Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số hình thức nghệ thuật sân khấu và trò chơi nhằm tạo một giờ học sinh động ở bộ môn Ngữ Văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 26 trang )

I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục không ngừng tìm ra nhiều giải
pháp, trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được quan tâm. Trong một giờ
học, học sinh đóng vai trò trung tâm, làm sao phát huy được sự tích cực, chủ động của
các em thì giờ học mới thành công. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên cần có sự
chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy của mình.
Trong những năm gần đây, dạy và học văn trong nhà trường THCS đã trở thành
vấn đề quan tâm của xã hội. Giới báo chí truyền thông, các nhà nghiên cứu, lí luận,
nhà chuyên môn, nhà giáo tranh luận liên tục trong các diễn đàn, hội nghị về phương
pháp dạy học văn và chương trình sách giáo khoa nhằm đưa ra giải pháp tối ưu để việc
dạy học văn đạt hiệu quả. Qua đó, chúng ta cũng thấy được sự nổ lực của ngành giáo
dục trong việc nâng cao chất lượng dạy và học văn. Tìm ra phương pháp dạy học sao
cho lôi cuốn học sinh học Ngữ văn là vấn đề cấp thiết nhưng không phải dễ thực hiện.
Riêng đối với bộ môn Ngữ Văn, một môn học rất đặc thù: “dạy chữ, dạy người” Môn học đòi hỏi: “cái tâm, cái tài và cái tình” của người dạy. Một giáo viên dạy Văn
phải như người nghệ sĩ trên sân khấu.Thế nhưng, người nghệ sĩ không phải là một vai
diễn mà phải sống và hòa mình vào bài dạy, đau cùng nỗi đau của nhân vật, vui cùng
niềm vui của nhân vật, hạnh phúc cùng nhân vật của mình. Chính vì vậy, cách để
truyền thụ cảm xúc đến học sinh là yếu tố quan trọng để có một giờ dạy Văn thành
công.Trong thực tế giảng dạy của mình, tôi nhận thấy học sinh lứa tuổi THCS rất ham
hoạt động, thích khám phá cái mới, nhất là những hình ảnh trực quan, thích được “thể
hiện bản thân” thông qua các trò chơi.
Các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc Việt Nam ta như: chèo, cải
lương, dân ca kịch bài chòi, múa rối nước…lâu nay tuổi thanh thiếu niên còn thờ ơ. Để
các loại hình nghệ thuật này “cảm hóa” được các em là một điều trăn trở của nhiều
nhà nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật. Trong thời lượng một tiết học, có thể cho các
em xem, nghe, làm quen và bước đầu cảm nhận cũng là cách để duy trì văn hóa nghệ
thuật truyền thống cho giới trẻ. Các loại hình sân khấu ở đây được hiểu là các hình
thức biểu diễn trên sân khấu như: múa, chèo, hát đối, ca Huế, nhạc, ngâm thơ, kịch…


Nội dung tác phẩm Văn học được người nghệ sĩ tái hiện lại một cách sinh động. Đây
còn là cách để học sinh hứng thú hơn trong tiết học của mình.


Thiết kế một trò chơi nhỏ cho một phần của bài dạy cũng là một cách để tiết học của
mình sinh động, lôi cuốn học sinh. Thông qua trò chơi để khắc sâu kiến thức,những trò
chơi ấy còn có tác dụng mở rộng kiến thức thực tế, giáo dục đạo đức cho học sinh và
cũng là “dịp’ để giáo viên giới thiệu một số loại hình nghệ thuật sân khấu của dân tộc.
Những trò chơi đều sử dụng hình ảnh trực quan sẽ kích thích sự hứng thú cho học
sinh.
Như vậy, việc sử dụng trò chơi và các loại hình sân khấu mang tính chất bổ trợ cho
nhau nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Văn. Với đề tài này, tôi
muốn giới thiệu một số trò chơi và các loại hình sân khấu vận dụng cho các tiết dạy
của mình. Đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra từ thực tế giảng dạy.
Đó là lí do tôi chọn đề tài: “ Sử dụng một số hình thức nghệ thuật sân khấu và trò chơi
nhằm tạo một giờ học sinh động ở bộ môn Ngữ Văn THCS”. Rất mong sự góp ý của
quý Ban giám khảo.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
Báo thời đại số 147 có bài viết: “Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt
Nam hiện nay có 7 loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, đó là: Múa rối nước,
Chèo, Tuồng, Cải lương, Dân ca kịch Bài chòi khu 5, Dù kê Đồng bằng sông Cửu
Long, Ca kịch Huế. Riêng Ca kịch Ví dặm Nghệ Tĩnh là loại hình dân ca kịch có nhiều
triển vọng trở thành nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc, nhưng cho đến
nay vẫn chưa được Nhà nước công nhận. Việc tìm hiểu và nghiên cứu những đặc
trưng cơ bản của các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống đối với các giảng
viên và học sinh hết sức cần thiết vì hiện nay giới trẻ rất thờ ơ về những loại hình này,
vì vậy việc đưa các loại hình này vào dạy học học trong nhà trường phổ thông là một
ý định hay…”
Trong “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ”( NXB giáo dục, ĐHSP) đưa ra khái

niệm trò chơi như sau: “Trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi của
sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã
có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết học sinh - trong
đó nội dung học tập kết hợp với hình thức trò chơi”.
2


