Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.8 KB, 15 trang )

DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước tình hình thực tế hiện nay, khi mạng Intenet tràn lan các thông tin
với nhiều trò chơi vô bổ khiến cho các nhà quản lí cũng không thể nào kiểm soát nổi.
Điều này, ngoài những gì tích cực mà nó đã mang lại. Bên cạnh đó, nó thu hút và ảnh
hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng học sinh. Nhiều học sinh vì quá
đam mê và bắt chước các trò chơi trên mạng nên có những suy nghĩ lệch lạc, những
hành vi trái với chuẩn mực đạo đức và dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, tình
trạng học sinh bỏ học, phạm lỗi,…cũng từ đó gia tăng. Do vậy, ngoài việc đổi mới
phương pháp dạy học hàm chứa trong hai chữ “tích”đó là tích cực và tích hợp thí có
thể nói việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề ngày càng được quan tâm nhiều
hơn. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng không nằm
ngoài mục tiêu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Hơn nữa, năm học 2010- 2011,
Bộ GD- ĐTđã đưa chương trình “Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống” vào các môn học
nói chung, trong đó có môn Ngữ văn. Thực chất của việc giáo dục kĩ năng sống cũng
chính là giáo dục đạo đức cho học sinh. Dạy học văn gắn với phương châm:
“Dạy văn là dạy đạo làm người
Học văn là học làm người”
Đây là một việc làm hoàn toàn không mới mà ngay từ thời xa xưa ông cha ta đã
khẳng định: “Tiên học lễ, hậu học văn”.Trong thực tế giảng dạy từ xưa đến nay, giáo
viên vẫn thường xuyên thực hiện điều này qua mỗi bài giảng đó chính là khâu giáo
viên liên hệ và rút ra bài học giáo dục học sinh. Vấn đề ở đây tên gọi “lồng ghép” làm
cho nội dung tách bạch rõ ràng và trở thành mục tiêu cần có trong một số bài học cụ
thể. Tôi nhận thấy đây là một việc làm phù hợp với xu hướng quốc tế và mong đợi
của xã hội. Bởi lẽ, rèn luyện kiến thức song song với rèn luyện kĩ năng sống để mỗi
học sinh có đủ hành trang vững bước vào tương lai. Thực tế cho thấy nếu chỉ có kiến
thức thì các em sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, dễ dàng bị sa vào các tệ nạn xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “… Có tài mà không có đức trở thành người vô
dụng”. Giáo dục tri thức phải song song với giáo dục đạo đức thì mới có thể đào tạo
được những con người “vừa hồng, vừa chuyên” tạo nguồn lực nhân tài cho đất nước.


Do vậy, phương pháp dạy học tích hợp là vô cùng cần thiết trong việc giúp người học
phát triển vốn tri thức toàn diện. Đồng thời, thực tế còn cho thấy tình trạng bạo lực
học đường hiện nay cũng một phần do các em thiếu kĩ năng sống như kĩ năng kìm chế
cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn,…Việc “lồng ghép giáo dục kĩ năng sống” cho học
sinh trong các môn học cũng sẽ góp phần làm giảm các hiện tượng tiêu cực và giúp
học sinh sống tốt hơn. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi thật
sự tâm đắc về việc làm này. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Dạy học tích hợp và lồng
ghép giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy văn bản Ngữ văn 8” với mong muốn
nhận được sự sẻ chia quý báu từ những đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để giúp
tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như việc hoàn thiện đề tài này.
1


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1- Cơ sở lí luận
Mục tiêu chung của việc dạy- học Văn trong nhà trường hiện nay là “ giúp học
sinh cảm nhận, khám phá, tiếp nhận tác phẩm văn học tạo ra sự phát triển toàn diện
về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực của các em.”( Theo Tài liệu giáo dục Bồi
dưỡng thường xuyên- Môn văn- tập 1 của Bộ GD- ĐT – Nhà xuất bản Hà Nội ).
Như vậy, muốn đạt được mục tiêu này ngoài việc khơi dậy tính tích cực của học sinh
để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức tổng hợp từ việc dạy học tích hợp cần phải giáo dục
kĩ năng cho học sinh, trong đó có “giáo dục kĩ năng sống”
+ Thế nào là “kĩ năng sống” ? khái niệm này đã được nhiều ý kiến trình bày khác
nhau.
* Theo Bách khoa toàn thư :
- “Kĩ năng sống là một tập hợp các kĩ năng mà con người có được thông qua
giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lí những vấn đề, câu hỏi
thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người”

