Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 THÊM YÊU THÍCH LÀN ĐIỆU DÂN CA NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 14 trang )

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6 THÊM YÊU THÍCH
LÀN ĐIỆU DÂN CA NAM BỘ”
I .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Dân ca là loại hình nghệ thuật truyền thống, gắn bó lâu đời với đời sống
văn hóa tinh thần của người dân lao động qua nhiều thế hệ. Dân ca phản
ánh tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của người dân với gia đình, quê
hương, đất nước. Vì thế, sử dụng dân ca để giáo dục các giá trị thẩm mỹ,
đạo đức, định hướng nhân cách cho học sinh là một việc làm đúng đắn,
thu được hiệu quả cao. Thông qua lời ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, quê
hương, đất nước, ca ngợi tinh thần yêu lao động, cần cù, siêng năng, ca
ngợi tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi, các em học sinh được giáo dục
các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất
nước, tình cảm gia đình, bạn bè.…
- Người dân Nam Bộ chất phác, thật thà, cởi mở, nặng nghĩa tình, với
truyền thống đánh giặc giữ nước từ bao đời những con người nơi đây
luôn sống hết mình vì tình làng, nghĩa xóm, tình dân tộc có ảnh hưởng
rất lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách HS.
- Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại như: Hò, Lý, Hát đưa em
(Hát ru), Hát huê tình (giao duyên), hát vui chơi trẻ em (Đồng dao), nói
thơ, nói vè, đờn ca tài tử cải lương… Dù ra đời trong bất cứ hoàn cảnh,
thời điểm nào, thời chiến hay thời bình, các ca khúc đó đều mang một
điểm chung là vừa mang bản sắc truyền thống, vừa mang tính thời đại,
phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng.
-Thế nhưng trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa
bên cạnh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cũng đặt ra nhiều
thách thức. Đó là sự du nhập của những loại hình văn hóa không phù
hợp với truyền thống dân tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới
trẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu giới trẻ ngày nay có nhận thức được tầm quan
trọng của những nét đẹp truyền thống trong đó có dân ca Nam Bộ, những
bản sắc văn hóa dân tộc, ngày càng xa rời những giá trị truyền thống quý
báu? Và việc làm thế nào để giới trẻ nói chung và HS ở lứa tuổi THCS


hiện nay thêm yêu thích những làn điệu dân ca Nam Bộ không những là
trăn trở của những nhà quản lí Âm nhạc, của xã hội mà còn chính là lý
do thôi thúc tôi viết đề tài:
“ Một số giải pháp giúp Học sinh lớp 6 thêm yêu thích làn điệu dân
ca Nam Bộ”
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


1. Cơ sở lí luận
-Trong số các loại hình văn hóa phi vật thể ở Nam bộ như : Đàn ca tài tử cải
lương , các điệu hò , điệu lý … đã sớm được đưa vào giới thiệu trong nhà
trường.Từ đó đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chú ý, hướng dẫn để các
trường học triển khai đưa dạy và học dân ca vào nhà trường, góp phần vào việc
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc nói chung. Tuy nhiên, cho đến
nay, hiệu quả của việc đưa dân ca Nam bộ đến với thế hệ trẻ, phát huy sức sống
lâu bền của nó trong đời sống đương đại chưa thực sự đạt hiệu quả như mong
đợi. Nhiều giáo viên dạy nhạc phải thừa nhận: Học nhạc trong nhà trường ít đi
đôi với việc thực hành; hoặc thực hành ở mức độ quá đơn giản, hạn chế, khiến
giờ học trôi qua một cách nặng nề. Chưa kể, chương trình sách giáo khoa quá
đơn điệu, không được hệ thống, phân loại một cách chặt chẽ, khoa học khiến
cho học sinh cảm thấy không hứng thú. Trong số các tiết dạy chỉ có một số ít
bài hát dân ca được đưa vào giảng dạy. Nhưng nội dung chương trình quá đơn
điệu không đủ cung cấp cho các em hiểu biết đơn giản và hệ thống về kho tàng
âm nhạc dân tộc phong phú của nước ta. Chính vì những lỗi sơ đẳng này, môn
âm nhạc đã không đủ sức vun trồng đầu tiên là sự thích thú, kế tiếp là tình yêu
với âm nhạc nói chung và đặc biệt là dân ca Nam Bộ nói riêng. Ở bậc Trung
học cơ sở, các em học sinh đã biết nhiều, việc học âm nhạc đối với các em
không chỉ là tiếp thu một cách thụ động, do đó vai trò của người dạy càng được
đề cao hơn và nội dung chương trình càng phải phong phú hơn để thu hút
nhưng chương trình học vốn đã ít (một tuần một tiết) lại bị phân nhỏ, thêm vào

