Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.92 KB, 20 trang )

1

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2
tuổi tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội năm 2015.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực trong những năm gần đây, tình hình
SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn đang là một vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng
rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo điều tra của
Viện Dinh Dưỡng tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta đang có xu hướng giảm qua
các năm với tốc độ giảm 2% một năm và được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ suy dinh
dưỡng giảm một cách bền vững[9 trong phần xác định vấn đề 9-9-2015 bt1]. Tuy
nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta vẫn còn cao, năm 2014 tỷ lệ trẻ
dưới 5 tuổi ở Việt Nam suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14,5%, thể thấp còi là 24,9%,
thể gầy còm là 6,8%(Viện dinh dưỡng 2014).
Hậu quả của suy dinh dưỡng rất nặng nề. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến
phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học hành của trẻ, khả năng lao động đến tuổi
trưởng thành, làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội, ước tính mỗi
năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết (chiếm 21% DALYs) ở trẻ dưới 5
tuổi vì lý do suy dinh dưỡng, đồng thời SDD cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở
trẻ dưới 5 tuổi[1, 2 . xác định vđề bt1].
Giai đoạn hiện nay việc giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em có xu hướng
chậm lại và trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi chúng ta phải có những đánh giá một cách
đầy đủ và khách quan các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trên tất cả các
phương diện. Hiểu biết chung về nguyên nhân của suy dinh dưỡng không phải là mới,
hơn nữa cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và các yếu
tố liên quan đến SDD. Người ta thấy rằng ngay ở cùng một cộng đồng, cũng có những
yếu tố kinh tế xã hội chung, ở nhóm trẻ này có tình trạng dinh dưỡng tốt và nhóm trẻ
khác lại rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Việc xác định các yếu tố nguy cơ gây suy
dinh dưỡng của trẻ em đặc thù theo từng cộng đồng luôn là vấn đề rất được quan tâm
của mỗi địa phương, mỗi vùng khác nhau.




2

Xã Đại Áng là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Thanh Trì, Hà Nội, là
vùng chuyên sản xuất Nông nghiệp và nghề Tiểu thủ công nghiệp như làm nón, may,
buôn bán phế liệu. Hoạt động phòng chống SDD trẻ em tại xã Đại Áng được triển
khai từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, theo số liệu của Trung tâm y tế huyện Thanh Trì và
của Trạm y tế xã trong những năm gần đây xã Đại Áng là xã có tỷ lệ SDD trẻ dưới 5
tuổi cao nhất huyện, mức giảm hàng năm thấp (tỷ lệ SDD thấp còi năm 2012; ……
%, năm 2013:…, năm 2014: 12.7%) và số trẻ sơ sinh dưới 2500g chiếm tỷ lệ ….%, (tỷ
lệ của huyện là…..). Báo cáo của địa phương mới đưa ra những số liệu về tỷ lệ SDD
mà chưa có thông tin phân tích để tìm những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy
dinh dưỡng.
Nghiên cứu xác định tỷ lệ SDD và các yếu tố nguy cơ liên quan ở trẻ từ 0-24
tháng tuổi ở xã Đại Áng, huyện Thanh Trì là một nhu cầu thực tế để có những đề xất
phù hợp nhằm góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của xã theo mục tiêu năm 2015
của huyện (Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân ở trẻ em < 5 tuổi còn < 9,7 %) và theo
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. Vì vậy
nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 2
tuổi tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội năm 2015.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và xác định một số yếu tố nguy cơ gây SDD ở
trẻ em từ 0-24 tháng tuổi tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2015. Trên cơ

sở đó đưa ra một số giải pháp thực thi nhằm giảm tỷ lệ SDD trẻ em của xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ từ 0-24 tháng tuổi tại xã Đại Áng, huyện
Thanh Trì – Hà Nội năm 2015.
2.2.2. Xác định một số yếu tố nguy cơ gây SDD ở trẻ từ 0-24 tháng tuổi tại xã Đại
Áng, huyện Thanh Trì – Hà Nội năm 2015


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1.
Suy dinh dưỡng và tình hình suy dinh dưỡng trẻ em
3.1.1.
Khái niệm về suy dinh dưỡng trẻ em
3.1.1.1.
Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối với các thành
phần các chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để
đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [6],[7].
3.1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc
và hóa sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể (9),(6).
TTDD là kết quả của tác động của một hay nhiều yếu tố như tình trạng an ninh
thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc sức
khỏe trẻ em, gánh nặng công việc lao động bà mẹ… TTDD của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi
thường được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn cộng

đồng (9),(6).
3.1.1.3.
Suy dinh dưỡng
Theo Tiểu ban Dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới, suy dinh dưỡng
là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu dinh dưỡng ở trẻ em. Bệnh hay
gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và trong cộng đồng biểu hiện ở 3 thể: thể nhẹ cân (cân nặng/
tuổi thấp), thể thấp còi (chiều cao/tuổi thấp) và thể gầy còm (cân nặng/chiều cao thấp)
và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ (9).
Thời gian trong bụng mẹ và 2 năm đầu đời sau khi sinh là thời gian quan trọng
quyết định mọi tiềm lực về sức khỏe, tư duy, sự phát triển não bộ của trẻ. Phần lớn các
trường hợp suy dinh dưỡng xảy ra trước khi trẻ được 2 tuổi. Hai năm đầu sau sinh là
giai đoạn cơ thể phát triển nhanh nhất, đồng thời cũng là giai đoạn có nguy cơ suy
dinh dưỡng cao nhất (Luận án cấp Viện- Vũ Thanh Hương).
3.2.
Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em
3.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới


5

Theo UNICEF năm 2009 tại các quốc gia đang phát triển trung bình chỉ giảm
5% một năm trong 15 năm qua. Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống
ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó ở 3 nước : Bawngladesh (48%), Ấn Độ (47%),
Pakixtan (38%). Có 80% trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đang sống ở các nước
đang phát triển, trong đó Ấn Độ là nước có trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất
là 60,8 triệu trẻ (chiếm 48%) sau đó là đến Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ 13 với
2,6 triệu trẻ (chiếm 36%). Có 17 nước có tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân trên
30% trong đó chỉ có 4 nước là Bawngladesh, Ấn Độ, Dongtimor, Yemen có tỷ lệ trên
40% (20).
Đối với khu vực Đông nam Á, các nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao không đạt

mục tiêu phát triển thiên niên kỷ bao gồm : Lào (40%), Campuchia (36%), Myanma
(32%) và Dongtimor (46%). Các nước đã đạt được tiến bộ trong giảm SDD cấp độ
quốc gia song một bộ phận dân cư vẫn phải đối mặt với điều kiện chăm sóc sức khỏe
và dinh dưỡng kém là Indonesia (28%), Philippin (28%) (19).
3.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực đạt tốc độ giảm SDD nhanh theo
tiến độ của Tổ chức Y tế thế giới và UNICEF (24), tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi thể nhẹ
cân giảm liên tục từ mức rất cao 51,5% năm 1985 xuống 44,9% năm 1995, mỗi năm
giảm trung bình 0,66%.
Từ năm 1995 bắt đầu thực hiện kế hoạch quốc gia về dinh dưỡng, SDDTE thể
nhẹ cân giảm trung bình mỗi năm 1,5%, được các tổ chức quốc tế thừa nhận và đánh
giá cao: năm 2000 (33,1%), đến năm 2012 còn 16,2%, là mức trung bình theo phân
loại của WHO-1997. Tỷ lệ trẻ thấp còi cũng đã giảm từ 59,7% năm 1985 [15] xuống
29,3% năm 2010, bình quân giảm 1,3% mỗi năm, năm 2012 còn mức trung bình
26,7%, và đến năm 2014 còn 24,9%, bình quân giảm 2% một năm(Viện dinh dưỡng2015).
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá Việt Nam vẫn đang là một trong 20 quốc
gia có số lượng trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất thế giới
( ). Hiện Việt Nam có 7 triệu
trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có khoảng 2,2 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Tức cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
(UNICEF- )


6

Sự phân bố SDD trẻ em ở Việt Nam không đồng đều, khu vực miền núi, Tây
Nguyên, miền Trung tỷ lệ SDD cao hơn hẳn so với các vùng khác, nông thôn cao hơn
thành thị, miền núi cao hơn đồng bằng, dân tộc thiểu số cao hơn dân tộc khác, đặc biệt
là các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai bão lụt… Theo tổng điều tra dinh dưỡng
toàn quốc năm 2014 của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể

cân nặng theo tuổi cao nhất ở vùng núi như Tây Nguyên 22,6%, miền núi phía Tây
Bắc 19,8%, khu vực Bắc Trung Bộ và duyeen hải miền Trung 17,0%, đồng bằng sông
Cửu Long 13,0%, đồng bằng sông Hồng 10,2% và thấp nhất ở Đông Nam Bộ 8,4%.
(Viện Dinh dưỡng-2014)
Ở các thành phố, SDDTE thấp hơn nhiều so với trung bình chung cả nước,
như tỷ lệ nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng ở thành phố Hồ Chí Minh (4,9%,
7,1%, 2,6%); Hà Nội (6,1%, 15,0%, 5,8%) [Viện Dinh dưỡng-2014].
3.3. Hậu quả của suy dinh dưỡng

Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ
trong bụng mẹ đến 2 tuổi, nếu trẻ em bị SDD có thể để lại những hậu quả về thể
chất và tinh thần không phục hồi được và kéo sang thế hệ sau(9).
Ngoài ra, SDD tác động tiêu cực về mặt kinh tế- xã hội: Dinh dưỡng
và vóc dáng lúc nhỏ có tác động đến thu nhập khi trưởng thành do cơ thể thấp bé,
giảm khả năng lao động trong những công việc đòi hỏi thể lực. Nghiên cứu thử
nghiêm ở Guatemala chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa Z- score chiều cao theo tuổi và
theo thu nhập. Những thiệt hại về kinh tế do SDD chủ yếu là năng suất lao động kém
ở người trưởng thành do đã bị SDD. Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí

lực của những người SDD trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt
đến mức tối ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn đối với các nước đang phát triển.
(Quảng Nam- 2014).
3.3.1. Ảnh hưởng đến vóc dáng, chiều cao khi trưởng thành

Chiều cao có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gene và môi trường thông qua các giai
đoạn tăng trưởng (3). Nếu tình trạng SDD kéo dài từ nhỏ đến thời gian dậy thì,

chiều cao của trẻ em sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn [9]. Tầm vóc của dân
tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng SDD không được cải thiện qua nhiều thế
hệ.