* Theo tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa:
- “Kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân
có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là bồi dưỡng cho các em có những khả
năng chuẩn mực thích nghi và hành vi tích cực
Phương pháp dạy học tích hợp nhằm giúp học sinh có sự hiểu biết toàn diện
trên cơ sở kiến thức liên môn, phân môn. Từ đó, tạo hứng thú học tập, phát huy tính
tích cực, chủ động và phát triển vốn tri thức của học sinh.
Việc dạy học tích hợp và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học là rất cần
thiết. Nó giúp học sinh tự tin hơn, có trách nhiệm hơn và bài học cũng thu hút hơn.
Đồng thời, học sinh có nhiều cơ hội thảo luận để đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau và
phát huy tính sáng tạo của học sinh giúp học sinh biết sống tích cực, chủ động hài hòa
lành mạnh; có kế hoạch phù hợp với chuẩn mực đạo đức pháp luật tránh được những
tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của học sinh. Tuy
nhiên để việc dạy học tích hợp và lồng ghép thực sự đạt được hiệu quả hay không
còn tùy thuộc vào phương pháp giảng dạy hay biện pháp thực hiện của giáo viên

2- Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 8
b- Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề dạy học tích hợp và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bộ môn Ngữ văn 8
c- Số liệu điều tra cơ bản
Trong quá trình giảng dạy, tôi thường đặt ra những câu hỏi, những tình huống
có liên quan đến nội dung bài học và những câu hỏi tích hợp để yêu cầu học sinh giải
2


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8

quyết nhằm xác định hành vi và sự hiểu biết của các em. Qua điều tra khảo sát ban
đầu, số liệu cụ thể: đầu năm học 2014 – 2015 của ba lớp tôi được phân công giảng
dạy như sau:
Lớp

Sĩ số

Giải quyết hợp lí
SL
TL

Giải quyết chưa hợp lí
SL
TL

81

40

26

65 %

14

35 %

83

39


20

51,3 %

19

48,7 %

85

40

22

55 %

45

43,2 %

d- Biện pháp thực hiện:
Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học phải
đươc thực hiện thật sự có hiệu quả, đặc biệt ở những bài học có yêu cầu lồng ghép.
Sau đây là các địa chỉ lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 8 :
STT
TÊN BÀI HỌC
1
Tôi đi học
2