Trong đổi mới phương pháp giảng dạy, các nhà giáo dục đã khẳng định: “HS
phải thực sự chủ động, tích cực trong tiết học mới đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài
thảo luận nhóm, trò chơi được vận dụng dưới hình thức phù hợp là cũng rất hiệu
quả”.
Trò chơi là phương pháp dạy học tích cực trong định hướng đổi mới hiện nay.
Học sinh đóng vai trò trung tâm, trong tiết học, học sinh được thể hiện bản thân mình,
chủ động, tự tin, tiếp thu tri thức và rèn luyện kĩ năng sống chính là mục tiêu lâu dài
của giáo dục.Như vậy, các loại hình sân khấu được vận dụng vào dạy học Văn thì đó
chính là cách để giáo dục học sinh về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, phát
triển năng khiếu cho các em và việc tiếp thu bài hiệu quả. Thế nhưng trong thời lượng
của chương trình việc đưa vào dạy chính khóa sẽ gặp khó khăn.Trò chơi là phương
pháp dạy học tích cực, cũng là cách để truyền đạt tri thức. Vì thế kết hợp phương pháp
này với việc giới thiệu các loại hình sân khấu trong một tiết dạy sẽ có một giờ học Văn
lôi cuốn, sinh động.
2. Cơ sở thực tiễn:
Học sinh lứa tuổi THCS thích tìm tòi, khám phá cái mới, kích thích được sự hứng
thú của các em thông qua trò chơi và sự sinh động của các hình thức sân khấu là một
cách để một giờ học Văn hứng thú. Việc vận dụng trò chơi và sân khấu lâu nay đã
thực hiện nhưng vận dụng thích hợp hiệu quả, đúng lúc, đúng thời điểm còn là nghệ
thuật của mỗi người giáo viên. Học sinh trường Huỳnh Văn Nghệ thuộc địa bàn vùng
sâu, việc tiếp cận với CNTT còn hạn chế. Chính vì vậy, các loại hình sân khấu còn là
cách giúp học sinh tiếp cận với CNTT. Học sinh hứng thú học tập sẽ nâng cao chất
lượng bộ môn.

Trò chơi là một phương pháp chỉ ứng dụng vào một phần nào đó của bài học,
nhưng sẽ tạo được hứng thú cho học sinh nắm bắt nội dung bài học. Trò chơi được tổ
chức ở bất cứ phần nào của tiết học là do đặc trưng của từng bài (Phần giới thiệu, phần
nội dung, phần củng cố,…). Đơn cử như xưa nay, giáo viên ta thường chỉ giới thiệu
bài một vài câu hay liên hệ từ kiến thức bài cũ để vào bài. Vậy tại sao chúng ta không
giới thiệu bài bằng một trò chơi nho nhỏ, không mất nhiều thời gian mà hấp dẫn được
các em. Nhất là có thể kết hợp với các hình thức sân khấu tạo một không khí phấn
khởi để vào bài.
3


Để tổ chức một trò chơi phù hợp, hiệu quả trong một tiết dạy đòi hỏi giáo viên
phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và trò chơi phải có luật chơi. Tùy vào trường hợp cụ
thể, trò chơi cụ thể mà giáo viên có thể đưa ra các quy định về hành động chơi, trình
tự, giới hạn và hình thức phạt khi vi phạm.
Trò chơi cũng theo trình tự các bước:


Chuẩn bị trò chơi



Lựa chọn trò chơi.



Thiết kế trò chơi




Các bước tiến hành.

Để đạt hiệu quả trong việc vận dụng trò chơi, giáo viên cần:


Có sự đầu tư kĩ lưỡng cho trò chơi của mình.



Phải quản lí được lớp học trong thời gian diễn ra trò chơi.



Vận dụng linh hoạt, sáng tạo và lâu dài trong bài dạy.

Việc vận dụng các loại hình sân khấu thì cần đảm bảo:
- Chọn loại hình sân khấu phù hợp với bài dạy.
- Đưa loại hình sân khấu phù hợp với tiết dạy, không làm loãng bài học.
- Nội dung và người nghệ sĩ trong bài thể hiện phải nghiêm túc, không đưa
các hình ảnh phản giáo dục.
III. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Giới thiệu một số trò chơi sử dụng trong dạy Ngữ văn THCS
2. 1.1 Trò chơi ô chữ
Xưa nay giáo viên chưa chú trọng lắm đến phần giới thiệu bài. Thông thường
chỉ giới thiệu lại bằng kiến thức bài cũ, hoặc đi thẳng vào bài mới. Ở một số văn bản
chúng ta có thể giới thiệu bằng cách đưa ra trò chơi. Phương pháp này có thể ứng dụng
ở các khối lớp, sau đây là ví dụ ở chương trình lớp 7 với 1 bài cụ thể : “Mẹ tôi”.
Cách tiến hành như sau: Trong các câu hỏi kiểm tra bài cũ, GV chuẩn bị một ô
chữ có liên quan đến bài học, các ô chữ nhỏ có liên quan đến bài cũ. Từ ô chìa khoá
đó giáo viên dẫn dắt vào bài. Ô chữ này cần ngắn gọn, thời lượng cho việc kiểm tra

bài cũ và giải ô chữ là 5-7 phút. Cụ thể ứng dụng trong các bài: Qua đèo ngang, Cảnh
4


khuya, Côn sơn ca, Ca Huế trên Sông Hương, Sống chết mặc bay, Mẹ tôi, Cổng
trường mở ra, Qua Đèo Ngang,…trong chương trình lớp 7.
Ví dụ: Trong bài “Mẹ tôi” Giáo viên chuẩn bị ô chữ như sau:

C Ô N G T R Ư Ơ N G M Ơ R A
M E
N H Â T D U N G
V Ô T Ư
K H A I T R Ư Ơ N G
Câu hỏi giải ô chữ:
1.

Văn bản mà chúng ta đầu tiên trong chương trình Ngữ Văn 7?

2.

Ai đã thao thức trong đêm trước ngày khai trường của con?

3.

