BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGHIÊM THỊ THANH VÂN
THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH
QUẢNG TRỊ NĂM 2015 – NGHIÊN CỨU TẠI 4 XÃ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Y HỌC
Khóa 2015 - 2017
Chuyên ngành: Y tế công cộng
HÀ NỘI – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGHIÊM THỊ THANH VÂN
THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH
QUẢNG TRỊ NĂM 2015 – NGHIÊN CỨU TẠI 4 XÃ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ Y HỌC
Khóa 2015 - 2017
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: TS. Dương Huy Lương
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt
HÀ NỘI – 2016
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BHYTTN
CSSK
CATA
KCB
NSNN
Bảo hiểm Y tế
Bảo hiểm Y tế tự nguyện
Chăm sóc sức khỏe
Catastrophic health expenditure
(Chi phí Y tế thảm họa)
Khám chữa bệnh
Ngân sách nhà nước
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo hiểm Y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe (CSSK) không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực
hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật [1].
BHYT là một bộ phận trong hệ thống An sinh xã hội. Chính sách BHYT là một
trong những chính sách chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội, chính trị,
giáo dục, y học và các lĩnh vực khác của quốc gia. Thông qua BHYT, người tham
gia được đảm bảo các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe.
Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ
được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh
cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Tùy mỗi Quốc gia mà phạm vi
đối tượng bảo hiểm và mức độ bảo hiểm (một phần hay toàn bộ) ở mỗi nước một
khác. Tại Mỹ các công ty BHYT tư nhân hoạt động theo nguyên tắc thị trường nên
không chấp nhận bảo hiểm cho những người từ 65 tuổi trở lên. Chính phủ đảm bảo
việc KCB cho người già (từ 65 tuổi trở lên) theo chương trình Medicare và người
nghèo bằng Medicaid. Tại Đức, theo luật bắt buộc người Đức phải mua bảo hiểm từ
quỹ bệnh tật trên toàn quốc. Trung bình một công nhân Đức đóng 15% tiền lương
cho BHYT, chủ sử dụng lao động đóng 15%. Tại Pháp, BHYT là một sự bắt buộc,
mọi người sinh ra đều phải có BHYT, tự ý bỏ BHYT là một hành vi phạm luật. Mọi
người trả tiền mua BHYT tủy thuộc theo thu nhập của mình. Tại Nhật, năm 1961
luật BHYT bắt buộc toàn dân, tỷ lệ bao phủ đạt 100% [2].
Tại Việt Nam, sau hơn 20 năm triển khai thực hiện, chính sách BHYT đã có
những bước tiến quan trọng, góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, đối tượng tham gia
BHYT đã tăng từ 60% năm 2010 lên 65% vào năm 2011 và đến năm 2015 có trên
69 triệu người tham gia BHYT, đưa diện bao phủ BHYT lên hơn 76% [3], [4]. Năm
2013, Quỹ BHYT đã chi trả trên 42.000 tỷ đồng cho hơn 131 triệu lượt người khám
chữa bệnh BHYT, trong đó có hàng chục triệu người nghèo, người có công với đất
nước, người mắc bệnh hiểm nghèo [3]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt
7
được, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức trong việc mở rộng độ bao phủ
BHYT toàn dân.
Quảng Trị là một tỉnh ở dải đất miền Trung thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía
bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp thừa Thừa Thiên Huế, phía tây giáp Lào,
phía đông giáp biển Đông. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các
ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%). Năm 2014 dân số tỉnh
Quảng Trị là 616.400 người [5], trong đó có 18.982 hộ nghèo (tỷ lệ 11,76%),
17.393 hộ cận nghèo (tỷ lệ 10,78%) [6]. Trong thời gian gần đây, Quảng Trị đã thực
hiện nhiều các chương trình nhằm cải thiện chất lượng hệ thống y tế và nâng cao
sức khỏe người dân. Từ năm 2011 đến năm 2014, tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi đã
giảm từ mức 35,4‰ xuống còn 32,4‰, tuy nhiên vẫn còn cao hơn rất nhiều so với
cả nước (14,9‰). Tương tự như vậy, tỷ lệ SDD TE< 5 tuổi (%) cũng giảm xuống
mức 50,2% - nhưng vẫn cao hơn so với cả nước (46,2%). Bên cạnh đó, tỷ lệ bao
phủ BHYT ở Quảng Trị đạt mức 79,93% năm 2015 [4], nhưng vẫn chưa đạt được
chỉ tiêu theo quyết định 1584 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thực hiện
bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2015 – 2020 (81,3%). Như vậy, hướng tới mục tiêu
bao phủ BHYT toàn dân trên 90% dân số tham gia BHYT vào năm 2020 [7],
nghiên cứu này cung cấp những thông tin về thực trạng mua BHYT của người dân
và những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia BHYT của họ, từ đó đưa ra cái nhìn
tổng quan nhất về vấn đề BHYT của tỉnh Quảng Trị và đưa ra những khuyến nghị,
giải pháp can thiệp làm tăng tỷ lệ này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của người dân tỉnh Quảng Trị năm 2015 –
Nghiên cứu tại 4 xã” với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tham gia BHYT của người dân tại tỉnh Quảng Trị năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan với thực trạng tham gia BHYT của người dân
tại tỉnh Quảng Trị năm 2015.
3. Mô tả chi phí sử dụng cho y tế của người dân tại tỉnh Quảng Trị năm 2015.
8
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm
BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì
mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm
tham gia theo quy định của pháp luật [8].