Trong lòng mẹ

3

Tức nước vỡ bờ

4

Lão Hạc

5

Cô bé bán diêm

6
7

Chiếc lá cuối cùng
Hai cây phong

8

Thông tin về ngày trái đất năm 2000

9

Ôn dịch thuốc lá

10


Bài toán dân số

11

Nhớ rừng
3


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
12

Quê hương

13

Khi con tu hú

14

Ngắm trăng, Đi đường

15

Chiếu dời đô

16

Hịch tướng sĩ


Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy vấn đề dạy học tích hợp và lồng ghép
giáo dục kĩ năng sống trong các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng có thể
được thực hiên theo trình tự một vài bước cơ bản sau:
* Bước 1: Chuẩn bị nội dung tích hợp và lồng ghép
Bước này được tiến hành khi ta soạn giáo án và được xem là bước khởi đầu
quan trọng. Muốn nội dung tích hợp và lồng ghép đạt hiệu quả giáo dục không mang
tính chất gượng ép mà rất tự nhiên, không làm đứt mạch bài giảng hay ảnh hưởng đến
thời gian,…thì khi soạn giáo án giáo viên cần có sự cân nhắc và lựa chọn đối với từng
bài cụ thể nên tích hợp vấn đề gì và lồng ghép giáo dục kĩ năng gì? Tích hợp và lồng
ghép ở phần nào ? Lồng ghép bằng cách nào ?,…Như vậy nội dung tích hợp và lồng
ghép đã được chuẩn bị cụ thể, giáo viên chủ động tiến hành
* Bước 2: Thực hiện tích hợp và lồng ghép trong bài giảng
Khi giáo viên đã có sự chuẩn bị trong giáo án thì đối với việc thực hiệntích hợp
và lồng ghép trong giờ giảng được tiến hành quá thuận lợi và linh hoạt ở bất cứ phần
nào. Có điều, nó tùy thuộc vào từng bài cụ thể, chẳng hạn:
+ Tích hợp và lồng ghép ở phần giới thiệu bài: giáo viên xây dựng tình huống
phản ánh đúng nội dung giáo dục từ bài học và khéo léo dẫn dắt các em vào bài. Điều
này sẽ tạo được hứng thú học tập cho các em ngay từ bước đầu và kích thích năng lực
tư duy khám phá của các em
+ Tích hợp và lồng ghép trong quá trình giảng dạy: ngoài việc hướng dẫn các
em chủ động chiếm lĩnh hệ thống tri thức của bài học, giáo viên đan xen các câu hỏi
nhằm tích hợp kiến thức liên môn, phân môn. Đồng thời, lồng ghép và liên hệ giáo
dục thì sẽ làm cho bài giảng thêm phần sinh động, học sinh sẽ thấy thoải mái hơn,…
+ Tích hợp và lồng ghép trong phần luyện tập: việc tích hợp và lồng ghép ở
phần này có cái hay ở chỗ giúp các em khắc sâu hơn các nội dung tích hợp và lồng
ghép qua việc thực hành. Nhưng có điều nó còn tùy thuộc vào lượng thời gian của
một tiết học dành cho phần luyện tập như thế nào,…
Như vậy, trong giờ giảng Văn, việc dạy học tích hợp và lồng ghép giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh nên thực hiện ở khâu nào thì tùy thuộc vào sự bố trí, sắp xếp của

4


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
từng giáo viên. Ngoài ra, giáo viên cần phải lựa chọn hình thức tích hợp và lồng ghép
phù hợp cho từng bài. Sau đây là một số hình thức cơ bản mà bản thân tôi đã vận
dụng đạt hiệu quả trong các tiết dạy:

Một số hình thức tích hợp và lồng ghép:
*HÌNH THỨC NÊU CÂU HỎI : Giáo viên nêu các câu hỏi tích hợp và lồng ghép
có nội dung liên quan đến bài học yêu cầu học sinh giải quyết . Từ đó, giáo viên rút ra
bài học liên hệ giáo dục học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải lưu ý vì học
sinh sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau, có thể sẽ có những cách giải quyết chưa
phù hợp thì giáo viên lắng nghe, sau đó tập trung quan điểm để đi đến thống nhất
quan điểm và uốn nắn các em hiểu đúng vấn đề. Bởi lẽ trong thực tế không phải học
sinh nào cũng hiểu đúng vấn đề và có cách giải quyết đúng. Vì thế , vai trò của giáo
viên ở đây vô cùng quan trọng trong việc uốn nắn các em phát triển đúng hướng thì
việc tích hợp và lồng ghép giáo dục mới thực sự có hiệu quả.
Sau đây là một số câu hỏi tích hợp và lồng ghép thường được vận dụng:
* Câu hỏi tích hợp:
+ Vấn đề này liên quan đến những vấn đề nào?
+ Qua vấn đề này, em liên tưởng đến điều gì?
+ Căn cứ vào kiến thức môn học nào để em giải quyết vấn đề ấy?
+ Tìm hiểu thêm các vấn đề tương tự
+ Nhìn vào vấn đề ta thấy có điều gì có sự trùng hợp đặc biệt đáng chú ý?
* Câu hỏi lồng ghép:
+ Qua tiết học, bản thân em đã rút ra được cho mình bài học gì?
+ Em có nhận xét gì và từ đó em có suy nghĩ như thế nào?
+ Em sẽ đồng tình với thái độ , việc làm của nhân vật nào và không đồng tình với