Văn Bản “ Cổng trường mở ra” được viết theo thể loại nào?

4.

Đứa con trong văn bản “ Cổng trường mở ra” là một đứa trẻ như thế
nào?


5.

Đây là ngày mọi người đều đưa trẻ đến trường.
Thay vì giới thiệu bằng lời để vào bài, giáo viên kết hợp một đoạn cải
lương về mẹ:

2.1.2. Trò chơi ghép chữ:
Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị các mẫu giấy roki, ghi các từ ngữ ca dao vào
các ô giấy, sau đó đảo lộn các mảnh giấy này.
Ví dụ: Trong phần củng cố của bài “ Ca dao, dân ca” Giáo viên tổ chức trò chơi ghép
ô chữ. Giáo viên chuẩn bị 2 hoặc 4 câu ca dao, các câu này được viết vào các ô giấy
nhỏ, cắt rời từng chữ, sắp xếp lộn xộn, 4 nhóm sắp xếp lên bảng để thành câu ca dao
hoàn chỉnh. Cụ thể:
Gi
a
Trong

Về
Trắng

Định

h
Gạo

Ai
Nướ
c


Học sinh hoàn thành câu ca dao này như sau:

Về
Dễ
9

Th
ì
Ăn

Làm
mm
mm

Bề

5


“ Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn”.
Khi dạy bài ca dao dân ca về tình cảm gia đình, thay vì đọc cho học sinh nghe
một số bài ca dao để làm phong phú kiến thức, giáo viên có thể chuẩn bị nhiều câu
thuộc chủ đề này để học sinh tự ghép. Sau đây là 8 câu về chủ đề gia đình, giáo viên
cho mỗi tổ 2 câu để học sinh ghép sau đó nhận xét từng tổ.
1.“Có cha mẹ mới có ta
Làm nên nhờ bởi mẹ cha vun trồng”.
2.Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.
3.Có con nhớ mẹ thương thay

Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau.
4.Cây khô đâu dễ mọc chồi
Mẹ già đâu dễ sống đời với con.
5.Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
6.Sinh con ai chẳng sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con
7.Mỗi đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
8.Hiu hiu gió thổi đọt cà
Làm sao cho đặng cha mẹ già nuôi chung.
2.1.3.Trò chơi “ Trúc xanh”
Cách tiến hành: Giáo viên tìm các hình ảnh, đoạn phim có liên quan đến thành
ngữ, trình chiếu hoặc dán hình ảnh để học sinh quan sát và đoán xem đó là câu thành
ngữ nào, nêu nội dung của những câu đó.
Ví dụ: Trong bài “Thành ngữ” ở lớp 7.
Trong bài này, giáo viên có thể đưa một số hình ảnh có liên quan đến thành ngữ
để học sinh đoán xem đó là câu gì (giống trò chơi Trúc Xanh).
Giáo viên có thể dùng phương pháp sánh vai, cho một số học sinh diễn tả, học
sinh khác đoán thành ngữ.
6


Ví dụ: Rau nào sâu ấy, nuớc đổ đầu vịt, ruột để ngoài da, cõng rắn cắn gà nhà, ông
nói gà, bà nói vịt,…(chuẩn bị hình ảnh và trình chiếu).
Giáo viên tham khảo một số hình ảnh sau để ứng dụng vào trò chơi đoán thành
ngữ:

Rau nào sau ấy
Ông nói gà bà nói vịt

Ngoài những hình ảnh giới thiệu trên, giáo viên cho các em xem đoạn phim, kịch, bài
hát có thành ngữ để học sinh tìm thành ngữ.Ví dụ: Đoạn phim “Chị Dậu”, đoạn này
giúp học sinh nhớ đến câu “tức nước vỡ bờ”
2.1.4. Trò chơi “điền bảng”
Ví dụ: Trong phần tổng kết phần thơ ở lớp 9, thay vì cho học sinh thống kê các
tác phẩm đã học, ta có thể biến thành một trò chơi “Ai nhớ nhanh nhất”. Lớp học
chia thành 4 tổ. Mỗi tổ hoàn thành công việc nêu tên tác giả, năm sáng tác, nội
dung và nghệ thuật trong 5 phút.
TT
1.

2.

Tên bài

Tác giả

Đồng

Chính

chí

Hữu

Đoàn

Huy

thuyền


Cận

đánh cá

Năm

Thể

Tóm tắt nội dung

s/ tác thơ
1948 Tự Vẻ đẹp chân thực, giản
do

1958

Đặc sắc nghệ
thuật
Chi tiết, hình ảnh

dị của anh bộ đội thời

tự nhiên, giản dị,

chống Pháp và tình

cô đọng, gợi

đồng chí sâu sắc, cảm


cảm.

7

động
Vẻ đẹp tráng lệ, giàu

Từ ngữ giàu hình

chữ

màu sắc lãng mạn của

ảnh, sử dụng các

thiên nhiên, vũ trụ và

biện pháp ẩn dụ,
7


3.

Con cò

Chế

1982


Lan

Tự

con người lao động mới nhân hóa
Ca ngợi tình mẹ và ý
Vận dụng sáng

do

nghĩa lời ru đối với

tạo ca dao. Biện

cuộc sống con người.

pháp ẩn dụ, triết

Tình cảm bà cháu và

lý sâu sắc
Hồi tưởng kết

Viên
4.

Bếp lửa

Bằng


1963

Việt

7

chữ, hình ảnh người bà giàu
8

5.

