Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.36 KB, 144 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành y tế là ngành có nhiều hoạt động đa dạng, trên nhiều lĩnh vực như: khám
chữa bệnh, dự phòng, sản xuất thuốc và sinh phẩm y tế. Nhiệm vụ quan trọng của ngành y
tế là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
động, các cơ sở y tế đã thải ra những chất thải có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường và lan
truyền bệnh tật tới các vùng xung quanh, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới, lượng chất thải y tế nguy hại chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải phát
sinh từ các hoạt động chăm sóc sức khỏe, trong đó có khoảng 10% chất thải nhiễm khuẩn
và 5% chất thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào và các hóa chất độc hại
khác [47], [50].
Chất thải y tế nếu không được xử lý và quản lý tốt sẽ trở thành nguồn lây nhiễm
bệnh cho nhân viên y tế (NVYT), cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhân
viên y tế, bệnh nhân, người xử lý chất thải, người nhặt rác và người dân trực tiếp tiếp xúc
với y tế có nhiều nguy cơ rủi ro từ các chất thải y tế. Chất thải y tế sắc nhọn được coi là
một loại rác rất nguy hiểm vì nó gây tổn thương kép như vừa gây tổn thương lại vừa có
khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một
người bị chấn thương từ một kim tiêm đã sử dụng trên một bệnh nhân có nguy cơ bị lây
nhiễm HBV, HCV và HIV tương ứng là 30%; 1,8% và 0,3% [50]. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ước tính trong năm 2000 trên toàn Thế giới có khoảng 21 triệu ca nhiễm virus
viêm gan B, 2 triệu ca nhiễm virus viêm gan C và 260.000 ca nhiễm HIV do tiêm chích
kim tiêm bẩn. Nhiều trường có thể đã được tránh khỏi nếu bơm kim tiêm được thải bỏ một
cách an toàn [51]. Vì vậy quản lý chất thải y tế đang là mối quan tâm không chỉ riêng
ngành y tế mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội.
Kết quả đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2002 tại 22 nước đang
phát triển cho thấy: tỷ lệ các cơ sở y tế không sử dụng các phương pháp thích hợp xử lý
chất thải khoảng từ 18% đến 64% [49].
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường, chỉ có khoảng 50% các
bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải y tế đúng Quy chế Quản lý chất thải [9].
Hiện có khoảng 44% bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế trong đó có 76,5% bệnh
viện trung ương; 53% bệnh viện tuyến tỉnh, 37% bệnh viện tuyến huyện. Tuy vậy, hệ
thống xử lý chất thải ở nhiều bệnh viện đã xuống cấp [26]. Chỉ có 17% trung tâm y tế dự


phòng (TTYTDP) sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải rắn y tế, 30% trung tâm y tế
dự phòng hợp đồng với bệnh viện trên địa bàn để xử lý. Chất thải rắn y tế tại tuyến xã chưa
được quan tâm và thực hiện, hầu hết các trạm y tế xã chưa xử lý chất thải y tế trước khi xả
ra môi trường [9].
Thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, nhằm hạn chế tác hại do chất thải y
tế gây ra, ngày 30/11/2007, Bộ Y tế ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế áp dụng cho
tất cả các cơ sở y tế và các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải
y tế. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải y tế hiện nay vẫn còn rất nhiều tồn tại, khó khăn.
Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm là tuyến y tế cơ sở, có nhiệm vụ chính là phòng
chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế trong đó có các chương trình mục tiêu
quốc gia, ngoài ra còn có nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu, được phân hạng tương
đương với bệnh viện hạng 3 về công tác khám chữa bệnh. Trong quá trình hoạt động, mỗi
năm các khoa, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế thải ra trên 6.000 kg chất thải lây
nhiễm và độc hại [37],[39]. Cũng như nhiều trung tâm y tế tuyến huyện, cơ sở vật chất tại
các phòng khám, các trạm y tế mặc dù được xây mới, cải tạo, sửa chữa nhưng hệ thống lưu
giữ, xử lý chất thải y tế đều chưa được quy hoạch, thiết kế. Kinh phí hoạt động nói chung
và kinh phí cho quản lý chất thải nói riêng còn hạn chế. Để trả lời cho câu hỏi thực trạng
quản lý chất thải rắn y tế tại các khoa, phòng khám, trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện
Gia Lâm như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất thải rắn y
tế? Nhằm góp phần giúp lãnh đạo và chính quyền địa phương nắm rõ về thực trạng tình
hình, đưa ra những giải pháp phù hợp để công tác quản lý chất thải y tế được thực hiện tốt,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung
tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013”.
MỤC TIÊU
Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các khoa,
phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn thuộc Trung tâm
Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013.
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế
tại các khoa, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn thuộc

Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, năm 2013.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thông tin cơ bản về chất thải y tế
1.1.1. Một số khái niệm
Các khái niệm trong nghiên cứu được tham khảo và trích dẫn từ Quy chế quản lý
chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Luật Bảo vệ môi trường.
Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [28].
Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao
gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường [7].
Chất thải y tế nguy hại: Là CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người
và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc
có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn [7].
Chất thải thông thường: Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ [7].
Quản lý chất thải y tế (QLCTYT): Là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải
y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [7].
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh: Là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế [7].
Vận chuyển chất thải: Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi
xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy [7].
Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy
[7].
Xử lý và tiêu hủy chất thải: Là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất
khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường [7].
1.1.2. Phân loại chất thải y tế

1.1.2.1. Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới
Các nhà quản lý y tế có nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo quan điểm của họ.
Tuy nhiên, tất cả các cách phân loại đều chủ yếu dựa vào tính chất vật lý, hóa học của chất
thải và khả năng gây ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe con người. Theo
WHO, CTYT được phân thành 8 loại [7] như sau: Chất thải nhiễm trùng, chất thải sắc
nhọn, thuốc thải loại, chất thải có tính độc với tế bào, hóa chất, chất thải chứa kim loại
nặng độc, các bình chứa khí nén, chất phóng xạ.
1.1.2.2. Phân loại theo Quy chế Quản lý chất thải của Bộ Y tế
Theo Quy chế QLCTYT được Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, chất thải trong các cơ sở y tế
được chia thành 5 loại là chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng
xạ, bình chứa áp suất và chất thải thông thường. Tuy không phân thành 8 loại như WHO
nhưng CTYT cũng đã bao gồm cả 8 loại trên [7].
1.1.3. Thành phần và khối lượng chất thải y tế
1.1.3.1. Thành phần chất thải y tế
Thành phần CTYT phát sinh từ các hoạt động chuyên môn của các cơ sở y tế rất đa
dạng, phụ thuộc vào mô hình hoạt động, chức năng chuyên môn, quy mô hoạt động của
cơ sở y tế. Các chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế sơ bộ có thể được liệt kê như sau
[32]:
- Chất thải khoa điều trị: Bộ phân thay bông băng gồm gạc, bông băng dính máu
mủ, tổ chức hoại tử đã cắt lọc. Bộ phận tiêm gồm kim tiêm, bơm tiêm, ống thuốc, thuốc
thừa. Ngoài ra còn có các loại dịch tiết, bệnh phẩm, túi đựng.
- Chất thải phòng mổ: bông gạc nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử, các phần cắt bỏ
của cơ thể, máu, dịch, thuốc, hóa chất, kim tiêm, bơm tiêm.
- Chất thải phòng khám: bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc
nhiễm khuẩn, dụng cụ, nẹp cố định, quần áo nhiễm khuẩn.
- Chất thải khoa xét nghiệm huyết học: môi trường, máu, hóa chất chai lọ, kim
tiêm.
- Chất thải khoa xét nghiệm vi sinh, hóa sinh: bệnh phẩm, phân, nước tiểu, máu,
mủ, đờm, hóa chất, môi trường nuôi cấy.

