Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.01 KB, 13 trang )

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC LỚP 7”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xã hội , với sự phát triển nhảy vọt nhanh chống của khoa học công nghệ nói
chung và ngành tin học nói riêng, với tính ưu việt, sự tiện dụng, được ứng dụng
rộng rãi. Tin học ngày nay có một phần rất quan trọng không thể thiếu của nhiều
ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội ngày nay. Tin học còn đi sâu
vào đời sống của con người.
Vì vậy, nước Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng luôn luôn
phải có sự đầu tư phát tri ển. Phải đào tạo một nguồn nhân lực dồi dào tức là chúng
ta phải đào tạo ra một thế hệ trẻ vừa năng động lại vừa sáng tạo, biết nắm vững tri
thức của khoa học công nghệ để làm sao làm chủ được hoàn cảnh nhằm đáp ứng
yêu cầu trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta. Và từ nhu cầu đó
môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Trung học.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, đồng nghiệp trong công tác đổi
mới phương pháp dạy học; tạo mọi điều kiện về CSVC cũng như trang thiết bị dạy
học.
- Có 2 phòng thực hành.
- Học sinh hứng thú với môn tin học nhất là những tiết thực hành.
- Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy.
- Giáo viên có tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ.
- Luôn phấn đấu vươn lên học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản và nâng cao về Tin học.
2. Khó khăn:
- Còn một số em học sinh tiếp thu kiến th ức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng
thực hành trên máy của học sinh còn yếu và còn có em ngại khi sử dụng máy tính.
- Số lượng máy tính còn ít, hay bị hư hỏng.
- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình làm công nhân nên
phần lớn các em không có máy tính.
- Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ
nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.


- Học sinh lười học bài ở nhà.
- Kĩ năng quan sát thực hành chưa cao.
3. Số liệu thống kê:
*Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2015- 2016:
Khá
SL %
6
15

T. Bình
SL %
4
10

Yếu- Kém
SL
%
3
7,5

7

8

18,2

9

20,5


73

Giỏi
SL %
27 67,
5
20 45,
5
16 36,4

5

11,4

17

38,6

74

27

1

7

15,6

10


22,2

Lớp
71
72

60

6

15,
9
13,
6
2,2


75

19

Tổng(216HS) 10
8

40, 3
9
49,8 23

6,8


4

25

8

27,3

10,
6

35

16,1

51

23,5

Môn học này bước đầu giúp học sinh làm quen với phương pháp giải quyết
vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ cho học tập
và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật
toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Vì những lí do trên nên
tôi chọn đề tài này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận:
Thiết bị dạy học gắn liền với phương pháp dạy học, phương pháp dạy học
môn Tin học không chỉ có lí thuyết mà phải có thực hành, cập nhập thông tin, trang
Web, Internet, E-mail. Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, các kiến thức đã
học ở trên lớp, kĩ năng thực hành trên máy tính mà giáo viên phải trang bị cho học

sinh.
Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực , tự giác chủ động , sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học , môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tế , tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui , hướng thú
học tập cho học sinh”. Và nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ “ Phương
pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới , chưa phát huy được tính chủ động ,
sáng tạo của người học”.
Thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và
Đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/1014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số


404/QĐ-TTg ngày 27/03/2015 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Biện pháp thứ nhất: Khi dạy bảng tính Excel.
2.1.1. Khi dạy lí thuyết:
Như chúng ta đã biết chức năng chính của bảng tính điện tử là dùng để tính
toán, trong chương trình tin học lớp 7 thì yêu cầu học sinh phải biết tính toán được
với các phép tính toán đơn giản. Muốn cho học sinh thực hiện được các phép toán
đơn giản đó thì học sinh phải nắm chắc được cú pháp và chức năng của các hàm đó
là: SUM, AVERAGE, MAX, MIN. Mỗi hàm này đều có các chức năng khác nhau.
+ SUM: Dùng để tìm giá trị lớn nhất của 1 dãy số.
+ AVERAGE: Dùng để tính trung bình cộng 1 dãy số.
+ MAX: Dùng để tìm giá trị lớn nhất của 1 dãy số.
+ MIN: Dùng để tìm giá trị nhỏ nhất của dãy số.
Cú pháp của các hàm đều có điểm chung đó là:
= Tên hàm(a,b,c,...) trong đó a, b, c, ...có thể là số, địa chỉ ô, địa chỉ khối.