Bài thơ

Phạm

về tiểu

Tiến

đội xe

Duật

chữ
1969 Tự
do

tình thương, giàu đức

tự sự, bình luận.


hy sinh.
Vẻ đẹp hiên ngang,

Ngôn ngữ bình

dũng cảm của người

dị, giọng điệu và

lính lái xe Trường Sơn

hình ảnh thơ độc

không
6.

hợp với cảm xúc,

đáo.

kính
Khúc

Nguyễn 1971

Tự

Tình yêu thương con và Giọng thơ tha


hát ru

Khoa

do

ước vọng của người mẹ

thiết, hình ảnh

những

Điềm

Tà Ôi trong cuộc kháng

giản dị, gần gũi

em bé

chiến chống Mỹ

lớn trên
7.

lưng mẹ
Viếng

Viễn


lăng

Phương

1976

7

chữ, niềm xúc động sâu sắc

Bác

8
chữ

8.

Lòng thành kính và

Ánh

Nguyễn 1978

trăng

Duy

đối với Bác khi vào
thăm lăng Bác


Giọng điệu trang
trọng, thiết tha,
sử dụng nhiều ẩn

5

Gợi nhớ những năm

dụ gợi cảm.
Giọng tâm tình,

chữ

tháng gian khổ của

hồn nhiên, hình

người lính, nhắc nhở

ảnh gợi cảm

thái độ sống “uống
9.

Nói với

Y

Sau


5

con

Phương 1975 chữ

nước nhớ nguồn”
Tình cảm gia đình ấm

Từ ngữ, hình ảnh

cúng, truyền thống cần

giàu sức gợi cảm

cù, sức sống mạnh mẽ
của quê hương và dân
8


tộc, sự gắn bó với
truyền thống.
10. Mùa
xuân

Thanh

1980

Hải


5
chữ

nho nhỏ

Cảm xúc trước mùa

Hình ảnh đẹp,

xuân của thiên nhiên,

gợi cảm, so sánh

vũ trụ và khát vọng làm và ẩn dụ sáng
mùa xuân nho nhỏ dâng tạo, gần gũi dân

11. Sang thu Hữu

1991

Thỉnh

5
chữ

hiến cho đời
ca
Những cảm nhận tinh tế Hình ảnh thơ
của tác giả về sự


giàu sức gợi cảm

chuyển biến nhẹ nhàng
của thiên nhiên từ cuối
hạ sang thu
Sau trò chơi, học sinh nắm được kiến thức về các tác phẩm đã học, để kiến thức khắc
sâu hơn, học sinh sẽ thưởng thức các tác phẩm đã học qua một bài hát hoặc bài ngâm
thơ.
2.1.5. Trò chơi “ Đọc thơ”:
Phần lớn học sinh rất lười học thuộc thơ, đây là biện pháp hiệu quả giúp các em
nhớ thơ lâu hơn.
Cách tiến hành: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi thành viên của tổ sẽ lần lượt đọc từng
câu, thành viên nào quên sẽ phải làm theo yêu cầu của lớp.
Ví dụ: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9, tập 2), học sinh rất khó
thuộc bài này, giáo viên nên ứng dụng trò chơi này vào phần củng cố bài, giới thiệu
bài.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ caì nan hoa
Vách nhà ken câu hát
9


Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời .”
2.1.6. Trò chơi “ Sưu tầm kiến thức”
Trò chơi này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều bài.
Cách tiến hành: Giáo viên chia thành các đội chơi, theo dõi kết quả của học
sinh.Muốn thực hiện tốt trò chơi này, trước tiết học thơ giáo viên cần dặn dò học sinh
về xem trước bài hoặc đưa ra yêu cầu cụ thể để học sinh tìm hiểu, sưu tầm.Trò chơi
này áp dụng sẽ giúp học sinh thu thập kiến thức một cách tự nhiên, hiệu quả
Ví dụ: Khi dạy bài “ Khi con tu hú” của Tố Hữu (Ngữ văn 8, tập 2) Yêu cầu các
em tìm những bài thơ của tác giả. Bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy (Ngữ văn 9,
tập 1) học sinh có thể sưu tầm các bài thơ có hình ảnh của trăng ( Muốn làm thằng
Cuội, Vọng nguyệt, Cảnh khuya, Tĩnh dạ tứ).
Khi dạy bài: “Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm, Ca dao về
tình cảm gia đình, Quê hương đất nước”(trong SGK Ngữ văn 7). Giáo viên cho các tổ
thi đua để tìm các câu mới bổ sung cho vốn kiến thức ca dao, tục ngữ.
Một số câu ca dao quen thuộc mà học sinh dễ tìm thấy ( chủ đề về quê hương,
đất nước)
1.Anh về ngoài Huế lâu vô
Vẽ bức tranh đồ để lại cho em.
2.Nước ròng chảy thấu Tam Giang
Sầu đông chín đỏ sao chàng còn đây.
3.Đồng Nai, Châu Đốc, Định Tường
Lòng anh sở mộ gái miệt vườn mà thôi.
4.Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.
5. Đồng Nai Gia Định còn về
10


Cách ba tất đất không hề vãng lai
Đường dài ngựa chạy cát bay

Ngãi nhân thăm thẳm mỗi ngày một xa.
………………
2.1.7.Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Có thể áp dụng ở rất nhiều bài.Chia lớp thành các đội chơi. Các đội sẽ thi thố tìm
những từ có liên quan đến bài học.
Ví Dụ 1: Khi dạy bài: Danh từ, động từ ( lớp 6). Sau khi tìm hiểu khái niệm danh
từ, động từ giáo viên tổ chức trò chơi đơn giản như sau: Chia bảng hai phần: Đội A
ứng với chữ cái Đ, đội B ứng với chữ cái T. Mỗi đội hãy tìm các danh từ, động từ
bắt đầu bằng chữ cái của đội mình.Sau đây là động từ bắt đầu bằng chữ Đ, T
Đội A (Đ)

Đội B (T)

Đi

Tính toán

Đứng.

