Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Các điều kiện cần có của người tư vấn các vụ việc hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.01 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội. Để xã hội phát triển thì phải đảm bảo sự vững
mạnh, hạnh phúc của mọi gia đình. Khi xã hội càng phát triển thì đồng thời càng
có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình cũng xảy ra hàng ngày. Vì vậy mà các nhà làm luật đã ban hành ra
các quy định điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Nhiều vấn đề
phát sinh và không phải ai cũng hiểu hết được các quy định của pháp luật nên dẫn
đến nhiều người sẽ tìm đến các trung tâm tư vấn pháp luật để nhờ tư vấn cho
trường hợp của mình. Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội
không riêng gì các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tuy vậy không
phải ai cũng làm điều này và những khách hàng thì luôn cần đến sự giúp đỡ của
những người tư vấn pháp luật. Để có thể tư vấn pháp luật tốt và đem lại hiệu quả
cao cũng như làm khách hàng hài lòng thì người tư vấn cần phải đáp ứng rất nhiều
điều kiện. Vậy những điều kiện cần có đó là gì? Trả lời cho câu hỏi này và cũng
chính là yêu cầu của bài tập lớn học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật hôn nhân và
gia đình: “Các điều kiện cần có của người tư vấn các vụ việc hôn nhân và gia
đình”.
NỘI DUNG
I.
1.

Khái quát chung
Tư vấn pháp luật
1


Điều 28 Luật trợ giúp pháp lý quy định: “ Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên,
Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp


pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp
luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý”.
Điều 28 Luật Luật sư 2006 quy định: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng
dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ của họ”.
Tư vấn pháp luật có thể hiểu là việc của nhà tư vấn giải đáp pháp luật, hướng
dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực
hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Tư vấn pháp luật có hai hình thức: Tư vấn trực tiếp bằng lời nói và Tư vấn bằng
văn bản.
Tư vấn trực tiếp bằng lời nói là người tư vấn phải trả lời các yêu cầu của khách
hàng dưới hình thức lời nói chứ không phải bằng văn bản. Hình thức này thường
được áp dụng đối với các vụ việc có tính chất đơn giản. Và khi tư vấn trực tiếp
bằng miệng người tư vấn phải tuân theo quy trình là nghe khách hàng trình bày rồi
tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của người
tư vấn, tiếp theo là yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần
tư vấn, sau đó tra cứu tài liệu tham khảo, cuối cùng định hướng cho khách hàng.
Tư vấn bằng văn bản được tiến hành khi có khách hàng ở xa, không trưc tiếp
đến gặp người tư vấn để xin tư vấn bằng miệng được. Khách hàng sẽ gửi câu hỏi
đến người tư vấn để người tư vấn trả lời bằng văn bản.
2.

Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

2


Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động tư
vấn pháp lý. Đó là việc nhà tư vấn dựa trên những kiến thức pháp lý, hiểu biết xã
hội cùng với kinh nghiệm thực tiễn thực hiện công việc giải đáp pháp luật hôn

nhân và gia đình, đưa ra ý kiến, hướng dẫn cá nhân, tổ chức xử sự đúng pháp luật
hôn nhân và gia đình. Người tư vấn giải đáp thắc mắc cho khách hàng, giúp khách
hàng soạn thảo văn bản theo yêu cầu của họ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của
họ đối về các quan hệ hôn nhân và gia đình mà họ tham gia.
3.

Người thực hiện tư vấn pháp luật

Căn cứ Điều 20 Luật trợ giúp pháp lý 2006 và Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐCP, những người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật bao gồm:
+ Trợ giúp viên pháp lý;
+ Cộng tác viên;
+ Luật sư;
+ Tư vấn viên pháp luật;
II.

Các điều kiện cần có của người tư vấn pháp lý

II.1. Điều kiện chung của người tư vấn pháp lý
Căn cứ những quy định pháp luật tại Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm
2012), Luật trợ giúp pháp lý 2006 và Nghị định 77/2008/NĐ-CP, người thực hiện
công việc trợ giúp pháp lý và tư vấn pháp lý cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Họ đều phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

3


+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt; không phải là
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án
tích;
+ Có bằng cử nhân luật