đó do thiếu các thiết bị và dụng cụ giảng dạy minh họa càng khiến cho sự yêu
thích dòng nhạc dân ca Nam Bộ của các em càng hạn chế.
2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

a. Nội dung
Có nhiều giải pháp giúp Học sinh lớp 6 thêm yêu thích làn điệu dân ca Nam Bộ,
sau đây tôi nêu một số giải pháp của mình như sau:
• Giải pháp sinh hoạt âm nhạc ngoại khóa.
• Giải pháp tích hợp vào môn Âm nhạc.
• Giải pháp nghe cán bộ văn hóa thông tin giao lưu, tọa đàm.
• Giải pháp tổ chức hội thi hát dân ca.
b. Biện pháp thực hiện của đề tài
• Giải pháp sinh hoạt âm nhạc ngoại khóa
-Sinh hoạt âm nhạc ngoại khóa trong trường THCS là những hoạt động được tổ
chức theo nhóm, tập thể hay dưới hình thức các câu lạc bộ âm nhạc, nhằm mục
đích tạo ra các hoạt động trải nghiệm, thực hành, rèn luyện hay củng cố mở rộng
những hiểu biết về dân ca Nam Bộ cho học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 6


nói riêng. Hoạt động âm nhạc ngoại khóa không chỉ là môi trường để các học sinh
lớp 6 thực hành và vận dụng những hiểu biết và kĩ năng thực hành mà còn là môi
trường tạo nên sự gắn bó đoàn kết, những cơ sở nền tảng của tình cảm cộng đồng
xã hội, lòng yêu quí và trân trọng các giá trị nghệ thuật của nhân loại và dân tộc,
đồng thời đây cũng là những môi trường hình thành và rèn luyện những kĩ năng"
mềm" trong ứng xử, giao tiếp ... và những phẩm chất tốt đẹp của các thế hệ công
dân trong xã hội hiện đại, nhất là sự chi phối và ảnh hưởng của những phương tiện
và thiết bị công nghệ đã khiến cho con người mất đi nhiều cơ hội giao tiếp trực tiếp
với nhau trong tập thể. Chính vì vậy, hoạt động ngoại khóa âm nhạc cùng với
những hoạt động tập thể, cộng đồng khác sẽ có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong
việc giáo dục và phát triển toàn diện, nhất là đối với lứa tuổi học sinh lớp 6, các em

đã có những cảm nhận, hiểu biết và khả năng điều chỉnh hành vi để tạo nên tính
thích ứng trong môi trường học tập, giao tiếp, sinh hoạt ở trong gia đình và xã hội.
- Việc thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc dân ca Nam Bộ đã có ảnh hưởng
rất nhiều đến khả năng âm nhạc nói chung cũng như khả năng ca hát nói riêng của
học sinh. Các em có điều kiện để thưởng thức âm nhạc, có điều kiện để thể hiện
năng khiếu âm nhạc của mình. Cũng từ đó, khả năng âm nhạc được bồi dưỡng phát
triển.
- Cụ thể định kì vào mỗi chiều thứ năm cuối tháng với sự phối hợp giữa giáo viên
Âm nhạc, BGH nhà trường, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, các GVCN
sẽ tổ chức cho các em được giao lưu sinh hoạt âm nhạc ngoại khóa dựa trên tinh
thần tự nguyện tham gia của các em không phân biệt trình độ năng lực, lứa tuổi mà
chủ yếu dựa vào tinh thần nhiệt tình ham muốn giao lưu học hỏi, sở thích, sở
trường của các em.
- Ta có thể linh hoạt tổ chức sinh hoạt âm nhạc ngoại khóa với nhiều nội dung và
hình thức khác nhau như: dạy hát, dạy múa tập thể, nghe nói chuyện giới thiệu âm
nhạc, học hát dân ca, xem biểu diễn đờn ca độc tấu, hội diễn văn nghệ , thi hát
karaoke về các bài hát dân ca Nam Bộ hoặc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ…
Ngoài ra GV còn có thể tổ chức hội thi nói vè, hát đồng dao, hát ru, trò chơi dân
gian nhằm làm phong phú thêm nội dung và hình thức hoạt động thu hút HS tham
gia.