Tìm tòi

Đá.

Thu tiền.

Đội.

Thăm viếng

Đánh.


Bài danh từ: Thi tìm danh từ
Đội A : Danh từ chỉ vật dụng gia đình
Chén, xoong, rổ, li, ấm, chảo,….

Đội B: Danh từ chỉ đồ dùng học tập
Sách, vở,bút. thước, bảng. màu, tẩy,….

Ví dụ 2: Thi “ai nhanh hơn” trong bài: Từ Hán Việt. Giáo viên chọn một dãy 5 HS
thành một đội, có quy định thời gian (3 phút). Đội nào tìm được nhiều từ Hán Việt
hơn thì chiến thắng.
Hệ thống từ Hán Việt chiếm hơn 60% ngôn ngữ ta nên việc tìm này khá dễ dàng:
Đội A
Đội B
Phồn thịnh, an cư, phu nhân ,tử nạn, tử Quốc kì, quốc ca, phụ huynh, nhân tâm,
11


vong,trung tâm, y đức, nhân đạo, nhân ái, tâm đức, bạc mệnh, thiên phú, thiên
vĩnh cửu, hi sinh, bất tử,…

chức,...

2.1.8. Trò chơi “ thử tài đoán ảnh”
Ví dụ 1:Trong phần củng cố của bài động từ ở chương trình lớp 6 giáo viên tổ
chức trò chơi “Thử tài đoán ảnh”. Cách tiến hành như sau:
Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử ra một đại diện lên bàn giáo viên
xem tranh và sau đó diễn tả lại hành động trên tranh đó để đồng đội mình ngồi phía
dưới đoán, đội nào đoán đúng được nhiều hành động hơn sẽ chiến thắng.
Sau đây là một số tranh minh hoạ.


Mếu

Nằm

Khóc

Ngủ

12


Tắm

Múa

Sau phần chơi này học sinh vừa tìm hiểu được nhiều động từ, làm phong phú
kiến thức bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh.
2.1.9 Trò chơi đổi chỗ.
Thực chất đây là dạng bài tập thay thế, lắp ghép nhưng được thiết kế công phu
hơn và tổ chức dưới dạng trò chơi. Bài tập này giúp học sinh làm quen với các thao tác
tạo lập sản phẩm ngôn ngữ, phát triển năng lực phân tích, so sánh, đối chiếu, khả năng
cộng tác trong hoạt động. Ta làm một ví dụ cụ thể về trò chơi đổi chỗ trong bài “ Hoán
dụ” chương trình lớp 6.
Luật chơi: chia lớp thành hai đội, đội A là những người sẽ chuyển thanh chữ
được sắp xếp theo thứ tự a, b, c,…sang vị trí của những thanh chữ có nghĩa tương ứng
được sắp xếp theo thứ tự 1, 2, 3,…Ngược lại, đội B sẽ chuyển những thanh chữ có
thứ tự 1, 2, 3,…sang vị trí thanh chữ có thứ tự a,b,c…(tức là trở về vị trí vốn có của nó
trong các câu văn, câu thơ). Sau khi hội ý xong mỗi đội cử một người nên chuyển
thanh chữ. Đội nào chuyển nhanh hơn và trả lời đúng các câu hỏi hơn sẽ thắng.

A-Chuyển thanh chữ:
Cột A

Cột B

13


I.

Chồng ta (a) nghèo khổ ta
thương.

1. ăn cơm đứng

Chồng người (b) giàu sang phú quý mặc
người.
II.

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ

2. ăn cơm nằm
3. những con đê vỡ, những nạn đói.
4. các mùa màng năm tấn, bảy tấn.

Châu.
(c) tình cảm lầm chỗ để trên (d) trí tuệ.
III.

5. áo rách.

6. áo gấm xông hương.

Nhận được quá khứ những (e)

sự tàn phá kiệt quệ, ta đã làm nên (f) 7. đầu.
cuộc sống ấm no.
IV.

(g) ít miệng thì kín, (h)nhiều thì

8. trái tim.
9. chín.

hở.
V.

Ra thế! To gan hơn béo bụng,

anh hùng đâu cứ phải (i) đàn ông.
VI.

10. một
11. mày râu

Làm ruộng (k) rất dễ dàng.

Nuôi tằm (L) rất khó khăn.
B-Trả lời câu hỏi (sau khi đã làm đúng phần A)
Khi thay thế từ ngữ bên phía đội B cho các từ ngữ trong những câu thơ, câu văn
bên phía đội A. Chúng ta đã thực hiện biện pháp tu từ gì? Vì sao?

2.1.10.Trò chơi thi nhóm nào giỏi hơn.
Thể lệ chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, một nhóm có trách nhiệm giải một dãy thành ngữ
(A, B, C hoặc D) theo cách bốc thăm. Mỗi HS trong nhóm phải trả lời ít nhất một lần.


Cách chấm điểm:
o xác định đúng thành ngữ: 1 đ/1 câu.
o Giải thích đúng lí do: 2 đ/ câu.



Nhóm nào không trả lời được câu hỏi dành cho mình thì nhóm khác có quyền
trả lời thay và được cộng thêm điểm của phần đó. Nhóm nào tổng điểm nhiều hơn
sẽ thắng.



Nội dung chơi: cho biết thành ngữ nào đúng hoặc đúng hơn trong từng cặp câu
và giải thích lí do vì sao?

A

A1)Ướt như chuột lội.
14


A2)Ướt như chuột lột.
B1)Đi guốc trong bụng.
B2)Đi dép trong bụng.
C1)Đổ mồ hôi xôi nước mắt.