- Chất thải phòng thí nghiệm: các xác động vật, các bộ phận cắt bỏ của động vật,
các chất thải của quá trình sản xuất vắc xin.
- Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân: đồ ăn,
thức uống, vỏ thuốc, giấy loại, quần áo bẩn.
Thành phần chất thải y tế hiện nay rất đa dạng và phức tạp vì chúng ta chưa có hệ
thống phân loại chất thải nguy hại ngay từ lúc phát sinh, đồng thời cũng chưa có một sự
thống nhất trong cách phân loại tại các cơ sở y tế. Các khảo sát cho thấy thành phần của
chất thải y tế bao gồm một số loại chính sau: giấy các loại (3%); Kim loại, vỏ hộp (0,7%);
Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm (3,2%); Bông băng, bột bó gãy xương
(8,8%); Chai, túi nhựa các loại (10,1%); Bệnh phẩm (0,6%); Rác hữu cơ (52,57%); Đất đá
và các vật rắn khác (21,03%) [16].
Theo kết quả đánh giá tại 15 bệnh viện trong cả nước, thành phần chất thải rắn y tế
tại các bệnh viện bao gồm: Đồ nhựa, cao su (bơm tiêm nhựa, dây truyền dịch, găng tay cao
su) chiếm tỷ lệ dưới 20%; Các loại chất thải khác khoảng 30%. Đặc trưng của chất thải y
tế có chứa một lượng nhất định các sản phẩm nhựa cao su, vật phẩm y tế cùng với các chất
thải khác. Nhiều loại vật phẩm y tế thường mang các vi khuẩn, vi trùng và là một môi
trường rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển [42].
Tại 172 bệnh viện của 5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí
Minh, chỉ có 0,38% là chất thải phóng xạ; 18,39% chất thải lây nhiễm; 2,67% chất thải
nguy hại và 78,6% là chất thải thông thường. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ chất thải
lây nhiễm cao (22,12%), chất thải phóng xạ (0,59%), chất thải nguy hại (4,76%), chất thải
thông thường (72,54%) [8].
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, chất thải từ các phòng khám và các khoa điều
trị là 26,79% trong đó chất thải sắc nhọn là 72,4%, chất thải hóa học là 0,61% [35].
1.1.3.2. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh
Theo WHO, nguồn CTYT chính là các bệnh viện và các cơ sở khám chữa
bệnh; Các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm y khoa; Các trung tâm giải phẫu tử thi,
nhà xác; Các phòng thí nghiệm trên động vật; Ngân hàng máu và các nơi thu thập
máu; Nơi chăm sóc y tế cho người cao tuổi. Tại những nước có thu nhập cao, bình
quân cứ mỗi giường bệnh sẽ thải ra 0,5 kg chất thải y tế nguy hại mỗi ngày, còn ở

những nước có thu nhập thấp thì số lượng đó là 0,2 kg [51].
Chất thải y tế phát sinh tại các cơ sở y tế thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và
phụ thuộc các yếu tố khác như cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh viện, lượng bệnh
nhân đến khám chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân nội và ngoại trú, phương pháp và thói quen của
nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và chăm sóc, số lượng người nhà đến thăm bệnh
nhân [21].
Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tiến hành khảo sát, đánh
giá hiện trạng quản lý chất thải của bệnh viện trong cả nước, kết quả cho thấy lượng chất
thải rắn phát sinh tại các tuyến bệnh viện như sau [21]:
- Bệnh viện tuyến Trung ương:
o Chất thải y tế: 0,97 kg/giường bệnh/ngày.
o Chất thải y tế nguy hại: 0,16 kg/giường bệnh/ngày.
- Bệnh viện tuyến tỉnh:
o Chất thải y tế: 0,88 kg/giường bệnh/ngày.
o Chất thải y tế nguy hại: 0,14 kg/giường bệnh/ngày.
- Bệnh viện tuyến huyện:
o Chất thải y tế: 0,73 kg/giường bệnh/ngày.
o Chất thải y tế nguy hại: 0,11 kg/giường bệnh/ngày.
Báo cáo tóm tắt thực trạng quản lý chất thải y tế và định hướng hoạt động trong
thời gian tới [26] cho biết tổng lượng CTRYT phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 350
tấn/ngày, trong đó có 40,5 tấn là CTRYT nguy hại. Ước tính số lượng chất thải năm 2015
là 600 tấn/ngày và năm 2020 là khoảng trên 800 tấn/ngày.
Các bệnh viện có quy mô càng lớn thì lượng CTYT phát sinh càng nhiều và tỷ lệ
các CTYT nguy hại càng cao.
Đối với các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế: Tổng lượng
CTRYT phát sinh trong 1 ngày là 31.685 kg, trong đó lượng CTRYT nguy hại là 5.122 kg.
Ước tính lượng CTRYT của các bệnh viện này đến năm 2015 sẽ là 43.725 – 48.160
kg/ngày, trong đó khoảng 7 – 7,8 tấn là CTRYT nguy hại [17].
Đối với hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở y tế: Tổng lượng
chất thải thông thường phát sinh trong 1 ngày là 104.227 kg. Tổng lượng chất thải

lây nhiễm cần được xử lý trong 1 ngày là 24.776 kg [17].
Đối với các bệnh viện ngành: Lượng CTRYT phát sinh của các bệnh viện ngành
không khác biệt so với các bệnh viện thuộc sở y tế [17].
Đối với các cơ sở y tế dự phòng trên cả nước: Tổng lượng chất thải rắn
trung bình trong một ngày đêm phát sinh tại các trung tâm y tế dự phòng
(TTYTDP) tuyến tỉnh khoảng 9,47kg/ngày, các TTYTDP tuyến quận huyện khoảng
16,42 kg/ngày. Trong đó lượng CTRYT nguy hại chiếm 5 – 10% tổng khối lượng
chất thải rắn, 78% cơ sở y tế dự phòng phát sinh chất thải lây nhiễm, 32% cơ sở
phát sinh chất thải hóa học nguy hại, 8% cơ sở phát sinh chất thải phóng xạ và bình
chứa áp suất [1].
Đối với các cơ sở sản xuất thuốc ở Việt Nam: Các cơ sở sản xuất thuốc có
các loại chất thải khác nhau như: bã dược liệu, chất thải chứa hoạt chất kháng sinh
betalactam…Số lượng ước tính khác nhau. Các cơ sở này thường không có số liệu
thống kê số lượng chất thải rắn [14].
1.1.4. Tác động của chất thải y tế đối với sức khỏe
Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với
các loại chất thải rắn khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận trước
khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể [5].
CTYT được loại bỏ ra khỏi cơ sở y tế theo nhiều cách khác nhau, các chất thải rắn
thông thường được đem chôn lấp, thiêu đốt hoặc đổ ra các bãi rác chung. Các chất thải này
nếu không được quản lý, xử lý tốt sẽ tác động trực tiếp và gây ảnh hưởng đến cộng đồng,
nhất là những người dân sinh sống gần khu vực thải ra các chất thải y tế. Bên cạnh những
tác động về bệnh tật, CTYT còn gây những tác động khác tới người dân như: gây mùi xú
uế khó chịu, nhiều ruồi muỗi, côn trùng, mất mỹ quan đô thị, gây tâm lý nặng nề… [11].
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với CTYT nguy hại là những người có nguy cơ tiềm tàng, bao
gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài các cơ sở y tế làm
nhiệm vụ vận chuyển các CTYT và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất
thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất thải. Những nhóm chính có nguy cơ
cao như: bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện, bệnh nhân
điều trị nội trú hoặc ngoại trú 16].