Để thực hiện tính toán với mỗi hàm cần tính ta chỉ cần thay tên hàm . Bản
thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Tin học lớp 7 hơn 7 năm theo tôi để phát huy
tính tích cực của học sinh thì giáo viên nên cho học sinh lên bảng viết cú pháp của
các hàm khi học và cho các em học sinh khác nhận xét kết quả. Sau tiết học thầy
cô cho các em củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh nhắc lại cú pháp và chức
năng của các hàm.
Trong chương trình Tin học lớp 7 giáo viên cần xác định đây là kiến thức
trọng tâm vì thế cần củng cố, khắc sâu cho các em để các em có kiến thức thực
hành tốt. Ngoài việc nắm vững được các cú pháp đó thì các em phải hiểu và vận
dụng được.
Ví dụ 1: Khi giáo viên dạy tiết lí tuyết bài: “Sử dụng các hàm để tính
toán”
Giáo viên phải cho học sinh nắm rõ các bước khi nhập công thức hoặc hàm
ta làm như sau:
B1: Chọn ô cần nhập
B2: Gõ dấu "="
B3: Nhập hàm (công thức)
B4: Enter hoặc nháy vào một ô bát kì để kết thúc.
- Giáo viên phải xác định mục tiêu của bài có nghĩa là cần xác định được
các kiến thức trọng tâm, các kĩ năng mà các em học sinh cần đạt và thái độ của học
sinh khi học.
+ Nhất là trong quá trình dạy giáo viên phải biết phân loại từng đối
tượng học sinh(giỏi, khá, trung bình, yếu- kém) tùy thuộc vào từng lớp.
Ví dụ 2: Khi dạy tiết lí thuyết bài " Sử dụng các hàm để tính toán" ở tiết 2
phần 3 và phần 4.
- Trước khi vào bài mới thì giáo viên phải kiểm tra lại bài cũ yêu cầu học
sinh (Yếu – Kém) đứng tại chỗ nhắc lại các bước lên bảng viết các bước nhập công
thức để nhập công thức .
- Hs trung bình lên bảng viết các bước nhập công thức:
Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.



Bước 2: Gõ dấu =
Bước 3: Nhập công thức.
Bước 4: Nhấn enter hoặc nháy chuột vào nút này để kết thúc.
- HS khá giỏi vận dụng làm bài tập áp dụng.
Từ đây giáo viên đư ra cú pháp của các hàm. Đối với bài “Sử dụng các
hàm để tính toán” giáo viên phải hướng dẫn thật kĩ bốn cú pháp của các hàm
tínhtổng(Sum), Tính giá trị trung bình(Average), Hàm xác định giá trị lớn
nhất(Max) và hàm xác định giá trị nhỏ nhất(Min).
Sau khi học xong bài này thì giáo viên củng cố bằng cách đưa ra những câu
hỏi phù hợp vơi học sinh.
+ Trong quá trình dạy lí thuyết giáo viên có thể sử dụng bản đồ tư duy
nhằm khắc sau kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 3: Sau khi học xong bài sử dụng các hàm để tính toán để khắc sau
kiến thức và để học sinh nắm chắc hơn về kiến thức thì giáo viên có thể cho học
sinh tự vẽ BĐTD sau đó giáo viên có thể trình chiếu BĐTD dưới đây lên trên máy
phóng cho học sinh quan sát như hình sau:

Hoặc bài trình bày và in trang tính giáo vên yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư
duy vào vở sau đóa giáo viên đưa hình bản đồ tư duy sau để học sinh tham khảo:


+ Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiết lí thuyết:
Ví dụ 4: Đối với bài “Thao tác với bảng tính” giáo viên trình chiếu các thao
tác mình làm trên máy để học sinh quan sát và khắc sau kiến thức.
+ Trong giảng dạy giáo viên cần tập trung quan sát hoạt động học tập của
học sinh và khuyến khích học sinh hợp tác với nhau thông qua hoạt động
nhóm.
2.1.2. Khi dạy thực hành:

Để học môn tin học, ngoài nội dung lí thuyết, học sinh phải được rèn
luyện kĩ năng thông qua thực hành trên máy tính. Phần thực hành của học sinh
lớp 7 cứ 1 tiết lí thuyết lại có một tiết thực hành thời lượng ít hơn lí thuyết nên
giáo viên phải đưa ra
Các bước tiến hành tiết thực hành như sau:
Bước 1: Giáo viên phải đưa ra nội dung và yêu cầu học sinh thực hành.
Bước 2: Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong
bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
Bước 3: Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích
học sinh tích cực hoạt động.
Bước 4: Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :
- Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ
khi cần.
- Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu
trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh khá
giỏi trong nhóm.
- Phát hiện ra nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn, điều chỉnh.
- Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả
năng độc lập sáng tạo của học sinh.
-Trong quá trình tổ chức thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để
thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng


- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy và học sinh, học sinh
với học sinh trong môi trường học tập an toàn.
Bước 5: Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng
cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu
học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành
viên trong nhóm. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học
tập.

Bước 6: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét
về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh, chính xác hóa
các kiến thức mà học sinh đã được thông qua hoạt động.
Cuối cùng giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc
của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút
kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
Ví dụ 5: BÀI THỰC HÀNH 4: BẢNG ĐIỂM LỚP EM(T2)
* Mục tiêu:
- Có thái độ học tập nghiêm túc trong quá trình thực hành.
- Biết cách nhập các công thức và hàm vào ô tính.
- Biết sử dụng hàm Sum, Everage, Max và Min.
* Chuẩn bị:
- Máy tính.
- Máy chiếu.
* Tổ chức hoạt động trong giờ thực hành:
Hoạt động 1: Sử dụng các hàm để tính toán.
- Học sinh phải sử dụng được các hàm Everage, Max và Min để tính toán.
- Giáo viên đưa ra nội dung và yêu cầu học sinh thực hành.
+ Giáo viên hướng dẫn bằng cách đưa ra cho học sinh các câu hỏi thảo luận
sau :
H: Để xác định giá trị nhỏ nhất ta làm như thế nào?
H: Để xác định giá trị lớn nhất ta làm như thế nào?
H: Để tính điểm trung bình ta làm như thế nào?
+ Giáo viên tổ chức và hướng dẫn cho học sinh thực hành theo nhóm.
+ Trong quá trình học sinh thực hành theo nhóm giáo viên phải giám sát học
sinh, nhắc nhở , điều chỉnh các nhóm học sinh chưa thực hiện được.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
+ Giáo viên cho các nhóm học sinh tự nhận xét với nhau.
+ Cuối cùng giáo viên tổng kết và bổ sung kiến thức để học sinh nắm rõ.

Hoạt động 2: Lập trang tính và sử dụng hàm Sum.


- Giáo viên đưa bài tập lên máy chiếu hình sau lên bảng: Giả sử chúng ta có
các số liệu thống kế sau.

