Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM TỰ TẠO MÔN VẬT LÍ CẤP THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 12 trang )

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM
TỰ TẠO MÔN VẬT LÍ CẤP THCS
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các kiến thức Vật lí đều rút ra
từ quan sát thí nghiệm. Vì vậy, việc sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực
quan đặt biệt là thí nghiệm tự tạo để phát huy tính tích cực của học sinh là việc
làm có nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
- Trong quá trình giảng dạy vật lí tôi thấy rằng trong việc giảng dạy học sinh
THCS cần có đồ dùng trực quan vì lứa tuổi các em hình thành kiến thức bằng
quan sát thực tế và cụ thể là trong môn Vật lý các em hình thành kiến thức qua
việc làm thí nghiệm. Tuy nhiên thực tế đồ dùng dạy học bộ môn còn chưa đầy
đủ chưa có những thí nghiệm này nên trước và sau khi lên lớp tôi thường gợi
mở cho các em để các em nảy sinh ra ý tưởng sáng tạo những mô hình thí
nghiệm liên quan đến bài học giúp các em có thể phát triển tối đa tính sáng tạo
khoa học kĩ thuật của mình ngay khi chỉ là học sinh cấp THCS. Bên cạnh đó,
qua những mô hình thí nghiệm mà các em làm được có thể để cho giáo viên sử
dụng đồ dùng này trong việc giảng dạy đạt kết quả cao hơn, giúp các em dễ
hiểu và nắm vững kiến thức hơn.
- Ngoài việc giúp ích được cho việc thí nghiệm trên lớp mà nó còn vận dụng
những đồ vật đã bỏ đi để làm bớt ô nhiễm môi trường, một vấn đề đặt lên hàng
đầu của nước ta hiện nay. Giúp giáo viên có thể giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh tốt hơn.
- Với những lí do như trên nên tôi chọn đề tài: “ Phương pháp hướng dẫn học
sinh làm thí nghiệm tự tạo môn vật lý cấp THCS”. Những kết quả của nghiên
cứu những mô hình sản phẩm sẽ giúp giáo viên và học sinh tạo thói quen hợp
tác trong việc nghiên cứu bài học, hợp tác làm thí nghiệm , chế tạo dụng cụ thí
nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc khắc sâu bài học cho các em.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:


- Căn cứ vào Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội về
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông quy định:
+ Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu
cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định
trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình,
sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành,
năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung
những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp
thu của học sinh.
- Căn cứ vào Quyết định số 03/2002/QĐ – BGD& ĐT ban hành ngày
24/01/2002 đã xác định:
+ Đối với chương trình Vật lý bậc Trung học cơ sở: bồi dưỡng những hiểu biết
ban đầu về một số phương pháp đặc thù của Vật lí học (phương pháp thực
nghiệm, phương pháp mô hình) cho học sinh là một trong những mục tiêu về
kiến thức cần phải thực hiện.
Trang 1


+ Thí nghiệm vật lý là loại bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng một cách
tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc
và thực hành, các vốn hiểu biết về vật lý, kĩ thuật và thực tế đời sống… để tự
mình xây dựng phương án, lựa chọn phương tiện, xác định các điều kiện thích
hợp, tự mình thực hiện thí nghiệm theo qui trình qui tắc để thu nhập, xử lí các
kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học, tối ưu mục tiêu thí nghiệm đặt ra.
(Trích dẫn Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí THCS
(Nguyễn Thị Thu Ngân_ ĐH Đồng Tháp).
+ Khái niệm thí nghiệm tự tạo là những thí nghiệm được tạo ra với những
dụng cụ đơn giản, dễ kiếm hoặc mua nhưng không đắt tiền với những ưu điểm
như:
• Đơn giản, có hình thức gọn nhẹ, dễ lắp ráp, không đòi hỏi kĩ năng đặc