Theo WHO, CTYT có chứa các vi sinh vật có khả năng gây hại, chúng có
thể gây nhiễm cho các bệnh nhân trong bệnh viện, nhân viên y tế và cộng đồng.
Chất thải và các sản phẩm của nó có thể gây ra những tổn thương: Bỏng do phóng
xạ, vết thương do vật sắc nhọn, ngộ độc và ô nhiễm do thải bỏ dược phẩm [50].
1.1.4.1. Những nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn
Trong thành phần CTYT có thể chứa đựng một lượng lớn tác nhân vi sinh vật gây
bệnh truyền nhiễm. Các tác nhân gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể con người thông
qua các cách thức như sau: qua da, niêm mạc, đường hô hấp, đường tiêu hóa.
Đối với những bệnh nguy hiểm do virus gây ra như HIV/AIDS, viêm gan B hoặc
viêm gan C, các nhân viên y tế đặc biệt là các điều dưỡng là những đối tượng có nguy cơ
nhiễm cao nhất, do họ phải thường xuyên tiếp xúc với những chất thải bị nhiễm máu hoặc
chất tiết của bệnh nhân gây nên. Các nhân viên khác và những người vận hành quản lý, xử
lý chất thải bệnh viện hoặc những người bới nhặt rác cũng có nguy cơ đáng kể [16].
1.1.4.2. Nguy cơ của chất thải sắc nhọn
CTYT sắc nhọn được coi là một loại rác rất nguy hiểm vì nó gây tổn thương kép,
vừa gây tổn thương vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua các vết thương
mà chúng gây nên [50].
Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ đã phát hiện 39 trường hợp mắc HIV/AIDS
nghề nghiệp trong một năm, trong đó có 32 trường hợp bị bơm kim tiêm nhiễm khuẩn
chọc qua da, 1 trường hợp do dao mổ cắt qua da, 1 trường hợp bị tổn thương do vỏ của
ống thủy tinh. Báo cáo cũng cho biết tình trạng nhiễm virus viêm gan B có liên quan đến
các tổn thương do vật sắc nhọn gây ra: nhóm điều dưỡng bị nhiễm viêm gan B do tổn
thương do vật sắc nhọn là cao nhất (mỗi năm có 56 – 96 ca bị nhiễm viêm gan B trong số
17.700 – 22.000 điều dưỡng bị tổn thương do vật sắc nhọn). Nhóm nhân viên vệ sinh bị
nhiễm viêm gan B do tổn thương do vật sắc nhọn đứng thứ hai sau nhóm điều dưỡng (mỗi
năm có 23 – 91 ca bị nhiễm viêm gan B trong số 11.700 – 45.300 nhân viên vệ sinh bị tổn
thương do vật sắc nhọn). Các nhóm khác như bác sỹ, nha sỹ, nhân viên xét nghiệm bị
nhiễm viêm gan B do tổn thương do các vật sắc nhọn gây ra thấp hơn (dưới 15 người mỗi
năm) [23].
Tại các quốc gia đang phát triển, các cơ sở y tế chủ yếu phân loại các chất

thải y tế nguy hại bằng tay nên người phân loại chất thải đối diện với nhiều nguy cơ
trước mắt như nhiễm khuẩn, nhiễm độc khi bị thương bởi kim tiêm [50].
Báo cáo tại Hội thảo quốc gia về “Dự phòng tổn thương do các vật sắc nhọn cho
nhân viên y tế” tại Hà Nội cho thấy, trung bình mỗi ngày bệnh viện Bạch Mai thải ra 50 -
65kg kim tiêm và vật sắc nhọn, 120 kg loại rác nguy hại và 200kg các loại rác khác. Mỗi
tháng, bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An sử dụng 6.000 bơm tiêm, 600 kim tiêm, 150
lưỡi dao, 150 kim khâu. Số người làm việc liên quan đến việc sử dụng các vật sắc nhọn có
nguy cơ bị tổn thương chiếm 55%, chủ yếu là điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý và một số
bác sĩ.
Theo điều tra của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại bệnh viện Thanh
Nhàn, Trung tâm Y tế Đông Anh, bệnh viện Tràng An cho thấy tổn thương do vật sắc
nhọn ở cán bộ y tế chiếm tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ này ở bệnh viện Thanh Nhàn là 68,7%, Trung
tâm Y tế Đông Anh là 85,2% và bệnh viện Tràng An là 50%. Công việc thu gom chất thải
bị tổn thương do vật sắc nhọn chiếm 9,8 - 10,8% [3].
1.1.4.3. Nguy cơ của các chất thải hóa học và dược phẩm
Trong y tế có nhiều loại hóa chất và dược phẩm độc dược, chất gây độc gen, chất
ăn mòn…là những mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người. Các dược sỹ, bác sỹ gây mê,
điều dưỡng, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính có thể mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh
ngoài da do tiếp xúc với các loại hóa chất dạng lỏng bay hơi, dạng phun sương và các
dung dịch khác. Ví dụ như nhiễm độc thủy ngân có thể gây thương tổn thần kinh với các
triệu chứng run rẩy, khó diễn đạt, giảm sút trí nhớ, liệt, nghễnh ngãng, thao cuồng, thậm
chí có thể tử vong [10], [21].
Năm 2000, người ta xác định có 6 trˆ bị mắc bệnh đậu mùa nhẹ sau khi chơi
đùa với các vỏ ống thủy tinh chứa vaccin đậu mùa nhặt từ bãi chôn rác tại thành phố
Vladivostok (Nga). Do vậy, cần lưu ý rằng mặc dù sự lây nhiễm không đe dọa đến
sự sống nhưng các ống chứa vaccin cần được xử lý trước khi thải bỏ [51].
Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê về mức độ phổ biến của bệnh tật gây ra do
các chất thải hóa học hoặc dược phẩm từ các cơ sở y tế đối với cộng đồng, nhưng đã có
nhiều trường hợp tổn thương hoặc ngộ độc liên quan đến việc xử lý các hóa chất và dược
phẩm không đảm bảo trong các cơ sở y tế [10].

