PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC NGHỆ
THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG
GIA”
TRÍCH TIỂU THUYẾT “SỐ ĐỎ” – VŨ TRỌNG PHỤNG
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn
đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà
nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu
những thành tựu mới của lý luận phương pháp dạy học hiện đại, đưa nền
văn học của nước nhà ngày càng hiện đại, tích cực hơn, đáp ứng được
nhu cầu học tập. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã thống
nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh việc phát huy tính chủ động, tích cực
của học sinh thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy của giáo viên hết sức
quan trọng. Phương pháp dạy, tổ chức, định hướng trong bài dạy của
giáo viên đối với học sinh được ví như người cầm lái con tàu. Con tàu
đó có đi đúng hướng hay không, học sinh có tiếp thu được bài học theo
hướng tích cực hay không, điều đó phụ thuộc vào phương pháp, cách tổ
chức khai khác bài học của giáo viên.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp
giảng dạy, giúp cho học sinh tiếp cận được giá trị của tác phẩm văn
chương, đem lại kết quả cao hơn trong học tập của các em, tôi đã lựa
chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu, tác
phẩm văn học phản ánh đời sống khách quan thông qua hình tượng nghệ
thuật, qua đó nhà văn gửi gắm quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình
trước cuộc sống. Tác phẩm văn học giúp con người có những nhận thức
sâu sắc về đời sống. Việc đọc hiểu tác phẩm văn học sẽ giúp học sinh có
cách nhìn về đời sống và về bản thân mình.
Việc đưa thể loại tiểu thuyết vào chương trình là nhằm tạo cho học
sinh có điều kiện tiếp xúc với đủ các loại hình văn học: Tự sự, Trữ tình
1
và Kịch. Song ở loại hình Tự sự thì thể loại Tiểu thuyết lại có những đặc
trưng riêng biệt. Tiểu thuyết là hình thức tự sự có dung lượng lớn, phổ
biến thời cận đại và hiện đại. Tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử nhiều
cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội, miêu tả cụ thể các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa đạng trong một
không gian, thời gian rộng lớn.
Dạy tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết Trào phúng không đơn
thuần là dạy những sự kiện, tình tiết hay tính cách nhân vật diễn ra trong
tác phẩm mà phải thể hiện được đặc trưng của bút pháp Trào phúng
trong tác phẩm. đây là điều không dễ cho cả người dạy và người tiếp
nhận. Vì vậy cần vận dụng linh hoạt các phương pháp để khai thác chất
trào phúng trong tác phẩm.
II. Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, các giáo viên trong tổ Ngữ văn của
trường luôn có ý thức đổi mới phương pháp nhằm khai thác những giá trị
của tác phẩm văn học, song việc đổi mới còn chưa đồng bộ. Đối với thể
loại Tiểu thuyết trào phúng thì các giáo viên đều xác định dạy cho ra
nghệ thuật trào phúng là khó dạy. Bản thân tôi trong thực tế giảng dạy và
dự giờ đồng nghiệp đều nhận thấy cách giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc – hiểu đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trích “Số đỏ” – Vũ
Trọng Phụng đều gặp những khó khăn trong việc tìm cách khai thác chất
trào phúng trong đoạn trích, một số tiết học có xu hướng hướng dẫn học
sinh tiếp cận theo kiểu “xã hội học” làm mất đi tính chất nghệ thuật của
một kiệt tác trong sự nghiệp Vũ Trọng Phụng và của văn học Việt Nam
hiện đại, và đặc biệt là tính chất trào phúng trong bộ tiểu thuyết này. Tổ
văn cũng đã tiến hành họp nhóm và dạy thể nghiệm một số tiết song kết
quả vẫn chưa được như mong muốn. Đó là lí do tác giả đi vào tìm hiểu
Phương pháp khai thác nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh
phúc của một tang gia” trích tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
1. Giới thuyết về nghệ thuật trào phúng:
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Trào phúng là một loại đặc
biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh
nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm,
2
phóng đại, khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích,
tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã
hội. Như vậy có thể thấy Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười
mang ý nghĩa phê phán xã hội.
Với đặc điểm là loại tiểu thuyết hoạt kê, “Số Đỏ” của Vũ Trọng
Phụng đã miêu tả thật sống động bao nhiêu cảnh đời và con người hài
hước, giễu cợt. Không chỉ một cuộc đời của nhân vật chính – Xuân Tóc
Đỏ đáng cười, mà hầu như tất cả các nhân vật, các tình huống, các chi
tiết truyện đều đáng cười, đáng phê phán. Vũ Trọng Phụng dùng tiếng
cười như một thứ vũ khí sắc bén để đả kích xã hội thực dân tư sản thành
thị - xã hội “chó đểu” với nhiều dạng “quái thai” bịp bợm. Bằng các thủ
pháp phóng đại, khoa trương dưới nhiều biểu hiện, tác giả đã dựng lên
cho người đọc thấy một lũ người háo danh, vô đạo và bỉ ổi trong cái gia
đình danh giá ấy. Chương XV của tiểu thuyết với nhan đề: “Hạnh phúc
của một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương
mẫu” đã miêu tả một đám tang cụ cố tổ, giống như một đám rước, một
đám hội, một cuộc tiễn đưa tập thể, cuộc hành trình tới mộ của cả một xã
hội – cái xã hội tư sản thành thị Âu hóa rởm, văn minh rởm hết sức lố
lăng và đồi bại đang hiện diện ở Việt Nam những năm 30 – 45 của Thế
kỉ XX. Mỗi một tình huống, mỗi một nhân vật, mỗi một lời nói, hành
động cứ tự nhiên bật ra tiếng cười. Tiếng cười mang nhiều sắc thái, cung
bậc, liên tục không dứt. Nó kéo dài trong suốt cuộc đưa tiễn. Để đạt được
hiệu quả của tiếng cười phê phán, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng một số
các thủ pháp nghệ thuật trào phúng.
2. Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng.
a. Tình huống trào phúng
Tình huống truyện là hoàn cảnh chứa đựng xung đột được nhà văn tạo
lập để triển khai cốt truyện. Xung đột đó có thể là một biến cố có tác
động lớn đến cuộc đời, số phận, tính cách nhân vật qua đó góp phần làm
nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.Tình huống trong “Hạnh phúc của
một tang gia” là tình huống trào phúng, nó bắt đầu từ việc Cụ Tổ họ
Hồng – một người cha, một người ông của cái gia đình đông đảo, “danh
giá” và “đáng kính” của xã hội thượng lưu đã ngoài 80 tuổi đã để lại cho
đám con cháu một tờ di chúc với một khối tài sản kếch sù chia cho đám
3
con cháu, nhưng ông già quái ác này lại ghi trong di chúc: Chỉ chia gia
tài cho con cháu khi cụ đã qua đời. Thật là sốt ruột khi mà cụ cứ sống
mãi. Đám con cháu hám danh, hám lợi trong nhà chỉ mong cho ông cụ
này sớm chết. Chúng chờ đợi cái chết của cụ như chờ đợi một niềm hạnh
phúc. Và hạnh phúc đã đến khi Xuân Tóc Đỏ - trong một lần nổi giận vì
tự ái đã om sòm tố cáo trước mặt mọi người rằng ông Phán dây thép,
cháu rể cụ tổ (chồng cô Hoàng Hôn) là một người “chồng mọc sừng”.
Việc tố cáo đó thực ra do ông Phán thuê Xuân với giá 10 đồng - đã trực
tiếp gây ra cái chết thật cho cụ Tổ và có cái đám tang kì lạ này.
Ở đời, có mấy ai “sung sướng”, “hạnh phúc”, “vui vẻ” trước cái chết
của con người, trừ khi đó là cái chết của kẻ thù không đội trời chung,
huống hồ chi đó lại là cái chết của người thân, là sự ra đi của đấng sinh
thành, thế thì làm sao có thể lấy làm hạnh phúc được? Thế mà kì lạ và
mỉa mai, chua chát thay, có một đám tang của một gia đình đại danh giá
trong tiểu thuyết “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng lại vô cùng “hạnh phúc”,
lại “nhiều người sung sướng lắm”, lại “tựu chung tang gia ai cũng vui vẻ
cả”.
Mọi việc bắt đầu từ cái chết của cụ Tổ, cái chết của cụ già đáng phải
chết từ lâu ấy đã làm cho nhiều người trong gia đình ấy nhao lên mỗi
người theo một cách. Họ nhao lên vì đau đớn, vì lo lắng, vì bối rối trước
cái chết của người thân chăng? Không phải, chúng đã nhao lên vì hạnh
phúc. “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Và để
chứng tỏ lòng hiếu thảo của mình, đám con cháu ấy đã tổ chức một đám
tang thật to, thật long trọng, thật hoành tráng với đầy đủ các kiểu cách,
nghi lễ theo cả lối Ta, Tây, Tàu – một đám ma thật sự gương mẫu, “có
thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung
sướng, nếu không thì cũng gật gù cái đầu”. Bằng giọng văn tưng tửng,
bỡn cợt, hóm hỉnh. Tác giả mấy lần miêu tả điệp khúc: “Đám cứ đi! ”,
“Đám cứ đi! ” như muốn nói: Đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ
tha hồ mà chiêm ngưỡng. Đám ma đi đến đâu huyên náo đến đấy, cả
thành phố nhốn nháo hẳn lên. Đủ các loại kèn (kèn ta, kèn tây, kèn tàu,
bu zích, lốc bốc xoảng) thi nhau mà rộ lên. Tiếng khóc của những người
đi đưa tang xen lẫn tiếng thì thầm về chuyện vợ con, nhà cửa, mua sắm,
tiếng thì thào của bọn đàn ông bình phẩm sắc đẹp của các cô gái, than
thở việc vợ béo chồng gầy. Người đọc thấy khung cảnh pha tạp, hỗn độn
4
âm thanh, màu sắc, con người. Việc vĩnh biệt một con người mà như
chuyện mà như chuyện đùa vui, đám tang hay đám rước, đám hội mà vui
như ở hội chợ thế kia. Và đến lúc đám không “cứ đi” nữa mà dừng lại
để hạ huyệt. Đến đây màn kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm của sự giả
tạo. Vũ Trọng Phụng đã dựng lên hai chi tiết đặc sắc: Một là cậu Tú Tân
bắt mọi người phải cúi đầu, khom lưng để cậu chụp ảnh, hai là ông Phán
mọc sừng khóc tưởng chừng như ngất đi thì lúc ông oặt người để khóc là
lúc ông giúi vào tay Xuân năm đồng để thanh toán món nợ. Chúng nó
thật là những kịch sĩ thượng hạng của tấn trò đời. Cuối chương truyện
người đọc còn được nghe trong đám tang ấy một tiếng khóc vang lên của
ông Phán: Hứt ! Hứt ! Hứt ! cái âm thanh ấy nó mới phức điệu và đa
nghĩa làm sao? Hứt! Hứt! Hứt! hay là hay là lấp! lấp! lấp! hoặc vứt! vứt!
vứt! nhanh cái xác cụ già đáng phải chết ấy. Đúng là một cái xã hội “chó
đểu”.
b. Nhân vật trào phúng
Như trên đã nói, mọi việc bắt đầu từ cái chết của cụ tổ của cái gia đình
danh giá đáng phải chết từ lâu ấy đi. Sau thời gian bối rối theo lẽ thường
tình của một nhà có việc tang, khi ba người quan trọng nhất: Vợ chồng
cụ Cố Hồng, ông Văn Minh từ trên gác xuống dưới nhà cắt đặt mọi việc,
thì cái gia đình có đại tang ấy bừng lên một ngày hội. vì “cái chết kia đã
làm cho nhiều người sung sướng lắm”, lũ con cháu ấy mỗi người
“sướng” lên một kiểu theo cái cách của riêng mình. Đặc biệt là đám tang
ấy cũng còn làm cho nhiều người – thiên hạ được hưởng lây những niềm
“hạnh phúc”.