biệt nên học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, có thể chế tạo, thực
hiện ở mọi lúc mọi nơi.
• Các nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm nên có thể triển khai cho nhiều học
sinh cùng tham gia tự làm thí nghiệm.
• Thí nghiệm dễ thành công, cho kết quả ngay.
(Trích dẫn tự làm thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí THCS qua các
vật liệu đơn giản dễ kiếm (Nguyễn Thị Chinh trường THCS Yên Trung)
- Thí nghiệm đơn giản tự tạo có tác dụng rất tốt đối với hoạt động nhận thức
của học sinh. Nó giúp học sinh hiểu rõ tính năng, tác dụng và nguyên tắc hoạt
động của các dụng cụ, do đó học sinh nắm vững, hiểu sâu những kiến thức vật
lí có liên quan.
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng thực hành, năng lực sáng tạo trong việc tìm
ra các giải pháp để cho các dụng cụ thí nghiệm hoạt động có kết quả.
- Việc học sinh tự tìm kiếm những vật liệu, dụng cụ có trong đời sống hằng
ngày để làm thí nghiệm vật lí, làm cho học sinh thấy được quan hệ gắn bó giữa
vật lí và đời sống.
- Việc học sinh hoạt động bằng những dụng cụ do mình làm ra không những có
tác dụng về mặt hoạt động nhận thức mà còn gây hứng thú với việc học, nâng
cao ý thức trách nhiệm đối với trang thiết bị, tài sản của nhà trường.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Nội dung sách giáo khoa:
*Sự truyền ánh sáng:
- Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
*Môi trường truyền âm:
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền âm được.
*Áp suất chất lỏng:
- Càng xuống sâu dưới mực chất lỏng thì áp suất càng lớn.
*Sự Nổi:
-Vật nổi: P < Fa
- Vật lơ lửng: P = Fa

- Vật chìm: P > Fa
*Động cơ điện một chiều:
Trang 2


- Dựa vào hoạt động của động cơ điện một chiều:“Trục của một động cơ điện
một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ hoạt động như một máy phát
điện một chiều”.
2.2. Các giải pháp:
 Phương pháp hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm trong hoạt động
dạy học vật lý ở trường THCS:
- Để cho việc làm thí nghiệm thật sự có hiệu quả, khi làm thí nghiệm cần
hướng dẫn cho học sinh theo các bước sau:
+ Đọc kĩ và hiểu rõ lí thuyết của thí nghiệm sắp tiến hành.
+ Xác định rõ mục đích của thí nghiệm
+ Chọn lựa các dụng cụ thí nghiệm thích hợp.
+ Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Đọc kết quả và kiểm chứng lại với lí thuyết.
* Sự truyền ánh sáng:
- Sau khi học xong bài sự truyền ánh sáng giáo viên sẽ cho học sinh kiểm chứng
lại thí nghiệm 2.2SGK bằng cách yêu cầu 4 tổ của lớp, mỗi tổ về làm một thí
nghiệm tương tự hình 2.2SGK để kiểm chứng.
- Nếu trong thời gian làm học sinh không thể làm ra được thì giáo viên có thể
gợi ý:
+Ba miếng bìa cứng hoặc miếng gỗ mỏng.
+ Một sợi chỉ dài khoảng 50cm
+ Một đèn pin
- Trong thời gian tiến hành thí nghiệm giáo viên có thể trực tiếp cùng học sinh
làm để thí nghiệm có thể thành công đúng thời gian hơn.
- Sau khi hoàn thành giáo viên có thể động viên các tổ bằng cách tuyên dương

và cho điểm để các em cố gắng hơn.
* Môi trường truyền âm:
-Sau khi học xong bài: “Độ to của âm” giáo viên đặt vấn đề cho học sinh:
“Theo các em chất rắn, lỏng, khí có thể truyền âm được không?”
- Nếu trong thời gian làm học sinh không thể làm ra được thì giáo viên có thể
gợi ý:
+Một MP3 hoặc một điện thoại
+ Một tai nghe của MP3 hoặc một điện thoại
+ Một đồng hồ báo thức
+ Bịch nilông hoặc một hộp có nắp
+ Một bong bóng
- Trong thời gian tiến hành thí nghiệm giáo viên có thể trực tiếp cùng học sinh
làm để thí nghiệm có thể thành công đúng thời gian hơn.
- Sau khi hoàn thành giáo viên có thể động viên các tổ bằng cách tuyên dương
và cho điểm để các em cố gắng hơn.
* Áp suất chất lỏng:
- Sau khi học xong bài áp suất giáo viên đặt vấn đề: “Càng xuống sâu dưới mực
chất lỏng thì áp suất chất lỏng như thế nào?”
- Nếu trong thời gian làm học sinh không thể làm ra được thì giáo viên có thể
gợi ý:
Trang 3