Viện phí là khái niệm riêng của Việt Nam và một số nước trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế. Viện phí là hình thức chi trả trực tiếp các chi phí khám chữa
bệnh tại thời điểm người bệnh sử dụng dịch vụ y tế, hay nói cách khác là khoản phí
mà người bệnh phải trả từ tiền túi của mình khi sử dụng dịch vụ y tế [2].
Chi phí Y tế thảm họa (CATA) là khoản chi trực tiếp của hộ gia đình dành
cho y tế (thường tính trong một năm) vượt quá khả năng chi trả của hộ gia đình ở
một mức nào đó. Khả năng chi trả của hộ gia đình là phần thu nhập còn lại của hộ
gia đình sau khi đã chi cho lương thực, thực phầm [9].
1.1.2. Nguyên tắc bảo hiểm y tế [10]
−
−
Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền
công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính
−
(sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi
quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
− Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham
gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
− Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo
đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
1.1.3. Phân loại Bảo hiểm Y tế
Mục đích của BHYT xã hội bắt buộc và tự nguyện là nhằm tạo ra dịch vụ y
tế tốt hơn và công bằng hơn về mặt tài chính, có nghĩa là mức thanh toán cho các
dịch vụ y tế sử dụng phân bổ theo thu nhập chứ không phụ thuộc vào nhu cầu KCB.
BHYT nói chung và tự nguyện nói riêng đều nhằm mục đích: bảo vệ sức khoẻ cho
người tham gia và bảo vệ hậu quả về kinh tế do phí tổn tiêu dùng cho khám chữa
9
bệnh. Bảo hiểm y tế được chia thành hai loại hình BHYT bắt buộc và BHYT tự
nguyện [2], [11].
Bảo hiểm y tế bắt buộc: là hình thức BHYT được thực hiện trên cơ sở bắt
buộc của người tham gia, trong đó toàn bộ thành viên trong một tổ chức, cộng đồng
nào đó dù muốn hay không cũng phải mua BHYT với mức phí quy định. Tiêu chí
để định mức phí BHYT thường tính theo tỷ lệ % thu nhập của người tham gia bảo
hiểm, người có thu nhập cao thì đóng nhiều, nhưng việc hưởng chế độ BHYT lại
dựa trên sự kiện pháp lý (ốm đau, tai nạn…) theo quy định của pháp luật [7], [2].
Bảo hiểm y tế tự nguyện: là hình thức BHYT được thực hiện trên cơ sở tự
nguyện của người tham gia. Người dân thường được tự do trong việc lựa chọn về
việc tham gia hay không, mức hưởng bảo hiểm, mức đóng, hình thức đóng v.v...
Việc tự do lựa chọn của người tham gia trong hình thức BHYT này tùy thuộc vào
chính sách bảo hiểm của quốc gia đó. BHYT tự nguyện có số lượng người tham gia
đông đảo, đa dạng về các thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau [7], [12].
1.1.4. Tầm quan trọng của BHYT
Đầu thập kỷ 90, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới trong lĩnh vực y tế,
trong đó có chính sách đổi mới về cơ chế tài chính cho y tế, chuyển đổi từ cơ chế tài
chính cho y tế hoàn toàn dựa trên ngân sách Nhà nước (NSNN) sang cơ chế tài
chính y tế hỗn hợp với nhiều nguồn tài chính. Theo đó, từ năm 1992, chính sách
BHYT xã hội được triển khai thực hiện.
BHYT được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận, do
Nhà nước tổ chức thực hiện [10]. Bản chất của BHYT dựa trên nguyên lý tập hợp
và chia sẻ rủi ro về sức khỏe, bệnh tật. Khi ốm đau hay tai nạn thường chỉ là một sự
kiện bất ngờ và không dự đoán trước được. BHYT sẽ giúp giảm rủi ro và tăng sự
bảo vệ về tài chính đối với mỗi cá nhân đứng trước nguy cơ tổn thất về tài chính do
ốm đau, bệnh tật. Các cá nhân tham gia BHYT sẽ được chi trả, đền bù các chi phí
phát sinh. Mức độ chi trả do cơ quan bảo hiểm quy định dựa trên mức đóng BHYT
của mỗi cá nhân và sự tính toán về khả năng hay tần suất xuất hiện nguy cơ ốm đau
10
của mỗi cá thể. Mức đền bù này gọi là quyền lợi mà người tham gia BHYT được
hưởng [13].
Theo Luật BHYT do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008, BHYT là hình
thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận, do
Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định
của Luật [14]. Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu
nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra
quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước
cho các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSK, khi người tham gia không may ốm đau phải
sử dụng các dịch vụ đó. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán khoản chi phí này
theo quy định của Luật BHYT [15].
Chính sách của Nhà nước về BHYT: Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng
bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT để bảo toàn
và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ
quỹ BHYT được miễn thuế. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia
BHYT hoặc đóng BHYT cho các nhóm đối tượng. Nhà nước khuyến khích đầu tư
phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý BHYT [10].
BHYT có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo người dân được tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hệ thống tài
chính y tế dựa vào thuế hoặc BHYT xã hội được xem là nguyên tắc cơ bản để đảm
bảo tiếp cận y tế khi có nhu cầu và sự bảo vệ về tài chính khi ốm đau. Tuy nhiên, so
với phương thức huy động nguồn tài chính từ thuế, BHYT minh bạch, rõ ràng hơn
khi người tham gia biết rõ mình đang góp tiền cho CSSK cũng như gói quyền lợi
mình được hưởng. Mặt khác, thực tế các nước đang phát triển cho thấy việc thiết
lập một hệ thống y tế dựa trên thuế không hề đơn giản [16].