nhân vật nào? Vì sao?
+ Em yêu thích ai, điều gì? Không yêu thích ai, điều gì?
+ Nếu là em, em sẽ giải quyết (xử sự) như thế nào?,…
+ Bản thân em đã làm được gì? Điều gì em chưa làm được?
+ Xét về điều này, em còn có những hạn chế nào?,…
VÍ DỤ MINH HỌA: Dùng hình thức nêu câu hỏi tích hợp và lồng ghép giáo dục
kĩ năng sống trong một số bài giảng cụ thể:
*Văn bản “Tôi đi học”( Truyện ngắn – Thanh Tịnh )
Như chúng ta đã biết, ở bậc Trung học cơ sở, học sinh lớp 8 là đối tượng có nhiều
chuyển biến về mặt tâm lí. Do vậy, giáo viên được phân công giảng dạy khối lớp 8
cũng có sự chuẩn bị một tâm thế thất thoải mái ngay từ ngày đầu tiên bước vào lớp.
Chính vì thế, tiết học đầu tiên theo tôi là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải làm thế
nào để gây được ấn tượng, niềm tin và tạo được cho các em một giờ học văn thật
thoải mái, hứng khởi mà không hề có sự nhàm chán nào . Và bài giảng văn bản Tôi đi
học của nhà văn Thanh Tịnh chính là tiết học Ngữ văn đầu tiên trong chương trình
Ngữ văn lớp 8. Đối với tiết học này, xét về nội dung phản ánh thì đây là một vấn đề
5


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
rất gần gũi nên các em không cảm thấy khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức bài học.
Tôi đã có những câu hỏi về nội dung tích hợp và lồng ghép được tiến hành cụ thể như
sau:
Trước hết, trình tự các hoạt động lên lớp vẫn diễn ra bình thường ở phần bài mới
sau khi nêu câu hỏi tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm cho học sinh trả lời, tôi ghi
ngắn gọn những thông tin cơ bản của phần này:
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911- 1988), quê ở ngoại ô thành phố Huế

- Sáng tác của ông nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong
trẻo.
2. Tác phẩm:
Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941
Sau khi ghi ngắn gọn các thông tin ấy, yêu cầu học sinh quan sát kĩ các thông
tin, đặc biệt là những con số, tôi nêu câu hỏi tích hợp.
? Những con số trong phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm của bài học hôm nay có
liên quan đến những sự kiện lịch sử quan trọng. Đó là những sự kiện nào?
Tùy thuộc vào đối tượng học sinh của mỗi lớp, tôi có thể gợi ý cho các em và đáp án
cuối cùng mà tôi đưa ra:
- Năm sinh của tác giả: năm 1911 – chính là năm Bác hồ rời bến cảng Nhà Rồng ra
đi tìm đường cứu nước
- Năm xuất bản tác phẩm: năm 1941 – Chính là năm Bác Hồ trở về tham gia hoạt
động cách mạng trong nước, sau 30 năm Bác hoạt động bí mật ở nước ngoài.
Như vậy, với câu hỏi trên, tôi đã tích hợp được kiến thức lịch sử và kết hợp giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh. Hơn nữa, nhằm mở rộng vốn thơ văn, phát triển năng lực tư
duy của học sinh cũng như tạo hứng thú, sôi nổi cho tiết học, tôi lại tiếp tục một câu
hỏi khác:
? Vậy bạn nào có thể biết đến những câu thơ mà ai đó đã viết đến ngày trở về của
Bác sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm con đường cứu nước. Hãy đọc lên để
chúng ta cùng nhau thưởng thức.
Thực tế, với câu hỏi này tôi cũng không mong nhận được cánh tay từ phía học sinh
bởi ngày nay vốn thơ văn của đa số các em rất hạn chế. Cho nên điều tất nhiên là
chính tôi sẽ đọc cho các em nghe những dòng thơ của Tố Hữu viết trong bản trường
ca Theo chân Bác:
Ôi sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!

Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người
6


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi.
Trong phần luyện tập, tôi đã dùng câu hỏi thay cho bài tập nhanh như sau:
? Đó là những kỉ niệm hồn nhiên, trong sáng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu
tiên đến trường. Còn trong mỗi chúng ta kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của mình
như thế nào. Hãy cùng chia sẻ với mọi người.
- Từ việc cho học sinh chia sẻ về kỉ niệm của mình, các em càng thấy yêu trường lớp,
thầy cô, bạn bè cũng như cảm nhận được sự quan tâm của mọi người đối với mình để
các em luôn chăm ngoan và cố gắng học tập tốt. Hơn nữa để tạo không khí vui tươi,
sôi nổi và tình thầy trò thêm gần gũi, bản thân giáo viên chúng ta cũng cần chia sẻ
những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của mình cho học sinh nghe.
Kết thúc bài tập này, tôi không chỉ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà còn giúp
các em phát triển được một số năng lực cơ bản: năng lực tạo lập văn bản, năng lực
phẩm chất,…
* Hoặc thực hiện dạy học theo chủ đề văn bản nhật dụng, khi dạy văn bản:
Bài toán dân số, ta có thể tích hợp kiến thức môn Toán học bằng một số câu hỏi sau:
? Em hiểu thế nào là cấp số nhân?
Từ việc trả lời câu hỏi ấy, giúp cho học sinh bồi dưỡng, nâng cao thêm kiến thức
thuộc lĩnh vực toán học. (mặc dù câu trả lời đã có ở phần chú thích của văn bản):
Cấp số nhân là dãy số trong đó từ số thứ hai trở đi, mỗi số bằng số đứng liền trước nó
nhân với một hằng số gọi là công bội. Dãy 1,2,4,6,8,16...là một cấp số nhân có công
bội là 2:
Tăng I: 1 x 2 = 2
Sau bốn lần tăng con số =