C2)Đổ mồ hôi rơi nước mắt.
D1)Thùng bể kêu to.
D2)Thùng rỗng kêu to.
E1)Nước đổ lá khoai.
E2)Nước chảy lá khoai.
F1)Danh bất hư truyền.
F2)Danh bất như truyền.

C
A1)Cò bay thẳng cánh.
A2)Cò bay mỏi cánh.
B1)Ăn trên ngồi trốc.
B2)Ăn trên ngồi dưới.
C1)Thả hổ về nhà.
C2)Thả hổ về rừng.
D1)Cua mò cò xơi.
D2)Cốc mò cò xơi.
E1)Chạy dựng tóc gáy.
E2)Chạy long tóc gáy.
F1)Đơn phương độc mã.
F2)Đơn thương độc mã.

B
A1)Mặt búng ra nước.
A2)Mặt búng ra sữa.
B1)Bẻ sợi tóc làm tư.
B2)chẻ sợi tóc làm tư.
C1)Gắp lửa bỏ tay người.
C2)Bốc lửa bỏ tay người.
D1)Hoa hồng có gai.

D2)Hoa nào cũng có gai.
E1)Mèo mù vớ cá rán.
E2)Mèo què vớ cá rán
F1)Khẩu phật tam tà.
F2)Khẩu phật tam xà.

D
A1)Mật ngọt chết người.
A2)Mật ngọt chết ruồi.
B1)Chọc gậy bánh xe.
B2)Cản gậy bánh xe.
C1)Chim sa cá lặn.
C2)Chim bay cá lặn.
D1)Khỉ ho gà gáy.
D2)Khỉ ho cò gáy.
E1)Bán trời không giấy.
E2)Bán trời không văn tự.
F1)Kim chi ngọc diệp
F2)Kim chi ngọc điệp

2.1.11Trò chơi biến đổi vui về câu
Dạng trò chơi này có nhiều kiểu có tác dụng rèn luyện năng lực đặt câu của HS.
Dạng 1: Thi ai ghép được nhiều câu hơn. Ghép các từ đã cho trong hình thành nhiều
câu khác nhau (các câu theo hình a phải có 4 từ, các câu trong hình b phải có 5 từ) có
thể thêm các dấu câu cần thiết.
bảo
chưa

thầy giáo


sao

tắt
15


đến
(a)

đèn

không

(b)

Mẫu: với hình (b) có thể ghép được hơn 30 câu khác nhau:
1) Nó bảo sao không đến?
2) Nó bảo không đến sao?
3) …
Dạng 2: Thi ai sắp xếp được nhiều câu hơn.
Sau đây là khổ thơ đầu tiên trong bài chiều xuân của nữ thi sĩ Anh Thơ.
Mưa/ đổ bụi /êm êm /trên bến vắng/.
Đò /biếng lười /nằm mặc /nước sông trôi/.
Quán tranh/ đứng /im lìm/ trong vắng lặng/.
Bên chòm xoan/ hoa tím /rụng/ tơi bời.
Hãy ghép các từ ngữ được phân cách bởi dấu vạch dọc trong mỗi câu thành nhiều câu
khác nhau (vẫn giữ nguyên ý nghĩa cơ bản).
Mẫu: Mưa/ đổ bụi /êm êm /trên bến vắng/.
1) Mưa êm êm đổ bụi trên bến vắng.
2) Mưa trên bến vắng êm êm đổ bụi.

3) ….
4) Trò chơi ở phần tập làm văn khó vận dụng vì đặc trưng bài học nặng về những
lí thuyết khá trừu tượng với học sinh, chủ yếu sử dụng trò chơi ở phần này là
giúp học sinh phân biệt được các thể loại văn từ lớp 6 đến lớp 9.
2.1.12 .Trò chơi: Cảm nhận qua hình ảnh
Giáo viên chuẩn bị hình ảnh một người mẹ, một chú bộ đội hay cô lao công yêu
cầu học sinh ( đã phân nhóm) thi viết đoạn văn.Ứng dụng trong các bài “tìm hiểu
chung về văn biểu cảm” (lớp 7),Tìm hiểu chung về văn tự sự (lớp 6), Tìm hiểu chung
về văn thuyết minh (lớp 8),…

16


Lớp 7, lớp 8, lớp 9 các em sử dụng 4 thể văn: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận.
Lớp 6 các em sử dụng 3 thể văn: Tự sự, miêu tả, biểu cảm để viết thành một
đoạn văn. Thời gian dành cho phần thi này là từ 7 đến 10 phút. Học sinh hứng thú hơn
khi vừa viết văn vừa thi thố cùng nhau. Hình ảnh đưa vào tiết dạy rất hiệu quả vì kích
thích được trí tưởng tượng của học sinh.

Chú bộ đội

Người mẹ

Khi dạy bài: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh (lớp 8). Giáo viên cũng chuẩn
bị một số hình ảnh tiêu biểu ở địa phương như: Trường, lớp, nhà văn hoá, khu địa đạo,
chùa, thác,….HS phải sử dụng được hai thể loại: biểu cảm và thuyết minh để phân biệt
được hai thể loại này.