1.1.4.4. Nguy cơ của chất thải phóng xạ
Các chất thải phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người do có khả năng gây
ảnh hưởng đến chất liệu di truyền. Ngoài ra, chất thải phóng xạ còn gây ra một loạt các
triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt và nôn nhiều. Chất thải phóng xạ, cũng như
loại chất thải dược phẩm, là một loại độc hại gen, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền. Tiếp
xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao như các nguồn phóng xạ của các phương tiện
chẩn đoán (máy Xquang, máy chụp CT scaner ), có thể gây ra một loạt các tổn thương
chẳng hạn như phá huỷ các mô, từ đó phải phẫu thuật loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể ,
ngoài ra còn làm biến dạng tinh trùng gây vô sinh ở nam giới. Đặc biệt, có thể gây quái
thai, sảy thai hoặc các dị tật bẩm sinh đối với thai nhi nếu người mẹ khi mang thai bị ảnh
hưởng bởi chất phóng xạ.
Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc
nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian lưu giữ
loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và vận
chuyển chất thải y tế phải tiếp xúc với loại chất thải phóng xạ này là những người thuộc
nhóm có nguy cơ cao [16].
Việc sử dụng nguồn phóng xạ trong y học và các ứng dụng khác rất phổ biến
trên toàn thế giới. Đôi khi, cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải phóng xạ không
được thải bỏ an toàn có nguồn gốc từ việc điều trị bằng phóng xạ. Người ta đã ghi
nhận được những trường hợp nghiêm trọng xảy ra ở Brasil vào năm 1988 (có 4
người chết, 28 người bị bỏng xạ), tại Mexico và Morocco năm 1983, ở Algeri năm
1978 và Mexico năm 1962 [51].
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường
Đối với môi trường đất: Khi CTYT được chôn lấp không đúng thì các vi sinh vật
gây bệnh, hóa chất độc hại có thể ngấm vào đất gây nhiễm độc đất làm cho việc tái sử
dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn.
Đối với môi trường không khí: Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối
cùng đều gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn,
thu gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi,
hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí độc hại như

dioxin, furan từ lò đốt và CH
4
, NH
3
, H
2
S từ bãi chôn lấp. Theo thống kê của WHO, tình
trạng sử dụng lò đốt để xử lý CTYT khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Trong đó
nhiều lò đốt được sử dụng nhưng không có hệ thống xử lý khí thải hoặc nhiệt độ đốt thấp
dưới 800
0
C làm phát thải dioxin, furan ra môi trường. Các khí này nếu không được thu hồi
và xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sống từ đó tác động tới sức khỏe của cộng đồng
dân cư [10].
Kết quả quan trắc môi trường tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc cho biết có
4,8% vị trí quan trắc gần khu bãi chứa rác có nồng độ bụi toàn phần cao hơn mức cho
phép 0,3 mg/m
3
. Chất lượng khí tại tất cả các vị trí thuộc khu vực lân cận bãi rác hoặc nhà
tập kết rác thải rắn của các bệnh viện chỉ đạt loại “Xấu” theo tiêu chuẩn Safir [2].
Đối với môi trường nước: Chất thải y tế chứa nhiều chất độc hại và tác nhân gây
bệnh có khả năng lây nhiễm cao như: Salmonella, Coliform, tụ cầu, liên cầu. Nếu không
được xử lý trước khi thải bỏ vào hệ thống thoát nước chung thì có thể gây ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước. Ở Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây nhiều bệnh như
tiêu chảy, lỵ trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán. Các bệnh này gây suy dinh
dưỡng, thiếu máu thiếu sắt…có thể dẫn tới tử vong, nhất là ở trˆ em [10].
1.1.6. Xử lý chất thải rắn y tế
* Nguyên tắc tiêu hủy rác thải y tế
- Yêu cầu xử lý CTRYT: CTRYT phải được xử lý theo quy định, mỗi loại chất
thải có những yêu cầu xử lý riêng nhưng toàn bộ CTRYT nguy hại đều phải được quản lý

và xử lý triệt để. CTYT thông thường xử lý như rác thải sinh hoạt.
- Yêu cầu chung xử lý CTRYT nguy hại: Không gây ô nhiễm thứ cấp, nằm
trong quy định chung về quản lý và xử lý chất thải, đảm bảo đúng quy định Luật
bảo vệ môi trường.
* Công nghệ xử lý và tiêu huỷ
- Công nghệ thiêu đốt: Sử dụng năng lượng từ các nhiên liệu để đốt chất thải, có
thể xử lý được nhiều loại chất thải. Phương pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng và
khối lượng chất thải, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh trong chất thải nhưng đòi
hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao và chi phí vận hành, bảo dưỡng tương đối tốn kém.
- Công nghệ khử khuẩn hoá học: Sử dụng một số hoá chất khử trùng (HClO,
NaClO…) để tiêu diệt các mầm bệnh làm cho chất thải được an toàn về mặt vi sinh vật.
Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn, chi phí vận hành đắt tùy thuộc vào
loại hoá chất và có thể gây ô nhiễm do một số hoá chất dư.
- Công nghệ xử lý nhiệt khô và hơi nước: Sử dụng nhiệt ẩm hoặc hấp khô để diệt
khuẩn ở nhiệt độ 121 - 160ºC.
- Công nghệ vi sóng: Là một công nghệ mới, hiệu quả. Chí phí đầu tư ban đầu
tương đối đắt nhưng xử lý bằng phương pháp này nhiều vật liệu có thể tái sử dụng.
- Công nghệ chôn lấp: Chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành rˆ nhưng chỉ
khi được phép và đảm bảo điều kiện tự nhiên như: diện tích rộng, đặc điểm thổ nhưỡng,
đặc điểm nguồn nước ngầm, xa khu dân cư…
- Cố định chất thải: Cố định chất thải cùng với chất cố định như xi măng, vôi.
Thông thường hỗn hợp gồm rác thải y tế nguy hại 65%, vôi 15%, xi măng 15%, nước 5%
được trộn nén thành khối [7].
* Các mô hình xử lý CTRYT tại các bệnh viện ở Việt Nam [17]
- Xử lý tập trung: Mô hình này áp dụng cho các bệnh viện trên địa bàn Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 64%. Mô hình thu gom và xử lý tập trung tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư và
vận hành, giảm ô nhiễm môi trường do đã trang bị thiết bị làm sạch khí thải lò đốt.
- Lò đốt rác theo cụm bệnh viện: Hiện có 3 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
là bệnh viện Trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa Trung ương Huế và bệnh viện

Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí có lò đốt tại bệnh viện. Ngoài chức năng xử lý
CTRYT cho bệnh viện mình còn xử lý CTRYT cho các bệnh viện khác trên địa bàn.
- Lò đốt tại chỗ: Trong số 36 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế chỉ
có 5 bệnh viện có lò đốt để xử lý CTRYT.
1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Theo WHO, để đạt được những mục tiêu trong quản lý chất thải nguy hại, các cơ
sở y tế cần phải có những hoạt động cần thiết cơ bản như:
- Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện (khối lượng, thành phần).
- Đánh giá khả năng kiểm soát và các biện pháp xử lý chất thải.
- Thực hiện phân loại chất thải theo các nhóm.
- Xây dựng các quy trình, quy định để quản lý chất thải (nơi lưu giữ, màu sắc, đặc
điểm các túi, thùng thu gom, nhãn quy định…)
- Nhân viên phải được tập huấn có kiến thức về quản lý chất thải và các phương
tiện bảo hộ đảm bảo an toàn khi làm việc.
- Các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý chất thải.
- Lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp [48].
Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội, mức độ phát triển khoa học kỹ thuật, nhận thức
về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách quản lý, xử lý chất thải riêng.
Các nước phát triển trên thế giới thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để
xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn nguy hại, xử lý chất thải rắn bằng các phương
pháp như đốt, xử lý cơ học, hoá/lý, sinh học, chôn lấp,… rất khác nhau ở mỗi quốc gia.
Qua số liệu thống kê về xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới cho thấy, Nhật
Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn có hiệu quả cao nhất (38%), sau đó
đến Thụy Sỹ (33%), trong khi đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp lại sử
dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%)… Các nước sử dụng phương pháp chôn
lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn là Phần Lan 84%, Thái Lan
84%, Anh 83%, Liên bang Nga 80%, Tây Ban Nha 80% [33].
Tại Hồng Kông: Công nghệ chủ yếu là xử lý nhiệt và xử lý hóa/lý đã xử lý được
hầu hết lượng chất thải ngay tại Hồng Kông. Nhờ hệ thống nghiền nhỏ để chôn lấp, hệ
thống kiểm soát việc chôn lấp, kiểm soát nơi thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất

thải, nhất là chất thải rắn nguy hại đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải nói
chung và chất thải nguy hại nói riêng tại Hồng Kông [33].
Tại Hà Lan: Chất thải nguy hại được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, trong đó
phần lớn được thiêu hủy, một phần được tái chế. Công nghệ xử lý chất thải nguy hại chủ
yếu được áp dụng là thiêu hủy, nhiệt năng. Các chất thải được phân loại ngay từ nguồn
phát sinh nhất là đối với chất thải nguy hại. Việc thiêu hủy chất thải nguy hại được tiến
hành ở những lò đốt hiện đại với kỹ thuật mới nhất [33].
Phần lớn các nước đang phát triển không quản lý tốt CTYT, chưa có khả năng
phân loại CTYT mà xử lý cùng với tất cả các loại chất thải.
Tại Zambia, năm 2003, Bộ Y tế đã tiến hành đánh giá công tác quản lý CTYT cho
thấy: công tác quản lý CTYT là thực sự tồi tệ và nghiêm trọng, nếu không có giải pháp và
can thiệp thì đội ngũ nhân viên y tế, người bệnh, nhân viên thu gom chất thải và cả cộng
đồng sẽ phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm HIV, HBV, HCV là rất cao [45].
Tại Trung Quốc, với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng lại một phần đáng kể
chất thải nguy hại, còn lại chất thải được thải vào nước và đất. Biện pháp xử lý thông
thường là đưa vào các bãi rác hở, tuy nhiên có một số chôn lấp hợp vệ sinh [33].
Tại Ấn Độ, chất thải nguy hại chủ yếu được thải vào đất và nước, hoặc đổ tại chỗ
tại bãi rác công cộng. Hiện nay đã đầu tư xây dựng trang thiết bị xử lý bằng phương pháp
chôn lấp [33].
Tại Philippin, chất thải nguy hại được đổ vào nước hay các bãi rác công cộng. Hiện
tại ở Philippin chưa có công trình xử lý chất thải nguy hại tập trung, một số ít chất thải
được xử lý tại chỗ [33].
1.3. Tình hình quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế
1.3.1.1. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT
Công tác thu gom, lưu trữ CTRYT đã được quan tâm bởi các cấp từ Trung ương
đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở các bệnh viện khá cao.
CTRYT phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế phần lớn được
thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm
ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải

đã được cấp phép. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do sở y tế quản lý,
công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn chưa được chú trọng, đặc biệt công
tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn [5].
Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện: Có 95,6% bệnh
viện đã thực hiện phân loại rác thải trong đó có 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật
sắc nhọn, vẫn còn hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường
được đưa vào CTYT nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,3% bệnh viện sử dụng
túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% bệnh viện sử dụng túi có thành dày theo
đúng quy chế. CTRYT đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh
viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng
chất thải theo đúng Quy chế chủ yếu là bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh. Hầu hết
các bệnh viện (90,9%) chất thải rắn được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện có diện
tích chật hẹp nên gặp khó khăn cho việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ
có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển CTRYT nguy hại; 53,4% bệnh
viện có mái che để lưu giữ chất thải rắn, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo Quy chế
QLCTYT. (Nguồn: Kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học lao động và Vệ sinh
môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ năm 2007 – 2009).
Phương tiện thu gom chất thải thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên
nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy mua sắm phương tiện
thu gom chất thải rắn đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn. Tại đa số các bệnh
viện của 5 thành phố là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh sử dụng thùng
nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác [5].
Kết quả đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý CTRYT tại 22 bệnh viện
tuyến trung ương và tuyến tỉnh thuộc khu vực phía Bắc năm 2008 – 2009 cho biết: Chỉ
có 25% bệnh viện sử dụng túi đúng quy định về độ dầy và thể tích, 21% bệnh viện
sử dụng túi đựng rác có vạch báo và biểu tượng. Có 72,2% bệnh viện sử dụng thùng
đựng rác làm bằng vật liệu theo quy định (Vật liệu nhựa hoặc kim loại, thành dầy,
cứng). Chỉ có 50% bệnh viện sử dụng thùng rác có nắp đậy và 27,3% bệnh viện sử
dụng thùng có chân đạp để mở nắp. Có rất ít bệnh viện sử dụng các thùng rác màu
vàng và màu xanh. Có 72,7% bệnh viện sử dụng hộp đựng chất thải sắc nhọn đảm

bảo không rò rỉ và vật liệu thiêu đốt được. Số còn lại sử dụng dụng cụ tự tạo mà phổ
biến là chai đựng dịch truyền và chai đựng nước uống. Chỉ có 22,7% bệnh viện sử
dụng xe chuyên dùng để vận chuyển chất thải và cũng có cùng tỷ lệ này đối với xe
có có nắp đậy kín. Các bệnh viện đều có nhà lưu giữ rác thải và nằm riêng biệt, có
diện tích phù hợp, có mái che và có khoá cửa, song hầu hết không đảm bảo ngăn
ngừa loại gặm nhấm thâm nhập. 50% bệnh viện có các buồng lưu giữ riêng chất thải
nguy hại, chất thải thông thường và chất thải tái chế, trong đó tập trung chủ yếu ở
bệnh viện tuyến trung ương (100%). Có rất ít bệnh viện có buồng lạnh hoặc nếu có
thì cũng không sử dụng và chỉ một số bệnh viện xây dựng hệ thống thoát nước riêng
cho nhà lưu giữ CTRYT [2].
Theo báo cáo điều tra của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường trên toàn bộ
các cơ sở thuộc hệ y tế dự phòng tại 63 tỉnh, thành phố năm 2009 cho biết có 50% cơ sở y
tế có thùng thu gom chất thải lây nhiễm màu vàng và tỷ lệ rất thấp có biểu tượng
chất thải sinh học và các hướng dẫn khác trên thùng. Công tác phân loại thu gom
vận chuyển và xử lý CTRYT tại nhiều cơ sở y tế còn hạn chế, trên 80% cơ sở y tế
đã phân loại chất thải, vẫn còn để lẫn chất thải thông thường với CTRYT nguy hại.
Đa số các cơ sở chưa có đường vận chuyển chất thải riêng. Chỉ có 50% cơ sở y tế
có thời gian lưu giữ chất thải đúng quy định. Nhà lưu giữ CTRYT còn để chung với
nhà lưu giữ chất thải sinh hoạt và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Quy chế quản
lý chất thải y tế[1].
Nhìn chung, các phương tiện vận chuyển CTRYT còn thiếu, đặc biệt là các xe
chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển CTRYT nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử
lý, chôn lấp hầu hết do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, không có các trang thiết bị
đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn.
Đối với các chất thải dược phẩm, đa số các cơ sở sản xuất thuốc đạt GMP có
phân loại và có nơi lưu giữ chất thải rắn từ phân xưởng sản xuất. Chất thải rắn
thông thường được công ty môi trường vận chuyển đến bãi tập trung. Chất thải rắn
nguy hại được ký hợp đồng để xử lý [14].
1.3.1.2. Thực trạng xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
CTRYT không nguy hại hầu hết do công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển

và được xử lý tại các khu xử lý chất thải rắn tập trung của địa phương.
Khối lượng CTRYT nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lượng
phát sinh CTRYT nguy hại trên toàn quốc. CTRYT xử lý không đạt chuẩn là 32%.
Một số thành phố lớn đã bố trí lò đốt CTRYT nguy hại tập trung tại khu xử lý
chung. Năm 2006 đã có hơn 500 lò đốt được lắp đặt tại các cơ sở y tế, tập trung chủ yếu ở
các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong số đó có tới hơn 33% số lò không được hoạt động do
nhiều lý do khác nhau [5].
Theo “Báo cáo tóm tắt kết quả quan trắc môi trường y tế khu vực miền
Trung – Tây nguyên giai đoạn 2006 – 2010” của Viện Pasteur Nha Trang cho biết
năm 2006, chỉ có 8,3% bệnh viện có lò đốt CTRYT và 33,3% bệnh viện có phân
loại CTRYT và vận chuyển CTRYT nguy hại đi đốt tại lò đốt chất thải y tế. Năm
2008, có 41,7% bệnh viện không có lò đốt CTRYT hoặc lò đốt lạc hậu gây ô nhiễm,
16,7% bệnh viện có nhà chứa chất thải y tế đạt chuẩn. Năm 2009 có 7/14 bệnh viện
không có hệ thống xử lý chất thải y tế riêng và lò đốt của một số đơn vị đã xuống
cấp nhiều. Năm 2010, chỉ có 9/16 bệnh viện là có lò đốt đang hoạt động [2].
Đối với các bệnh viện, viện có giường bệnh: Có 33,9% bệnh viện xử lý CTRYT
bằng lò đốt; 39,2 bệnh viện hợp đồng với công ty môi trường đô thị thuê xử lý; 26,9%
bệnh viện xử lý bằng thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện, chủ
yếu ở bệnh viện tuyến huyện và một vài bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi [26].
Đối với trạm y tế xã: Cả nước có 11.104 trạm y tế xã [26], tuy nhiên vấn đề
QLCTYT tại tuyến xã chưa được quan tâm và thực hiện. Hầu hết các trạm y tế xã chưa
thực hiện xử lý CTYT trước khi thải bỏ. Đa số các trạm y tế xã đều xử lý CTRYT bằng
phương pháp thiêu đốt ngoài trời hoặc trong các lò đốt thủ công được xây dựng tại đơn vị,
các chất thải khó thiêu đốt thì thường xử lý theo rác đô thị hoặc chôn lấp sơ sài, không đảm
bảo vệ sinh. Dụng cụ thu gom còn thiếu và chưa đúng quy định về màu sắc và chủng loại. [9]
Đối với hệ y tế dự phòng và các viện nghiên cứu: Hiện có 1.016 cơ sở y tế dự
phòng tuyến trung ương, tỉnh, huyện [26]. Chỉ có 17% TTYTDP sử dụng lò đốt thủ công
để xử lý CTRYT và 30% hợp đồng với bệnh viện trên địa bàn để xử lý [9].
Khối các trường đào tạo y, dược: Tính đến năm 2009, cả nước có 77 cơ sở đào
tạo y dược tuyến trung ương và tuyến tỉnh [26]. Hoạt động của các cơ sở đào tạo y, dược

cũng làm phát sinh CTYT, tuy nhiên các cơ sở mới chỉ thực hiện xử lý ban đầu hoặc chưa
xử lý CTYT, hầu hết không có hệ thống xử lý CTYT rắn và lỏng [9].
Khối các cơ sở sản xuất thuốc: Cả nước có 181 cơ sở sản xuất thuốc, trong đó có
91 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP đều không có hệ thống xử lý chất thải, các cơ sở còn lại chưa
có số liệu thống kê báo cáo [9].
1.3.2. Quản lý chất thải rắn y tế tại Thành phố Hà Nội
Hiện nay, tại Hà Nội, khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động y tế ngày
càng gia tăng do tốc độ phát triển dịch vụ từ các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn có gần 100 bệnh viện từ Trung ương đến địa
phương và 29 TTYT quận, huyện, thị xã (45 phòng khám đa khoa khu vực, 4 nhà hộ sinh,
577 trạm y tế xã, phường thị trấn). Hàng ngày, các cơ sở y tế thải ra môi trường hàng trăm
tấn rác thải, trong đó có nhiều chất thải rắn nguy hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Qua kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội) đối với hơn 50 bệnh viện, cơ sở y tế cho thấy, tổng khối lượng CTRYT phát sinh
41,722 tấn/tháng. Nguồn phát sinh CTRYT nguy hại chủ yếu từ các loại bao gói thuốc
chữa bệnh, găng tay cao su, các phế thải phẫu thuật, gạc, bông băng, kim tiêm, ống dẫn
truyền trong quá trình xét nghiệm, hoạt động thử nghiệm, hóa dược, phóng xạ [19].
Ước tính, lượng chất thải từ các bệnh viện tại Hà Nội chiếm 1,8% tổng số chất thải
của toàn thành phố. Trong đó, bình quân mỗi ngày một giường bệnh thải ra khoảng 2,27
kg CTRYT, đặc biệt có tới 25% là CTRYT nguy hại. Hà Nội là một trong số 15 tỉnh có
lượng chất thải y tế nguy hại lớn nhất trong cả nước và chỉ đứng hàng thứ 2, sau thành phố
Hồ Chí Minh [19].
Hiện có 92,5% bệnh viện, cơ sở y tế ký hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRYT với
Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp (URENCO). Tuy nhiên, việc xử lý
CTRYT trên địa bàn Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn do một số cơ sở chưa thực hiện
đúng quy định về QLCTYT. Kinh phí cho các hoạt động xử lý CTYT còn hạn hẹp dẫn
đến xử lý chậm Nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu,
hầu hết là kiêm nhiệm. Các phương tiện thu gom CTYT nói chung, CTRYT nguy hại nói
riêng như: Túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ.

