Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hạn chế bệnh tai mũi họng do thời tiết - Cách gì? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.27 KB, 5 trang )

Hạn chế bệnh tai mũi họng do
thời tiết - Cách gì?


Mũi họng là cửa ngõ của cơ thể.
Thời tiết và viêm mũi họng là hai yếu tố luôn song hành. Qua nghiên
cứu người ta nhận thấy, tỷ lệ viêm mũi họng khi thời tiết thay đổi có thể tăng
gấp 4-5 lần, thời gian bị bệnh cũng kéo dài hơn, bệnh hay tái phát. Vậy yếu
tố nào làm cho bệnh viêm mũi họng tăng nhiều đến như vậy.

Mũi họng - cửa ngõ của cơ thể

Mũi họng được cơ thể phân công canh gác cửa ngõ đầu tiên khi có vi trùng
xâm nhập. Cấu tạo của vùng mũi họng cũng được tạo hóa ban tặng để phù hợp với
nhiệm vụ được giao. Vùng mũi họng được bao phủ bởi một lớp niêm mạc loại
biểu mô trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết nằm dưới lớp biểu mô. Trên bề
mặt niêm mạc được bao phủ một thảm nhầy. Lớp thảm nhầy có chức năng bắt giữ
vi khuẩn, các chất bụi bẩn... rồi vận chuyển ra phía cửa mũi sau, xuống họng.
Đồng thời lớp nhầy này kết hợp với lông chuyển ở phía dưới và hệ thống mao
mạch của cuốn mũi để thực hiện các chức năng làm ấm, làm ẩm, làm sạch không
khí khi đi qua mũi vào khí phế quản, bảo vệ phổi trong mùa lạnh.

Khi cửa ngõ cơ thể bị xâm phạm

Khi không khí chuyển lạnh đột ngột, độ ẩm tăng cao làm cho lớp thảm
nhầy trong hốc mũi và họng trở nên đặc và quánh hơn, lúc này lớp lông chuyển
của mũi họng vận động khó khăn dẫn đến khả năng làm sạch, làm ấm, làm ẩm
không khí của mũi họng giảm, do đó mũi họng dễ bị viêm hơn. Biểu hiện sớm của
viêm mũi họng là cảm giác khô, rát mũi, họng. Người bệnh thường xuyên muốn
uống nước. Lúc này, rỉ mũi trở nên nhiều và bám chặt vào mũi làm khó lấy. Tiếng
thở của người bệnh to hơn bình thường - đây là dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ bị


viêm mũi họng, nếu điều trị ngay ở giai đoạn này sẽ tránh được việc sử dụng
kháng sinh cho trẻ. Đôi khi xuất hiện chảy máu ở một hay hai bên mũi, máu đỏ
tươi hoặc dịch mũi có màu hồng lẫn dịch mũi, rỉ mũi có màu đen. Bệnh nhân hay
khịt khạc và ho húng hắng nhưng không có đờm.

Mặt khác khi lớp thảm nhầy bị đóng quánh, độ pH của dịch mũi họng
chuyển dần từ môi trường kiềm nhẹ sang môi trường acid - thuận lợi cho các vi
khuẩn tồn tại tại chỗ có điều kiện phát triển và gây bệnh. Trong đó các nguyên
nhân do virut chiếm 60-80% các trường hợp gây bệnh, các trường hợp do virut có
thể tự khỏi nếu cơ thể đủ sức đề kháng; Viêm mũi họng do vi khuẩn: thường gặp
là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu bêta tan
huyết nhóm A (chiếm khoảng 20%) - loại vi khuẩn gây biến chứng viêm thận,
thấp tim, thấp khớp. Ngoài ra còn gặp viêm họng do nấm: bình thường 70% dịch
nuôi cấy từ mũi họng có sự tồn tại của nấm, nấm chỉ gây bệnh khi ở môi trường
thuận lợi là acid hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút do nhiễm virut, trẻ suy
dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV)...

Nếu viêm mũi họng do vi khuẩn, dịch mũi có màu vàng xanh, ngày càng
đặc dần. Biểu hiện hay gặp ở trẻ em là hiện tượng "thò lò mũi xanh". Sau vài ba
ngày đến một tuần, nếu không điều trị kịp thời sẽ xuất hiện triệu chứng viêm mũi
họng cấp như sốt, ngạt tắc mũi, ho có đờm vàng xanh... hoặc viêm tai giữa (trẻ
quấy khóc, sốt cao, kêu đau tai thậm chí chảy mủ tai...).

Bảo vệ mũi họng hằng ngày để phòng bệnh

Để khắc phục tình trạng thay đổi của niêm mạc mũi họng khi thời tiết
chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh, hằng ngày chúng ta nên nhỏ thêm nước
muối sinh lý ấm vào mũi để trả lại độ nhớt cho lớp thảm nhầy. Không nên bơm
rửa mũi nhiều hoặc xì mũi mạnh nhất là đối với trẻ em vì nếu thực hiện không
đúng động tác này, vô tình có thể đưa vi khuẩn vào tai hoặc vào xoang, hoặc

xuống phế quản... gây ra những biến chứng nặng nề từ viêm mũi họng.

Nếu dịch nhầy của mũi họng quánh và có màu vàng xanh cần đi khám để
được hướng dẫn dùng thuốc thích hợp như điều trị nhỏ thuốc tại chỗ làm loãng
dịch, các thuốc sát khuẩn, thuốc làm săn khô niêm mạc mũi, thuốc kháng viêm,
kháng sinh tại mũi... nhưng phải duy trì sự điều chỉnh này cho đến khi niêm mạc
mũi họng hoàn toàn trở về bình thường. Trường hợp điều trị tại chỗ 2-3 ngày mà
các triệu chứng nặng thêm như sốt, ho nhiều, đau nhức vùng mặt... phải kết hợp
điều trị kháng sinh toàn thân thích hợp, kháng viêm, giảm nề. Cách phòng bệnh
quan trọng nhất là giữ ấm mũi họng khi thời tiết thay đổi.

×