Chùa


Trường

17


Thác

Đình

2.1.13 Trò chơi vận dụng vốn từ:
Trong chương trình lớp 9, khi dạy bài: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. Giáo viên ghi lên bảng những câu sau:
1. Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2. Kiều khi gặp Từ Hải.
3. Lần đầu tiên gặp Kim Trọng.
4. Kiều trong cuộc mua bán của Sở Khanh.
Với khả năng sử dụng vốn từ ngữ của mình học sinh nêu ra được đặc điểm nội
tâm của nhân vật, không sử dụng lời thơ của tác giả (trong khi miêu tả được nội tâm
của nhân vật, học sinh sẽ tự rút ra được bài học).
2.2. Vận dụng các loại hình sân khấu:
Hình thức sân khấu hiện nay rất đa dạng, phong phú với nhiều thể loại. Các tác
phẩm Văn học được tái hiện sinh động trên sân khấu bằng hình thức diễn xướng độc
đáo. Với cấu trúc bài như chương trình THCS hiện nay thì có một lượng khá lớn các
hình thức sân khấu có thể áp dụng cho việc giảng dạy, kích thích sự hứng thú cho học
sinh.
Sau đây là một vài minh chứng:
Chương trình Ngữ văn 6 có những bài:
Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh
giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh,

Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh… Đây là
18


thể loại truyện dân gian, bằng hình thức chèo trên sân khấu có thể giúp học sinh nhớ
bài lâu hơn, giúp cho việc kể lại chuyện bằng lời văn của mình tốt hơn.

VD 1: Vở chèo Thạch Sanh

Kịch là loại hình sân khấu thể hiện cụ thể sinh động tâm lí nhân vật. Có thể tạo
hứng thú cho các em thông qua các vở kịch khi dạy các bài truyện ngụ ngôn và truyện
cười.

VD 2: Kịch lợn cưới, áo mới

Hình thức ngâm thơ là một loại hình độc đáo trong nghệ thuật sân khấu Việt
Nam, học sinh sẽ cảm nhận bằng tình cảm của mình thông qua một bài ngâm mượt
mà.
VD 3: Ngâm thơ bài “Đêm nay Bác không ngủ”

Nhạc trữ tình với âm hưởng sâu
lắng sẽ đi vào lòng người. Chính
19


vì vậy, khi dạy bài “Sông nước Cà Mau” giáo viên linh hoạt cho học sinh nghe bài hát
“ Áo mới Cà Mau”

VD4: Nhạc trữ tình “Áo mới Cà Mau”
Chương trình Ngữ văn 7: Ca Huế trên sông Hương, chèo Quan Âm Thị Kính, Sông

núi nước Nam, Qua đèo Ngang có thể vận dụng loại hình sân khấu ngâm thơ, chèo và
ca Huế. Chùm ca dao, dân ca thích hợp cho việc ngâm thơ và hát cải lương.
Kho tàng Văn học dân gian, ca dao là một thể loại đặc sắc thể hiện nét đẹp trong tâm
hồn người Việt Nam ta.Người Nam Bộ với những làn điệu cải lương nổi tiếng cũng
thể hiện các câu ca dao làm nó thêm sinh động và độc đáo. Bài này giáo viên có thể
hát cho học sinh nghe.
“Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay!
“Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn
không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
VD 5: Ca Huế trên sông Hương
Ca Huế là di sản phi vật thể cần được gìn
giữ và phát huy.Học sinh nghe và cảm nhận
sự độc đáo của ca Huế để thêm yêu và tự
hào.
20


VD6: Chèo Quan Âm Thị Kính
Có thể giới trẻ đã dần lãng quên với thể loại chèo truyền thống của xứ Bắc. Giới thiệu
cho các em hiểu được giá trị của loại hình nghệ thuật này là rất cần thiết.

VD7: Nhạc cổ “Lòng mẹ” Khi dạy bài “Mẹ tôi”, nghe âm hưởng thiết tha của ca khúc

sẽ tạo một tâm lí tốt cho việc tiếp thu bài của học sinh.
“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.

Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn”

21


Chương trình Ngữ Văn 8: Các tác phẩm: Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối
cùng, Cô bé bán diêm… đã chuyển thể thành phim. Giáo viên tạo điều kiện cho học
sinh xem để các em cảm nhận sâu hơn về tác phẩm.

VD 8: Phim Lão Hạc, Chị Dậu.
Những thước phim trên có khả năng tái hiện đầy đủ và sinh động cảm xúc của nhân
vật, giúp việc phân tích, cảm nhận của học sinh hiệu quả hơn.
Hệ thống các bài thơ lớp 8 được nhiều nghệ sĩ ngâm thơ thể hiện những âm hưởng
trầm lắng, suy tư, đầy nhạc điệu. Chính vì vậy, khi dạy các bài thơ trên cần cho học
sinh cảm nhận.
VD 9: Ngâm thơ bài “Quê hương”

VD 10: Bài hát “Ông Đồ”
Chương trình Ngữ Văn 9: Truyện Kiều,
Lục Vân Tiên, Rô- bin –xơn ngoài đảo
hoang, hệ thống các bài thơ hiện đại rất
phù hợp để vận dụng các loại hình sân
khấu.

VD 11: Cải lương “Lục Vân Tiên”
22


VD 12: Phim “Rô- bin –xơn Cru- xô”

VD 13: Bài hát “Đồng chí” và “ Bài thơ về
tiểu đội xe không kính”

Vận dụng các loại hình sân khấu trên sẽ giúp bổ trợ cho việc phân tích, cảm nhận nhân
vật, nội dung và nghệ thuật tác phẩm.Ngoài ra, các loại hình trên giúp một giờ dạy
Văn đạt hiệu quả cao nhờ tính nghệ thuật sinh động.
Trong giờ học Văn, giáo viên cần linh hoạt kết hợp giới thiệu các loại hình nghệ thuật,
tùy vào thời lượng, nội dung, nếu không đủ thời gian cho một giờ dạy thì chuyển sang
hình thức ngoại khóa. Thống kê tất cả các bài có thể vận dụng các loại hình nghệ thuật
thì sẽ là một bộ tư liệu phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy Ngữ Văn THCS.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Như ta đã biết, học văn là học cách cảm thụ. Do đó, kết quả thu được cũng ở
khía cạnh cảm thụ văn học của các em. Sử dụng phương pháp này tạo ngay hứng thú
cho các em khi vào tiết học hoặc cũng có thể ở cuối tiết hay ngay ở một phần nào đó
của bài học. Cảm giác thoải mái giúp các em thấy nhẹ nhàng hơn với môn học này. Cụ
thể, khi dạy bài: “Ca dao –dân ca’ tôi đã vận dụng phương pháp này, kết quả là sau đó
các em biết rất nhiều bài ca dao về tình cảm gia đình. Trong giờ kiểm tra bài cũ sau

