Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề phòng bệnh trẻ em do thời tiết thất thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.48 KB, 2 trang )

Đề phòng bệnh trẻ em do thời tiết thất thường
Thời tiết lúc khô hanh, lúc mưa, lúc nắng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, làm
bùng phát nhiều bệnh ở trẻ. Đáng lưu ý các bệnh về hô hấp, cảm cúm, viêm màng não, sốt
xuất huyết...

Khoa hô hấp (Khu Tự nguyện B - BV Nhi Trung ương) những ngày này đang điều trị cho rất nhiều trẻ
bị viêm phế quản, viêm phổi. Ảnh: K.Linh.
Vi khuẩn sinh sôi, trẻ dễ nhiễm bệnh
Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, BV Bạch Mai, thời tiết “ẩm ương” lúc giao mùa như hiện nay
tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ sinh sôi, phát tán, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Hiện ở khoa Nhi, BV Bạch Mai, số trẻ đến khám và điều trị chủ yếu liên quan đến các bệnh lý về hô
hấp. Không ít trẻ đến khám muộn khi đã bước sang giai đoạn viêm phế quản biến chứng viêm phổi.
Như trường hợp chị Hoàng Anh Thư (trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) đang có con điều trị viêm
phổi tại đây. Theo lời chị, cô con gái lên 3 mới húng hắng ho được hai hôm, đến ngày thứ ba thì sốt
cao, ho đặc đờm nên đưa đến khám. Bác sỹ chẩn đoán con chị đã chớm viêm phổi.
“Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng để kéo dài, không điều trị đúng, trẻ
dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm,
với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đờm đặc, có màu xanh hoặc vàng, nằm li bì”, BS. Dũng cho
biết.
Cũng theo BS. Dũng, thời gian gần đây, số trẻ nhập viện điều trị viêm màng não virus tại khoa Nhi, BV
Bạch Mai lại gia tăng. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường
khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được
(không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo)... “Đặc biệt, khi trẻ kêu đau đầu nhiều
thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám để được làm xét nghiệm
dịch não tủy”, BS. Dũng khuyến cáo.
Riêng đối với trẻ nhỏ chưa biết kêu đau đầu, cha mẹ cần lưu ý, ngoài sốt, trẻ có biểu hiện nôn vọt,


thóp phồng… cần được đi khám ngay. Nhiều phụ huynh chủ quan, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý
viêm đường hô hấp, sốt virus khác. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng
sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Với bệnh


viêm não, viêm màng não nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không
phải chịu bất kỳ di chứng nào.
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến giữa tháng 9, cả nước có
hơn 30 nghìn ca sốt xuất huyết ở 50 tỉnh, thành, khiến 18 người chết. Dự báo dịch tiếp tục tăng từ nay
đến cuối năm. Thời tiết mưa nhiều như hiện nay, nếu không dự phòng loại bỏ các vật chứa nước
quanh nhà thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết rất cao.
BS. Dũng hướng dẫn, phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết, tránh để xảy
ra biến chứng. Ở trẻ sơ sinh, những cơn sốt thường kèm triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi nên dễ nhầm
với bệnh về đường hô hấp hay biểu hiện tiêu chảy, ói dễ nhầm với bệnh tiêu hóa. Trẻ lớn sẽ bị sốt liên
tục dù trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, uống thuốc hạ sốt lại bị sốt lại, đau mình mẩy, nhức đầu,
biếng ăn, mệt mỏi. Sau đó, trẻ đau bụng, chảy máu cam, ói ra máu, đi cầu phân đen, nổi đốm xuất
huyết ở da. Ở trẻ lớn có thể nhầm lẫn nhiễm siêu vi những ngày đầu vì bị sốt phát ban, nếu sốc ngày
thứ ba của bệnh thì nhầm với sốc nhiễm trùng.
“Nếu trẻ sốt trên hai ngày phải đưa đi khám, uống thuốc theo đơn của bác sỹ. Tuyệt đối không tự điều
trị tại nhà”, BS. Dũng khuyến cáo.
Ngoài ra, cần để ý những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng như: Đau bụng bứt rứt lăn lộn, chảy
máu cam, máu răng, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, ói ra máu, đi cầu phân đen để kịp thời
đưa trẻ đi cấp cứu.
Hiện sốt xuất huyết không có vaccine phòng bệnh và thuốc đặc trị, do vậy mỗi gia đình cần phải lưu ý
việc diệt muỗi, diệt loăng quăng. Nếu trong nhà có vật chứa nước như: lu, chén, ly nước cúng, bình
hoa có chứa nước phải làm khô. Cha mẹ phải cho trẻ ngủ màn, ngay cả ban ngày để tránh nguy cơ bị
muỗi vằn dengue tấn công gây bệnh.



×