+ Có đầy đủ sức khỏe để hoàn thành tốt công việc.
II.2. Các điều kiện riêng đối với mỗi đối tượng hành nghề tư vấn pháp lý
II.2.1. Luật sư tư vấn
Để trở thành một luật sư tư vấn, người tư vấn cần đáp ứng đủ các điều kiện
riêng được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như sau:
+ Đã được đào tạo nghề luật sư: cử nhân luật sau khi tốt nghiệp nếu muốn
trở thành luật sư thì họ cần phải đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ
sở đào tạo nghề luật sư trong thời gian là 6 tháng. Sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ
được cơ sở đạo tạo cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
+ Tập sự hành nghề luật sư: Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo
nghề luật sư thì sẽ được tập sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư
trong mười tám tháng. Trong quá trình tập sự hành nghề, người tập sự sẽ được luật
sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp và không được nhận và thực hiện dịch
vụ pháp lý cho khách hàng. Khi hết thời hạn tập sự, luật sư hướng dẫn nhận xét kết
quả tập sự của người tập sự hành nghề luật sư bằng văn bản và gửi đến Đoàn luật
sư nơi người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự.
+ Được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư: sau khi hoàn thành quá trình tập sự
hành nghề luật sư và đạt yêu cầu kiểm tra thì người tập sự sẽ gửi hồ sơ cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
hồ sơ gồm có: Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; Sơ yếu lý lịch; Phiếu
4


lý lịch tư pháp; Bản sao bằng cử nhân hoặc bản sao bằng thạc sỹ luật; Bản sao
Giấy chứng nhận đào tạo nghề Luật sư hoặc Giấy tờ chứng minh là người được
miễn đào tạo nghề luật sư quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật luật sư; Bản sao
Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; Giấy chứng nhận sức
khỏe. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban chủ nhiệm
Đoàn luật sư phải có văn bản đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo
hồ sơ gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp

Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật
sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho
người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Sau khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì cá nhân sẽ hoạt động với tư cách
luật sư và tham gia hoạt động trong lĩnh vực luật sư tư vấn hoặc luật sư tranh tụng.
II.2.2. Tư vấn viên pháp luật
Ngoài những điều kiện chung của người tư vấn pháp luật, một người muốn
trở thành một tư vấn viên pháp luật thì phải có thời gian công tác pháp luật từ ba
năm trở lên và được cấp thẻ Tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được
hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong phạm vi toàn quốc.
II.2.3. Trợ giúp viên pháp lý
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý, cử nhân luật phải đáp ứng các điều kiện
sau:
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;
II.2.4. Cộng tác viên
Để có thể trở thành người tư vấn với tư cách là Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý
hay Tư vấn viên pháp luật thì cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật
5


có quy định. Cộng tác viên tham gia trợ giúp lý thì điều kiện đơn giản hơn, cần có
sự hiểu biết về pháp luật, có thể là người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng
đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân; người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời
gian làm công tác pháp luật từ 3 năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy
tín trong cộng đồng; Luật sư; Tư vấn viên pháp luật. Các đối tượng trên sẽ được
xem xét và được cấp thẻ Cộng tác viên tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc tư
vấn pháp luật.

III.

Các điều kiện cần có của người tư vấn các vụ việc hôn nhân và gia
đình

Quan hệ hôn nhân và gia đình là một quan hệ xã hội khá đặc biệt, dựa trên nền
tảng là yếu tố tình cảm. Chính điều này đã tạo ra những điểm riêng biệt hơn so với
các quan hệ xã hội khác. Quan hệ hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi các
quy phạm pháp luật. Người tư vấn các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
có thể là Luật sư, Tư vấn viên pháp luật, Trợ giúp viên pháp lý hoặc Cộng tác viên
tư vấn pháp luật. Họ đều phải đáp ứng những điều kiện chung của một người hành
nghề tư vấn pháp lý. Bên cạnh đó, do tính chất của lĩnh vực tư vấn nên họ còn cần
thêm một số điều kiện khác:
III.1. Kiến thức pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Đây là điều kiện cơ bản để người tư vấn có thể giải quyết tốt được các tình
huống của khách hàng. Cũng giống như người tư vấn các vụ việc trong lĩnh vực
đất đai thì cần phải hiểu rõ các quy định của pháp luật hiện hành về các vấn đề
pháp lý liên quan đến đất đai. Kiến thức pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình là nền tảng để phát triển thành kỹ năng tư vấn của người tư vấn. Muốn trở
thành một người tư vấn giỏi thì không thể để mình ở trong trường hợp khách hàng
6