đó, khi được hỏi về đề tài này các em không những rất hứng thú mà còn có xu hướng
muốn tham gia, tôi nhận thấy các em về nhà chuẩn bị rất kĩ. Trong các bài học về
Tiếng Việt, nếu vận dụng trò chơi : “Ai nhanh hơn” thì các em hào hứng làm bài tập,
cố gắng suy nghĩ để mình được “nhanh”. Chơi ở đây không phải là mọi phần, mọi bài
mà chỉ thật sự hiệu quả nếu chúng ta sử dụng có chọn lọc , phù hợp với đặc trưng của
từng bài. Trò chơi sau khi đã ứng dụng vào bài học góp phần tích cực cho cả giáo viên
và học sinh. Việc vận dụng trò chơi là một trong những biện pháp thu hút học sinh.
Một khi giáo viên định hướng, chọn lọc trò chơi nào đó và tuỳ vào cách dẫn dắt của
23


mình chắc chắn tiết học ấy sẽ thực sự hiệu quả. Điều quan trọng là giáo viên không
được quá lạm dụng trò chơi, phải đặt mục tiêu tiếp nhận tri thức lên hàng đầu để “Vừa
chơi vừa học” chứ không phải chơi để giải trí. Vận dụng linh hoạt và khéo léo trò chơi
vào tiết dạy Ngữ văn đòi hỏi sự chịu khó tìm tòi và đầu tư của giáo viên.
Với việc sử dụng các loại hình sân khấu giờ học Văn trở nên sinh động, học sinh
phấn khởi, hào hứng. Các thể loại nghệ thuật truyền thống của dân tộc học sinh dần
lãng quên, đưa vào bài dạy là cách để giúp các em tiếp cận và hiểu hơn giá trị của nó.
Việc vận dụng các loại hình này cũng can chú trọng đến thời gian. Nếu không đủ cho
việc truyền đạt tri thức thì có thể tổ chức giờ ngoại khóa cho học sinh.
Sử dụng trò chơi và các loại hình sân khấu nghệ thuật đã giúp tôi có một giờ dạy
Văn sinh động, lôi cuốn được học sinh. Chính vì vậy chất lượng bộ môn ngày một cải
thiện. Thái độ, ý thức học tập của các em rất tốt.
Sau khi thực hiện phương pháp trò chơi và các loại hình sân khấu nghệ thuật vào
bài dạy, thống kê lại kết quả môn Ngữ Văn tôi nhận thấy có sự biến chuyển tích cực.
Tổng số học sinh các lớp tôi được phân công có tiến bộ rõ rệt. Cụ thể:
Năm
2012-2013
2013-2014
2014-2015


Giỏi
6%
7%
9%

Khá
12%
13%
15%

Trung bình
63%
63%
62%

Yếu
17%
17%
14%

Kém
2%
0%
0%

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Trước hết khi sử dụng trò chơi vào giảng dạy cần rút ra được bài học như sau:



Trò chơi trong tiết học không quá dài sẽ mất thời gian.



Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải quản được lớp.



Có cách dẫn dắt hào hứng để lôi kéo học sinh.



Nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh sau các trò chơi có sử dụng ô
chữ.



Nên đưa các kiến thức vừa sức cho các em trong trò chơi.



Chú ý đến những em còn rụt rè, nhút nhát.



Khuyến khích kịp thời những em tích cực tham gia và đạt kết
quả.

24



Trò chơi là một phương pháp không mới nhưng nếu giáo viên chịu khó sáng tạo
thì sẽ làm cho bài học luôn mới mẻ, hấp dẫn được học sinh. Trong chương trình THCS
một số bài có thể vận dụng được trò chơi rất thích hợp. Hiệu quả sau một trò chơi là
học sinh hiểu bài, làm phong phú kiến thức và quan trọng hơn là sự tiếp thu bài của
học sinh nhẹ nhàng, hiệu quả và nhớ lâu hơn. Giáo viên phải hướng đến mục đích bài
học đã đạt ra, tránh làm trò chơi bị lạc lõng giữa nội dung bài học để phương pháp này
được áp dụng rộng rãi, hiệu quả. Để phương pháp trò chơi đạt hiệu quả cao hơn nữa đề
nghị cung cấp thêm nhiều trang thiết bị cần thiết: một số tranh ảnh của bộ môn Ngữ
văn lớp 8, lớp 9.
Vận dụng các loại hình sân khấu cũng cần lưu ý:
- Các hình ảnh cần mang tính giáo dục.
- Phù hợp với thời lượng chương trình.
- Phù hợp với nội dung cần truyền tải.
- Giới thiệu, liên kết bài hấp dẫn nhằm khắc sâu kiến thức.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy.
2. Một số trò chơi thú vị khi dạy môn Tiếng Việt ( Xuất bản 2007 ĐHSP).
3. Tuyển tập các bài dạy sử dụng trò chơi môn Ngữ văn ( 2006 ĐHSP).
4. Nghệ thuật dạy Văn của nhà xuất bản GD
5. Sách giáo khoa môn Ngữ văn 6,7,8,9
6. Sách giáo viên môn Ngữ văn 6,7,8,9
7. Các hình ảnh từ Google.com

25


×