Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: SỬ DỤNG NHỮNG MẨU CHUYỆN NGẮN RÈN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH TRONG MÔN GDCD 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.51 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
SỬ DỤNG NHỮNG MẨU CHUYỆN NGẮN RÈN KĨ NĂNG
CHO HỌC SINH TRONG MÔN GDCD 8
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, vai trò, vị trí của môn GDCD ở trường THCS
đã có những thay đổi rõ rệt. Trong chỉ thị số 30/1998/CT-BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ngày 20 tháng 5 năm 1998 xác định: “Môn giáo
dục công dân ở trường phổ thông có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát
triển nhân cách học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá
trị đạo đức, nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, nhà nước và pháp
luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp
của nhân loại và thời đại”.
Nhưng thực tế lại cho thấy, môn GDCD ở các trường phổ thông hiện nay
lại luôn được xem là một môn phụ. Chính vì vậy mà học sinh có tâm lý xem
thường không muốn học. Để cải thiện tình hình trên, các giáo viên bộ môn
GDCD không ngừng trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm, thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học để gây hứng thú học tập đối
với học sinh. Rất nhiều phương pháp mới đã được các giáo viên áp dụng và
trong đó phương pháp đưa những mẩu chuyện ngắn vào trong bài dạy đã đem lại
những hiệu quả giáo dục đáng kể.
Như chúng ta đã biết, kho tàng truyện kể của Việt Nam vô cùng phong
phú và đa dạng cùng với những câu chuyện thực tế trong đời sống xã hội mang
nội dung giáo dục sâu sắc. Từ những mẩu chuyện ngắn nhưng lại chứa đầy tính
chất nhân văn về cách sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế giữa con
người với nhau. Mỗi câu chuyện là một bài học cho tất cả mọi người về mọi mặt
của đời sống. Bên cạnh đó, kho tàng truyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh chứa đầy giá trị nhân văn, triết lý sống của một con người vĩ đại. Mỗi câu
chuyện là một lời dạy đối với mỗi người dân Việt Nam nói chung và đối với
tầng lớp thanh thiếu niên nói riêng. Nếu người giáo viên biết cách lựa chọn, dẫn
dắt và kể những câu chuyện sao cho phù hợp với bài học và đối tượng học sinh


khi dạy chắc hẳn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú, học tập đạt kết quả tốt hơn.
Những câu chuyện sẽ tác động trực triếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các
em. Từ đó các em nhận thức được vai trò và nghĩa vụ của mình đối với bản thân,
gia đình và xã hội. Hơn nữa, sử dụng truyện kể không chỉ có tác dụng tích cực
đến kết quả học tập bộ môn của học sinh mà còn có tác dụng trong việc giữ gìn
văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử, khơi gợi lòng yêu nước, lòng tự
hào dân tộc. Đối với những bài học về đạo đức, đạo làm người trong chương
trình GDCD thì việc sử dụng những mẩu chuyện về người thật, việc thật càng
trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn.
Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu mà môn GDCD hướng tới đó là
trang bị cho học sinh một số kĩ năng sống cơ bản. Trong thời buổi đất nước mở
cửa hội nhập với thế giới, đòi hỏi tất cả học sinh phải tự trang bị cho mình


những kĩ năng sống phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đặc biệt học sinh THCS đang ở trong giai đoạn có những thay đổi cả về
mặt tâm lý lẫn sinh lý, các em dễ thay đổi theo những chiều hướng không tích
cực. Chính từ thực tế đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng trở
nên cấp thiết nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức,
trí, thể, mĩ, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Thông qua các câu chuyện ẩn chứa đầy ý
nghĩa nhân văn về đạo đức làm người sẽ giúp học sinh nhận thức được ý thức
trách nhiệm của các em đối với bản thân mình, đối với cộng đồng và đất nước.
Từ đó giúp các em rèn được một số kĩ năng cơ bản và cần thiết để các em dễ
dàng thích ứng với cuộc sống hiện tại của bản thân. Giúp các em bước đầu xây
dựng hành trang để bước vào đời với tương lai tươi sáng, rực rỡ hơn. Chính vì lý
do trên mà tôi thực hiện đề tài: “Sử dụng những mẩu chuyện ngắn rèn kĩ
năng cho học sinh trong môn GDCD 8”.
II/ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Môn GDCD là môn học trực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học