Niềm hạnh phúc của đám con cháu:
- Cụ cố Hồng: Vì là cụ cố nên đóng vai già yếu, tuy mới ngoài 50 tuổi
nhưng cứ thích được gọi là cụ, Lâu nay cụ mới đóng trò già yếu trong
nhà, nay nhờ có đám tang nên cụ được diễn trò già yếu trước bàn dân
thiên hạ, vì thế khi bố chết, cụ đã sung sướng nhắm nghiền mắt mà mơ
màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa
khóc mếu để cho thiên hạ phải bình phẩm, phải khen ngợi: Úi chà! Trông
kìa! Con trai lớn đã già thế kia kìa! Và, “cụ chắc cả mười phần rằng ai
cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế”.
Đúng là một lão già háo danh vô kể.
5
- Văn Minh chồng, người cháu đích tôn “chí hiếu” của người chết thì
sung sướng tột đỉnh, bởi vì với cái chết của ông nội thì có nghĩa cái tờ di
chúc kia từ nay không còn là lý thuyết viễn vông nữa mà đã đi vào thời
kì thực hành và hắn chỉ nóng lòng mời luật sư đến chứng kiến cái chết
của ông nội, nghĩa là cái ao ước ông nội chết đi để được chia của đã trở
thành sự thực.
- Văn Minh vợ lại sung sướng theo đúng cái cách của một phụ nữ tân
thời, bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng là một dịp may hiếm có
để có thể mặc bộ tang phục tân thời, đồ xô gai tân thời của tiệm may Âu
hoá “để có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng
được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”
- Ông Phán mọc sừng - Đứa cháu rể quý hoá của người chết vô cùng
hả hê sung sướng vì đã được bố vợ hứa chia thêm cho vài nghìn đồng vì
đã có công giết chết cụ tổ, chính hắn cũng không ngờ đôi sừng hươu vô
hình trên đầu mình lại có giá trị đến thế và hắn lấy đó làm điều hãnh
diện. Sự bỉ ổi và vô liêm sỉ nhất ở ông Phán khi ở cuối chương truyện
ông khóc tưởng chừng đến ngất đi, giữa lúc ông oằn người khóc lóc là
lúc ông giúi vào tay Xuân Tóc đỏ món tiền năm đồng để thanh toán sòng
phẳng cho nó vì đã có công gọi ông ta là người chồng mọc sừng. Ông
thật là một kịch sĩ thượng hạng.
- Cô Tuyết: Một cô gái hư hỏng nhưng tự hào chỉ “hư hỏng một nửa”,
“chưa đánh mất cả chữ trinh”. Trong đám tang ông nội, Tuyết mặc bộ y
phục ngây thơ nửa kín nửa hở, cô đội cái mũ mấn xinh xinh…Tuyết đi
lại mời các quan khách rất nhanh nhẹn với nét mặt buồn lãng mạn rất
đúng mốt của nhà có đám tang nhưng không phải cô buồn vì cái chết của
ông nội mà buồn vì nhớ nhân tình.
- Cậu Tú Tân: Không háo danh, hám lợi như cha và anh của mình, Tú
Tân có niềm vui riêng, cái chết của ông nội là dịp may hiếm có để cậu có
dịp sử dụng và trổ tài chụp ảnh, vì thế mà cậu đã sướng điên cả người vì
sự kiện này. Bất nhân, vô đạo một cách vô tình khi mà trước lúc hạ huyệt
cho cụ tổ, Tú Tân đã bắt mọi người phải đóng một vở kịch ngay trong
đám tang: Đó là hắn bắt mọi người phải cong lưng, phải chống gậy, gục
đầu, lau nước mắt… để cho hắn chụp ảnh. Chất bi hài của truyện được
đẩy lên đến đỉnh điểm khi mà trong giờ phút ấy và cả đám tang bỗng bật
lên tiếng khóc của đứa cháu rể quý hóa – Phán mọc sừng, ông khóc
6
“Hứt! hứt! hứt!”, cái âm thanh tiếng khóc kì lạ làm sao! tiếng khóc ấy
của ông thương cho người đã khuất chăng? Không phải ông đang đóng
kịch trước thiên hạ, và tác giả đã lật tẩy bộ mặt của hắn khi phát hiện ra,
lúc Phán khóc đến oặt người đi là lúc ông dúi nhanh vào tay Xuân tóc đỏ
tờ 5 đồng để trả công hắn đã gọi ông là người chồng mọc sừng. Đến đây
thì sự bất hiếu đã được tác giả đẩy lên đến đỉnh điểm của sự giả tạo.
Tâm địa của cái lũ người kia tưởng đến thế là ghê tởm. Nhưng chưa
hết, tác giả còn đẩy mâu thuẫn lên một mức nữa khi mà bọn con cháu bất
hiếu, bất nhân nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình là những kẻ hiếu
thảo nhất trần đời nữa kia thế là chúng tổ chức một đám ma thật to để
bày tỏ lòng hiếu thảo với người đã chết.
Niềm hạnh phúc của những người đi đưa tang:
- Đám tang ấy không chỉ làm đại gia đình danh giá ấy sung sướng,
hạnh phúc mà nó còn lan ra cả ngoài xã hội. Bắt đầu là đại diện bộ máy
nhà nước, hai cảnh sát Min Đơ, Min Toa vô cùng hí hửng khi được chủ
nhà thuê giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ ấy là họ đang không có việc gì
làm và họ “đang buồn rầu như nhà buôn sắp vỡ nợ”. Tiếp đến sự xuất
hiện rất đúng lúc của hai tên đại bịp Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú
khiến người ta cảm động hết mức. Vì với sáu chiếc xe kéo và những
vòng hoa đồ sộ , hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát,
đến bà cụ cố Hồng – người lương thiện nhất trong gia đình đại bịp ấy
cũng cảm động mà thốt lên: “Giá không có những thứ ấy thì đám tang
kém phần to tát”
- Đám “tai to mặt lớn” - Bạn cụ Cố Hồng. Có thể nói sự có mặt của
đám này đã làm cho đám tang thêm phần đông đúc và long trọng. Trong
“niềm đau” vô hạn của khổ chủ, các vị tai to mặt lớn, lớp “tinh hoa” của
giới thượng lưa xã hội, mặt mũi long trọng đến đưa tang nhưng trên ngực
đeo đầy đủ các loại huy chương, mề đay: Vạn tượng bội tinh, Cao Miên
bội tinh, Bắc đẩu bội tinh…và khoe các loại dâu ria “hoặc dài hoặc
ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn
quăn…” tân thời nhất. Họ đi bên linh cữu người chết với một vẻ mặt cảm
động, song sự cảm động của họ không phải vì tưởng nhớ đến người đã
khuất, cũng không phải vì tiếng kèn Xuân nữ bi ai não ruột, mà cảm
động vì …được ngắm không mất tiền làn da trắng đang thập thò trong
7
làn áo mỏng của cô Tuyết. Các vị đến để khoe tài, khoe đức, khoe sự
giàu sang nhưng Vũ Trọng Phụng đã lật tẩy cái sự dâm ô của các vị.