Một nghiên cứu ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cho thấy chiều cao
của người trưởng thành có mối quan hệ thuận chiều với cân nặng và chiều cao sơ sinh.
Mỗi centimet chiều cao sơ sinh có liên quan với sự tăng 0,7-1cm chiều cao khi trưởng


7

thành. Ở tất cả các nước triển khai nghiên cứu, sự khác biệt chiều cao là rất lớn khi
trưởng thành ở những người khi còn dưới 5 tuối SDD thấp còi. Những trẻ bị SDD
3.3.2.

thấp còi đến khi trưởng thành sẽ trở thành người có chiều cao thấp (14).
Ảnh hưởng đén nhận thức, phát triển trí tuệ và khả năng lao động khi trưởng thành.
SDD ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học hành của trẻ, khả
năng lao động đến tuổi trưởng thành (8).
Mặc dù còn ít các nghiên cứu dọc theo dõi từ trẻ thơ đến khi trưởng thành, tuy
nhiên bằng chứng cho thấy có sự kết hợp giữa SDD thấp còi với khả năng nhận thức
hiện tại và trong tương lai hoặc khả năng học tập của trẻ em thuộc những nước có thu
nhập thấp hoặc trung bình. Nhiều nghiên cứu triển khai ở các nước khác cho thấy có
mối liên quan giữa SDD thấp còi, chậm đi học, thi lại nhiều hơn và tỷ lệ bỏ học cao,
giảm tỷ lệ tốt nghiệp giữa cấp 1 và cấp 2, chậm chạp trong học tập, nhận thức, học

3.3.3.

kém hơn lúc ấu thơ (3).
Tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong
Nghiên cứu của Steve Clline và cộng sự năm 2006 cho thấy SDD có liên
quan đến sự phát triển của trẻ em trên thế giới và là yếu tố cơ bản gây ra trên 50%
trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (13). Suy dinh dưỡng thể nhẹ hay gặp và có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất vì ngay cả SDD nhẹ cũng làm tăng gấp đôi

nguy cơ bệnh tật và tử vong so với trẻ em không bị suy dinh dưỡng. Ước lượng gánh
nặng bệnh tật cho thấy gia tăng gánh nặng bệnh đối với nhóm trẻ dưới 5 tuổi vừa bị
SDD thấp cói vừa bị SDD thể gầy còm. Nguy cơ tử vong tăng trong nhóm có Z-score
thấp hơn (3).
SDD làm tăng tỷ lệ tử vong và làm tăng gánh nặng cho xã hội, ước tính mỗi
năm trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu cái chết (chiếm 21% DALYs) ở trẻ dưới 5
tuổi vì lý do suy dinh dưỡng, đồng thời SDD cũng gây ra 35% gánh nặng bệnh tật ở
trẻ dưới 5 tuổi[1, 2 . xác định vđề bt1].
3.4. Nguyên nhân suy dinh dưỡng trẻ em


8

Hình 1: Mô hình nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng
(Nguồn: UNICEF 1999)
Mô hình nguyên nhân SDD cho thấy, SDD là do tác động của nhiều yếu tố, có
mối liên quan chặt chẽ với vấn đề y tế, lương thực – thực phẩm và thực hành chăm
sóc trẻ tại hộ gia đình. Mô hình chỉ ra các nguyên nhân ở cấp độ khác nhau : nguyên
nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân sâu xa và các yếu tố ở cấp độ khác.


Nguyên nhân trực tiếp: Dinh dưỡng của khẩu phần ăn vào không đủ và bệnh
tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.



Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa): bao gồm an ninh thực phẩm, sự
bất cập trong chăm sóc bà mẹ trẻ em, các vấn về dịch vụ y tế, vệ sinh môi



9

trường (nước sạch, không khí sạch, tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ
sinh và xử lý thải bỏ).


Nguyên nhân cơ bản (gốc rễ): đó là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt
phát triển nói chung, bao gồm cả sự bất bình đẳng về kinh tế.
Qua sơ đồ trên cho thấy bệnh tật cũng là nguyên nhân đồng hành với dinh dưỡng

dẫn đến suy dinh dưỡng của trẻ. Trong các bệnh của trẻ em thì bệnh tiêu chảy là lý do
thứ hai dẫn đến tử vong của trẻ dưới 5 tuổi và là một trong những nguyên nhân trực
tiếp chính dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Mặt khác, trẻ bị suy dinh dưỡng và bị tiêu
chảy là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ tử vong.
Ngoài ra: Nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là do chế
độ ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ và tình trạng
mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nguyên nhân này
càng phổ biến hơn ở các vùng sâu, vùng xa và những địa bàn có điều kiện kinh tế, văn
hóa xã hội còn hạn chế, khả năng tiếp cận đến thông tin truyền thông giáo dục sức
khỏe còn khó khăn, dẫn đến kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng
trẻ em của bà mẹ và người chăm sóc trẻ bị hạn chế [22],[ 23].
3.4.