Hoạt động vận chuyển CTRYT nguy hại, từ các bệnh viện, cơ sở y tế tới nơi xử lý, không
có các trang thiết bị che chắn, an toàn [19].
Sở Y tế Hà Nội đang thực hiện 5 dự án đầu tư cho hệ thống xử lý CTYT với tổng
kinh phí 213 tỷ đồng. Việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTYT tại các đơn vị sẽ thay
thế dần các phương pháp xử lý chất thải thô sơ bằng những phương pháp công nghệ hiện
đại đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu cần thiết về vệ sinh môi trường. Hạn chế nguy cơ lây lan
mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, những tác động xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe
cộng đồng [29].
1.3.3. Một số thông tin về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế
huyện Gia Lâm
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội.
Diện tích là 114km
2
, dân số là 253.643 người. Huyện gồm có 20 xã và 2 thị trấn.
TTYT huyện Gia Lâm gồm: 2 phòng nghiệp vụ (Phòng Kế hoạch nghiệp vụ -
Truyền thông giáo dục sức khoˆ, phòng Hành chính – Tổ chức – Tài vụ), 5 khoa chuyên
môn (Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS và các bệnh xã hội, khoa Chăm sóc sức khỏe
sinh sản, khoa Xét nghiệm, khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm và khoa Y tế công cộng), 3
Phòng khám đa khoa khu vực (Phòng khám Trâu Quỳ, phòng khám Yên Viên, phòng
khám Đa Tốn); 22 trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số cán bộ của Trung tâm là 294, trong đó có
34 bác sỹ, 69 y sỹ, 98 điều dưỡng, 35 hộ sinh, 8 kỹ thuật viên, 24 dược sỹ trung học, 3 hộ
lý, 23 cán bộ khác [39].
Một số chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm Y tế Gia Lâm: Xây dựng kế
hoạch, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh,
HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh
nghề nghiệp, chăm sóc sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, truyền thông giáo dục
sức khỏe… theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện cấp cứu,
khám chữa bệnh ban đầu và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các phòng khám đa khoa
khu vực và trạm y tế xã, thị trấn; Chỉ đạo hoạt động của trạm y tế xã, thị trấn thực hiện các
nhiệm vụ được giao trên địa bàn quản lý… [38].

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm
SỞ Y TẾ HÀ NỘI
UBND HUYỆN GIA LÂM
Phòng
Hành
chính
Tổ
chức
Tài vụ
Phòng
Kế
hoạch
nghiệp
vụ
-TTGD
SK
Khoa
Y tế
công
cộng
Khoa
Chăm
sóc sức
khoẻ
sinh
sản
Khoa
Kiểm
soát
dịch

bệnh,
HIV/
AIDS
&
CBXH
Khoa
An
toàn vệ
sinh
thực
phẩm
Khoa
Xét
nghiệm
3
Phòng
khám
đa
khoa
khu
vực
22
Trạm
y tế xã,
thị
trấn

Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên
Phối hợp chỉ đạo
Năm 2012, Trung tâm đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:

- Chương trình tiêm chủng mở rộng: trˆ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ
đạt: 4.322/4.515 (94,68%), phụ nữ có thai tiêm phòng uốn ván: 4.591/4.800 (95,64%); phụ
nữ sinh năm 1997 được tiêm phòng uốn ván: 1.468/1.473 (99,7%); tiêm vác xin sởi bổ
sung cho trˆ em từ 1 – 6 tuổi: 4.299/4.555 (93,7%).
- Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi đạt
16,5%; suy dinh dưỡng thể thiếu cân: 10,5%. Vượt chỉ tiêu Sở Y tế Hà Nội giao.
TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN GIA LÂM
Lãnh đạo Trung tâm Y tế
huyện Gia Lâm
- Công tác khám chữa bệnh: Tổng số lượt khám bệnh: 212.988, chụp X quang:
13.731 lượt; Siêu âm: 10.678 ca ; Điện tim: 2.570; Xét nghiệm máu, nước tiểu: 117.585
tiêu bản; Xét nghiệm đờm phát hiện lao mới: 1.700 lam; Xét nghiệm HIV: 1.950 ca trong
đó có 32 ca dương tính; Thu nhận, nhuộm soi: 520 lam kính sốt rét. Cấp cứu: 3.348 ca tai
nạn thương tích; Nạo hút thai: 1.052 ca; Đỡ đˆ tại các trạm y tế: 594 ca [36], [38].
Với tính chất là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhưng các chất thải từ các phòng
khám, các khoa chuyên môn và các trạm y tế cũng mang tính chất nguy hại như chất thải
từ các bệnh viện, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình quản lý chất thải y tế tại
tuyến y tế cơ sở. Qua một số khảo sát ban đầu tại huyện Gia Lâm, cho thấy mỗi phòng
khám đa khoa khu vực và các khoa trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 2kg chất thải lây
nhiễm, mỗi trạm y tế trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 0,5kg chất thải lây nhiễm. Như
vậy, mỗi năm thải ra khoảng trên 6.000 kg chất thải lây nhiễm. Trung tâm Y tế đã có quy
định về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTYT tại các đơn vị và cũng đã ký hợp
đồng với Công ty Urenco 10 từ năm 2005 để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
đặc biệt là chất thải lây nhiễm tại 3 phòng khám, năm 2011 vận chuyển 1.634 kg, năm
2012 vận chuyển 2.046 kg CTRYT[37].
Từ năm 2007 đến nay, 3 phòng khám đa khoa khu vực đều được xây dựng khang
trang, đủ các máy móc và các trang thiết bị y tế nhưng không được thiết kế và xây dựng hệ
thống lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế. 22 trạm y tế xã, thị trấn được xây mới, sửa chữa,
nâng cấp, cung ứng đủ các trang bị thiết bị thông thường và các máy móc phục vụ công tác

khám chữa bệnh như máy siêu âm, doppler tim thai, xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa
máu… và đều được công nhận Chuẩn Quốc gia về y tế từ năm 2006, năm 2012 đề nghị
công nhận 5 xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, nhưng hiện tại một số trạm y tế cơ sở
hạ tầng đã xuống cấp. Các trạm y tế cũng đã được xây lò đốt rác bằng xi măng hoặc được
cấp lò đốt rác bằng kim loại. Tuy nhiên, một số lò đốt rác cũng đã vỡ, hỏng hoặc han gỉ,
công suất và hiệu quả sử dụng chưa đạt yêu cầu, một số lò đốt rác được xây dựng hoặc lắp
đặt ở những vị trí không thuận lợi nên việc xử lý, thiêu huỷ chất thải y tế chưa đúng quy
định. Các dụng cụ thu gom, chứa đựng rác do Trung tâm trang bị nhưng cũng chưa theo quy
định của Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế [37].
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu
chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011 – 2020, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà
Nội, Sở Y tế Hà Nội, Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm và Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm,
phấn đấu đến năm 2018, 100% số xã, thị trấn sẽ đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai
đoạn 2011 - 2020, các trạm y tế xã, thị trấn, các phòng khám đa khoa khu vực đang được
đầu tư, xây mới và sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Năm 2012, phòng khám Yên Viên
và 3 trạm y tế được xây mới toàn bộ, một số trạm y tế được cải tạo và sửa chữa. Hiện tại, 3
phòng khám đa khoa khu vực đã được lắp đặt hệ thống xử lý chất thải lỏng. Năm 2012,
việc thực hiện quy trình phân loại, thu gom và xử lý CTRYT được Sở Y tế Hà Nội đưa
vào bảng điểm kiểm tra, đánh giá công tác y tế tại các trung tâm y tế [38], [37], [39], [40].
Qua đó, chứng tỏ công tác quản lý CTYT đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm
và chú trọng nên việc triển khai nghiên cứu về công tác quản lý CTYT sẽ nhận được sự
quan tâm của các cấp chính quyền và kết quả nghiên cứu sẽ giúp Trung tâm Y tế huyện
Gia Lâm có chiến lược phù hợp hơn để triển khai công tác quản lý CTYT trên địa bàn.
1.4. Một số nghiên cứu về quản lý chất thải y tế
1.4.1. Nghiên cứu về chất thải y tế trên Thế giới
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các
nước phát triển như: Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… các công trình nghiên cứu quan
tâm đến nhiều lĩnh vực như QLCTYT (biện pháp giảm thiểu chất thải, biện pháp tái sử
dụng, các phương pháp xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất
thải), tác hại của CTYT đối với môi trường, biện pháp giảm thiểu tác hại của CTYT và