BHYT phải đảm bảo đủ nguồn tài chính cho CSSK sao cho người dân được
CSSK khi cần và bảo vệ người dân trước rủi ro rơi vào bẫy đói nghèo do phải chi
trả quá lớn khi đau ốm đồng thời loại bỏ cản trở về tài chính đối với người dân khi
bị đau ốm.
11
BHYT toàn dân là mọi người dân đều được quyền tham gia và được bảo vệ
bởi hệ thống BHYT. BHYT toàn dân có nghĩa là tất cả mọi người có thể tiếp cận
dịch vụ y tế chất lượng mà không cần phải lo sợ tới gánh nặng từ tài chính mang lại.
Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vấn đề BHYT toàn dân phải
được tiếp cận đầy đủ trên cả ba phương diện về chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao
gồm: (1) Bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT; (2) Bao phủ gói
quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo; và (3) Bao phủ về
chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh
[17], [18] .
3. Tăng tỷ
lệ chi trả
1. Tăng tỷ lệ
bao phủ
2. Mở
rộng gói
dịch vụ
Mức độ bao phủ hiện tại
Hình 1.1. Khái niệm không gian 3 chiều của bao phủ BHYT toàn dân
Tại Việt Nam, BHYT được coi là một chính sách quan trọng để thực hiện
mục tiêu xây dựng nền y tế theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; là
một chính sách xã hội quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới hiện nay, thì hệ thống an sinh xã hội nói chung và BHYT nói riêng phải
được phát triển và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của người lao động, của nhân dân,
là một trong những nhu cầu rất cơ bản của con người. Bảo đảm nhu cầu về an sinh
xã hội, trước hết là nhu cầu về BHYT là một trong những mục tiêu rất quan trọng,
thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng phù hợp với xu
thế chung của cộng đồng quốc tế hướng tới một xã hội phồn vinh, công bằng và an
toàn [19].
12
1.2. Bao phủ bảo hiểm y tế
1.2.1. Tình hình bao phủ bảo hiểm y tế tại một số quốc gia trên thế giới
Mở rộng diện bao phủ BHYT đòi hỏi kinh phí bổ sung đáng kể từ NSNN.
Hiện nay, chiến lược tăng mức bao phủ BHYT vẫn phần lớn dựa vào chế độ tham
gia tự nguyện. Thực tế, đa số những nước đã thành công trong việc nâng mức bao
phủ đến các nhóm khó tiếp cận như cận nghèo hay các đối tượng chính sách đều áp
dụng chế độ tham gia bắt buộc và hỗ trợ đóng phí từ NSNN, dù đó là hỗ trợ toàn bộ
hay một phần.
Nước Đức: Đến năm 2007 được đánh dấu là năm nước Đức hoàn thành mục
tiêu BHYT toàn dân. Khi đó thì toàn bộ người dân của Đức (82 triệu người) có thẻ
BHYT. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận dân cư không thể tiếp cận được với
BHYT, họ là những người nhập cư trái phép (ước tính có khoảng 300.000 đến 1
triệu người). Đối với những người không có thẻ BHYT thì khi vào bệnh viện, họ
vẫn nhận được các dịch vụ y tế mà không trả được tiền, tuy nhiên bệnh viện sẽ báo
lên cơ quan bảo hiểm xã hội, và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ báo lên cơ quan luật
pháp để giải quyết. Vì lý do đó mà người nhập cư trái phép không muốn đến bệnh
viện ngay cả khi họ cần đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, ở Đức đã thành
lập những Quỹ (Trust Fund) do tư nhân đóng góp để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này
[20].
Hàn Quốc cũng là 1 nước trong khu vực Châu Á xây dựng luật BHYT sớm,
từ năm 1963 đã xây dựng chính sách về BHYT, ngay từ đó đã quyết định áp dụng
chính sách BHYT tự nguyện. Mãi đến năm 1977 khi đã trở thành một nước có nền
kinh tế phát triển thì Hàn Quốc mới ban hành luật BHYT bắt buộc toàn dân. Đến
năm 1989, gần 100% người Hàn Quốc có thẻ BHYT. Hiện nay tại Hàn Quốc đã bao
phủ BHYT toàn dân, bao cấp y tế tốt hơn cho đối tượng dễ bị tổn thương [21]. Để
hỗ trợ cho chương trình này, tới tận năm 2000, chủ doanh nghiệp có dưới 5 lao
động vẫn được miễn các khoản đóng góp cho người lao động [22].
Trung Quốc đã tiến hành bao phủ BHYT đạt tỷ lệ 90% nhờ chương trình
BHYT nông thôn mới. Trong chương trình này, người dân nông thôn được trợ cấp
85% phí BHYT. Bên cạnh đó, chương trình này cũng yêu cầu sự tham gia của cả
13
gia đình. Bên cạnh quảng cáo về BHYT tự nguyện trên các phương tiện thông tin
đại chúng, thông tin về số tiền BHYT đã chi trả cho các cá nhân hưởng lợi được dán
công khai trên bảng tin thôn/tổ dân phố, công khai lợi ích hữu hình của BHYT [22].