Các yếu tố liên quan đến SDD của trẻ dưới 2 tuổi
3.4.1. Yếu tố dinh dưỡng
Trẻ từ tháng thứ 4-6 SDD bắt đầu xuất hiện và tăng theo độ tuổi, cao nhất xung
quanh giai đoạn 2 tuổi. Vì vậy việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung giai
đoạn này là 2 yếu tố rất quan trọng.
3.4.1.1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Vai trò của sữa mẹ đối với trẻ là vô cùng to lớn, trong sữa mẹ có đầy đủ các

chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ, mặt khác trong sữa mẹ có các chất dinh
dưỡng cân đối và phù hợp với sinh lý tiêu hóa, hấp thu của trẻ. Ngoài ra trong sữa mẹ
còn phải kể đến các kháng thể có thể đảm bảo cho trẻ không bị nhiễm bệnh trong một
thời gian dài.
Các nghiên cứu đã cho thấy vai trò của sữa mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển sau
này của trẻ, đặc biệt sữa mẹ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh của trẻ nhất là ỉa chảy và viêm
đường hô hấp. Trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu
giúp trẻ trénh được một số bệnh nhiễm trùng và tăng sức đề kháng. Do vậy, cho trẻ bú
sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là một chăm sóc dinh dưỡng đầu tiên
và thiết yếu đảm bảo cho một đứa trẻ phát triển tốt.


10

Tltk: Vũ Phương Hà (2010), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi và kiến
thức thực hành của bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung, Luận
văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường ðại Học Y Hà Nội.
3.4.1.2. Ăn bổ sung
Trong giai đoạn dưới 2 tuổi có thời kỳ quan trọng thứ hai sau khi trẻ bú sữa mẹ
hoàn toàn là giai đoạn trẻ ăn bổ sung (ABS). Đây là một thời kỳ mà trẻ dễ bị SDD
nhất. Theo khuyến cáo của các tác giả kinh điển, thời gian bắt đầu cho trẻ ABS là khi

trẻ tròn 6 tháng tuổi [4]. Trong một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, cần có sự
phối hợp đầy đủ giữa 4 nhóm thực phẩm theo một tỷ lệ cân đối:
Protein/Lipit/Gluxit =1/1/4-5 cùng rau, củ, quả và tập cho trẻ thích nghi dần với
từng loại thức ăn mới theo nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc [64].
Việc cho trẻ ABS quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn bổ sung không đạt yêu cầu
đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ gây SDD ở trẻ em.

Lê Phán nghiên cứu thấy có đến 68,8% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi

bị SDD và 59,8% trẻ SDD do ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày [46].
Nhiều nghiên cứu khác đều khẳng định hậu quả của ăn bổ sung sớm đến tình
trạng SDD, bệnh tật trẻ em [24], [57], [62]. Bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm là
hiện trạng chung của nước ta [9], [13], [37].[ Luận án tiến sỹ Đinh Đạo- Nghiên
cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5
tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam năm 2014,
Trường Đại học Y dược Huế ].
3.4.2. Kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của người mẹ và các thành viên trong gia

đình
Trẻ dưới 2 tuổi là thời kỳ phát triển đặc biệt của trẻ với các nhu cầu dinh dưỡng
và đặc điểm cơ thể khác hẳn trẻ lớn. Đây là lứa tuổi phát triển rất nhanh đồng thời tình
trạng dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc rất lớn vào sự nuôi dưỡng và quá trình chăm sóc
trẻ.
Chế độ ăn của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của mẹ và những thành
viên chăm sóc trẻ trong gia đình. Chính vì vậy kiến thức, thực hành dinh dưỡng của
người mẹ và các thành viên trong gia đình có vai trò rất quan trọng đối với tình trạng
dinh dưỡng của trẻ.


11

Cùng với việc cung cấp chất dinh dưỡng qua chế độ ăn hợp lý, cách chăm sóc
có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất, tinh thần của
trẻ nhất là những năm đầu tiên. Đối với trẻ em, nội dung của việc chăm sóc bao gồm 4
-

