Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.77 KB, 4 trang )

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên
nhân. Các mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ để đưa trẻ đi khám hoặc có
cách xử trí phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh


Sự sụt giảm hoóc môn ngay khi bé chào đời có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng tóc ở
trẻ nhỏ. Và đó cũng là nguyên nhân rụng tóc ở các bà mẹ sau khi sinh.



Hơn nữa, tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Tóc
cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ nguậy, cọ đầu vào đệm hoặc do bé chỉ
nằm một tư thế kéo dài, cũng khiến tóc vùng tiếp xúc với gối rụng nhiều.

Sau đây là chu kỳ mọc tóc các mẹ cần biết:
Tóc trải qua 2 giai đoạn chính:


Giai đoạn mọc tóc kéo dài khoảng 3 năm.



Giai đoạn rụng tóc hay nghỉ ngơi, kéo dài 3 tháng (thời gian này có thể dao động từ 1
đến 6 tháng). Trong giai đoạn này, sợi tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới


bắt đầu mọc. Thông thường, tại bất cứ thời điểm nào, khoảng 5-15% tóc trên da đầu
thường ở thời kỳ nghỉ ngơi.




Và khi gặp stress, sốt cao hay có thay đổi hoóc môn thì sự phát triển tóc có thể
ngừng phát triển và chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau 3 tháng, khi tóc bước vào
giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống: nếu rụng tóc ở bé là do thay đổi hormone
thì bạn không có cách nào để ngăn ngừa.
Còn nếu là do thói quen sinh hoạt, bạn có thể làm những điều sau để hạn
chế rụng tóc:
– Nếu bé luôn ngủ hoặc ngồi tựa vào một vị trí, bạn nên thay đổi tư thế cho
con. Chẳng hạn, đặt bé ngủ ngược lại vị trí bình thường để kích thích bé xoay
người.


– Nếu bé dựa đầu ở cùng một chỗ trên xe đầy, bạn có thể độn thêm hoặc tạo
ra sự khác biệt nhỏ ở bề mặt này để buộc bé phải từ chối chà xát đầu vào
chỗ yêu thích.
– Đừng để bé nằm quá nhiều trong ngày, nên bế bé, cho bé nằm trên bụng
mẹ để vui chơi. Hoạt động này không chỉ giúp bé phát triển mà còn tránh tạo
thói quen nằm yên một chỗ, gây rụng tóc hay méo đầu.
Tuy nhiên, nếu trên 6 tháng tuổi mà trẻ vẫn rụng tóc thì có thể đây là dấu
hiệu cảnh báo trẻ đang thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, đặc biệt là sắt.
Trường hợp này mẹ nên đưa bé đến khám bác sỹ hoặc bổ dung vitamin D vào
chế độ ăn uống của trẻ với những thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan, sữa,
tôm, cua,…
Và các mẹ cũng nên tắm nắng cho bé hàng ngày khoảng 15 – 20 phút để bổ
sung vitamin D cho con, và thời gian lý tưởng từ 7h-8h sáng, nếu mùa nắng
gắt thì nên tắm nắng vào lúc 6h30-7h30; tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng

lúc mặt trời lên cao, tia cực tím rất hại cho da và mắt của bé.
Ngoài ra, trẻ mới ốm dậy hoặc bé đang sử dụng một số loại thuốc có tác
dụng phụ gây rụng tóc. Một số trẻ còn có những mảng trắng rơi ra vùng
không có tóc do bị nấm. Trường hợp này mẹ đừng trì hoãn đưa con đến bác
sỹ.


Nếu bé bị rụng tóc nguyên nhân do dầu gội, thì có thể bé bị dị ứng dầu gội,
vậy nên các mẹ hãy chọn loại dầu dịu nhẹ, chăm sóc kỹ cho đến khi tóc phát
triển trở lại. Và tránh chải tóc mạnh, chỉ cần dùng tay để vuốt nhẹ nhàng.
Trong đa số trường hợp, chúng ta không cần lo lắng về sự rụng tóc ở bé. Tuy
vậy, nếu không tìm thấy lý do, và dù bé đã 1 tuổi mà dường như tóc không
mọc, thì bạn nên đưa con đi kiểm tra. Có thể là bình thường nhưng nó cũng
giúp bạn giải tỏa lo lắng về tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh.



×