Đài Loan công bố chính sách BHYT toàn dân, thực hiện chế độ BHYT bắt
buộc từ 01/05/1995 cho tất cả công dân nước mình trong khi số lao động khu vực
nông nghiệp chỉ còn khoảng 10%, trừ công chức Nhà nước và tù nhân (được KCB
miễn phí), đến cuối năm 1998 đã đạt 96% dân số có BHYT (26,8 triệu người).
Người lao động nước ngoài, công dân cư trú dài hạn tại Đài Loan cung thuộc đối
tượng tham gia BHYT bắt buộc. Đài Loan và Hàn Quốc có điểm chung lớn trong
việc thành công trong bao phủ BHYT toàn dân, đó là sự kết hợp giữa tăng trưởng
kinh tế và chế độ chính trị độc đoán, tạo điều kiện để thực hiện BHYT bắt buộc, bảo
đảm người sử dụng lao động tuân thủ luật pháp và đóng góp tới một nửa chi phí cho
những người lao động [22].
Thái Lan, chương trình 30 bath của Thái Lan khá thành công với 24,3 triệu
người được miễn giảm khoản đóng góp 30 bath và 22,2 triệu người phải đóng góp
30 bath khi sử dụng dịch vụ y tế. Chương trình đã đem lại độ bao phủ dân số 72%
vào năm 2003 chỉ sau 2 năm thực hiện. Chương trình BHYT cho công chức có chi
phí lớn nhất và chương trình 30 bath có mức chi phí thấp nhất. Năm 2007, chương
trình bao phủ toàn dân với sự hỗ trợ 100% từ NSNN. Tuy nhiên, trong vòng ba năm
đầu tiên thực hiện bao phủ toàn dân, số lao động phi chính thức đã tăng 10%. Với
việc ngày càng mở rộng đối tượng, đến tháng 4 năm 2012 Thái Lan đã thực hiện
thành công BHYT toàn dân [15], duy trì mức độ bao phủ luôn đạt 90 - 100%. Hai
chương trình nổi bật nhất trong các chính sách BHYT là chương trình miễn phí
BHYT cho công chức nhà nước và người phụ thuộc, và đặc biệt là chỉ yêu cầu đóng
phí BHYT với người lao động chính, còn các thành viên khác trong gia đình tham
gia bao phủ y tế toàn dân được miễn phí 100%. Hiện nay, trên 60% kinh phí quỹ
BHYT được huy động từ NSNN [15].
Philippine, chương trình BHYT xã hội tại Philippine được bắt đầu từ năm
1997, năm 2004 đạt tỷ lệ bao phủ BHYT xã hội 81% nhờ chương trình bao cấp của
Chính phủ cho người nghèo tham gia BHYT. Tuy nhiên, suốt 13 năm (1999 -
14
2012), nước đã cố gắng triển khai BHYT trong nhóm lao động PCT và cận nghèo
theo phương thức tự chi (phải có thẻ BHYT mới cấp bằng lái xe, tham gia BHYT
theo nhóm,…) nhưng 2/3 số người trong nhóm này không đóng phí BHYT thường
xuyên. Các đối tượng đóng thường xuyên lại thường bị bệnh mãn tính nên có tỷ lệ
sử dụng BHYT cao hơn mức trung bình. Đến năm 2013, Philippine đã chấp nhận hỗ
trợ chi trả cho nhóm cận nghèo [15], [23].
Điểm qua một số loại hình BHYT ở một số nước trên đây cho chúng ta thấy
các loại hình BHYT khá đa dạng về cách thức tổ chức cũng như đối tượng tham gia.
Hiện tại, Hàn Quốc và Philippine đang giải quyết vấn đề tài chính thông qua thuế
hàng hóa độc hại. Bên cạnh đó, để đảm bảo tỷ lệ bao phủ BHYT thì việc cung cấp
kiến thức về BHYT bằng tiếp thị xã hội là không thể thiếu. Ví dụ như tại Kenya hay
Indonesia, rào cản chính trong tiếp cận BHYT chỉ đơn giản là thiếu thông tin về
BHYT và các lựa chọn sẵn có.
1.2.2. Thực trạng bao phủ BHYT tại Việt Nam
Mở rộng đối tượng tham gia BHYT là nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn hiện
nay đối với công tác BHYT. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21NQ/TW năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án thực hiện lộ trình BHYT
toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Và đến tháng 6 năm 2016, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành nghị quyết số 1167/QĐ-TTg về “Điều chỉnh giao chỉ tiêu thực
hiện bao phủ BHYT” trong đó đến năm 2020, tất cả các tỉnh thành phố đều có tỉ lệ
bao phủ BHYT đạt trên 90%. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính
xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 705/QĐ-TTg về việc
hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người cận nghèo mới thoát nghèo trong 5 năm,
người cận nghèo sinh sống ở các huyện nghèo và huyện được hưởng chính sách như
huyện nghèo [7], [24].
Về kết quả thực hiện mở rộng BHYT (Bảng 1.1), ước tính năm 2015, số
người tham gia BHYT là 69.972.649 người đạt tỷ lệ bao phủ 76,52% dân số, tăng
55,42% so với năm 2004 (21,10%); 32,76% so với năm 2008 (43,76%) và vượt
1,12% so với chỉ tiêu theo quyết định 1584/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc thực hiện BHYT toàn dân giai đoạn 2015 - 2020 [4].