lĩnh vực đặc biệt quan trọng :
Chăm sóc về ăn uống
Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc vệ sinh
Chăm sóc về tâm lý, tình cảm
Khi một trong các nội dung trên không được thực hiện thì TTDD của trẻ sẽ bị
ảnh hưởng.
Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung của những bà mẹ có con
nhỏ đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra có mối liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Do
sự bất cập trong chăm sóc bà mẹ, trẻ em, kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố
chăm sóc của gia đình, các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở
không đảm bảo, mất vệ sinh. Các quan niệm sai lầm của người mẹ hoặc gia đình trong
vấn đề chăm sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung là những nguyên
nhân quan trọng, trực tiếp làm cho bé dễ bị SDD(3).
Hà văn Hùng và cộng sự đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
người M’Nông và một số yếu tố liên quan tỉnh Đăk nông năm 2011, kết quả cho thấy
tỷ lệ SDDTE dưới 5 rất cao, SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm lần lượt là 36,3%,
42,0% và 7,9%. Có mối quan hệ tuyến tính giữa tuổi tác, số con và trình độ văn hóa
của bà mẹ đến tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ (4).
Theo một báo cáo về tập tính dinh dưỡng và nuôi con thì việc thiếu kiến thức,
ít hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là ở các bà mẹ ở vùng núi cao, nông thôn xa
đô thị đã ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ (24).
Cũng có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ có mối quan hệ mật thiết
với trình độ giáo dục và tình trạng SDD mãn tính ở người mẹ. Những đứa trẻ được
nuôi dưỡng bởi những người phụ nữ có học thức cao hơn thì thường được chăm sóc
dinh dưỡng tốt hơn. Những phụ nữ bị thiếu năng lượng trường diễn hoặc chiều cao
thấp thường đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp (12).
Tìm thêm tài liệu nói về cách chăm sóc trẻ khi bị ốm sốt, tiêu chảy…
3.4.3. Cân nặng sơ sinh thấp
Trong các nguyên nhân gây SDD ở trẻ em, chúng ta không thể không nói đến
SDD bào thai (cân nặng sơ sinh dưới 2500gr). Có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối
liên quan chặt chẽ giữa trẻ sinh ra nhẹ cân với SDD sau này.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ tử vong cao hơn những trẻ có cân nặng bình

thường không những trong giai đoạn sơ sinh mà trong cả những giai đoạn về sau. Trẻ


12

sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp cao gấp 3-4
lần so với những trẻ bình thường. Ngoài ra những trẻ này còn dễ bị SDD còi cọc. Đã
có những nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa trẻ sơ sinh nhẹ cân và các bệnh tim
mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường…khi chúng trưởng thành.
3.4.4. Bệnh nhiễm trùng
Vòng xoắn bệnh lý giữa các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và SDD đã được chứng
minh. Bệnh nhiễm trùng dẫn tới SDD, SDD dẫn tới bệnh nhiễm trùng và vòng xoắn
bệnh lý cứ thế tiếp diễn nếu không có can thiệp hoặc xử trí phù hợp.
Nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của đứa
trẻ. Nhiễm trùng dẫn đến tổn thương đường tiêu hóa do đó làm giảm hấp thu, đặc biệt
các vi chất, làm cho kháng nguyên và các vi khuẩn đi qua nhiều hơn. Nhiễm trùng làm
tăng hao hụt các chất dinh dưỡng, trẻ ăn kém hơn do giảm ngon miệng. Những đứa trẻ
có HIV thường bị tiêu chảy, và kéo theo đó là SDD. Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do
rối loạn tiêu hóa, và ngược lại SDD dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng giảm. Do đó
tỷ lệ SDD có dao động theo mùa và thường cao trong những mùa có các bệnh nhiễm
khuẩn lưu hành ở mức cao (tiêu chẩy, nhiễm khuẩn hô hấp,sốt rét) (8)(9).
3.4.5. Điều kiện kinh tế xã hội
Các yếu tố như : điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, nguồn nước sinh hoạt
bị ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp, thiếu việc làm, không có đất sản xuất… đã làm tăng tỷ lệ
SDD và bệnh tật cao hơn so với nơi có điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn.
Như phân tích ở trên tình trạng nghèo đói cũng là yếu tố nguy cơ gây SDD.
Nghèo đói làm cho khả nawng mất an ninh lương thực rất cao và đe dọa đến khẩu
phần hàng ngày của cả gia đình và đứa trẻ. Đặc biệt các vùng nông thôn, vùng miền
núi là những nơi có tỷ lệ nghèo đói cao thì tỷ lệ SDD cũng rất cao (25)
Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên tại Thừa Thiên Huế năm 2003 thấy rằng trẻ sống

trong hộ gia đình kinh tế khó khăn có tỷ lệ SDD cao gấp 1,5 lần trẻ sống trong gia
đình kinh tế bình thường trở lên [26] Nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng tại Hà Tây
năm 2004 cũng thấy nhóm trẻ thuộc gia đình thiếu ăn một phần và thiếu ăn hoàn toàn
có nguy cơ SDD cao hơn 1,5 lần trẻ ở gia đình đủ ăn.
Các yếu tố xã hội như phong tục tập quán, dân tộc, vùng dân cư cũng có nhiều ảnh
hưởng đến tình trạng SDD trẻ em (27),(28)
Sức ép về dân số cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Cũng là những gia đình có thu nhập như nhau, cùng một vùng sinh sống nhưng tre em
trong gia đình có nhiều con hơn thì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn (29)
Hệ thống các chính sách hỗ trợ cho chăm sóc trẻ em bao gồm các chính sách
được ban hành và thực thi cũng là yếu tố đóng một vai trò tương đối quan trọng trong