sinh. Qua những kiến thức về đạo đức và pháp luật có điều kiện để trực tiếp hình
thành tư tưởng, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức cho học sinh.
Do đặc điểm môn học gắn liền với đời sống thực tế, trong quá trình giảng
dạy người giáo viên phải trau dồi kiến thức cho bản thân, đổi mới cách thức lên
lớp sao cho có hiệu quả. Để thu hút học sinh vào bài học, giáo viên GDCD phải
linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp. Vì là môn học trang bị kiến thức
về đạo đức và pháp luật nên chủ yếu giáo viên đưa ra những câu chuyện hay về
những tấm gương để giúp học sinh hiểu vấn đề một cách trọn vẹn nhất. Đó là
những câu chuyện đời thường, hay những câu chuyện về danh nhân, những câu
chuyện mang tính thời sự đều được người giáo viên vận dụng một cách linh hoạt
trong quá trình truyền tải nội dung kiến thức cho học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung quan trọng được thực hiện một
cách có hệ thống trong các nhà trường. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh rèn
luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, đối phó với những
sức ép của cuộc sống, phòng ngừa những hành vi có hại cho thể chất và tinh
thần của các em. Giáo dục kĩ năng sống giúp tăng cường khả năng tâm lí, khả
năng thích ứng, giúp các em có cách thức ứng phó với những thách thức của
cuộc sống.
Rèn kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THCS nhằm giúp học sinh:
+ Hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân có thể
sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển thể chất và tinh thần.
+ Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử trí linh hoạt trong các tình huống
giao tiếp hằng ngày; có kĩ năng tự bảo vệ mình; rèn luyện lối sống có trách
nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
+ Có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưa thích
lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành
mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động, có quyết định đúng đắn trong
cuộc sống.



2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Do nhu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra
những con người phát triển toàn diện về mọi mặt nên các môn học ngày càng
nhiều, số lượng kiến thức các em phải tiếp thu ngày càng tăng. Đặc biệt, khi học
môn GDCD đòi hỏi các em phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra
hàng ngày. Chính vì vậy đây là nét đặc thù của môn GDCD. Để trang bị một số
kĩ năng sống cho học sinh, người giáo viên phải khéo léo sử dụng các hình thức
cũng như các phương pháp dạy học sao cho học sinh tiếp thu bài một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất và biết ứng dụng thực tế tốt nhất. Trong phương pháp
đưa các mẩu chuyện vào bài học, mỗi bài đều rèn cho các em một số kĩ năng cần
thiết, biết ứng dụng thực tiễn một cách linh hoạt. Do đó trong quá trình giảng
dạy, tôi đã căn cứ theo nội dung bài học để lựa chọn các mẩu chuyện sao cho
phù hợp với mục đích bài học đưa ra để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
2.1. Sử dụng những mẩu chuyện ngắn để giới thiệu bài học
Mục đích: Để thu hút học sinh vào bài dạy của mình, ngay khâu đầu
tiên, người giáo viên phải làm cho học sinh hứng thú với bài học. Bằng những
mẩu chuyện ngắn, xúc tính, mang nội dung giáo dục thực tiễn cao, người giáo
viên khéo léo đưa các em vào bài học một cách nhẹ nhàng, khơi dậy sự hứng
thú, tích cực học tập của các em.
Cách thực hiện: Khi giới thiệu bài học mới, giáo viên kể hoặc yêu cầu
học sinh kể một vài mẩu chuyện ngắn liên quan đến bài học mới mà các em đã
sưu tầm được. Từ đó khéo léo giới thiệu bài học đồng thời rèn cho học sinh một
số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1: Tôn trọng lẽ phải, giáo viên đưa ra mẩu chuyện
ngắn: Ngày 29/7/2004, báo An ninh Thủ đô đã đưa thông tin: Lần đầu tiên, Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công khai xin lỗi một công dân bị oan
12 năm. Đó là ông Hoàng Minh Tiến, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng
- Hà Nội.
Hỏi: Qua việc làm của Viện kiểm sát nhân dân, em có suy nghĩ gì về