Tăng II: 2 x 2 = 4 kết quả gấp 16 lần so với lần
Tăng III: 4 x 2 = 8 đầu tiên.
Tăng IV: 8 x 2 = 16
Dãy số này được viết như sau: 1,2,23,24... Bàn cờ có 64 ô, vậy số hạt thóc ở ô thứ 64 là
263

7


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8

? Tác giả đưa thêm vài con số dự báo tình hình dân số hiện nay đến năm 2015 đã
nói lên điều gì? Có tác dụng cảnh báo vấn đề gì đối với người đọc?
- Dùng nhiều con số để chứng minh hậu quả đang thách thức nhân loại trong tương
lai gần, nó như cảnh báo về sự bùng nổ dân số.
Như vậy, qua việc tìm hiểu những kiến thức Toán học liên quan trong văn bản đã góp
phần giúp học sinh phát triển năng lực tính toán và hiểu được mục đích ý nghĩa của
việc đưa những con số cụ thể vào một văn bản nhật dụng.
Khi dạy văn bản này, ngoài những kiến thức tích hợp về môn Toán, tôi còn
dùng câu hỏi tích hợp về kiến thức địa lí
? Việc đưa nhiều con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước nhằm mục đích
gì?
Cho thấy Châu Á, Châu Phi là hai châu lục có nhịp độ tăng dân số cao nhất thế giới.
? Em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã
hội?
- Dân số tăng thì đời sống xã hội giảm, đất nước nghèo và nước càng nghèo càng
không khống chế được sự gia tăng dân số…
8



DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
(giáo viên chiếu sơ đồ hình ảnh)

* HÌNH THỨC CHO HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ
9


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
Hình thức này, tôi thường dùng cho việc giáo dục lồng ghép. Cụ thể, trong quá
trình giảng dạy các tác phẩm văn học có nội dung đề cao, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp
của các nhân vật, giáo viên cho học sinh so sánh mình với các nhân vật và tự đánh giá
bản thân mình. Đây cũng là hình thức “nêu gương nhân vật” để học sinh tự soi xét lại
mình. Với hình thức này, giáo viên rèn cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn nói lên
những suy nghĩ của cá nhân. Trên cơ sở đó, nó giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi,
tình cảm,… của mình.
VÍ DỤ MINH HỌA: Khi dạy văn bản Chiếc lá cuối cùng (Truyện ngắn – O.Hen-ri)
Qua bài giảng, học sinh cảm nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến của Xiu và sự
hi sinh cao cả của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Cuối cùng, Giôn-xi từ một cô bé yếu
đuối sống trong sự buông xuôi tuyệt vọng với bệnh tật đã trở thành một con người có
nghị lực – khỏi bệnh và thoát chết. Giáo viên cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về
các nhân vật trong truyện và nhận xét về bản thân
Chẳng hạn: Từ hình ảnh các nhân vật trong truyện, em có suy nghĩ gì? Bản thân em
đã làm được điều gì hoặc phải làm gì để giúp đỡ mọi người?
Học sinh chia sẻ những suy nghĩ của bản thân và tự đánh giá hành vi ứng xử của
mình. Từ đó, các em rút ra được bài học cho bản thân:
- Trong cuộc sống cần phải có nghị lực để vượt lên hoàn cảnh
- Phải biết yêu thương và quan tâm giúp đõ người khác