15
Bảng 1. 1. Thực trạng sử dụng BHYT theo các năm tại Việt Nam
2004
Số người tham gia BHYT
(triệu người)
18,39
2006
36.87
43,90
2008
37,70
43,76
2010
52,41
60,92
2012
58,98
66,44
2014
65,00
71,00
2015
69,97
76,52
Năm
Tỷ lệ dân số có thẻ BHYT (%)
21,10
Về kết quả hoạt động BHYT tại Việt Nam (Bảng 1.2), trong 10 năm (từ 2004
đến 2014), tổng thu BHYT †ang từ mức 2.331.000 triệu đồng lên mức 53.979.000
triệu đồng, trong khi đó tổng chi BHYT cũng †ang từ 1.763.000 triệu đồng lên đến
mức 41.460.000 triệu đồng. Tuy nhiên, trong năm 2006 và 2008, tỷ lệ chi/thu
BHYT đều trên 100%.
Bảng 1. 2. Hoạt động BHYT tại Việt Nam qua các năm
Năm
Tổng số thu
BHYT
(triệu đồng)
Tổng số chi BHYT
(triệu đồng)
Tỷ lệ chi/thu BHYT
(%)
2004
2006
2.331.000
4.757.540
1.763.000
5.630.690
75,63
118,35
2008
2010
2012
9.609.000
25.540.580
44.277.556
10.114.000
18.816.988
32.473.572
105,26
73,67
73,34
2014
53.979.000
41.460.000
76,81
Nguồn Niên giám thống kê 2014
Theo số liệu của BHYT Việt Nam năm 2013. Trong tổng số người tham gia
BHYT, nhóm nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất với 26%. Các đối tượng được
NSNN hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí tham gia BHYT chiếm tỷ lệ 60% tổng
số người có BHYT (Biểu đồ 1.1) [24].
Biểu đồ 1. 1. Cơ cấu các nhóm đối tượng tham gia BHYT năm 2013
16
Bên cạnh đó còn tỷ lệ lớn người dân Việt Nam chưa tham gia BHYT, ước
tính khoảng 31,9 triệu người. Trong số đó, có 15,7 triệu người là lao động không
thuộc diện nghèo và gia đình của họ thuộc nhóm đối tượng tham gia tự nguyện; 7,4
triệu người cận nghèo, học sinh, sinh viên, được nhà nước trợ cấp một phần phí
tham gia; 6,2 triệu lao động chính thức, trong đó chi phí tham gia do cả người sử
dụng lao động và người lao động chi trả; 1,9 triệu trẻ em dưới 6 tuổi được nhà nước
tài trợ hoàn toàn. Trong số 14,3 triệu người thuộc diện nghèo hay người dân tộc
thiểu số được nhà nước trợ cấp BHYT toàn bộ, gần 300.000 người chưa tham gia
BHYT [22].
Biểu đồ 1. 2. Tỷ lệ mua BHYT theo các nhóm dân số năm 2012 [14]
Tỷ lệ mua BHYT ở các hộ gia đình cận nghèo còn thấp, mặc dù đã được
NSNN tăng mức hỗ trợ từ 50% mức phí BHYT lên 70% từ năm 2012. Năm 2012,
vẫn còn 3/4 trong tổng số 5,8 triệu người cận nghèo chưa tham gia BHYT, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, như: nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm BHYT; mức
đóng còn cao, cùng chi trả tới 20%... Nguyên lý cơ bản của BHYT xã hội là “đóng
góp một khoản tiền định trước để bảo vệ bản thân trước chi phí y tế lớn không
lường trước” [25] dường như chưa được thực hiện trong thực tế cuộc sống.
17
Việt Nam đang gặp vấn đề “khoảng trống giữa” thường thấy ở hầu hết các
nước trong khu vực khi tỷ lệ mua BHYT cao ở các nhóm đối tượng có thu nhập
thấp và cao nhất, trong khi tỷ lệ này thấp ở các đối tượng thu nhập trung bình.
“Khoảng giữa” ở đây chủ yếu gồm người lao động không chính thức không thuộc
diện nghèo. Thân nhân của người lao động có việc làm chính thức cũng thuộc diện
này vì chế độ BHYT của lao động chính thức chỉ dành cho chính người lao động
mà thôi. Người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm
nghiệp có thu nhập trung bình trở lên cũng thuộc nhóm này. Theo luật BHYT, tất cả
những đối tượng này đều được coi là đối tượng bảo hiểm tự nguyện, bổ sung.
Nhưng tỷ lệ mua BHYT của nhóm này rất thấp, chỉ đạt 26% năm 2011, do chi phí
quá cao và giá trị của BHYT được cho là không tượng xứng với chi phí tham gia
[22].
Nguyên nhân của tỷ lệ mua BHYT thấp ở các hộ cận nghèo và lao động phi
chính thức có thu nhập trung bình trở lên là do: (i) chất lượng dịch vụ KCB ở y tế
cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu và do vẫn phải trả tiền túi khi KCB ở tuyến trên, (ii)
mức hỗ trợ đóng BHYT từ NSNN cho khu vực lao động phi chính thức còn thấp,
trong khi thu nhập của các hộ cận nghèo, cũng như các hộ gia đình nông thôn trên
cận nghèo ở nước ta còn thấp. Mức độ hỗ trợ từ NSNN để đóng phí BHYT cho
người cận nghèo, người thu nhập trung bình chưa đủ để giúp họ mua BHYT.