- Đám giai thanh gái lịch: Họ đến đưa tang với một vẻ mặt nghiêm
cẩn, nhưng xen vào đó là những lời chê bai nhau, hẹn hò nhau, bình
phẩm nhau, chim nhau, cười tình với nhau bằng vẻ mặt buồn rầu của
người đi đưa đám. Chúng nó thật là những kẻ bỉ ổi mang bộ mặt đạo đức
giả của cái được gọi là văn minh, gương mẫu, tân thời.
-Nỗi vui sướng, hạnh phúc bất thường, kỳ di, thậm chí quái gở này,
qua ngòi bút Vũ Trọng Phụng như có sức lây lan rất rộng: Từ người bề
trên đến người bề dưới, từ người trong tang gia đến ngoài tang gia, từ
khổ chủ đến khách khứa đi đưa đám, từ người sống đến người chết. Nó
được duy trì theo diễn biến của đám tang, từ lúc phát phục đến khi cất
đám, đưa đám và cả đến khi hạ huyệt. Xem thế để thấy niềm hạnh phúc
mà cái chết kia mang lại thật vô bờ bến và mang niềm sung sướng đến
tất thảy mọi người.
c. Ngôn ngữ trào phúng
Về mặt ngôn từ:
Với đặc trưng của loại tiểu thuyết trào phúng, tác giả đã sử dụng
một tần số lớn các lớp ngôn từ mang tính gây cười nhằm phê phán, đả
kích. Trong chương truyện, những lời đối thoại rất ít, chủ yếu là lời trần
thuật của người kể chuyện với sự vận dụng các thủ pháp cường điệu, nói
ngược, mỉa mai…sử dụng đan xen, linh hoạt, song tính chất khách quan
chân thực vẫn hiện lên rất rõ nét. Ngay từ đầu tên chương truyện nhà văn
thông báo: “Hạnh phúc một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào –
Một đám ma gương mẫu” thì chúng ta không khỏi bật cười về cách
thông báo hóm hỉnh của nhà văn. Ngôn từ dành cho cái việc đại hiếu của
một gia đình danh giá như gia đình cụ Cố lại hỗn độn pha trộn tùy tiện
chữ Hán, chữ Nôm, nào tang gia, nào văn minh, nào gương mẫu. Cứ như
chuyện đùa, chuyện vui vậy. Hay như mở đầu đoạn trích, tác giả thông
báo một tin: “Ba hôm sau, ông cụ già chết thật”, sao lại có “chết thật”
và “chết giả” ở đây, hẳn nhìn từ phía đám con cháu, nó ẩn chứa một
tiếng gieo mừng. Cụ Tổ hẳn đã có những phen “chết giả” làm cho đám
con cháu kia hụt hẫng, thất vọng và cả đại gia đình danh giá ấy đã chờ
đợi cái “chết thật” này quá lâu rồi, nên khi ông cụ chết thật thì người ta
vui sướng và hạnh phúc tột cùng. Vậy nên tang gia ai cũng “hạnh phúc”,
8
“vui vẻ” cả. Tất cả điều ấy được nhà văn diễn tả cụ thể và sinh động.
Ông lật tẩy bản tính háo danh của cụ Cố bằng ngôn từ mỉa mai chua
chát, khi cha chết đang nằm đó thì cụ “mơ màng nghĩ đến lúc được mặc
đồ xô gai, ho khạc, khóc mếu để… cho thiên hạ bình phẩm”, cụ nói 1872
câu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” một cách vô nghĩa trong khi cụ chẳng
biết cái quái gì. Đám con cháu được miêu tả thật hài hước: Ông Văn
Minh thì “vui mừng”, bà Văn Minh thì “sốt ruột”, cậu Tú Tân thì “điên
người”, cô Tuyết “sung sướng”, ông Tuypn thì “bực mình”…người ta sốt
ruột vì cái xác ấy sao không mau chóng đem chôn để con cháu được
hưởng niềm hạnh phúc. Xen lẫn tiếng khóc là tiếng “thì thầm” chuyện vợ
con, nhà cửa, may áo…, tiếng “thì thào” của bọn đàn ông bình phẩm sắc
đẹp của các cô gái, tiếng “than thở” về vợ béo, chồng gầy….của những
người đi đưa tang. Việc vĩnh biệt một con người mà hỗn độn chẳng khác
một đám hội chợ, đám rước, bởi như tác giả kể: “đám cứ đi”… rồi lại
“đám cứ đi”…. Lời văn hóm hỉnh, bỡn cợt, tưng tửng mà chua chát.
Kiểu dùng từ ngược nghĩa
Một điều dễ nhận thấy trong đoạn trích là tác giả trần thuật những câu
văn, lời bình, lời nhận xét ngược nghĩa, kết hợp ngôn từ trái ngược nhau
trong một câu văn để làm bật sự vô nghĩa lí của cuộc đời kiểu như:
“Hạnh phúc một tang gia”, “cái chết kia đã làm cho nhiều người sung
sướng lắm”, “tang gia ai cũng vui vẻ cả”, hay đoạn nói về thuốc thánh
đền bia “công hiệu đến nỗi họ mất mạng”, hoặc “đám ma to tát có thể
làm người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu
không cũng phải gật gù cái đầu”…được sử dụng dày đặc trong đoạn
trích. Cách trần thuật này làm chúng ta thấy thực giả lẫn lộn, danh hão và
lòng hiếu thảo xen lẫn nhau. Có khi tác giả lại mỉa mai bằng cách nói
ngược, ví như sau khi ghi lại hàng loạt câu nói trơ trẽn, nhảm nhí của
đám giai thanh gái lịch, tác giả viết “và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị
khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám”. Những câu nói
ấy là hư cấu ư? Nhưng ở đây nó hợp lí và hình như đều có thật cả. Đằng
sau những câu nói như vô lí kia lại là sự thật của đời sống: Sự tàn nhẫn
và dối trá.