Đây cũng chính là những điều các em tích lũy từ bài học môn Giáo dục công dân.
Như vậy, kiến thức từ môn Giáo dục đã tạo nguồn cảm xúc để học sinh phát biểu cảm
nghĩ trong văn học.
Hoặc giáo viên có thể cho học sinh thú nhận những điều còn hạn chế của mình từ việc
kể ra những hành vi sai trái và cảm thấy ân hận của các em. Đó cũng là một hình thức
để các em “tự thú trước bình minh” nghĩa là các em tự nhận lỗi và sửa sai trên cơ sở
các việc làm của mình.Từ đó, khuyến khích các em phát huy những hành vi, tình cảm
tốt đẹp và tránh xa những hành vi xấu, những mối quan hệ không tốt. Hơn nữa, chúng
ta phải hiểu rằng học sinh cần phải hiểu được những gì nên làm và những gì phải
tránh bởi cuộc đời không phải một chiều xoay. Có như vậy, ta mới thành công trong
việc lồng ghép để uốn nắn, giáo dục được các em.
Ngoài hình thức nêu câu hỏi và hình thức cho học sinh tự nhận xét, đánh giá
hành vi của bản thân, giáo viên cần vận dụng hình thức xây dựng tình huống trong
một số giờ học. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên và năng
lực cũng như sự linh hoạt của học sinh. Đồng thời, giáo viên và học sinh phải chuẩn
bị thật chu đáo thì tiết học mới đạt hiệu quả cao.
*HÌNH THỨC XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG: Hình thức này nhằm góp phần tạo sự
chú ý và hứng thú, sôi nổi cho lớp học. Hơn nữa, nó còn góp phần rèn luyện tính
mạnh dạn, tự tin cho học sinh . Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư
cũng như sự chuẩn bị chu đáo kĩ càng. Bởi lẽ, hình thức này còn phụ thuộc vào nhiều
10


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
yếu tố, như: lựa chọn tình huống, xây dựng tình huống, chọn học sinh nhập các vai
trong tình huống, học sinh tập diễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên,…Tình huống
được học sinh diễn xuất tốt thì mới đem lại hiệu quả giáo dục cao. Ngược lại, nếu
diễn xuất không tốt thì chẳng những không đem lại hiệu quả mà còn chi phối rất nhiều
thời gian của giờ học. Vì thế, giáo viên cũng nên cân nhắc khi lựa chọn hình thức này

mặc dù xây dựng tình huống là một trong những hình thức lồng ghép hay nhưng có
thể nói để vận dụng thành công không phải là vấn đề đơn giản. Vì thế, hình thức này
luôn đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, nhiệt tình, có niềm đam mê và học sinh
phải năng động, nhiệt tình, chịu khó đầu tư,…
VÍ DỤ MINH HỌA: Văn bản Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri), khi tìm hiểu tình yêu
thương của Xiu dành cho Giôn-xi, nhằm giúp học sinh dễ cảm nhận được tình yêu
thương ấy, ta có thể xây dựng tình huống như sau:
Dựa vào các chi tiết trong truyên thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và
lo lắng của Xiu dành cho Giôn-xi qua lời nói, cử chỉ, thái độ và hành động của Xiu.
Giáo viên cho học sinh nhập vai hai nhân vật Xiu và Giôn-xi tái hiện lại cuộc trò
chuyện giữa hai nhân vật, thái độ lo lắng, sự quan tâm chăm sóc của Xiu đối với
Giôn-xi,… Như vậy, qua việc tái hiện lại tình huống bằng sự diễn xuất của các vai sẽ
giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu thương của các nhân vật trong truyện.
Trên cơ sở đó, học sinh sẽ bồi đắp và phát triển tình yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ
người khác của mình và có hành vi ứng xử đúng đắn.
Hoặc, giáo viên có thể đặt học sinh vào tình huống của các nhân vật trong các
văn bản để các em tự nêu lên hướng giải quyết của mình. Từ đó, giáo viên sẽ phân
tích lí giải rồi đi đến thống nhất cách giải quyết tối ưu để uốn nắn, giáo dục học sinh
có những suy nghĩ đúng đắn và các em sẽ cư xử và hành động động đúng với chuẩn
mực đạo đức chung.
Chẳng hạn, dạy văn bản Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên
Hồng), ta có thể đặt tình huống như sau: Giả sử, em chính là chú bé Hồng trong
truyện thì em có làm như vậy không hay em sẽ cư xử như thế nào?
Với tình huống trên, ta hướng học sinh học tập cách cư xử của chú bé Hồng: Phải biết
kìm nén cảm xúc của mình, không được vô lễ, hỗn láo với người lớn cho dù người ấy
có tâm địa xấu xa, tàn nhẫn với mình. Đặc biệt phải biết cảm thông và luôn yêu
thương những người thân trong bất cứ hoàn cảnh nào giống như tình mẫu tử thiêng
liêng của chú bé Hồng sẽ không hề vơi đi mặc dù bà cô của chú bé có rắp tâm tanh
bẩn bao nhiêu để chia cắt tình mẹ con của họ thì tình yêu thương mẹ của chú bé càng
mãnh liệt bấy nhiêu.

