Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC LỚP 6, 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.52 KB, 12 trang )

V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC LỚP 6, 7
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Lịch sử âm nhạc khẳng định rằng: Âm nhạc có từ lâu đời, mầm mống âm nhạc
đã được hình thành từ khi con người chưa có tiếng nói. Cùng với sự phát triển của
xã hội, âm nhạc ngày càng phát triển qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử và hình
thành những trường phái, những loại hình, những nền âm nhạc riêng mang đậm
bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng ,mỗi miền vô cùng phong phú, đa dạng, muôn
màu là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người. Âm nhạc hỗ trợ
trong các dịp lễ hội và nghỉ ngơi cộng đồng, dùng làm phương tiện để giải trí, làm
đẹp tâm hồn ,là niềm tự hào của mỗi dân tộc.
Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc nói chung,
âm nhạc thường thức nói riêng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc
giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ. Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư
tưởng, đạo đức cho người nghe.Những tác phẩm âm nhạc diễn tả những tư tưởng,
tình cảm đạo đức cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc,
tình bạn, tình yêu, tình huynh đệ, tình phụ tử, tình mẫu tử,… Những điều ấy tạo
nên nội lực thúc đẩy người nghe vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ.
Tâm huyết với nghề của mình chắc hẳn thầy cô giáo dạy âm nhạc luôn mong
muốn học sinh của mình cảm nhận đúng đắn về âm nhạc. Bởi lẽ đó mà trong quá
trình giảng dạy tôi đã đúc rút được một số phương pháp để dạy tốt phân môn âm
nhạc thường thức và lí do đó tôi đã chọn đề tài: Một số phương pháp để dạy tốt
phân môn âm nhạc thường thức lớp 6, 7.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


1. Cơ sở lí luận :

1


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

Dạy – học Âm nhạc thường thức giúp cho học sinh có những hiểu biết về nghệ
thuật âm nhạc, tác dụng của âm nhạc đối với đời sống xã hội, sự phát triển của âm
nhạc, sự phong phú của các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn âm nhạc, các lĩnh vực âm
nhạc dân gian...
Dạy học Âm nhạc thường thức phải chuyển tải được tất cả những nội dung đã
được quy định trong chương trình nhưng GV phải có sự chủ động, vận dụng linh
hoạt, sáng tạo bằng sự hiểu biết đầy đủ và thấu đáo của chính bản thân mình.
Thông qua phân môn này là để cho HS tiếp cận với đời sống âm nhạc xưa và nay
nhằm tăng cường sự hiểu biết , qua các bài giới thiệu ngắn gọn có minh họa bằng
âm thanh và hình ảnh
Học sinh được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mỹ và nâng cao năng lực cảm thụ
âm nhạc, xác định trách nhiệm công dân trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc,trong đó có văn hóa âm nhạc.
2.Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
2.1/ Phân môn âm nhạc thường thức khối 6, 7
Giáo viên : + Giới thiệu một số nhạc sĩ nổi tiếng trong nước có nhiều đóng góp
cho nền âm nhạc Việt Nam ,từ cách mạng tháng tám 1945 , được phong tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và một số nhạc sĩ quen biết của tuổi
thơ. Đó là các tác giả :

- Văn Cao
- Lưu Hữu Phước
- Phong Nhã
- Văn chung
- Nguyễn Xuân Khoát
- Hoàng Việt
- Đỗ Nhuận
- Huy Du
+ Giới thiệu các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới điển hình của các thời kì lịch sử âm
nhạc như:
2


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

- Mô da
- Bê-tô-ven
Đó là những nhà soạn nhạc thiên tài, những nhạc sĩ hàng đầu thế giới, họ có
khối lượng tác phẩm âm nhạc rất đồ sộ, những tác phẩm nổi tiếng thế giới được
sáng tác và trải qua thời gian dài vẫn được mọi người trên thế giới đón nhận,yêu
thích. Chúng là tài sản văn hóa của nhân loại và có nhiều tác dụng trong việc giáo
duc thẩm mỹ cho con người
 Ngoài ra còn giới thiệu một số nội dung khác như dân ca Việt Nam , các thể
loại bài hát , một số nhạc cụ phương tây và nhạc cụ dân tộc phổ biến , bài hát
cho thiếu nhi ,bài hát phổ thơ v.v.
Học sinh :