Có thể nói đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” là một chuỗi cười dài,
liên tục, không ngớt từ lúc cụ Tổ trút hơi thở cuối cùng cho đến khi cụ
vùi sâu ba tấc đất. Thời gian không dài song Vũ Trọng Phụng đã phát
9
hiện và diễn tả thật tài tình những cái bất thường, kì dị chứa đựng những
mâu thuẫn trào phúng rồi phóng đại nó lên qua đó ông lật tẩy tính chất
bịp bợm của tầng lớp gọi là thượng lưu, trí thức trong xã hội thực dân tư
sản thành thị được thu hẹp trong gia đình cụ Cố, tất cả tính chất giả tạo
của nó được trình diễn trong một cuộc diễn trò: Một cuộc báo hiếu linh
đình nhất của một gia đình đại bất hiếu.
3. Phương pháp thực hiện bài dạy cụ thể.
a. Cách giới thiệu bài mới cần hấp dẫn.
Đây là hoạt động đầu tiên của bài học, việc vào bài hấp dẫn sẽ tạo
được tâm thế và hứng thú trong giờ học cho học sinh, tránh vào bài một
cách đơn điệu nhàm chán. Giáo viên có thể vào bài bằng nhiều cách khác
nhau như kể một mẫu chuyện, đưa một thông tin hấp dẫn, đặt một số câu
hỏi có vấn đề cần giải quyết có liên quan đến bài học, hoặc có thể dùng
một số tranh ảnh liên quan đến các nhân vật trong đoạn trích. Ở bài này
có thể cho học sinh xem một đoạn băng trích từ trong phim đoạn nói về
cái chết của cụ Tổ họ Hồng và dẫn dắt cái chết này sẽ là khởi nguồn cho
mọi sự việc, tình tiết mà các nhân vật hiện lên cái bản chất lưu manh,
đểu giả và háo danh, hám lợi của mình. Đoạn trích hôm nay tìm hiểu sẽ
minh chứng cho điều ấy.
b. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản.
Đây là thao tác cần thiết nhất trong giờ học nhằm hướng dẫn học
sinh chiếm lĩnh tri thức, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh. Hệ thống câu hỏi này một mặt làm sáng tỏ những
gì các em đã chuẩn bị ở nhà , mặt khác nhằm điều chỉnh những nhận
thức chưa đúng hoặc những gì chưa hiểu ở các em. Do đó câu hỏi phải
chính xác, rõ ràng, cô đọng, vừa mang tính chất tái hiện vừa phát huy
được khả năng tư duy, sáng tạo của các em theo cấp độ từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp. Các dạng câu hỏi nên sử dụng (6 dạng):
- Câu hỏi phát hiện. Dạng câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát
hiện những chi tiết, hình ảnh, các sự kiện có tác động đến cảm xúc thẩm
mĩ ở các em.
VD: Có thể hỏi: Tình huống gì xảy ra trong đoạn trích ?
10
Định hướng: Cái chết của cụ cố tổ họ Hồng ở một gia đình danh
giá bậc nhất đất Hà thành. cái cụ già đáng phải chết từ lâu ấy đã làm cho
nhiều người sung sướng, hạnh phúc lắm.
- Câu hỏi giải thích. Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải làm sáng
tỏ vấn đề cần quan tâm trong bài giảng, cắt nghĩa từ nữ, hình ảnh, thuật
ngữ văn học.
Ví dụ: Em hiểu thế nào là tình huống truyện?. Hoặc em hiểu gì về
nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?
Định hướng: Tang gia thường gắn với đau buồn, thương tiếc. Ở đây
tang gia lại vui vẻ. Nhan đề giật gân, hài hước, trào phúng
- Câu hỏi phân tích. Câu hỏi dạng này nhằm phát huy năng lực
cảm thụ văn học của học sinh, giúp các em khám phá nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm. Khi giáo viên đặt câu hỏi, học sinh có thể trình bày
những hiểu biết của mình về những vấn đề giáo viên đưa ra để có những
cảm nhận đúng đắn, sâu sắc.
Ví dụ: Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm hạnh phúc của mọi
thành viên trong đại gia đình cụ? Hãy phân tích tâm trạng hạnh phúc ấy?
Định hướng: Niềm vui lớn nhất cho đại gia đình bất hiếu này là tờ
di chúc của cụ cố tổ thế là đã đến lúc thực hiện:
+ Ông Phán mọc sừng: sung sướng và tự hào về giá trị đôi sừng
hươu vô hình.
+ Cụ cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai đê cho
thiên hạ phải ngợi khen. Nhân vật điển hình cho loại người ngu dốt và
háo danh.
+ Ông Văn Minh: thích thú vì cái “chúc thư không còn là lý
thuyết viễn vông nữa” và đăm đăm chiêu chiêu suy nghĩ về ơn và tội của
Xuân tóc đỏ.
+ Cậu Tú Tân: điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà
mãi không được dùng đến.
+ Bà Văn Minh: sốt cả ruột vì mãi khôgn được mặc đò xô gai tân
thời
+ Ông Typn: bực mình vì mãi không thấy sản phẩm cuả mình ra
mắt công chúng.
+ Cảnh sát sung sướng vì có việc làm.
11
- Câu hỏi nêu vấn đề. Loại câu hỏi này gây hứng thú nhận thức
trong học sinh, có tác dụng động viên khuyến khích học sinh giải quyết
vấn đề một cách sinh động và nhằm phát hiện những tình huống có vấn
đề, giúp học sinh làm rõ vấn đề còn tiểm ẩn trong tác phẩm. Khi đưa ra
tình huống các em có thể tranh luận nhiều ý kiến. Các em được phát biểu
chính kiến của mình về tác phẩm, từ đó giáo viên nắm bắt được nhận
thức của các em để có định hướng đúng đắn.