Những hình ảnh hoạt động âm nhạc ngoại khóa tại trường THCS Thạnh Phú

Qua đó GV có thể phát hiện và chọn lọc được những em có năng khiếu ca hát để từ
đó bồi dưỡng rèn luyện cho các em phát huy được hết sở trường của mình nhằm
đẩy mạnh trong phong trào văn nghệ mũi nhọn của trường và hơn nữa là ngày càng
nhân rộng mô hình yêu thích ca hát dân ca Nam Bộ trong trường học.
• Giải pháp tích hợp vào môn Âm nhạc

Ví dụ 1: Âm nhạc 6 Bài 2- Tiết 5
-Học hát Vui bước trên đường xa


- Nhạc lí: Nhịp và phách- Nhịp 2/4
Bài hát Vui bước trên đường xa là bài hát thuộc dân ca Nam Bộ. Đối với tiết học
này sau khi giới thiệu cho HS nghe xuất xứ của bài hát, GV có thể tích hợp thêm
cho HS biết những thể loại khác của dân ca Nam Bộ như hò, nói vè, hát đồng dao
và GV sẽ trình bày một vài câu giúp HS hiểu hơn về dân ca Nam Bộ. Với giải pháp
này sẽ tránh cho tiết học nhàm chán khô khan.Đảm bảo tính hấp dẫn lôi cuốn HS
đặc biệt tiết học sẽ trở nên rất sinh động,khơi gợi được lòng yêu thích của HS với
làn điệu dân ca Nam Bộ
-GV chia lớp thành hai nhóm,mỗi nhóm sẽ cử một bạn hát một bài hát nào đó về
dân ca Nam Bộ mà em biết, với cách làm này giúp các em hào hứng hơn, sôi nổi
hơn trong giờ học . Sau đó GV cho HS trực quan một số hình ảnh về con người
cũng như nét sinh hoạt của người dân Nam Bộ


Chợ nổi trên sông , một nét sinh hoạt đặc trưng của người dân Nam Bộ

Ví dụ 2: Âm nhạc 6- Tiết 15:
Ôn tập bài hát Đi cấy
Ôn tập TĐN: TĐN số 5
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
Sau khi dạy cho HS những kiến thức của bài học, GV cho HS trực quan một
số hình ảnh của các nhạc cụ dân tộc đồng thời GV giới thiệu cho HS biết
loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình diễn tấu có sử dụng các loại nhạc
cụ dân tộc là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau
này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím
lõm.


Đàn bầu

Đàn nhị


Đàn tranh

Đàn nguyệt

Sáo

Trống
Nhạc cụ dân tộc

GV giới thiệu sơ lược về đờn ca tài tử Nam Bộ, một trong những thể
loại đặc sắc nhất ở các tỉnh miền Tây sông nước và ngày nay đã trở thành
một nét văn hóa du lịch hấp dẫn du khách khắp trong và ngoài nước.
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu
UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành
phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn
từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian . Đờn ca tài tử là
loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại
hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ
nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện
hơn 100 năm trước, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn
bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã



Ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911

Qua đó GV giới thiệu đôi nét về cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu thường gọi Sáu
Lầu, (22 tháng 12 năm 1890 - 13 tháng 8 năm 1976) là tác giả bài "Dạ cổ
hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải
lương Việt Nam.
GV cho HS trực quan một số hình ảnh về cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu


Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
niệm

Tượng Cao Văn Lầu trong Khu lưu

Góc trưng bày Cuộc đời và sự nghiệp Cao Văn Lầu.
Với giải pháp này GV Âm nhạc đã tạo ra một sợi chỉ liên kết giúp HS hình dung
được phần nào những nét văn hóa cũng như về con người nơi đây.Bởi trong xu thế
hiện nay các em chỉ xem trọng những môn học chính mà vô tình quên đi những cái
gọi là “ hồn dân tộc” góp phần bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục tình yêu quê hương
đất nước của HS cũng như tạo thêm sự mới lạ hứng thú hơn trong giờ học Âm
nhạc.
• Giải pháp nghe cán bộ văn hóa thông tin địa phương giao lưu, tọa đàm


