh phí cho
quản lý chất thải nói riêng còn thiếu. Chính vì vậy công tác quản lý chất thải còn
gặp nhiều khó khăn. Qua phỏng vấn đồng chí Giám đốc bệnh viện Gia Lộc, khoa
Kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện mới được thành lập và đi vào hoạt động vào
tháng 9 năm 2010. Từ đó đến nay chưa có một đánh giá nào về hoạt động của khoa
nói chung cũng như hoạt động quản lý chất thải rắn y tế nói riêng. Như vậy nghiên


cứu của chúng tôi sẽ mô tả thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện
và một số yếu tố liên quan; từ đó sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện việc
thực hành quản lý chất thải rắn y tế, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và vệ sinh
môi trường.


Khung lý thuyết

Cơ sở vật chất
Trang thiết bị thu
gom, vận chuyển
(túi, thùng, xe,…)

Kho lưu giữ chất
thải
Lối đi vận chuyển
rác thải


Lãnh đạo bệnh viện
Sự hỗ trợ, quan tâm
nhân viên
Kiểm tra, giám sát
Tổ chức đào tạo, tập
huấn cho nhân viên


Thực trạng
quản lý
chất thải rắn y tế

Môi trường chính
sách
Quyết định
43/2007/QĐ-BYT
Luật bảo vệ môi
trường


Nhân viên
Kiến thức
Thói quen
Được đào tạo, tập

huấn
Phối hợp với đồng
nghiệp



CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
-

Lãnh đạo quản lý bệnh viện, trưởng các khoa phòng chuyên môn và

chức năng trong bệnh viện, bao gồm trưởng khoa KSNK, trưởng phòng Điều
dưỡng, điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng.
-

Các nội qui, qui định, văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý chất

thải bệnh viện.
-

Cơ sở vật chất trang thiết bị quản lý chất thải gồm: dụng cụ phân loại,

thu gom, phương tiện vận chuyển, khu vực lưu giữ chất thải y tế.
-

Nhân viên y tế trực tiếp, tham gia chủ yếu vào hoạt động phân loại,


thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải bao gồm toàn bộ điều dưỡng viên, hộ sinh
viên, hộ lý của 8 khoa lâm sàng: nội, ngoại, sản, nhi, đông y (ĐY), liên chuyên khoa
(LCK), hồi sức cấp cứu (HSCC), truyền nhiễm (TN).
2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng

5/2013
-

Địa điểm: 8 khoa lâm sàng, khu vực lưu giữ chất thải bệnh viện đa

khoa Gia Lộc
2.3.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng, sử dụng

phương pháp phỏng vấn người quan trọng, phỏng vấn sâu, bộ câu hỏi phát vấn và
bảng kiểm quan sát cho điểm.
2.4.
2.4.1.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu định tính
-


Phỏng vấn người quan trọng với các đối tượng là lãnh đạo bệnh viện,

các trưởng khoa chuyên môn và chức năng của bệnh viện.
-

Cỡ mẫu cho phỏng vấn sâu được thực hiện với các đối tượng được

chọn có chủ đích bao gồm: trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, trưởng phòng điều
dưỡng, ba điều dưỡng trưởng khoa đại diện và 02 điều dưỡng viên, 01 hộ sinh viên,
03 hộ lý.


2.4.2.

Cỡ mẫu định lượng
-

Cỡ mẫu cho phát vấn bao gồm toàn bộ điều dưỡng, nữ hộ sinh và hộ

lý tại 8 khoa lâm sàng có mặt tại thời điểm nghiên cứu, tổng cỡ mẫu là 81.
-

Cỡ mẫu cho quan sát thực hành phân loại rác thải của NVYT bao gồm

tất cả điều dưỡng và nữ hộ sinh tại 8 khoa lâm sàng có mặt tại thời điểm nghiên
cứu, tổng số là 64.
Đối với các bệnh viện tuyến huyện, tiêm là hoạt động được các NVYT thực
hiện thường xuyên nhất, phát sinh nhiều loại rác thải khác nhau cần phân loại như
vỏ bao, ống thuốc tiêm, bông, bơm kim tiêm, găng tay… Vì vậy thông qua việc