Ví dụ: Cách miêu tả chân dung các nhân vật của tác giả có chân
thật không? Có phóng đại không? Em thích chi tiết nào nhất? vì sao?
- Câu hỏi gợi cảm xúc, trí tưởng tượng. Dạng câu hỏi này nhằm
gây cảm xúc, ấn tượng, sự liên tưởng của học sinh khi tìm hiểu chi tiết
hoặc tâm trạng các nhân vật.
Ví dụ: - Việc lặp lại nhiều lần điệp khúc “Đám cứ đi” có ý nghĩa
gì?
Hoặc: Cảnh hạ huyệt giống như màn kịch nhỏ, em hãy hình dung về sân
khấu và không khí lúc này? Hay: Trong suốt đoạn trích em thích chi tiết
nào nhất? hãy diễn tả lại bằng lời nói hoặc hành động?
- Câu hỏi bình giá. Là dạng câu hỏi mở rộng nhằm nâng cao năng
lực cảm thụ của học sinh. Có thể bình ở nhiều góc độ khác nhau như
bình một chi tiết, một lời nói, một hành động, một nhân vật hoặc một
khía cạnh tác phẩm. Qua những lời bình giá của học sinh để các em nâng
cao năng lực tiếp nhận văn chương
Ví dụ: Em hiểu gì về tiếng khóc của ông Phán mọc sừng “Hứt! hứt!
hứt”?
Định hướng: Âm thanh tiếng khóc của ông Phán nó kỳ lạ, phức
điệu và đa nghĩa làm sao, cả đám ma chỉ có 1 tiếng khóc ấy, song nó đểu
giả, dối trá và hài hước. “Hứt! hứt! hứt” hay là “lấp! lấp! lấp!” nhanh cái
xác chết ấy đi, “vứt! vứt! vứt” cái xác chết ấy đi và nhiều từ còn có thể
thay thế cho tiếng khóc của ông Phán.
Có thể nói hệ thống câu hỏi là một phương tiện quan trọng nhất
trong quá trình đổi mới phương pháp giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức,
kích thích khả năng nhận thức, khám phá và sáng tạo và đi đến nâng cao
năng lực cảm thụ văn chương và hình thành kỹ năng đọc văn trong mỗi
học sinh.
12
c. Trích ngang giáo án “Hạnh phúc của một tang gia”- Tiểu thuyết “Số
đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
Hoạt động của thầy và
trò
Nội dung cần đạt
Tiết 2
- HS tóm tắt đoạn trích
SGK
- Mâu thuẫn trào phúng là
gì?mâu thuẫn trong đoạn
trích là gì?
- Thế nào là hình huống
trào phúng?
- Trong đoạn trích có tình
huống trào phúng gì?thể
hiện ở đâu?
I. Tìm hiểu chung. Tiết 1
II. Đọc - hiểu chi tiết:
(Cho học sinh tóm tắt đoạn trích. Sau đó
xem 3 đến 5 phút clip về đám tang trên
phim để học sinh cảm nhận được giữa
đoạn phim vừa xem về đám tang thật và
đám tang trong đoạn trích có điểm khác
biệt cơ bản nào)
1.Mâu thuẫn và tình huống trào phúng
- Mâu thuẫn trào phúng là tạo nên tiếng
cười dựa trên sự đối lập tương phản giữa
bên trong và bên ngoài
- Trong đoạn trích muâu thuẫn: bản chất
của xã hội tư sản thành thị với hình thức
bên ngoài và biểu hiện của nó
- Tình huống trào phúng là biến cố xảy ra
nhằm thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm
nhằm mục đích đả kích, phê phán.
2. Tình huống truyện:
a. Tình huống đem lại niềm vui chung:
- Tình huống cái chết của cụ Tổ trong một
gia đình danh giá bậc nhất Hà thành. Cái
chết của cụ Tổ mang lại niềm sung sướng,
hạnh phúc cho tất cả mọi người trong và
ngoài gia đình danh giá này.
- Hình thức bên ngoài và bên trong mâu
thuận nhau.
+ Bề ngoài: Họ tưng bừng đi đưa giấy cáo
phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma, đi
13
- Chia lớp làm 4 nhóm
thao luận.
- Nhóm 1 thảo luận:
- Cái chết của cụ Tổ mang
lại niềm vui như thế nào
cho mọi người?
+ Chỉ ra và phân tích
những biểu hiện và tâm
trạng của từng thành viên
trong gia đình cụ cố Tổ ,
khi cụ cố tổ qua đời
+ Cách miêu tả có chân
thực không? có phóng đại
không? Tiếng cười trào
phúng bật ra từ đâu?
+ Em thích nhất chi tiết
nào? vì sao ?
- Đại diện nhóm trình bày
vấn đề.
tìm lang băm đông, lang băm tây, lang tì,
lang phế…Đặc biệt là đốc tờ Xuân.
+ Họ vui mừng vì cái chúc thư đi vào thời
kì thực hành.
- Tình huống đó được thể hiện ở nhan đề
của đoạn trích .
+ Hạnh phúc: niềm vui, sung sướng của
con người khi đạt được mơ ước của mình
+ Tang gia: Gia đình có người chết: đau
thương buồn tiếc nuối…Nhan đề hài hước
ngược đời: Đám tang lại đem lại niềm vui
cho mọi người.
b. Niềm vui của từng thành viên trong
gia đình.
* Con trai trưởng (cụ cố Hồng)
- Thản nhiên nằm trên gác hút thuốc
phiện và gắt 1872 “Biết rồi khổ lắm nói
mãi”, mơ màng đến lúc được mặc đồ xô
gai, tỏ ra là người có hiếu, thích được
khen: nhớn, già thế kia…
=> kẻ háo danh, khoe khoang, tàn nhẫn,
tình phụ tử chỉ là giả dối.