phòng chống tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng…[20], [23] [30] [31]. Gần
đây nghiên cứu về CTYT được quan tâm ở nhiều khía cạnh:
- Sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn đối với sức khỏe cộng đồng.
- Ảnh hưởng của CTYT đối với việc lan truyền bệnh dịch trong và ngoài bệnh viện.
- Những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT.
- Chất thải y tế nhiễm xạ với sức khỏe.
- Tổn thương nhiễm khuẩn ở điều dưỡng, hộ lý và nhân viên thu gom chất thải,
nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu gom chất thải, vệ
sinh viên và cộng đồng.
- Nguy cơ phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế.
Năm 2004, WHO đánh giá có 18 – 64% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý chất
thải đúng cách. 50% số bệnh viện vận chuyển chất thải đi qua khu vực bệnh nhân và không
đựng trong xe thùng có nắp đậy [47].
Năm 2009, Birpinar và cộng sự phân tích hiện trạng QLCTYT theo Quy chế
QLCTYT ở Istanbul, Turkey cho biết vật liệu tái chế được phân loại riêng đạt 83%.
Phân loại CTRYT khác nhau luôn được thực hiện, 25% các bệnh viện trang bị các
phương tiện không phù hợp, 63% các bệnh viện có kho lưu trữ tạm thời [43].
Cũng vào năm 2009, nghiên cứu của Yong và Guanxing, Tao và Dawei ở
Nam Kinh, Trung Quốc, cho thấy 73% bệnh viện thực hiện phân loại CTYT. 93,3%
bệnh viện có khu vực lưu trữ CTYT tạm thời. Chỉ có 20% bệnh viện phổ biến quy
chế quản lý CTYT, CTRYT được xử lý bằng hệ thống xử lý tập trung đã được xây
dựng dựa trên công nghệ đốt. 77% số NVYT cho rằng QLCTYT là một yếu tố quan
trọng trong việc lựa chọn các dịch vụ bệnh viện [52].
Năm 2010, Ferdowsi M, Ferdosi A, Mechrani, Narenjkar P ở Tabriz, Iran
nghiên cứu tầm quan trọng của vấn đề quản lý chất thải tại các bệnh viện của
Istanbul để có thể kích thích cho các hoạt động kiểm soát hệ thống xử lý CTYT. Kết
quả là hầu hết các bệnh viện không xử lý chất thải. Các bệnh viện thu gom rác thải
và hợp đồng với các dịch đô thị vận chuyển chất thải hai ngày mỗi lần. Các bệnh
viện có hệ thống phân loại tại nguồn để tách các chất thải lây nhiễm và chất thải
không lây nhiễm. Tuy nhiên, không thực hiện xử lý các chất thải mà chôn trong một

bãi rác ở Zainal gần Isfahan. Chỉ có một lò đốt rác thải hoạt động trong bệnh viện
Fatemeh Zahra. Chất thải lây nhiễm được phân loại khỏi các chất thải khác ở tất cả
các bệnh viện. Thùng đựng rác đều phù hợp, đầy đủ và được lưu giữ tại các địa
điểm thích hợp ở hầu hết các bệnh viện [44].
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu gần đây về quản lý CTRYT ở Việt Nam
Năm 2002, Trần Duy Tạo nghiên cứu “Đánh giá thực trạng, quản lý và ảnh
hưởng của chất thải y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ lên môi trường xung quanh”
cho biết quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRYT không hợp vệ sinh và chưa
đúng quy định của Bộ Y tế, chỉ có 15,6% số NVYT có kiến thức phân loại đúng CTYT;
43,8% NVYT không biết về xử lý CTYT. Chất thải phát sinh hàng ngày được thu gom
nhưng chỉ có một số khoa phân loại ngay sau khi thu gom. Vận chuyển bằng xách tay mỗi
ngày 1 lần và phải đi qua các khoa khác để đến nơi lưu giữ. Nơi lưu giữ là hố đất đào ngay
sau bệnh viện, không tách biệt với môi trường xung quanh, không có hàng rào bảo vệ.
Thời gian lưu giữ chung là 3 ngày. Xử lý chung với chất thải sinh hoạt và thiêu đốt ngay
trong hố, sau thiêu đốt không chôn lấp mà lại tiếp tục vận chuyển chất thải mới đến [31].
Năm 2003, Đào Nguyên Minh nghiên cứu “Đánh giá thực trạng quản lý chất
thải y tế tại hai bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi” cho biết chỉ có
9,4% NVYT ở bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam và 22,2% NVYT ở bệnh viện đa khoa
Quảng Ngãi biết phân loại đúng CTRYT. Dụng cụ đựng rác không có đủ mã màu quy
định, thu gom và phân loại của cả 2 bệnh viện đều chưa đúng quy định. Nơi lưu giữ chất
thải cũng không có mái che, không có hàng rào bảo vệ. Chất thải giải phẫu chôn lấp 2
lần/ngày, các chất thải khác ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị. [20].
Nghiên cứu về “Thực trạng quản lý chất thải y tế, kiến thức về quản lý
chất thải y tế của nhân viên trạm y tế xã tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
năm 2004” của Vũ Quốc Hải cho thấy 100% các trạm y tế không có đủ dụng cụ
đựng chất thải đạt tiêu chuẩn và có tới 94,4% CTRYT không được phân loại đúng
ngay khi phát sinh. 26,7% NVYT hiểu biết không đúng về thu gom, bảo quản, vận
chuyển, xử lý CTRYT. 50% NVYT chưa hiểu biết về tiêu chuẩn bao bì đựng chất
thải. 80% NVYT không biết cần lưu giữ riêng chất thải sinh hoạt với chất thải y tế.
41,9% NVYT không biết yêu cầu về nơi lưu giữ rác. 45,3% NVYT không biết thời

gian lưu giữ chất thải tại trạm. 98,8% NVYT chưa được đào tạo về QLCT [13].
Năm 2007, kết quả nghiên cứu của Đào Ngọc Phong “Mô tả thực trạng ô
nhiễm môi trường do chất thải y tế, các giải pháp xử lý chất thải y tế và triển khai
mô hình quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế huyện”, đưa ra
nhiều kết luận về thực trạng QLCTYT, tình hình ô nhiễm môi trường bệnh viện và
các kết quả áp dụng mô hình QLCTYT tại các bệnh viện tuyến huyện [24].
Năm 2007, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm về: “Thực trạng quản lý,
ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải
Dương” cho biết có 8/11 bệnh viện có màu sắc của túi, thùng đựng rác không đúng quy

×