13

việc phòng chống suy dinh dưỡng,đã có tác động đến nguyên nhân SDD ở mọi cấp đọ
khác nhau từ nguyên nhân cơ bản đến nguyên nhân trực tiếp. Việc thực thi các chính
sách cầ có sự tham gia của cộng đông thì mới có kết quả như mong đợi (30)
1. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Là phương pháp thu thập thông tin số liệu đo đếm được về các kích thước, sự
phân bổ và sự kết hợp các biến số trong quần thể và có thể mang ra để xử lý thống
kê(9)(11)
TTDD là tình trạng sức khỏe của cá nhân hay cộng đồng ảnh hưởng tới chế độ
ăn và việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hiện nay có 4 phương pháp
được dùng để đánh giá TTDD của trẻ em:
Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống
Các chỉ tiêu nhân trắc
Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có liên

-


quan đến ăn uống.
Các xét nghiệm hóa sinh
Nhân trắc học về dinh dưỡng có mục đích đo biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ
thể theo tuổi và TTDD (6). Thu thập các kích thước về nhân trắc là bộ phận quan
trọng trong cuộc điều tra về dinh dưỡng và là các chỉ số trực tiếp đánh giá TTDD trẻ
em. Một số kích thước sau đây thường được dùng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng
tại thực địa(9):
Bảng 1: Một số kích thước điều tra thực địa
Tuổi
0 đến 1 tuổi

Kích thước
Cân nặng
Chiều dài nằm
Cân nặng
Chiều dài nằm (trẻ <24 tháng tuổi)
Chiều cao đứng (trẻ >24 tháng

1 đến 5 tuổi
tuổi)

Nếp gấp da ở cơ tam đầu, nhị đầu
Vòng cánh tay
Theo khuyến cáo của WHO ba chỉ tiêu thường dùng là cân nặng theo tuổi,
chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.
Tháng 4 năm 2006. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã giới thiệu một quần thể
tham chiếu mới cho trẻ em dưới 5 tuổi. Quần thể tham khảo mới này được xây dựng
trên một quan điểm cho rằng trẻ em dù sinh ra ở đau trên thế giới đều có khả năng
tăng trưởng và phát triển như nhau về cân nặng và chiều cao theo tuổi (9)(6). Người ta

sử dụng giới hạn “ngưỡng” theo các cách như sau:


14

Theo phân bố thống kê, thường thấy -2SD của số trung bình làm giới hạn
ngưỡng. Từ đó người ta tính được tỷ lệ ở dưới hoặc ở trên các ngưỡng đó.
Theo độ lệch chuẩn (Z score hay SD score).
Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể tham chiếu
Quần thể tham chiếu =
(Z score hay SD score)
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
Cân nặng theo tuổi: là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số hay
được dùng để đánh giá TTDD trẻ em của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo tuổi
thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Vì việc theo dõi cân nặng tương đối đơn
giản hơn chiều cao cộng đồng nên tỷ lệ nhẹ cân vẫn được xem như tỷ lệ chung của
thiếu dinh dưỡng (5). Nhẹ cân được định nghĩa cân nặng theo tuổi dưới -2SD (-2 đọ
lệch chuẩn) so với quần thể tham khảo. Cụ thể thang phân loại TTDD như sau;
Từ dưới -2SD đến -3SD Suy dinh dưỡng vừa (độ 1)
Từ dưới -3SD đến -4SD Suy dinh dưỡng nặng (độ 2)
Từ dưới -4SD
Suy dinh dưỡng rất nặng (độ 3)
Từ dưới -2SD đến +2SD Bình thường
Trên +2SD
Thừa cân
Có bằng chứng cho thấy rằng trẻ nhẹ cân mức trung bình sẽ tăng nguy cơ tử
vong và nhẹ cân mức độ nặng thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nhiều hơn (21). Tuy
nhiên, một số trẻ có gen di truyền thấp hoặc trẻ bị thấp còi sẽ có cân nặng theo tuổi
thấp nhưng không nhất thiết phải là thể gầy còm; trọng lượng của trẻ có thể thích hợp
cho vóc người thấp bé của mình.

Chiều cao theo tuổi (6): phẩn ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuoir
thấp phản ánh TTDD kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho trẻ bị còi (thấp hơn so
với chiều cao có thể đạt được của trẻ cùng tuổi cùng giới). Chỉ số này đã được khuyến
cáo sử dụng của WHO để phát hiện trẻ “thấp còi”. Tỷ lệ thấp còi cao nhất là từ 2 đến
3 tuổi. Tỷ lệ hiện mắc của thấp còi phổ biến hơn tỷ lệ mắc của nhẹ cân ở mọi nơi trên
thế giới.
Chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham
khảo WHO. Thang phân loại dựa tên độ lệch chuẩn như sau:
Từ -2SD trở lên
Bình thường
Từ dưới -2SD đến -3SD Suy dinh dưỡng vừa (độ 1)
Dưới -3SD
Suy dinh dưỡng nặng (độ 2)
Cân nặng theo chiều cao: Là chỉ số đánh giá TTDD hiện tại, mới xảy ra làm
đứa trẻ ngừng lên cân hay tụt cân trở nên suy dinh dưỡng thẻ gầy còm. Chỉ số này
phản ánh tình trạng SDD cấp. Tỷ lệ gầy còm được quan sát rõ nhất khi xảy ra các nạn
đói, mất mùa hoặc những bệnh nặng, nhưng khi có biểu hiện phù thì chỉ số này sẽ
không còn chính xác(6)(17).


