Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách điều trị hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.92 KB, 7 trang )

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách điều trị hiệu quả
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ rất dễ gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Dưới
đây là những điều cần biết và cần làm khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
1. Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa:


Do sức đề kháng yếu: hệ miễn dịch của bé lại rất non nớt là điều
kiện dễ dàng để các vi khuẩn xâm nhập gây các bệnh khác nói
chung và rối loạn tiêu hóa ở trẻ emnói riêng. Đặc biệt đối với những
trẻ vừa mới chào đời nhưng chưa được bú những giọt sữa mẹ đầu
tiên dồi dào sức đề kháng do mẹ bị mất sữa, tắc sữa thì nguy cơ bị
rối loạn tiêu hóa càng cao hơn rất nhiều.

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý: nếu chế độ
dinh dưỡng có sự bất hợp lý như thức ăn không đảm bảo an toàn vệ
sinh vì bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, thành phần thức ăn không
phù hợp với lứa tuổi của trẻ,… sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.


Nguyên nhân đơn giản là vì hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ không
thể tiếp nhận những thức ăn không phù hợp.


Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh: Việc cho trẻ dùng thuốc
kháng sinh để chữa bệnh cũng là nguyên nhân gây ra những rối
loạn tiêu hóa ở trẻ emdo lúc này hệ miễn dịch của cơ thể trẻ còn rất
yếu, chưa hoàn chỉnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt


vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi gây nên những triệu
chứng rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ rất dễ “tiếp xúc” với các tác nhân gây
rối loạn tiêu hóa


Môi trường sống không vệ sinh cũng là một nguyên nhân gây rối
loạn tiêu hóa ở trẻ: Môi trường sống xung quanh tồn tại rất nhiều vi
khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ emnếu bạn không có biện
pháp ngăn chặn, giữ vệ sinh cho bé cẩn thận. Cần vệ sinh tay trẻ
cẩn thận khi bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi


khuẩn, sau khi đi vệ sinh,… để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở
trẻ.
2. Những chứng rối loạn tiêu hóa trẻ dễ gặp
Hiện tượng nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra khỏi cơ thể. Khi bé ăn
quá no hoặc sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư
thế đột ngột. Thông thường nôn trớ ở trẻ nhỏ thường hết sau 1 tuổi (là nôn
trớ sinh lý). Chỉ có 1 số ít là do tổn thương thực tế. Nếu trẻ nôn trớ kèm theo
sốt, mệt mỏi, co giật hoặc ngủ li bì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để
kiểm tra kịp thời.
Hiện tượng tiêu chảy cấp

Biểu hiện của hiện tượng rối loạn tiêu hóa này là kém ăn, mệt mỏi, đột ngột
nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng



bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu. Khi bị tiêu chảy trẻ thường bị mất
nước, nguy cơ suy dinh dưỡng cao thậm chí có thể tử vong.

Nên đọc: Cách phân biệt thực phẩm 'sạch' và thực phẩm 'bẩn' cho bà
nội trợ

Hiện tượng táo bón
Là biểu hiện thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ đi ngoài không
thường xuyên, phân khô rắn, cứng như sỏi, bụng cứng và đau, mót đi cầu
nhưng không được. Hậu quả khiến trẻbiếng ăn, đau bụng, hay nôn trớ và
quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi ngoài nhưng phân
mềm.
3. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần chú ý chăm sóc đúng cách để tình
trạng của bé thuyên giảm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cho bé
yêu khi bé bị rối loạn tiêu hóa:




Vệ sinh tất cả đồ chơi của bé, tốt nhất là 2 tuần/lần. Với những món
đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi cho khô.
Lau sạch các đồ chơi bằng gỗ.



Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên cho trẻ đưa các loại đồ chơi
vào miệng sẽ dễ làm vi khuẩn tấn công. Thường xuyên rửa tay cho
bé bằng xà phòng diệt khuẩn.




Người lớn hay tiếp xúc với trẻ cần giữ sạch sẽ đặc biệt là tay



Không nên ép bé ăn ngay khi thấy có dấu hiệu tốt hơn. Vì thực chất,
chứng rối loạn tiêu hóa rất hay trở lại nếu việc điều chỉnh hệ vi
khuẩn đường ruột chưa hoàn chỉnh. Vì thế nên cho trẻ ăn từ từ.



Trong khi bé đang bị tiêu chảy, không kiêng cữ những món như thịt,
cua, tôm cá, mà vẫn giữ chế độ ăn bình thường vì như thế cơ thể bé
sẽ bị suy dinh dưỡng vì thiếu chất.




Chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách, tránh gây nhiễm
bẩn thức ăn. Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất
đạm, béo gây khó tiêu cho bé.



Kiên định điều trị ở một nơi nhất định: Càng nóng ruột, bạn càng
mong thấy tiến triển của bé. Thực chất bệnh cần phải thăm dò, theo
dõi mới tìm ra được phương thuốc thích hợp. Đừng quá nôn nóng mà
cho bé uống quá nhiều loại thuốc.


Nên đọc: Bẻ khớp có ảnh hưởng đến sức khỏe?

4. Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế để được thăm
khám


Để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, quan trọng nhất cha mẹ cần đưa trẻ đến
các cơ quan y tế để được thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau
khi xác định được bệnh, các bậc cha mẹ cần làm đúng theo chỉ dẫn, chỉ định
của bác sỹ và thực hiện những cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đã nói ở
trên.



×