+ Một chai nhựa coca
+ Một ít nước
- Sau khi hoàn thành giáo viên có thể động viên các tổ bằng cách tuyên dương
và cho điểm để các em cố gắng hơn.
* Sự Nổi:
- Sau khi học xong thí nghiệm lực đẩy Acsimet giáo viên đặt vấn đề: “Làm sao
để biết được một vật nổi lên, chìm xuống hay đang lơ lửng khi bỏ vật vào

trong nước”.
- Nếu trong thời gian làm học sinh không thể làm ra được thì giáo viên có thể
gợi ý:
+ Một chậu nước
+Một chậu nước muối thật mặn
+ Một quả trứng gà
- Trong thời gian tiến hành thí nghiệm giáo viên có thể trực tiếp cùng học sinh
làm để thí nghiệm có thể thành công đúng thời gian hơn.
- Sau khi hoàn thành giáo viên có thể động viên các tổ bằng cách tuyên dương
và cho điểm để các em cố gắng hơn.
* Động cơ điện một chiều:
- Giáo viên đặt vấn đề: Dựa vào hoạt động của động cơ điện một chiều: “Trục
của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ hoạt
động như thế nào”?
- Nếu trong thời gian làm học sinh không thể làm ra được thì giáo viên có thể
gợi ý:
+ Bulông và đai ốc
+ ống hút, đĩa CD/DVD
+ Thanh kim loại, bệ gỗ
+ Đèn led, dây điện
+Động cơ 9V, sợi dây
+ Con quay của máy may
- Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, giáo viên nên theo dõi để kịp thời giúp
đỡ những nhóm học sinh gặp khó khăn để thí nghiệm có thể đạt kết quả đúng
thời gian hơn.
- Sau khi hoàn thành, giáo viên có thể động viên các tổ bằng cách tuyên dương
và cho điểm để động viên, khuyến khích các em cố gắng hơn trong những tiết
học sau.

Thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm tự tạo đơn giản:

 Ví dụ 1 : Sự truyền ánh sáng
a. Mục đích:
- Kiểm chứng sự truyền của ánh sáng
b. Dụng cụ:
- Một cái đế bằng gỗ có rãnh gắn lò xo ở hai bên rãnh.
- Ba tấm gỗ trên mỗi tấm có đục lỗ.
- Một bóng đèn pin, 2 đoạn dây dẫn điện có chốt cắm.

Trang 4


c. Cách tiến hành:
- Dùng bàn bào làm nhẵn 3 tấm gỗ và cưa cho chúng có kích thước bằng nhau
sau đó dùng khoan trên mỗi tấm gỗ một lỗ nhỏ.
- Ở đế gỗ thì cũng bào nhẵn gắn lò xo vào 3 rãnh để dễ dàng tháo các tấm gỗ ra
khỏi đế. Trên đế gắn một khối gỗ nhỏ hình hộp chữ nhật trên đó có gắn một
cái đui đèn pin để gắn bóng đèn pin vào, đồng thời cái đui đèn này nối với 2
sợi dây dẫn điện.
Lưu ý:
- Trên đế gỗ cần khoét rãnh cho vừa với bề dày của tấm gỗ.
- Còn đèn pin đặt sao cho ngang bằng với 3 cái lỗ trên 3 tấm gỗ.
- Khi sử dụng mô hình này ta chỉ việc lắp 3 tấm gồ có lỗ vào đế gỗ và nối với
nguồn điện khi đó đèn sáng thì ta có thể làm thí nghiệm với môn này.
- Dùng sợi chỉ luồn qua các lỗ đến đèn quan sát sợi chỉ khi đó như thế nào?
d. Kết quả:
- Đường đi của sợi chỉ là đường thẳng. Đường truyền của ánh sáng trong
không khí là đường thẳng.
 Ví dụ 2 : Môi trường truyền âm
* Phương án 1:
a. Mục đích:

- Chứng tỏ chất khí là môi trường
truyền âm.
b. Dụng cụ:
- Một máy MP3 hoặc một điện thoại
- Một tai nghe.
- Bong bóng.
c. Cách tiến hành:
- Cho tai nghe của máy MP3 hoặc
điện thoại vào trong ruột bóng cao
su, thổi bóng phồng lên một chút,
rồi dùng dây buộc chặt miệng quả
bóng lại.
Trang 5