1.2.3. Tầm quan trọng của bao phủ BHYT
Bao phủ chăm sóc tế toàn dân đang là một xu hướng chung của nhiều nước
trên thế giới. Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác,
là một trong những nước đã coi BHYT toàn dân là một chiến lược quốc gia và đã có
những bước tiến lớn trong việc thực hiện mục tiêu bảo đảm cho người dân có thể
tiếp cận tới những dịch vụ y tế cần thiết, có chất lượng và với chi phí hợp lý. Đại
hội đồng Liên hiệp Quốc kêu gọi chính phủ các nước “khẩn trương đẩy mạnh nỗ
lực thực hiện mục tiêu tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ y tế có chất lượng và chi phí
hợp lý”, và thậm chí trước năm 2005, khi Hội đồng Y tế Thế giới kêu gọi chính phủ
các nước “xây dựng hệ thống y tế quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi người dân đều
18
được tiếp cận dịch vụ và không phải đối mặt với những khó khăn về tài chính khi
chi trả cho dịch vụ y tế” [22].
Bao phủ CSSK toàn dân được trình bày theo nhiều cách khác nhau, dù có
liên quan tới nhau. Hiểu theo cách đơn giản nhất, bao phủ CSSK toàn dân gồm 3
mục tiêu: Đảm bảo công bằng (KCB theo nhu cầu chứ không theo khả năng chi trả),
bảo vệ tài chính (bảo đảm KCB không dẫn tới bần cùng hóa) và tiếp cận hiệu quả,
toàn diện các dịch vụ y tế có chất lượng [22].
Chia sẻ rủi ro và chi trả trước cho CSSK có tính quyết định trong bảo vệ tài
chính đối với người sử dụng dịch vụ y tế [25]. Tài chính cho y tế dựa trên NSNN và
tài chính cho y tế dựa trên BHYT xã hội là 2 cơ chế thực hiện chia sẻ rủi ro và chi
trả trước cho CSSK. Theo khuyến cáo của WHO, để tiến tới bao phủ CSSK toàn
dân cho các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong giai đoạn 2011–
2015, về mặt tài chính, cần bao phủ hình thức chi trả trước và chia sẻ rủi ro cho hơn
90% dân số; và bao phủ cho gần 100% các đối tượng dễ bị tổn thương bằng trợ cấp
xã hội và các chương trình an sinh [25].
Tại Việt Nam, năm 2008, Luật BHYT được ban hành với lộ trình bao phủ
các nhóm dân cư cuối cùng vào năm 2014. Trên 27 triệu người, bao gồm người
nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở các khu vực kinh tế khó khăn, trẻ em dưới 6
tuổi và nhiều nhóm đối tượng đang hưởng các chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội
khác đã được Nhà nước hỗ trợ toàn phần phí BHYT. Người cận nghèo, học sinh
sinh viên cũng được Nhà nước hỗ trợ phần lớn phí BHYT (đối với hộ cận nghèo,
mức hỗ trợ đến năm 2012 là 50% mức phí; từ năm 2013 tối thiểu là 70% mức phí)
[26]. Năm 2013, có 61,76 triệu người tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 68,84% dân số.
Năm 2015, ước tính khoảng 69,97 triệu người tham gia BHYT, chiếm khoảng
76,52% dân số [4] (Bảng 1.3).
Bảng 1. 3. Tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam, 2013 –2015
Dân số trung bình
Số người tham gia
BHYT
Tỉ lệ bao phủ
2013
89.724.394
2014
90.813.523
2015
92.160.653
61.764.317
64.561.020
69.972.649
68,84%
71,09%
76,52%
19
Tài chính từ quỹ BHYT đã trở thành một nguồn tài chính quan trọng cho
CSSK. Năm 2012, quỹ BHYT đã chi khoảng 33.419 tỷ đồng cho hoạt động KCB.
Phạm vi bao phủ BHYT đối với các dịch vụ KCB khá toàn diện bao gồm cả dịch vụ
phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến y tế. Nhiều chính sách mới được thực hiện
nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Bên
cạnh đó, Chính phủ cũng đã có quyết định về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện
bao phủ BHYT cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
giai đoạn 2016 – 2020, theo đó, đến năm 2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố đều được
giao chỉ tiêu bao phủ BHYT đạt trên 90%; trong đó, một số địa phương được giao
chỉ tiêu đạt gần 100% là: Lào Cai 98,8%, Thái Nguyên và Điện Biên 98,5%, Hà
Giang 98,2% [7]… Trên cơ sở đó, Bộ Y tế xác định thực hiện BHYT toàn dân là
một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân giai đoạn 2016–2020.
1.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng BHYT
Hiện nay, ở Việt Nam có một vài nghiên cứu liên quan đến thực trạng sử
dụng BHYT, cũng như các yếu tố liên quan đến việc sử dụng BHYT của người dân.
Điển hình là nghiên cứu “Thực trạng tham gia BHYT của nông dân tỉnh Thái Bình
năm 2014” của tác giả Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn Văn Song. Trong nghiên cứu
này các tác giả đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cũng như nhu cầu
mua BHYT của người nông dân: (1) Không có thói quen đi KCB (chiếm 80%); (2)
Thủ tục hành chính rườm rà (chiếm 75%); (3) Mức đóng BHYT cao (chiếm 65%)
và (4) Thu nhập thấp (chiếm 55%) [19]. Trong báo cáo Kết quả nghiên cứu khả
năng thực hiện BHYT toàn dân năm 2011, đa số hộ gia đình nông dân không có khả
năng đóng BHYT, nhất là đối tượng phải đóng toàn bộ chi phí mua thẻ (45,3%
người dân được hỏi cho rằng mức đóng cao, không có khả năng tham gia) [27].