* Với học sinh trung bình – yếu giáo viên có thể đặt câu hỏi sau:
H: Để tính Tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm vào cột bên phải
và Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất chúng
ta dùng hàm gì?
HS: Trả lời dùng hàm Sum(tổng) và hàm Average( tính trung bình cộng).
GV: chốt lại các kiến thức và cú pháp về hai hàm trên để khắc sau kiến thức
giúp học sinh trung bình – yếu nhớ lâu.
* Với học sinh khá – giỏi: Giáo viên yêu cầu học sinh lên thực hiện trực tiếp
trên bảng. Khi học sinh thực hiện thao tác giáo viên phải quan sát thật kĩ các thao
tác các em làm để sửa sai kịp thời.
* Đối với bài này giáo viên nên hướng dẫn cho các em dùng địa chỉ ô hoặc
khối để tính như hình sau:


Tổng giá trị sản xuất của vùng đó theo từng năm
Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành sản xuất.
2.2. Biện pháp thứ hai: Với phần mềm học tập.
- Khi dạy bài Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test bài này chỉ có thời
lượng là 6 tiết thời gian thực hành để gõ thành thạo 10 ngón là quá ít, thời gian đã
ít mà máy tính phục vụ cho các em là không đủ (2 em 1 máy thậm chí máy hư có
thể lên tới 3 em ) do đó các em phải thay phiên nhau để gõ. Vì vậy trong quá trình
dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tư thế ngồi và cách đặt tay lên bàn phím
như thế nào là đúng tuy nhiên để gõ đúng và chính xác thì yêu cầu các em phải
nhớ được vị trí các phìm trên bàn phím.

Cách để tay trên bàn phím là: Hai bàn tay để hờ trên bàn phím, hai ngón trỏ
đặt ở hai phím có gai (phím F và phím J), Khi gõ mỗi ngón chỉ gõ một số phím
nhất định giống như phần
mềm Mario đã học ở lớp 6.
Giáo
viên
phải
hướng dẫn cho học sinh vị
trí đặt bàn tay trên bàn
phím như hình bên. Cách
đặt bàn tay trái: ngón trỏ
bắt đầu đặt vào chữ cái F,
sau đó lần lượt đặt các
ngón còn lại của bàn tay
trái tiếp theo cho các chữ
cái D S A, tương tự như vậy, cách đặt bàn tay phải bắt đầu tại vị trí ngón trỏ đặt tại
chữ cái J, sau đó
lần lượt đặt các
ngón còn lại của
bàn tay phải cho
các vị trí K L ;.
Ngoài ra giáo viên
cần hướng dẫn
cách di chuyển các ngón tay để gõ
các phím trên bàn phím tương
ứng với mỗi phím trên bàn phím .
- Khi dạy bài Học toán với
Toolkit Math
Giáo viên liên hệ với các biểu
thức trong toán học có thể sử

dụng vào phần mềm này để tính
ra kết quả và giáo viên giới thiệu


thật kĩ về màn làm việc của phần mềm bằng cách trình chiếu trực tiếp trên máy
chiếu để học sinh quan sát.
Ngoài ra giáo viên phải hướng dẫn học sinh thật kĩ khi sử dụng các phép
toán nhân(*), chia(/), lũy thừa(^) giống như các phép toán trong chương trình bảng
tính excel và gõ các lệnh đơn giản như Simplify, Plot,...
Ví dụ 1 : Tính giá trị của biểu thức sau:
1
3
+
- HS sẽ sử dụng lệnh simplify và các phép toán :
5
4
Nhập vào cửa sổ dòng lệnh Simplify 1/5 +3/4
Kết quả sẽ hiển thị lên cửa sổ làm việc chính :

- Ngoài ra giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ đồ thị hàm số y = ax hoặc
y = ax +b, . . . bằng cách sử dụng lệnh Plot.
Ví dụ 2 : Vẽ đồ thị hàm số sau:
y = 3x + 1
Từ cửa sổ lệnh ta nhập lệnh bắt đầu bằng Plot rồi sau đó gõ vào:
Sau khi ấn EnTer kết quả là:
* Tại cửa sổ màn hình làm việc chính:
*Tại cửa sổ đồ thị:

Gv: Cho học sinh lên máy thực hiện



GV: Mời Hs khác nhận xét
GV: Nhận xét chung
- Khi dạy bài Vẽ hình học động với Geogebra
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trước khi giảng dạy bài bài này đó là:
H: Ở lớp 7 các em đã được học phần mềm vẽ hình học động đó là phần mềm gì?
* Giáo viên giới thiệu về phần mềm, cách khởi động, giao diện làm việc, các công
cụ hỗ trợ vẽ hình, . . .

