Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kiến thức về bệnh chàm ở trẻ em mà phụ huynh nên biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.02 KB, 3 trang )

Kiến thức về bệnh chàm ở trẻ em mà phụ huynh nên biết
Bệnh chàm ở trẻ em là một bệnh về da thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ
sơ sinh đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nếu người lớn không biết
cách chăm sóc sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn và rất khó để
bệnh chàm thuyên giảm. Mời bạn theo dõi những thông tin bổ ích về bệnh
chàm dị ứng ở trẻ em dưới đây để biết nguyên nhân gây bệnh, các triệu
chứng cũng như các biện pháp chăm sóc da cho trẻ phù hợp

Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và
sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa rất khó chịu cho người bệnh.
Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này trong đó trẻ
sơ sinh chiếm khoảng 15%. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những
năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh chàm có rất nhiều mức độ
được phân thành: cấp, bán cấp hay hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng
trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất đạ dạng và phức tạp được tổng hợp
thành 3 nguyên nhân chính như sau:


Do cơ địa cơ thể mỗi người:



Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc
bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.




Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết,
thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết
cơ thể.



Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai,
suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,…



Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng
hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,… hoặc ăn phải các thức
ăn lạ ( không hợp cơ địa) như cá biển,tôm cua.



Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng,
thiếu hụt các vitamin,dư thừa các chất đạm…

Các triệu chứng của bệnh chàm:




Khi trẻ mắc bệnh thì các vùng da sẽ bị nổi đỏ thành từng mảng và
khô hơn vùng da bình thường. Khi tình trạng bệnh nặng hơn thì
vùng da này sẽ bị viêm tấy trở nên đỏ hơn và ứa nước. Vùng da này
sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các loại hóa chất trong nước
hoa, xà bông, bột giặt. Khi đó các vết đỏ sẽ trở nên rất ngứa ngáy

nhưng nếu gãi thì càng làm cho vùng da đó càng ngứa và đỏ.

Khi
trẻ mắc bệnh thì các vùng da sẽ bị nổi đỏ thành từng mảng và khô


Đối với trẻ sơ sinh, khu vực da thường xuất hiện chàm đó là trên
mặt, trán hoặc da đầu… hoặc có thể bắt đầu từ chân, tay trước rồi
lan rộng khắp cơ thể. Đối với các trẻ lớn hơn, thì bệnh thường xuất
hiện trên mặt sau đầu gối, trong khủy tay, xung quanh cổ tay và
mắt cá chân. Các hoạt động gãi khi ngứa sẽ gây trầy xước da và
khiến vùng da bị bệnh trở nên dày hơn, khô hơn và trở nên xẫm
màu.

Biện pháp chăm sóc da phù hợp:


Khi trẻ có các triệu chứng trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ da
liễu để có hướng điều trị thích hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé
điều trị bằng thuốc, sử dụng các sản phẩm đặc biệt để chăm sóc da
nhằm hạn chế các nguy cơ trẻ nhỏ phải chữa trị phức tạp bằng
thuốc.



Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh và tắm rửa
cho bé:
– Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh những tổn thương cho vùng



da khi bé gãi.
– Tránh tắm cho bé trong bồn tắm quá 5 đến 10 phút. Khi sử dụng
nước ấm để tắm cho bé thì nên để nước ở khoảng 36 độ C. Tránh sử
dụng các sản phẩm có chứa xà phồng và hương liệu để tắm cho bé.
– Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại khăn 100% cotton để làm khô
da bé. Tuyệt đối không được lau quá mạnh.
– Bạn nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm
cho da bé sau khi tắm.


Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên quét dọn trong phòng của
bé để tránh bụi và vụi vải và để phòng bé thật thoáng khí, hạn chế
để bé trong căn phòng đầy khói.



Bạn nên lưu ý về quần áo mặc cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo lót
chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp
tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm
mềm vải khi giặt đồ cho bé.



Cuối cùng đó là về thực phẩm cho trẻ, bạn không nên cho bé ăn các
loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Đối với trẻ
sơ sinh bạn nên duy trì sửa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ
nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên
( hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng).

Các

nhóm thức ăn hải sản rất dễ gây dị ứng
Lưu ý: Vì tính chất bệnh rất dễ bị tái phát nên bạn nên đưa trẻ đi tái khám
sau mỗi đợt điều trị để dứt điểm cho bé!



×