Trong nghiên cứu của Ngô Văn Đôn về “Nhận thức, mua và sử dụng thẻ
BHYT tự nguyện và một số yếu tố liên quan của người dân” (nghiên cứu mô tả cắt
ngang tại 215 hộ gia đình tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2006)
cho thấy nhóm có thẻ BHYT có kiến thức về BHYT đạt cao hơn nhóm không có thẻ
BHYT (47,7% và 9,3%), kết luận có mối liên quan giữa kiến thức về BHYTTN,
20
người dân có kiến thức về BHYTTN càng tốt thì tỷ lệ mua BHYT càng cao. Về việc
sử dụng thẻ BHYTTN khi KCB, kết quả cho thấy chỉ có 78,6% có sử dụng, còn lại
21,4% không sử dụng. Các lý do không sử dụng gồm: không thích dùng 10,7%;
chất lượng thuốc không đảm bảo 9,8%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 29,6%
trả lời là có gặp phiền hà khi KCB bằng thẻ BHYT. Nghiên cứu cũng chỉ ra các
nguyên nhân người dân chưa hoặc không tham gia BHYT: thiếu thông tin (49,8%),
không biết mua ở đâu (do thiếu thông tin) (17%), điều kiện và thủ tục tham gia phức
tạp (16,7%). Về mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với việc mua thẻ, kết quả
cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe và việc mua thẻ BHYTTN.
Nhóm có sức khỏe trung bình và yếu có xu hướng mua thẻ BHYTTN cao hơn nhóm
có sức khỏe tốt [28].
Nghiên cứu của Trần Thúy Hà về “Nhận thức và yếu tố liên quan đến mua
và sử dụng thẻ BHYT tự nguyện của người dân xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ,
tỉnh Hà Tây” năm 2006, nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 200 hộ gia đình có thành
viên mua thẻ BHYTTN và 200 hộ gia đình chưa có thành viên mua thẻ BHYTTN,
kết quả cũng cho thấy việc đối tượng đích tham gia và quyết định tham gia
BHYTTN phụ thuộc vào sự hiểu biết của họ (những người có kiến thức đạt về
BHYT thuộc nhóm có tham gia BHYTN là 95,5%; trong khi đó, nhóm không tham
gia BHYTTN có tỷ lệ kiến thức không đạt khá cao, 76%). Về độ tuổi tham gia
BHYT, có mối liên quan giữa tuổi với việc mua BHYTTN. Nghiên cứu chỉ ra phần
lớn người dân mua thẻ là do tổ chức, đoàn thể yêu cầu mua (27,88%); có 10,99%
mua vì cho rằng thường hay đau ốm; có 2,41% người dân tin tưởng vào chất lượng
điều trị [21].
1.4. Chi phí sử dụng BHYT cho khám chữa bệnh
1.4.1. Chi phí sử dụng BHYT cho KCB
Giai đoạn 2009 – 2012, ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ cho khoảng 70%
số đối tượng tham gia BHYT, bình quân chiếm 42% so với tổng thu BHYT, chủ
yếu hỗ trợ cho người có công, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số,
trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, đối tượng bảo trợ xã hội. Số tiền NSNN hỗ trợ tăng
mạnh từ 4.537 tỷ đồng (2009) lên 16.937 tỷ đồng (2012). Phần ngân sách hỗ trợ cho
21
các đối tượng tham gia BHYT so với tổng chi thường xuyên cho y tế hàng năm đã
tăng từ 27% (2009) lên 33% (2012).
Đối với các nhóm đối tượng không sử dụng lao động và người lao động,
nhóm cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng tham gia BHYT tự nguyện đóng
trên 52.540 tỷ đồng chiếm 49% tổng số thu BHYT. Số tiền này đã tăng từ 7.170 tỷ
vào năm 2009 lên 18.072 tỷ đồng vào năm 2012, nhưng tỷ lệ này có xu hướng giảm
dần (năm 2009: 55%, năm 2010: 49%, 2011 và 2012 đều là 46%) [29].
Theo Thông tư liên tịch về việc hướng dẫn thực hiện BHYT số
41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính
quy định:
- Các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, người có
công, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm, trẻ em
dưới 6 tuổi, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, người thuộc hộ gia đình
nghèo, người dân tộc thiểu số… được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng.
- Đối với nhóm đối tượng được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT
bao gồm: hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình số
tiền đóng của người tham gia được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương
cơ bản tại thời điểm đóng BHYT.
- Đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình số tiền đóng
được xác định theo mức đóng giảm dần từ thành viên thứ 2 trở đi.