- Tự sưu tầm tranh ảnh phù hợp với nội dung của từng tiết học.
-Tìm và tập làm ambum , nghe trước một số bài hát, bản nhạc theo chủ đề
bài học
2.2/ Biện pháp thực hiện:
Sau đây là một số phương pháp hỗ trợ công tác giảng dạy phân môn âm nhạc
thường thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức, tiết dạy- học hấp dẫn, sinh động
hơn
*Phương pháp thuyết trình: Giáo viên dùng lời, diễn giảng đặt các câu hỏi
hướng dẫn học sinh nắm vững được nội dung yêu cầu của bài học
Ví dụ: Âm nhạc lớp 6- Tiết 12: - Ôn tập bài hát : Hành khúc tới trường
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam
Khi giảng ở tiết này giáo viên có thể diễn giảng và đặt một vài câu hỏi:Việt Nam
là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa lâu đời, kho tàng dân ca Việt nam
rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại.
- Em hãy kể tên các bài dân ca ở các vùng miền mà em biết? hoặc Vì sao dân ca
của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có âm điệu và phong cách riêng biệt?..

3


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

*Phương pháp thực hành: Giúp học sinh luyện tập, thực hành hát, thực hiện trò
chơi, các động tác vận động hoặc nghe nhạc… để nâng cao năng lực cảm thụ âm
nhạc của mình.
Ví dụ:

Giới thiệu về dân ca Việt Nam giáo viên cần chuẩn bị để cho học sinh nghe và
xem hình ảnh ở Video Clip một số bài điển hình ở các vùng miền :

Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi hoặc hái hoa dân chủ, phần câu hỏi là
có yêu cầu các em hát một bài dân ca mà em biết sau đó có thể cho các em nghe
giáo viên trình bày hoặc qua băng đĩa nhạc..Và cũng có thể thực hiện các trò chơi
khác như: Trò chơi nghe nhạc đoán nhanh, trò chơi ô chữ, chiếc nón kì diệu…
hay hát nối tiếp một từ có trong bài dân ca.

4


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

*phương pháp trình diễn âm nhạc: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày
bài hát theo các hình thức như: Đơn ca, song ca…
- *Phương pháp trực quan: Giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học như:
Nhạc cụ, các loại máy nghe nhìn, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học tốt.
Ví dụ: Hình ảnh sinh hoạt âm nhạc dân gian ở các vùng miền
Hát Dân ca ở Nam bộ

Hát Quan họ ở Bắc Ninh

5



V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

6

LQĐ


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

*Phương pháp tích hợp:
Là sự phối hợp các hoạt động trong mỗi tiết học, phân nhóm học sinh, thảo luận
tìm hiểu các nội dung kiến thức liên quan đến các môn học khác có trong bài
học.
Ví dụ: Âm nhạc lớp 7- Tiết 11:
- Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa
Ở tiết này giáo viên dạy học theo hướng tích hợp liên môn: Địa lí, lịch sử,..
Liên môn địa lý:

GV : Em hãy nêu vị trí địa lí của tỉnh Điện Biên? ( có thể cho các em chỉ bản đồ)
-HS:
Điện Biên là nằm ở vùng Tây Bắc miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu

và Sơn La của Việt nam, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào.
+ Liên môn lịch sử:
GV: Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp tỉnh Điện Biên đã ghi dấu ấn lịch sử
nào?
HS: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Điện Biên là một tỉnh có chiến
công vang dội của đất nước ta “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”.
7


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

GV: Ai là người chỉ huy quân và dân ta làm nên chiến công đó?
HS: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy cuộc chiến đấu lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu..
-HS đọc phần 2 bài hát Hành quân xa( Sgk)
GV cho HS nghe bài hát Hành quân xa.
HS nêu cảm nhận của mình sau khi nghe và hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài
hát..
- GV giúp HS hiểu hơn về sự hy sinh gian khổ của chiến sĩ ta, đồng bào ta về cuộc
đấu tranh chống thực dân Pháp lúc bấy giờ..
( Nội dung giáo dục)
GV: Ngày nay chúng ta được sống trong hòa bình, các em phải làm gì để đền đáp
công ơn của những người đã quên mình cho Tổ Quốc?
HS: Các em sẽ học tập tốt rèn luyện tốt xứng đáng là con ngoan trò giỏi để sau
này giúp ích cho nước nhà.
*Phương pháp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc: Cần phải cho các em