Màn hình giao diện của Geogebra

Hệ thống
bảng chọn
và các lệnh
bằng tiếng
Việt

Các công cụ làm việc chính

* Giáo viên hướng dẫn tại mỗi nhóm công cụ, nháy vào nút nhỏ hình tam giác
ở góc sẽ làm xuất hiện các công cụ trong nhóm.


* Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm vẽ hình bằng phần mềm này
như:
H: Hãy vẽ 3 đường phân giác trong tam giác.
H: Giao điểm của 3 đường phân giác trong tam giác gọi là gì?
H: Vẽ tam giác ABC, vẽ hình thang, hình thang cân, ...
Giáo viên phát đề thực hành cho các máy và hướng dẫn từng nội dung
thực hành, quan sát học sinh thực hành và chỉnh sửa một số kỹ năng cần thiết

trong khi thực hành các thao tác với phần mềm Geogebra.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Khi áp dụng phương pháp này tôi thấy, trong cả giờ thực hành và lý thuyết
các em hoạt động tích cực hơn, các thao tác thực hiện trên máy tính nhanh hơn.
*Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2015- 2016:
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu- Kém
Lớp
SL %
SL %
SL %
SL
%
71
27 67, 6
15
4
10
3
7,5
5
72
20 45, 7
15, 8
18,2 9
20,5
5
9

73
16 36,4 6
13, 5
11,4 17
38,6
6
74
27 60
1
2,2 7
15,6 10
22,2
75
19 40, 3
6,8 4
25
8
27,3
9
Tổng(216HS) 10 49,8 23 10, 35 16,1 51
23,5
8
6
* Sau khi thực hiện: Số liệu KSCL giữa học kì I năm học 2015- 2016:


74

Giỏi
SL %

31 77,
5
22 50
20 45,
5
30 68,2

75

21

Lớp
71
72
73

Tổng(216HS) 12
4

48,
0
57,
4

Khá
SL %
8
20,
0
10 22,7

8
18,
0
5
11,
4
15 35,
0
46 21,
3

T. Bình
SL %
1
2.5

Yếu- Kém
SL
%
0
0

10
12

22,7
27,3

2
4


4,5
9,1

8

20,0

1

2,3

6

13,6

2

4,5

37

17.1

9

4.2

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin 7 giáo

viên cần cho học sinh hoạt động nhóm phù hợp với các đối tượng học sinh trong
giờ lí thuyết và thực hành tôi nhận thấy rằng các em tích cực tự giác trong các giờ
học và các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày.
- Khi giảng dạy giáo viên có thể lồng ghép các trò chơi như: Trò chơi ô chữ,
trò chơi ai nhanh hơn, trò chơi chiếc hộp bí ẩn, . . .


- Nếu áp dụng các phương pháp dạy học này trong các giờ học của các
khối lớp khác tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng bộ môn.
- Cần đưa môn Tin học vào học chính khóa.
- Các cấp quản lí giáo dục cần mở các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên
học tập và rút kinh nghiệm.
- Cần cung cấp kịp thời các trang thiết bị dạy học để dạy học đáp ứng cho
nhu cầu giảng dạy.
- Các cấp quản lí giáo dục cần mở nhiều chuyên đề , hình thức sinh hoạt câu
lạc bộ thực hành tin học để giáo viên các trường có thể tham gia và học hỏi lẫn
nhau.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa quyển 2 của nhà Xuất bản và Giáo dục.
2. Sách giáo viên quyển 2 của nhà Xuất bản và Giáo dục.
3. Các bài soạn giáo án điện tử Tin học 7.
4. Sơ đồ Bản đồ tư duy SGK tin học 7 được vẽ từ phần mềm vẽ BĐTD
iminmap.
5. Một số hình ảnh được tham khảo trên mạng và trong các bài giáo án điiện
tử.




×