Bảng 1. 4. Mức thanh toán trực tiếp cho người bệnh có thẻ BHYT [30]
Loại
hình
khám
bệnh, chữa bệnh
Ngoại trú
Nội trú
Tuyến chuyên môn kỹ thuật
Cơ sở y tế tuyến huyện và
tương đương
Cơ sở y tế tuyến huyện và
tương đương
Cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương
đương
22
Mức thanh toán tối đa
cho một đợt khám
bệnh, chữa bệnh
(đồng)
60.000
500.000
1.200.000
Cơ sở y tế tuyến trung ương và
tương đương
3.600.000
1.4.2. Chi phí y tế thảm họa
Trong xu thế vận động của các nước thành viên hướng tới mục tiêu CSSK
toàn dân, WHO đã khuyến cáo các nước cần tăng cường các cơ chế tài chính chi trả
trước và giảm các hình thức chi trả trực tiếp qua phí dịch vụ [17]. Tại Việt Nam,
nhìn chung mức chi phí cho KCB là rất cao. Chi công trong tổng chi tiêu y tế (bao
gồm NSNN, BHYT và viện trợ) trong vài năm qua có xu hướng giảm, từ 46,6%
năm 2010 xuống còn 42,6% năm 2012 theo số liệu Tài khoản y tế quốc gia ước tính
mới nhất năm 2014. Hậu quả tiêu cực của xu hướng này là chi tiêu từ tiền túi của hộ
gia đình cho y tế, đã từng có xu hướng giảm như mong muốn, và bắt đầu tăng trở
lại, chiếm 48,8% tổng chi tiêu cho y tế năm 2012 [24].
Hệ thống y tế cung cấp các dịch vụ y tế, phòng và chữa bệnh. Các dịch vụ
này có thể cải thiện sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng những dịch vụ
này có thể dẫn tới người bệnh cần phải chi một phần chi phí khá lớn (Chi phí thảm
họa) từ thu nhập của họ và điều này có thể đẩy một số gia đình đến với nghèo đói
[9]. Một cuộc điều tra chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe hộ gia đình trên quy mô toàn
cầu cho biết mỗi năm có hơn 150 triệu người trên toàn thế giới phải đối mặt với
những khó khăn về tài chính do phải chi trả cho CSSK và có hơn 100 triệu người bị
đẩy vào cảnh nghèo khó do những chi phí y tế [31].
Tại Việt Nam, Theo báo cáo về điều tra mức sống dân cư từ năm 2010 đến
2014 đã phản ánh tỷ lệ HGĐ có mức chi tiêu trực tiếp cho y tế trên tổng số chi
không tính cho lương thực thực phẩm bằng từ 25% và sự thay đổi của tỷ lệ này.
Theo đó tỷ lệ này tính chung cho các nhóm dân số chưa có xu hướng giảm dần theo
thời gian như kết quả mong đợi mà có xu hướng tăng nhẹ từ khoảng 15% (các năm
2010 và 2012) lên 16,6% vào năm 2014. Nhóm HGĐ khá giả có tỷ lệ hộ gia đình có
số chi tiêu cho CSSK > 25% tổng chi ngoài lương thực thực phẩm là lớn nhất.
Trong đó, nhóm người nghèo lại chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong 5 nhóm.
23
Bảng 1. 5. Tỷ lệ HGĐ có số chi tiêu cho CSSK > 25% tổng chi ngoài lương thực
thực phẩm
VLSS2010
VLSS2012
VLSS2014
Giàu
13.30%
15.20%
14.70%
Khá giá
19.30%
16.90%
22.30%
Trung bình
14.40%
13.10%
19.80%
Cận nghèo
12.50%
15.10%
14.50%
Nghèo
14.90%
13.40%
10.30%
Chung
14.90%
14.80%
16.60%
Một cuộc nghiên cứu khác của Van Doorslaer và các đồng nghiệp, sử dụng
các điểm ngưỡng khác nhau để xác định mức thảm họa, cũng một lần nữa cho thấy
tỷ lệ chi phí thảm họa cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam rất cao so với
các quốc gia khác trong khu vực Châu Á [32]. Một cuộc nghiên cứu gần đây tại
Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình phải đối mặt với chi phí thảm họa và bần
cùng hóa do chi phí y tế vẫn ở mức cao giai đoạn 2002 - 2008. Tuy nhiên, mức chi
phí thảm họa và bần cùng hóa do chi phí y tế được đánh giá là đã giảm nhiều trong
giai đoạn 2008 – 2010. Như vậy có thể nói các chính sách/kế hoạch hành động tài
chính y tế tại Việt Nam trong những năm qua đang tiến triển đúng hướng theo mục
tiêu bảo vệ tài chính cho toàn dân [33].
24
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: 4 xã: Gio An, Gio Hải thuộc huyện Gia Linh và Hải
Xuân, Hải Dương thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian: từ tháng 2/2016 đến tháng 8/2016.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Người dân trên 18 tuổi sinh sống tại 4 xã: Gio An, Gio Hải thuộc huyện Gia
Linh và Hải Xuân, Hải Dương thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
-
Tiêu chí lựa chọn đối tượng:
Đang sống tại 4 xã: Gio An, Gio Hải, Hải Xuân, Hải Dương;
Độ tuổi từ 18 trở lên;
Đại điện cho hộ gia đình;
Đủ khả năng điền vào phiếu trả lời;
Đồng ý tự nguyện tham gia điền phiếu điều tra.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả.
2.4.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu dựa trên các giả định 60% số hộ gia đình đại diện sẽ có
thể cung cấp thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về chi phí liên quan đến việc nhập
viện đã có trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. Cỡ mẫu các hộ đã được tính toán
sử dụng công thức:
Trong đó:
Z = giá trị Z (1.96 tương ứng với 95% mức độ tin cậy)
p = 0.6 là xác suất của đại diện hộ gia đình
Biên độ sai số d = 0.07
n = (1.96²)(0.60)(1-0.60)/(0.07)² = 188
25