* Cháu đích tôn (ông Văn Minh):
- Mặt ông băn khoăn đăm chiêu rất "hợp
thời trang", ông đi mời luật sư và lo lắng
không biết đối xử như thế nào với Xuân.
-Mừng vì di chúc sẽ được thực hiện.
* Cháu dâu (bà Văn Minh)
- Sốt ruột vì chưa phát tang.
- Mừng vì được mặc đồ xô gai tân
thời….
=> Đám tang ông nội trở thành sân khấu
thời trang.
*Cháu gái nội (Cô Tuyết)
- Buồn đau khổ một cách chính đáng khi
14
Nhóm 2 thảo luận:
- Niềm vui của những
người ngoài gia đình?
Nhận xét về xã hội tư sản?
- Đại diện nhóm trình bày
vấn đề.
"bạn giai" chưa tới:
- Vui vì có cơ hội tốt để thanh minh với
thiên hạ mình chưa đánh mất cả chữ trinh,
được mặc quần áo ngây thơ, khiêu dâm.
=> Biến đám tang thành buổi dạ hội.
* Cháu nội: cậu (Tú Tân)
- Sướng điên người lên vì có cơ hội khoe
tài chụp ảnh .
=> Bất hiếu vì những sở thích tầm thường,
phù phiếm.
*Ông TYPN
- Hồi hộp chờ đợi giây phút sp chế tạo
của mình ra mắt công chúng
* Đứa cháu rể (ông Phán mọc sừng)
-Vui mừng vì cái sừng hươu vô hình trên
đầu.
- Vui vì khoản thừa kế được chia, ông ta
nghĩ ngay đến cuộc doanh thương với
Xuân.
=> mỗi người có niềm hp riêng nhưng đều
có chung một thái độ:
+ sốt ruột, điên lên, bực mình… háo hức
chờ phát tang như chờ đón lễ hội
+ Hồi hộp chờ chia gia tài kếch xù của
người chết
-> Bọn chúng là một lũ vô nhân đạo, bất
hiếu, háo danh, trái với truyền thống đạo
lí .
c. Niềm vui của những thành viên ngoài
gia đình
* Xuân tóc đỏ
- Sung sướng, tự hào, hãnh diện vì "có
công lớn"
- Uy tín và danh dự càng to. Cơ hội được
trọng vọng, thăng tiến càng lớn. Nhờ có
15
Nhóm 3 thảo luận
- Đám tang diễn ra như
thế nào?(Nghi thức, quang
cảnh, không khí)
- Nhận xét về điệp ngữ
“Đám cứ đi”?
hắn đám tang cụ cố Tổ to hơn khi hắn xuất
hiện với 6 xe…2 vòng hoa.
* Hai cảnh sát: Min đơ- Min Toa
- Vinh dự, vui cực điểm vì: chấm dứt
tháng ngày thất nghiệp nên trông nom rất
nhiệt tình.
* Bạn bè cụ cố Hồng
- Khoe khoang huân chương…, Khoe
râu… ngắm vẻ đẹp của Tuyết với bộ mặt
xúc động
=> Lũ người đểu giả
* Đám trai thanh gái lịch của Hà thành
- Tưng bừng thăm hỏi
- Có cơ hội gặp gỡ hẹn hò, chim chuột
nhau, bình phẩm, chê bai nhau, cười tình
với nhau…
=> Đám tang trở thành đám rước, lễ hội…
Mọi vui buồn đều không liên quan đến
đám tang, nhưng họ che đậy bằng bộ mặt
buồn rầu giả tạo. Người đi đưa đám là
những người thanh lịch, giàu sang nhưng
chỉ chiếu lệ ( thực chất dâm đãng, thì thầm
trêu cợt, dung tục …)
* Người dân thành phố hiếu kì đứng dọc
hai bên đường để xem đám tang, khen ngợi
một đám tang to. Sự suy đồi đạo đức của
cả một xã hội.
=> bằng bút pháp trào phúng hiện thực tác
giả vạch trần bộ mặt giả rối, rởm đời, chó
đểu của xã hội đương thời xã hội suy đồi
đạo đức.
đ. Cảnh đám ma gương mẫu
- Nghi thức: Ta, Tàu, Tây. Hàng trăm câu
đối, vòng hoa, lợn quay đi lọng, kiệu bát
16
- Thái độ của tác giả trước
thực trạng ấy?
- Đại diện nhóm trình bày
vấn đề.
Nhóm 4 thảo luận:
- Cảnh hạ huyệt được tác
giả miêu tả như thế nào?
chi tiết nào đáng chú ý
nhất?
HS khái quát lại nét đặc
sắc về nội dung và nghệ
thuật đoạn trích.
cống, vài trăm người đi đưa, ảnh chụp như
hội chợ, quần áo như buổi dạ hội…
=> Quá đầy đủ, long trọng nhưng hổ đốn,
bát nháo cốt để khoe sang, giàu một cách
lố bịch và hợm hĩnh (Thật là một đám ma
to tát khiến người chết cũng phải mỉm cười
sung sướng, nếu không gật gù cái đầu)
- Không khí:
+ Sôi nổi hỗn loạn
+ Vui vẻ, đông đúc, nhộn nhịp. Đám đi
tới đâu huyên náo tới đó => như một lễ hội
* Đám cứ đi: lặp lại và ngắt xuống dòng
- Diễn tả tốc độ chậm chạp đến dềnh dàng
của đám tang chủ yếu để cố ý khoe sang,
giàu của gia đình cụ cố Hồng. Tác giả
không muốn người đọc nhầm lẫn đám tang
thanh đám hội.
=> tác giả xót xa tố cáo sự vô đạo đức của
mọi người trong gia đình cụ cố Hồng, xã
hội đương thời.
e. Cảnh hạ huyệt
- Là màn hài kịch nhỏ:
+ Cậu Tú Tân lăng xăng chụp ảnh, bắt bẻ
mọi người tạo dáng, giả đau khổ để chụp.
+ Xuân trang nghiêm một cách giả vờ.