quan sát thực hành phân loại rác thải trong quy trình tiêm, chúng ta sẽ có một cái
nhìn tổng quan về thực trạng phân loại CTRYT.
Mỗi đối tượng sẽ được quan sát trong ba ngày liên tiếp, mỗi lần quan sát 3
hoạt động phân loại rác thải phát sinh trong quá trình tiêm theo bảng kiểm. Tổng số
lượt quan sát là 576 lượt.
Mẫu cho quan sát thu gom, vận chuyển CTRYT là toàn bộ hộ lý của 8

-

khoa lâm sàng có mặt tại thời điểm nghiên cứu là 17 người. Mỗi người được quan
sát 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Tổng số lượt quan sát là 51 lượt.
-

Cỡ mẫu cho quan sát lưu giữ CTRYT là toàn bộ thùng chứa rác tại 8

khoa lâm sàng và 2 nhà kho lưu giữ tập trung của bệnh viện được quan sát và cho
điểm dựa trên bảng kiểm.
-

Quan sát tại các khoa phòng chuyên môn về các nội qui, qui định

hướng dẫn về quản lý CTYT.
-

Quan sát toàn bộ trang thiết bị được sử dụng trong quy trình thực

hành quản lý CTRYT tại bệnh viện bao gồm: thùng, xô, túi, xe đẩy, nhà chứa…
2.5.

Phương pháp thu thập số liệu


2.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu liên quan đến nội qui, qui định, văn bản hướng dẫn liên quan đến
quản lý CTYT, hoặc các thông tư, nghị định liên quan đến vấn đề quản lý CTRYT.
Sổ sách ghi chép giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quí của bệnh viện.


Xem xét sổ sách theo dõi việc thực hiện quản lý rác thải tại bệnh viện; thu thập
các báo cáo tổng kết và kế hoạch các năm của bệnh viện.
Thu thập thông tin sơ cấp

2.5.2.

*Phỏng vấn người quan trọng bằng các câu hỏi mở nhằm nắm bắt được các
nội qui, qui định, văn bản hướng dẫn và sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện về
quản lý chất thải bệnh viện nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng.
*Phỏng vấn sâu các đối tượng được lựa chọn có chủ đích bằng bộ câu hỏi
hướng dẫn phỏng vấn sâu nhằm làm rõ hơn về một số yếu tố liên quan đến vấn đề
quản lý CTRYT.
Điều tra viên xin ý kiến chấp thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng
nghiên cứu, thực hiện phỏng vấn đối tượng nghiên cứu dựa vào hướng dẫn phỏng
vấn sâu. Công cụ hỗ trợ bao gồm: giấy, bút, máy ghi âm…
*Quan sát thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải.
-

Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải

được thực hiện bằng phương pháp quan sát (không tham dự) điền vào bảng kiểm.
Nội dung bảng kiểm được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá của quy chế quản
lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày

30/11/2007 của bộ trưởng bộ y tế.
-

Quan sát thực trạng dụng cụ, TTB quản lý CTRYT tại những vị trí đặt

trong bệnh viện.
-

Quan sát tại các khoa chuyên môn về sự hiện diện và nội dung các nội

qui, qui định, văn bản hướng dẫn liên quan đến quản lý chất thải y tế.
-

Các điều tra viên chọn vị trí quan sát không gây sự chú ý đối với nhân

viên y tế và quan sát hoạt động tiêm tại các phòng bệnh trong các khoa để quan sát
các đối tượng thực hiện những thao tác phân loại chất thải. Thực hiện quan sát đánh
giá thực trạng phân loại chất thải tại 3 khoa lâm sàng vào 1 trong 2 thời điểm: buổi
sáng từ 9h30-11h, buổi chiều từ 14h30-16h, mỗi đối tượng sẽ được quan sát trong 3
ngày liên tiếp, mỗi ngày quan sát 3 hoạt động tiêm xảy ra gần nhất tại thời điểm
quan sát.


×