hỏi mà không trả lời được. Người tư vấn các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân cần
phải nắm rõ quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề hôn nhân và gia đình như:
kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ tài
sản
III.2. Kinh nghiệm thực tiễn
Lĩnh vực hôn nhân và gia đình khá khác với các lĩnh vực khác. Khách hàng tìm
đến người tư vấn có thể đa phần đều là người đã có gia đình và họ gặp phải những

mâu thuẫn với các thành viên khác trong gia đình nên tìm đến người tư vấn để nhờ
trợ giúp. Cho nên khách hàng sẽ cảm thấy không tin tưởng người tư vấn nếu thấy
người tư vấn còn trẻ hơn mình, chưa lập gia đình… Điều này muốn nói đến việc
người tư vấn các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình phải là những người
có nhiều kinh nghiệm. Tuổi đời và tuổi nghề dày dặn để có thể tạo niềm tin cho
khách hàng cũng như xử lý tốt các yêu cầu để đem lại sự hài lòng cao nhất của
khách hàng.
III.3. Kiến thức xã hội
Có lẽ trong bất kỳ lĩnh vực tư vấn nào cũng yêu cầu người tư vấn có hiểu biết
sâu rộng. Không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải chắc cả các lĩnh vực khác. Tâm
lý của khách hàng là họ không hiểu trong trường hợp này chồng mình ngoại tình
thì mình có nên ly hôn hay không? Mình có quyền giành nuôi con hay không? Tài
sản trong gia đình sẽ chia như thế nào? …. Xuất phát từ những nhu cầu đó mà họ
tìm đến với các nhà tư vấn vì họ cho rằng các nhà tư vấn sẽ giúp họ giải đáp những
thắc mắc đó. Vì vậy mà người tư vấn luôn phải trang bị cho mình không chỉ kiến
thức pháp lý mà phải hay tìm hiểu các vấn đề xã hội xung quanh để tăng thêm vốn
hiểu biết của mình và sẽ có lúc những kiến thức đó giúp ích chi chính những người
tư vấn để giải quyết nhanh các vụ việc.

7


III.4. Nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng
Do đặc điểm của các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đều chủ yếu
dựa trên yếu tố tình cảm cho nên các khách hàng đến với các trung tâm tư vấn hay
các công ty tư vấn luật luôn mang trong mình nhiều cảm xúc hỗn độn, lẫn lộn. Có
khi họ bức xúc, tức giận, nhưng có khi họ buồn rầu, sầu não… Nhiệm vụ rất quan
trọng của người tư vấn là phải nhìn ra được tâm lý của khách hàng đối diện trước
mặt mình như thế nào để kịp thời trấn tĩnh khách hàng. Khi người tư vấn hiểu tâm
lý khách hàng như thế nào và có thể trấn tĩnh được tâm lý của khách hàng phần

nào đem lại cho khách hàng cảm giác tin tưởng, yên tâm và họ sẵn sàng giãi bày
câu chuyện của mình. Có như vậy nhà tư vấn sẽ khai thác được tối đa những thông
tin để giúp đỡ cho khách hàng với những vấn đề của họ.
III.5. Đạo đức nghề luật
Không riêng gì công việc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình,
mà trong bất kỳ ngành nghề nào, người làm những công việc đó luôn phải rèn
luyện cho mình đạo đức nghề nghiệp, phải có cái tâm. Khi tư vấn cho khách hàng,
người tư vấn cần phải tỉnh táo, vô tư. Không nên vì lợi ích trước mắt mà có thể bất
chấp tất cả nhằm làm hài lòng khách hàng cho dù hành vi đó là trái pháp luật. Một
người tư vấn giỏi chuyên môn và có đạo đức hành nghề thì luôn luôn tạo được
niềm tin nơi khách hàng. Đây cũng là cách tốt nhất để đem lại thành công trong
công việc.
LỜI KẾT
Người tư vấn trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải đáp ứng những điều kiện
riêng mà lĩnh vực đó yêu cầu. Tư vấn trong lĩnh vực pháp lý cũng là một lĩnh vực
rất qua trọng trong đời sống hàng ngày. Người tư vấn trong lĩnh vực pháp lý giữ
vai trò rất quan trọng vì họ chính là những người lý giải pháp luật, góp phần giữ
vững công bằng xã hội.
8


Trên đây là toàn bộ bài làm của em. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong
bài làm không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1.
2.
3.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật trợ giúp pháp lý 2006;
Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012);
Nghị định 77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật;

9



×