Hoặc dạy văn bản Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) với hình ảnh một cô bé bán diêm mồ
côi, đói rét rồi chết giữa sự thờ ơ, dửng dưng và lạnh nhạt của xã hội Đan Mạch lú
bấy giờ, ta có thể đặt ra tình huống: Nếu ra đường hoặc bên cạnh ta có những em
bé rơi vào hoàn cảnh như cô bé bán diêm thì em sẽ làm gì? Từ những hướng giải
quyết của học sinh, giáo viên phải giúp học sinh hiểu để các em phân biệt được đúng
11


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
– sai và những việc cần phải làm đúng với đạo lí truyền thống của người Việt nam từ
xưa đến nay “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,…
Tóm lại, tùy thuộc vào từng bài cụ thể mà giáo viên tự lựa chọn hình thức và nội dung
tích hợp, lồng ghép cho phù hợp làm sao mang tính tự nhiên, mềm dẻo mà không
gượng ép, cứng nhắc. Hơn nữa không làm ảnh hưởng đến hiệu quả giờ dạy mà hiệu
quả giáo dục sâu sắc, tiết học tạo được sự hứng thú của học sinh, học sinh tích cực,
chủ động, sáng tạo thì đó mới là giờ giảng văn có “tích hợp và lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống” thực sự thành công
Trên đây chỉ một vài ví dụ minh họa nên không thể chuyển tải hết tất cả
những kĩ năng sống được giáo dục qua giảng dạy Ngữ văn 8. Còn trong quá trình
giảng dạy tùy thuộc vào nội dung từng bài mà giáo viên vận dụng phương pháp
dạy học tích hợp và lồng ghép sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả giáo dục
nhất định nhằm góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh
đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Muốn làm được điều này, mỗi giáo viên cần có sự tìm tòi nghiên cứu, sự chuẩn bị
chu đáo và thật sự có tâm huyết để xây dựng cho mình những cách thức tích hợp
và lồng ghép phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học
phát triển năng lực học sinh.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài này, tôi đã áp dụng thường xuyên trong quá trình giảng day theo xu hướng
tích hợp liên môn và phát triển năng lực học sinh. Đặc biệt, đối với những tiết dạy
yêu cầu lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Với đề tài này, bước đầu tôi đã thu được
những kết quả đáng kể.
1- Về phía giáo viên:
- Giáo viên dạy thấy tự tin, chủ động nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng
lồng ghép của mỗi đơn vị bài học, giúp làm giàu vốn sống và nghệ thuật xử lí các
tình huống,…
- Giúp giáo viên hiểu thêm về học sinh với những tâm tư nguyện vọng của
các em. Từ đó, giáo viên uốn nắn các em rèn luyện đạo đức chuẩn mực
- Cảm thấy bài giảng thêm sinh động, nó không đơn điệu vì trong quá trình
lồng ghép giáo dục ta thường liên hệ đến những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ có
khi cả những tiếng hát,lời ru,…chứa đựng nội dung gần gũi với bài học rút ra cho
các em. Hơn nữa, tôi nhận thấy việc làm của mình rất ý nghĩa,vai trò của người
thầy thật lớn lao vì mình không chỉ đem đến cho học sinh những tri thức mới lạ mà
còn bồi đắp cho các em những kĩ năng thiết yếu.
2- Về phía học sinh
- Học sinh học tập sôi nổi và hứng thú hơn trong tất cả các tiết học. Đặc biệt, tôi đã
nhận thấy được năng lực của các em đang dần được phát triển, như: năng lực
phẩm chất, năng lực tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, giao tiếp tiếng Việt, năng
lực tính toán,…
12


