Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trẻ 1 tháng tuổi viêm phổi sau tắm đúng đợt rét kỷ lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.32 KB, 2 trang )

Trẻ 1 tháng tuổi viêm phổi sau tắm đúng đợt rét kỷ lục
Bé Phạm Nhật Minh (33 ngày tuổi) bị viêm phổi ngày thứ 4 đang nằm tại phòng Cấp cứu (khoa
Nhi - BV Bạch Mai). Chị Thúy, mẹ bé Minh cho biết, cuối tuần trước, đúng ngày đầy tháng con
nên bé tắm cho thơm tho để làm lễ thôi nôi. Nào ngờ đến ngày hôm sau thì bé ho tím mặt mày,
khó thở.

Mẹ bé Minh cho biết rất băn khoăn chuyện phải cho con tắm hàng ngày vì nghe nói như vậy
mới hết gây, trẻ mới lớn. Nhưng sinh con được 20 ngày thì bước vào đợt lạnh nên chị không
dám tắm cho con hàng ngày, cách ngày mới tắm.
Cuối tuần trước, đúng ngày đầy tháng con nên bé tắm cho thơm tho để làm lễ thôi nôi. Dù chị
đã cẩn thận dùng đèn sưởi, đóng kín cửa, tắm nhanh cho bé, nhưng tắm xong buổi trưa, chiều
bé húng hắng ho. Đến ngày hôm sau, dù không sốt nhưng mỗi lần ho là tím tái mặt mày, khó
thở, chị đưa con đi khám bé được chẩn đoán viêm phổi.
“Bé tắm ngập trong nước rất ấm. Có lẽ lúc ra khỏi nước, thời gian lau khô, mặc đồ lâu quá
nên con bị nhiễm lạnh”, chị Thúy nói.

Một bệnh nhi viêm phổi đang điều trị tại phòng Cấp cứu (Khoa Nhi, BV Bạch Mai). Ảnh: T.A

Tương tự, một bé khác cũng nằm phòng cấp cứu vì viêm phổi nặng do nhiễm lạnh. Bà của bé
cho biết, trẻ con đẻ ra phải tắm đều mới sạch gây, mới nhanh lớn lớn. Rơi đợt rét này, bà và
mẹ cũng không dám tắm kỹ cho bé, mà tắm từng phần một, có hôm chỉ giặt khăn ấm lau


người. Sau buổi tắm hôm thứ 7 con cũng bị húng hắng ho rồi khó thở.
Không nhất thiết phải tắm hàng ngày
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai), lâu nay dân ta vẫn quan niệm trẻ
sơ sinh phải tắm hàng ngày mới sạch gây. Thực tế không nhất thiết phải vậy, nhất là trong thời
tiết rét hại như hiện nay, tắm để sạch, để nhanh lớn chưa thấy thì bé đã bị nhiễm lạnh vì viêm
phổi.
Quan điểm mới nhất về nhi khoa trên thế giới, với trẻ sinh thường, khỏe mạnh, ở các nước
châu Âu thời tiết không ẩm thấp được khuyến cáo tắm 2 lần một tuần. Còn tại Việt Nam, theo


TS Dũng, trẻ sơ sinh nên cách ngày tắm một lần. Còn với thời tiết rét ẩm như hiện nay có thể
3 ngày mới tắm một lần.
Cùng quan điểm này, ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi cho biết, con số bệnh
nhi khám mấy ngày lạnh này giảm một chút so với trước, nhưng ca bệnh viêm phổi thì nặng
hơn vì trẻ nhiễm lạnh. Vì thế, BS Nam khuyến cáo các mẹ không nhất thiết ngày nào cũng
tắm cho trẻ, mà 2 - 3 ngày có thể tắm một lần.
Khi tắm cho trẻ cần lưu ý đóng kín cửa phòng không để gió lùa. Nếu có điều kiện bật điều hòa
hai chiều để phòng ấm, hoặc dùng máy sưởi đặt trước chậu nước tắm. Lấy nước đủ để làm
ngập toàn thân trẻ, tuyệt đối không tắm “khô”, lau người từng phần như quan niệm truyền
thống của nhiều người. Vì khi cơ thể ngập trong nước ấm, trẻ sẽ được giữ ấm, còn hở phần da
nào lên trên mặt nước trẻ sẽ bị lạnh.
Điều này người lớn có thể kiểm chứng rất dễ dàng, khi tắm bằng vòi hoa sen nước ấm xối liên
tục vào người sẽ không bị lạnh, nhưng chỉ cần dừng xối nước để dùng sữa tắm, xà bông sẽ
thấy gai người ngay. Vì thế, cần từ bỏ thói quen tắm lau từng phần người trẻ. Đã tắm, hãy
mạnh dạn thả trẻ người trẻ ngập trong nước ấm, tắm nhanh trẻ sẽ không bị lạnh.
Đặc biệt, khi đưa trẻ lên khỏi chậu tắm cần nhanh chóng ủ ấm bằng khăn đã làm ấm (hơ qua
trên quạt sưởi) và mặc đồ nhanh chóng cho trẻ, theo nguyên tắc mặc áo trước, mặc quần sau.
Bởi khi tắm nước ấm xong sẽ có hiện tượng giãn mạch dưới da nên khi lên khỏi mặt nước trẻ
sẽ rất lạnh (người lớn cũng vậy, có hiện tượng nổi da gà), vì thế, nên mặc áo trước rồi mới
đóng bỉm, mặc quần, đeo găng…
BS Nam lo ngại nếu tình hình thời tiết mưa lạnh như này kéo dài, nhiều người sẽ ngại đưa trẻ
đi khám khi có dấu hiệu bệnh. Vì thế, dù số bệnh nhi đến khám không tăng, thậm chí giảm
hơn chút ít nhưng ca nặng nhập viện chắc chắn sẽ tăng lên.
Vì thế, khi trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp diễn biến nặng lên, cha mẹ cần cho trẻ đi khám
để được hướng dẫn điều trị, tránh nguy cơ viêm phổi. Cần giữ ấm trẻ trong nhà, mặc đủ ấm,
ăn uống đồ nóng ấm, giàu dinh dưỡng để phòng bệnh cho trẻ.




×