15

Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp
hơn điểm ngưỡng đề nghị thì đứa bé đó bị suy dinh dưỡng thể phối hợp (mãn tính và
cấp tính), vừa gầy còm vừa còi cọc.
Bảng 2.: Các giá trị ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số nhân
trắc trẻ em (7):

Chỉ số


Nhẹ cân

Thấp còi

Khung lý thuyết :

Giá trị ngưỡng hiện mắc có ý
nghĩa sức khỏe cộng đồng
<10%
10-19%
20-29%
>30%
<20%
20-29%
30-39%
>40%
<05%
05-09%
10-14%
>15%

: thấp
: trung bình
: cao
: rất cao
: thấp
: trung bình
: cao
: rất cao
: thấp

: trung bình
: cao
: rất cao


16

Yếu tố cá nhân
• Cân nặng sơ sinh
• Bệnh tật
• Thứ tự con

TÌNH
TRẠNG
Yếu tố gia đình
• Tình trạng kinh tế của gia








đình
An ninh lương thực, thực
phẩm
Số con trong gia đình
Nghề nghiệp của bố, mẹ
Trình độ học vấn của mẹ

Kiến thức, thực hành chăm
sóc dinh dưỡng của mẹ
Tình trạng dinh dưỡng của
mẹ
Kiến thức, thực hành chăm
sóc khi trẻ bị bệnh của bà
mẹ

DINH
DƯỠNG
CỦA TRE

Yếu tố môi
trường, xã hội
• Dịch vụ chăm

sóc y tế
• Vệ sinh môi
trường
• Truyền thông
giáo dục dinh
dưỡng

Hình 2 : Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0-2 tuổi

1.1.2.2. Một số đặc điểm về địa pương nghiên cứu
Hiện nay Hà Nội đang đối mặt với vấn đề suy dinh dưỡng kép đó là vùng nội
thành là vấn đề thừa cân béo phì, vùng ngoại thành là suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp
còi. Năm 2014 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Hà Nội thể nhẹ cân là 6,1%, thấp
còi là 15,0% và thể gầy còm là 5,8%. Trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân,

thấp còi Hà Nội đứng trong tóp 3 thấp nhất, nhưng thể thừa cân béo phì lại nằm trong
tóp 3 cao nhất[4, 9 xác định vđề bt1].

Biểu đồ 1: Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi các quận, huyện TP Hà Nội năm 2014
(Nguồn TTYTDP Hà Nội)


17

Thanh Trì là huyện ngoại thành giáp ngay trung tâm Hà Nội, huyện đang có
tính chất bán nông thôn, bán thành thị . Khoảng 55% dân số của huyện làm nghề nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là trồng hoa màu, lúa nước, thu mua và đúc
phế liệu. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng vẫn còn cao, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao hơn gần gấp đôi so với
thành phố Hà Nội và so với các huyện lân cận các quận nội thành. Tuy nhiên tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể thấp còi lại cao hơn các quận nội thành nhưng lại thấp hơn so với các
huyện ngoại thành. Trong đó xã Đại Áng là xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cao
nhất 12,7%, xã Vĩnh Quỳnh 12,3% và Tả Thanh Oai 11,8%. Đây là 03 xã nằm liền
nhau ở phía tây nam của huyện, là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp và nghề tiểu
thủ công nghiệp như làm nón, may, buôn bán phế liệu và Tả Thanh Oai là một xã có
điểm nóng về dịch sốt xuất huyết.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng huyện Thanh Trì các năm
(Nguồn TTYT huyện Thanh Trì)
Theo thống kê của khoa CSSKSS trong năm 2014 tỷ lệ cho trẻ bú ngay trong
giờ đầu sau sinh là 52,7%, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu là
16,2 % (cả nước là 24,3%-MICS2015 ) , tỷ lệ nuôi con chủ yếu bằng sữa mẹ trong 06
tháng đầu là 46,2% ( cả nước là 49%-MICS2015) và tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 là
8,8%. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ nhỏ
Trong những năm qua với sự nỗ lực của ngành y tế huyện nhà và được hỗ trợ

từ các chương trình dự án phòng chống suy dinh dưỡng tỷ lệ suy dinh dưỡng qua các
năm có giảm, nhưng không nhiều, đây vẫn còn là gánh nặng cho ngành y tế huyện
Thanh Trì.


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Trường Đại học Y Hà Nội (2004), "Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm",
Nhà xuất bản Y học.

2.

Viện Dinh Dưỡng - UNICEF (2011), "Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009 2010".

3.

Lê Thị Hợp (2012) , Dinh dưỡng ở Việt Nam – Mấy vấn đề thời sự, Nhà xuất

bản y học, Hà Nội.
4.