- Mở MP3 hoặc điện thoại để phát âm nhạc. Lắng nghe âm có phát ra không?
d. Kết quả:
- Mở MP3 hoặc điện thoại ta nghe được âm phát ra. Vậy chất khí là môi
trường truyền âm.
* Phương án 2:
a. Mục đích:
- Chứng tỏ chất rắn là môi
trường truyền âm.
b. Dụng cụ:
- Một đồng hồ báo thức.
c. Cách tiến hành:
- Đặt đồng hồ báo thức ở
một đầu bàn, bạn đứng ở
đầu kia của bàn. Lắng
nghe âm có phát ra

không?
- Sau đó nếu cúi đầu sát
xuống mặt bàn. Lắng nghe
âm có phát ra không?
d. Kết quả:
- Ta nghe được âm phát ra.
Vậy chất rắn cũng là môi
trường truyền âm.
* Phương án 3:
a. Mục đích:
- Chứng tỏ chất lỏng là môi
trường truyền âm.
b. Dụng cụ:
- Một đồng hồ báo thức.
- Một chậu nước
- Một bịch nilông
c. Cách tiến hành:
- Ta bỏ đồng hồ báo thức
đang reo vào bịch nilông và
bỏ vào chậu nước
- Nếu ta đưa tai sát vào
thành chậu nước. Lắng nghe
âm có phát ra không?
d. Kết quả:
- Ta nghe được âm thanh
phát ra.Vậy chất lỏng là môi
trường truyền âm.
Trang 6





Ví dụ 3 : Áp suất chất lỏng
a. Mục đích:
- Càng xuống sâu dưới
mực chất lỏng thì áp suất
càng lớn.
b. Dụng cụ:
Một chai nhựa lớn
(côcacôla) một thau chứa
nước
c. Cách tiến hành:
- Trên chai nhựa khoét lỗ
A và lỗ B có độ sâu khác
nhau.
- Đổ nước đầy vào chai
nhựa và đặt vào chậu
nhựa:
+Nước phun ra ở các lỗ
A, B khác nhau
d. Kết quả:
- Càng gần ở đáy chai thì
tia nước phun ra càng
mạnh.Càng xuống sâu
dưới mực chất lỏng thì áp suất càng lớn.
 Ví dụ 4 : Sự nổi
a. Mục đích:
- Biết được điều kiện vật nổi lên, lơ lửng, chìm xuống
b. Dụng cụ:
- Một chậu nước

- Một chậu nước muối thật mặn
- Một quả trứng gà
c. Cách tiến hành:
- Bỏ quả trúng gà vào một chậu nước. Quan sát quả trứng gà khi bỏ vào
trong nước sẽ như thế nào?(Hình 1a.b)

Hình 1a
Trang 7

Hình 1b


- Bỏ quả trứng gà vào một chậu nước muối thật mặn, quan sát quả trứng gà
khi bỏ trong nước muối thật mặn sẽ như thế nào?(Hình 1c.d).

Hình 1c

Hình 1d

Hình 1c

- Dùng chậu nước khác đổ vào chậu nước muối quan sát sau cho quả trứng lơ
lửng trong nước muối pha loãng.(Hình 1e.g).

Hình 1g

Hình 1e
Trang 8



d. Kết quả:
- Hình 1a.b quả trứng bị chìm trong nước chứng tỏ P > FA
- Hình 1c.d quả trứng nổi trên mặt nước chứng tỏ P < FA
- Hình 1e.g quả trứng nổi trên mặt nước chứng tỏ P = FA
 Ví dụ 6 : Động cơ điện một chiều
a. Mục đích:
- Tạo ra điện làm đèn phát sáng
b. Dụng cụ:
- Bulông và đai ốc
- Ống hút, đĩa CD/DVD
- Thanh kim loại, bệ gỗ
- Đèn led, dây điện
- Động cơ 9V, sợi dây
- Con quay của máy may
c. Cách tiến hành:
- Lắp 2 khúc gỗ thành hình L bằng đinh ốc, trên thanh gỗ đứng khoan 1 lỗ,
dùng bulông xỏ qua lỗ khoan. Lắp con quay vào bulông, lắp thêm cặp đĩa CD
đã được làm sẵn vào bulông, dùng đai ốc vặn đĩa CD lại.
- Đặt động cơ 9V xuống bệ gỗ dưới, lắp thanh kim loại lên động cơ để giữ
chặt động cơ không bị rớt ra ngoài, lắp đèn led vào một đầu động cơ đã có dây
dẫn điện, đầu còn lại lắp con quay loại nhỏ. Dùng một sợi chỉ nối từ con quay
nhỏ của động cơ lên cặp đĩa CD.
- Dùng tay quay bulông trên đĩa CD quay cho đến khi đèn led sáng lên.
Nguyên tắc hoạt độngcủa động cơ điện một chiều

Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra chuyển
động quay của rotor

Trang 9



Pha 2: Rotor tiếp tục quay

Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng
dấu, trở lại pha 1.

d. Kết quả:
- Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động
cơ sẽ hoạt động như một máy phát điện một chiều. Tạo ra điện làm đèn phát
sáng.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
- Sau khi đã thực hiện đề tài tôi thấy rằng học sinh hứng thú với việc học bộ
môn lí hơn đặc biệt trong những giờ làm thí nghiệm, không còn những tiết
chỉ có giáo viên thuyết trình còn học sinh chỉ biết lắng nghe mà giờ đây mỗi
khi lên lớp tôi thấy được tính hứng thú học tập của các em nhiều hơn.
- Và tôi thấy rằng lợi ích của đề tài này mang lại là:
+ Giúp hiểu bài, tạo không khí vui vẽ và nhớ bài lâu hơn từ đó vận dụng vào
thực tế cuộc sống.
+ Có dụng cụ đầy đủ, thời gian hợp lí, giáo viên hướng dẫn rõ ràng
+ Sự hợp tác và thống nhất ý kiến của các bạn trong nhóm, được tự tay làm
thí nghiệm.
Trang 10


SAU KHI THỰC HIỆN

TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

- Qua việc theo dõi, phát phiếu điều tra, thống kê và ghi chép ở thời điểm trước
và sau khi thực hiện đề tài, tôi thu được kết quả như sau:

 Trước khi thực hiện( đầu năm học 2015 – 2016 ):
Mức độ
Không hứng
Hứng thú
Rất hứng thú
thú
Lớp
71
59.8%
25.2%
15%
5
8
66.1%
23.1%
10.8%
 Sau khi thực hiện( giữa HKI năm học 2015 – 2016 ):
Mức độ

Không hứng
thú

Lớp
71
85

Hứng thú

Rất hứng thú


44.2%
45.4%

40.5%
36.2%

15.3%
18.4%

Trang 11


IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Giáo viên phải nắm chắc chương trình Vật lý ở cấp THCS nghiên cứu kĩ
các tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên.
- HS phải biết được mục đích thí nghiệm là gì để có thể làm được thí nghiệm
đó.
- Giáo viên và học sinh khi đã tiến hành thí nghiệm phải chỉnh sửa kích
thước dụng cụ phù hợp với từng thí nghiệm.
- Học sinh làm nhiều lần thí nghiệm đó để có thể đưa vào sử dụng. Nếu
không thành công thì phải xem lại thí nghiệm vừa tạo.
- Đề tài có khả năng áp dụng trong chương trình vật lí THCS.
- Trên đây là một số ý kiến mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình
giảng dạy thực tế bộ môn ở trường. Tuy nhiên tôi tự nhận thấy kinh nghệm
của bản thân chưa nhiều nên rất mong nhận được sự quan tâm chia sẻ và
đóng góp ý kiến của quý thầy cô, cũng như bạn bè đồng nghiệp để dề tài
của tôi được hoàn thiện hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Vật lý lớp 6 (nhà xuất bản giáo dục).

2.
Vật lý lớp 7 (nhà xuất bản giáo dục).
3.
Vật lý lớp 8 (nhà xuất bản giáo dục).
4.
Vật lý lớp 9 (nhà xuất bản giáo dục).
5.
Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí THCS (Nguyễn
Thị Thu Ngân_ ĐH Đồng Tháp).
6.
Tự làm thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí THCS qua các vật
liệu đơn giản dễ kiếm (Nguyễn Thị Chinh trường THCS Yên Trung)

Trang 12



×