Tùy theo điều kiện tình hình thực tế của Nhà trường mà trong một niên khóa GV
có thể tham mưu với BGH áp dụng giải pháp này từ 1-2 lần.Với cách làm này HS
được trực tiếp nghe những cán bộ văn hóa thông tin xã nhà giao lưu, trao đổi, tọa
đàm về tình hình phát triển văn hóa- xã hội tại địa phương mình cũng như quá
trình phát triển của dân ca Nam Bộ trên địa bàn.Hơn thế các em sẽ nghe những

bâng khuâng, trăn trở của các nhà chức trách trong việc giữ gìn và phát huy những
nét đẹp của các làn điệu dân ca Nam Bộ đã từ lâu trở thành vốn quý của dân tộc ta
qua nhiều thế hệ.Không ai khác chính các em sẽ là người làm những công việc đó,
những thế hệ trẻ, những mầm non của tương lai thì việc giữ gìn và phát huy hơn
nữa cái gọi là “ hồn dân tộc” là nghĩa vụ của một công dân trong việc xây dựng đất
nước. Các em sẽ là người trực tiếp đặt những câu hỏi, những thắc mắc của mình
mà từ trước tới nay em còn mơ hồ suy nghĩ còn lệch lạc. Từ đó, giúp các em có cái
nhìn sâu hơn về dòng nhạc dân ca Nam Bộ,có trách nhiệm hơn và khơi gợi được
lòng yêu thích âm nhạc dân ca của các em
Ngoài ta GV còn có thể giới thiệu thêm cho HS biết sơ lược về Cố Giáo sư Trần
Văn Khê. Sinh thời ông đã có nhiều cống hiến trong việc giữ gìn và phát huy nét
đẹp của âm nhạc dân tộc đến các bạn bè trên thế giới qua tiết học:
Âm nhạc 6: Tiết 12: Ôn tập bài hát Hành khúc tới truòng
Âm nhạc thường thức : Sơ lược về dân ca Việt Nam
GV sẽ trình chiếu cho HS nghe một đoạn video cuộc nói chuyện của Giáo sư Trần
Văn Khê về những tâm huyết của mình trong suốt cuộc đời gắn bó với âm nhạc
dân tộc, với dòng nhạc quê hương.
Ngoài ra GV cho HS trực quan một số hình ảnh của vị Giáo sư quá cố.


Với giải pháp này, GV cũng phần nào cung cấp được cho HS những thông tin kiến
thức hữu ích nhất về dân ca Nam Bộ. Từ đó giúp các em định hình được tư duy của
mình cũng như khơi gợi được lòng yêu mến dân ca Nam Bộ nói riêng và quan
trọng hơn nữa góp phần trong việc giáo dục hình thành nhân cách, lối sống của các
em theo định hướng đúng đắn.
• Giải pháp tổ chức hội thi hát dân ca
Vui chơi giải trí là nhu cầu rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Trong Nhà
trường cần tổ chức nhiều hơn các cuộc thi văn nghệ trong các dịp lễ lớn trong đó
có hội thi hát dân ca. Đây là dịp giúp các em phát triển tài năng, phát huy năng
khiếu của mình, và cũng là dip giúp các có điều kiện trao đổi kinh nghiệm học tập

lẫn nhau

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy có một sự thay đổi rõ rệt trong ý thức của
học sinh cụ thể là:
-Học sinh hứng thú hơn trong giờ học Âm nhạc đặc biệt là những tiết học hát dân
ca
-Học sinh chủ động hơn trong việc hình thành ý thức,kỹ năng sống
-Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa,lao động do Nhà trường
và địa phương phát động.
Qua việc theo dõi, phát phiếu điều tra, thống kê và ghi chép ở thời điểm trước và
sau khi thực hiện đề tài, tôi thu được kết quả như sau:
 Trước khi thực hiện( đầu năm học 2014 – 2015):


Mức độ
Lớp
61
62

Lớp
61
62

Có ít hứng
thú
45%
49%

Hứng thú

34%
37%

Rất hứng thú
21%
24%

 Sau khi thực hiện( cuối năm học 2014– 2015):
Mức độ
Có ít hứng
Hứng thú
Rất hứng thú
thú
13%
16%

57%
43%

30%
41%

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- GV cần hiểu rõ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức – kĩ năng
- GV không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức để nâng cao trình độ và năng
lực của bản thân
- Tích cực tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu và cập nhật những thông tin liên
quan để kịp thời hướng dẫn cho HS.
- Đề tài có khả năng áp dụng trong toàn bộ chương trình Âm nhạc khối phổ
thông THCS

V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGV Âm nhạc 6 – Nhà xuất bản Giáo dục
- SGKÂm nhạc 6– Nhà xuất bản Giáo dục
- Một số hình ảnh và bài báo về dân ca trên Internet.




×