Hà Văn Hùng, Trần Thị Kim Tuyển, Pham Khánh Tùng và các cộng sự (2012),

Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi người M’Nông và một số liên quan
tỉnh ĐăkNông năm 2011, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh ĐăkNông. ( )
5.


Hà Huy Khôi (2010), ‘ Tính thời sự của phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

em’’, Hà Huy Khôi – Công trình khoa học tuyển chọn, Nhà xuất bản y học, Hà Nội,
tr.217-224.
6.

Hà Huy Khôi và Lê Thị Hợp (2012), Phương pháp dịch tễ học Dinh dưỡng,

Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
7.

Trần Thị Lan (2013), Hiệu quả bổ sung đa vi chất và tẩy giun ở trẻ em 12-36

tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện ĐăkRông, tỉnh
Quảng Trị Luận án tiến sỹ dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, Hà Nội.
8.

Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9.

Trường Đại học Y tế công cộng (2013), Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn

thực phẩm, Tài liệu dành cho cao học y tế công cộng, Hà Nội.
10.

Viện Dinh Dưỡng Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các


năm, Truy cập ngày : 10/2/2014, .


19

11.

Viện Dinh Dưỡng (2013), Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

em tại cộng đồng, Tập huấn dinh dưỡng.
Tiếng Anh
12.

Robert E Black, Lindsay H Allen, Zulfiqar A Bhutta, et al (2008), Maternal

and child undernutrition : global and regional exposure and health consequences,
Lancet, 371(9608), pp.243 – 260.
13.

Steve Collins, Kate Sadler, Nicky Dent, et al (2006), Key issues in the

success of community-based management of severe malnutrition, Food and Nutrition
Bulletin, 27(3).
14.

Berkman DS, Lescano AG, Gilman RH, et al (2002), Effects of stunting,

diarrhoeal disease, and parasitic infection during infancy on cognition in late
childhood : a follow-up study, Lancet, 359(9306)
15.


Michelle Hackett, Hugo Melgar-Quinonez and Martha Ceeilia Alvarez

(2009), Household food insecurity associated with stunting and underweight among
preschool children in Antioquia, Colombia, Rev. Panam Salud Publica, 25(6), pp.506510.
16.

Jingxu Zhang, Jing Wang, et al (2009), A infant and child feeding index is

associated with child nutritional status in rural China, Ethnicity & Diease, 85(4), pp.
247-252.
17.

Nguyen Van Nhien, Nguyen Cong Khan, Nguyen Xuan Ninh, et al (2008),

Micronutrient deficiencies and anemia among preschool children in rural Vietnam,
Asia Pac J Clin Nutr, 17(1), pp. 48-55.
18.

Akoto Osei. Pooja Pandy, David Spiro, et al (2010), Household food security

and nutritional status of children age 6 to 23 monhts is Kailali District of Nepal, Food
and Nutrition Bulletin 1(4), pp. 483-493.
19.

UNICEF (2008), The State of Asia-Pacific children 2008, New York.

20.

UNICEF (2009), The State of the World’s children 2009, New York.



20

21.

WHO (2010), World health statistics 2010, Geneve.

22.

Trường Đại học Y Hà Nội (2004), "Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm",
Nhà xuất bản Y học.

23.

Viện Dinh Dưỡng - UNICEF (2011), "Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009 2010".

24.

Nguyễn Đình Quang, Trương Bút, Phạm Nguyên Hà (1992), Tập tính dinh
dưỡng và nuôi con của đồng bào dân tộc H’mông và Tày ở 2 tỉnh miền núi phía
Bắc, Báo cáo Hội nghị khoa học Viện dinh dưỡng.

25.

Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi, Từ Giấy (2000), Những thách thức và triển
vọng hạ thấp tỷ lệ suy dinh duwownggx trẻ em Việt Nam trong thhowif gian
tới, Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
NXB Y học, Hà Nội, tr 29-41.


26.

Hoàng Thị Liên, Nguyễn Hứu Kỳ (2003), Nghiên cứu tình hình suy dinh
dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi,Tạp
chí y học Việt Nam, Số 3-2003, Tổng hội y dược học Việt Nam, tr 11-17.

27.

Phạm Văn Hoan, Lê Thị Hợp, Nguyễn Thị Lâm, Trần Thành Đô (2000), Các
nghiên cứu gần đây liên quan tới an ninh thực phẩm và dinh dưỡng hộ gia đình,
Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thự phẩm,

28.

NXB Y học, Hà Nội, tr 197-205.
Đặng Oanh, Vú Đức Bảo, Nguyễn Thanh Quế, Phạm Quốc Bảo, Phan Văn Hải
(2000), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum
1996-1997, Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thự
phẩm, NXB Y học, Hà Nội, tr 260-267] .

29.

Khương Văn Duy và cộng sự (2001), Tình hình suy dinh dưỡng tại 2 huyện Nga
Sơn và Đông Sơn, Thanh Hóa, Tạp chí y học thực hành, Số 9-2001, Bộ Y tế, tr
49-52].

30.

Ban khoa giáo Trung ương (1998), Nghiên cứu tăng cường tính khả thi của
Chính sách dinh dưỡng trẻ em, Hà Nội, Tháng 10/1998.]




×