+ Cụ cố Hồng: ho, khạc, mếu máo, ngất đi
+ Đáng chú ý Ông Phán mọc sừng khóc to
" hứt hứt hứt", mãi ko thôi. Ông không đủ
sức mang tình thương nhưng vẫn đủ sức
rúi vào tay Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư.
>> Chi tiết đó lột trần vỏ bọc giả tạo,
chẳng qua để che giấu một hành động
thanh toán với Xuân và thiết lập một quan
hệ mới.
17
- Bức tranh đậm nét và là đỉnh cao của sự
tha hóa xuống cấp đạo đức của gia đình
thượng tư sản trong xã hội cũ.
III. Tổng kết.
- Nội dung.
- Nghệ thuật.
d. Sử dụng phương tiện dạy học.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và việc đổi mới
phương pháp dạy học cần áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học là
hướng đi đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả và hứng thú trong giờ học. Ở
bài này giáo viên cần áp dụng máy chiếu nhằm tránh sự nhàm chán trong
giờ dạy, ở đây giáo viên dùng sơ đồ hóa để tóm tắt tiểu thuyết Số đỏ,
dùng tư liệu phim để trình chiếu một số trích đoạn ngắn như: Lúc cụ Cố
tổ hấp hối, cảnh đám ma gương mẫu hoặc cảnh hạ huyệt. Khi phân tích
các nhân vật cần trình chiếu ảnh chân dung (cắt từ phim) về các nhân
vật.
Song để tránh tình trạng “chiếu – xem ” thì giáo viên cũng cần kết
hợp với việc ghi bảng, trong khi trình chiếu cần dành thời gian nhất định
cho học sinh quan sát và suy ngẫm.
Có thể nói việc sử dụng công nghệ thông tin và đồ dùng dạy học
trong mỗi tiết học là cách thức góp phần làm tăng hiệu quả giờ dạy. Đây
là một việc rất cần thiết để tiết học còn thêm phần sinh động.
4. Kết quả thực nghiệm
Qua việc thực hiện phương pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc
một tang gia” theo đặc trưng thể loại tiểu thuyết trào phúng bằng việc
khai thác theo hướng từ những yếu tố nghệ thuật trào phúng trong việc
kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học tôi nhận thấy tiết học
sôi nổi hơn, mỗi em học sinh hứng thú hơn trong việc xây dựng bài mới
và đặc biệt hơn nữa các em được quyền sáng tạo trong tiếp nhận tác
phẩm. Đặc biệt hơn khi dạy đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
trích Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ở hai lớp 11E và lớp 11N
(học lực của 2 lớp tương đương nhau) đã đem lại kết quả khác nhau.
18
- Cụ thể: Lớp 11E tôi vận dụng phương pháp theo đề tài này, còn
lớp 11N thì thực hiện theo cách dạy cũ.
Lớp
Học sinh nắm được mức độ kiến thức ngay sau tiết
dạy
Tốt- Khá Trung bình Dưới trung bình
11E/45 HS 65% 25% 10%
11N/45 HS 35% 50% 15%
- Sau 2 tuần làm bài kiểm tra định kì. Đề bài dành cho hai lớp: Phân tích
nghệ thuật trào phúng và chân dung biếm họa của các nhân vật trong
đoạn trích.
Kết quả như sau:
Lớp Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
11E/45 HS 5 (11%) 13 (29%) 25 (55%) 2 (5%)
11N/45 HS 12 (26,6%)
25
(55,5%)
8 (17,7%) 0%
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Có thể nói, dạy học theo đặc trưng thể loại trong môn Ngữ văn là
một vấn đề cần có sự bàn luận thấu đáo từ nhiều phía, từ các nhà nghiên
cứu phương pháp dạy học, từ các nhà giáo tâm huyết để rút ra phương
pháp luận dạy học cho từng thể loại. Qua đề tài của tôi là muốn góp một
tiếng nói vào phương pháp dạy học văn, có thể nó chỉ phù hợp với một
thời điểm và một số đối tượng nhất định, song chúng tôi đã cố gắng hoàn
thành và đã có những kết quả nhất định. Rất mong sự góp ý từ bạn bè,
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cần quán triệt trong nhận thức và hành động trong mỗi giáo viên
việc dạy học theo đặc trưng thể loại là một khoa học về phương pháp dạy
học văn chứ không phải chỉ là hình thức. Đó là con đường duy nhất trong
việc trả văn bản về với nơi sinh thành, phát triển nó, đồng thời còn hình
thành kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh.
19
Cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương tiện dạy học
sao cho vừa đảm bảo tính hấp dẫn của giờ học vừa không mất đi chất
văn.
Học sinh cần có sự chuẩn bị bài chu đáo, không lệ thuộc vào tài
liệu.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình, không sao chép nội dung
của người khác.
LÊ TRỌNG VINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ngữ Văn 11, Cơ bản, tập 1, Nxb Giáo dục, 2009
2 Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học Ngữ văn, Nxb Giáo dục,
2009
3 Phan Trọng Luận, Thiết kế giáo án Ngữ văn 11, Nxb Giáo dục,
2010
4 Sách giáo viên ngữ văn 11, Nxb Giáo dục, 2009
5 Sách tham khảo Ngữ văn 11, Nxb Giáo dục, 2010
20
MỤC LỤC
TT Mục Tr
1 A. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 B. NỘI DUNG 1
3 I. Cơ sở lí luận 1
4 II. Cơ sở thực tiễn 2
5 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 2
6 1. Giới thuyết về nghệ thuật trào phúng 2
7 2. Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng 3
8 a. Tình huống trào phúng 3
9 b. Nhân vật trào phúng 4
10 - Niềm hạnh phúc của đám con cháu 4
21
11 - Niềm hạnh phúc của những người đi đưa tang 5
12 c. Ngôn ngữ trào phúng 6
13 - Về mặt ngôn từ 6
14 - Kiểu dùng từ ngược nghĩa 7
15 3. Phương pháp thực hiện bài dạy cụ thể 8
16 a. Cách giới thiệu bài mới cần hấp dẫn 8
17 b. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản 8
18 c. Trích ngang giáo án 10
19 d. Sử dụng phương tiện dạy học 14
20 4. Kết quả thực nghiệm 14
21 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
23 MỤC LỤC 17
22