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
- Các em đã biết giải quyết hợp lí các câu hỏi , xử lí tình huống mà giáo viên đặt ra
một cách nhanh nhạy, thông minh
- Học sinh có thái độ ứng xử hay, hành vi tốt đẹp hơn trong cuộc sống hàng ngày;
sống khiêm tốn và biết tôn trọng người khác,…

- Các em biết đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, kết thành những “đôi bạn
cùng tiến” giúp nhau trong học tập,…
- Tập thể lớp tích cực, tự giác tham gia các phong trào như : “Áo trắng tặng bạn”,
“Nuôi heo đất”,…nhằm gây quỹ ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
Kết quả đó được thể hiện cụ thể qua khảo sát: Khi tôi đưa ra những câu hỏi,
tình huống có liên quan đến bài học yêu cầu các em giải quyết thì kết quả khả quan
hơn so với ban đầu, cụ thể: kết quả khảo sát cuối năm học 2014 – 2015 của ba lớp tôi
được phân công giảng dạy như sau:

Lớp

Sĩ số

Giải quyết hợp lí
SL
TL

Giải quyết chưa hợp lí
SL
TL

81

40

37

92,5 %

3


7.5 %

83

39

30

76,9 %

9

23,1 %

85

40

32

80 %

8

20 %

IV- ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài này đã được áp dụng đạt hiệu quả khả quan tại đơn vị trường chúng tôi
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy mỗi bài học mang đến một đơn vị

kiến thức, một nội dung khác nhau. Vì thế, thành công của người dạy là ở chỗ biết
vận dụng cách thức lồng ghép, tích hợp kiến thức liên môn sao cho phù hợp với đối
tượng học sinh để đạt được kết quả mong muốn. Đồng thời, giáo viên phải có sự
chuẩn bị chu đáo và nghiên cứu để việc lồng ghép và liên môn được tiến hành một
cách tự nhiên, mềm dẻo; tránh sự gưỡng ép, cứng nhắc và không làm ảnh hưởng đến
hiệu quả giờ dạy, học sinh hứng thú, hiểu bài.
Tùy thuộc vào thời lượng của mỗi tiết học, nếu bài học có nội dung kiến thức
nhẹ nhàng thì giáo viên nên dùng hình thức xây dựng tình huống lồng ghép. Ngược
lại, đối với những tiết học có lượng kiến thức nhiều thì giáo viên nên chọn hình thức
nêu câu hỏi giải quyết vấn đề và tự rút ra bài học…
13


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8
Giáo viên phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tự tìm tòi và nghiên cứu
thêm tài liệu để có thêm sự hiểu biết sâu rộng. Nghĩa là người giáo viên phải luôn
luôn làm chủ kiến thức và chủ động trong mọi tình huống; biết lắng nghe ý kiến xây
dựng từ đồng nghiệp để khắc phục những hạn chế của mình
Như vậy việc dạy – học Văn là cả một quá trình,việc hình thành kĩ năng sống
cho học sinh cũng phải trải qua một quá trình lâu dài. Hay nói cách khác, nó không có
điểm dừng . Bởi lẽ, văn học ít có một đáp số chính xác . Hơn nữa, văn học cho ta biết
được bao nhiêu đó cũng là điều ta không thể tính bằng con số . Chính vì lẽ ấy mà
những điều tôi viết trên đây chỉ là một số suy nghĩ của bản thân tôi, có lẽ nó còn quá ít
ỏi và không thể tránh khỏi những thiếu sót . Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ
sung của quý đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn .

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khi xây dựng đề tài này, tôi đã tham khảo một số tài liệu sau :
1- Tài liệu giáo dục bồi dưỡng thường xuyên môn Văn – Tập 1 – Bộ Giáo dục và đào

tạo – Nhà xuất bản Hà Nội
2- Tài liệu tham khảo Giáo dục kĩ năng sống của PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
3- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS
4- Sách giáo viên Ngữ văn 8,
5- Sách giáo khoa Ngữ văn 8
6- Sách bồi bưỡng Ngữ văn 8
7- Một số tư liệu khác

14


DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGỮ VĂN 8

15



×