được nghe, được hoạt động theo âm nhạc và được bày tỏ sự cảm nhận âm nhạc
bằng trực giác. Mục đích làm cho tai nghe của học sinh ngày một nhạy bén hơn,
tinh tế hơn, nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc và trình độ nhận thức âm nhạc.
Ví dụ: Âm nhạc lớp 6- Tiết 15:
- Ôn tập bài hát: Đi cấy
-Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 5
-Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
8


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

Để chuẩn bị cho tiết giới thiệu về một số loại nhạc cụ dân tộc ta cần sưu tầm trước
hình ảnh để học sinh quan sát.

Sau đó cho các em nghe và xem các trích đoạn biểu diễn các loại nhạc cụ qua
Videoclip:

9


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

10


LQĐ


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

LQĐ

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Khi tôi áp dụng phương pháp nêu trên vào giảng dạy vào thực tế phân môn âm
nhạc thường thức tôi nhận thấy:
+ Các em rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học âm nhạc.
+ Các em năng động và đưa ra ý kiến của riêng mình về sự hiểu biết ít nhiều của
mình, có ý thức chuẩn bị bài.
+ Trong quá trình nghe băng nhạc, xem tranh ảnh, bản đồ địa lý, các em được biết
thêm về tác giả, tác phẩm, biết thêm về đặc điểm, văn hóa từng vùng, miền.
+ Trước đây trong lớp có một số em nhút nhát, ít phát biểu : Sau khi áp dụng
phương pháp phân nhóm, tự tìm hiều, các em mạnh dạn hơn trong giờ học âm
nhạc.
+ Hình thành cho các em được kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc.
* Kết quả thu được như sau:
STT
1

NĂM
HỌC
2013-2014


SS
265

ĐẠT
SL
TL
262 98,87%
11


SL
03

TL
1.13 %


V&T

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

2

2014-2015

269

269

100%


0

LQĐ

0%

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua thời gian giảng dạy theo đề tài, .với phương pháp dạy trên sẽ giúp học sinh
chủ động tham gia xây dựng bài rất tích cực, khác với trước đây chỉ là ngồi nghe
giáo viên truyền đạt một cách thụ động. Có thể áp dụng để giảng dạy ở các khối
lớp 6, 7, 8, 9.
Giờ học với sụ giúp của các thiết bị hiện đại như : nhạc cụ, máy, tranh ảnh minh
họa…đã làm tiết học thêm phần sinh động, hào hứng, đồng thời học sinh tiếp thu
bài học nhanh và mang lại hiệu quả tốt.
Để đạt được kết quả trên đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa GV các bộ môn
khác, GVCN, ban cán sự lớp, nhóm trưởng, các nhóm, đặc biệt là ý thức tự giác
học tập của các em học sinh.
Bên cạch đó nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, các
buổi giao lưu văn nghệ cho toàn thể học sinh tham gia, tạo cho các em một sân
chơi bổ ích, lành mạnh, giúp cho các em làm quen tham gia các hoạt động hoc tập
một cách tích cực, tạo sự mạnh dạn trước tập thể để tạo không khí học tốt, góp
phần cho việc giảng dạy đạt kết quả cao.
VI .TÀI LIỆU THAM KHẢO :
STT
1

Tên tác giả
Hoàng Long- Hoàng Lân


2

Lê Anh Tuấn

3

Nhiều tác giả

4

Hoàng Long – Lê Minh Châu

Tên tài liệu
Phương pháp dạy
học âm nhạc
Thiết kế bài giảng
THCS
Tài liệu hướng dẫn
dạy hát
SGV Âm Nhạc 6,7

12

NXB
ĐHSP Hà Nội
2009
NXB Hà Nội 2004
NXB âm nhạc
TPHCM 2002
NXB Giáo Dục

2003



×