pháp luật của nước ta?
TL: Việc làm đó chững tỏ nước ta rất tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ
phải.
Từ đó giáo viên giới thiệu: Trong cuộc sống để duy trì tôn ti trật tự, xây
dựng các mối quan hệ lành mạnh giữa người với người, việc tôn trọng lẽ phải là
vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Vậy tôn trọng lẽ phải là gì? Tôn
trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào trong đời sống xã hội của mỗi con người?
Là công dân - học sinh, em cần làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải? Để
giải đáp những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày
hôm nay. Bài 1: Tôn trọng lẽ phải.
Qua đoạn thông tin ngắn trên, các em dần định hình cho mình lẽ phải
có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Từ đó các em sẽ biết bản thân
mình cần phải cư xử như thế nào trong các mối quan hệ xã hội với mọi người
xung quanh. Khi đi vào tìm hiểu nội dung bài học, các em sẽ không bị bỡ ngỡ
mà tiếp thu bài học nhanh hơn. Qua đó, các em đã dần rèn được cho mình kĩ
năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng thể hiện sự tự tin trong cuộc sống.


Ví dụ 2: Khi dạy bài 2: Liêm khiết. Để dẫn dắt học sinh vào bài học
mới, giáo viên đưa ra mẩu chuyện ngắn: Vào ngày 18/07/2009, tại Siêu thị số 2
ở 292 Tây Sơn - Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Diệu tình cờ nhìn thấy
chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu
thị vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, giấy đăng ký xe, chứng minh
nhân dân, thẻ ATM và một số giấy tờ quan trọng khác. Anh đã tìm cách liên hệ
cho chủ nhân là chị Tống Thị Oanh đang công tác tại Công ty Xây dựng Nhà
Việt để trả lại chiếc ví trên.
Hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của anh Diệu? Qua việc làm này, em
thấy anh Diệu là người như thế nào?
TL: Việc làm của anh Diệu vô cùng có ý nghĩa. Điều đó cho thấy anh là
người luôn sống trong sạch, không tham lam, là người có nhân cách cao đẹp.

Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống này cần lắm
những người như anh Diệu. Sự liêm khiết, lối sống không tham lam luôn giúp
cho con người ta sống thanh thản, thoải mái, làm được nhiều việc tốt cho đời.
Mối quan hệ của mọi người trong xã hội trở nên gần gũi hơn, gắn bó hơn và đó
cũng là nền tảng xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh. Vậy để hiểu rõ hơn
về đức tính liêm khiết cũng như là học sinh, các em cần làm gì để trở thành
những người công dân biết sống liêm khiết, đề cao chính nghĩa, phê phán sự
tham lam dối trá, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 2:
Liêm khiết.
Qua câu chuyện này, bước đầu giáo viên giúp các em hiểu được người
có đức tính liêm khiết là người sống như thế nào. Qua việc làm của anh Diệu,
các em đang dần rèn cho mình kĩ năng xác định giá trị của sự liêm khiết.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo, khi giới thiệu bài
mới, giáo viên đưa ra mẩu chuyện ngắn: Một chiếc máy thái rau củ quả cho chăn
nuôi có thể thay thế 20 người… Chủ nhân của ý tưởng sáng tạo ấy là em
Nguyễn Trọng Đoàn, lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ
(TP. Ninh Bình). Năm 2010, sáng chế của em vừa được chọn là 1 trong 5 ý
tưởng sáng tạo của Tỉnh để tham dự: “Cuộc thi dành cho thanh thiếu niên toàn
quốc lần thứ V”. Và cũng là 1 trong 10 em thay mặt cho hàng triệu thanh thiếu
niên, nhi đồng cả nước đi dự triển lãm
sáng tạo tuổi trẻ lần thứ 6 tại Nigeria.
Đoàn thanh niên cộng sản HCM đã
trao tặng em danh hiệu: “Tuổi trẻ sáng
tạo” và giải 3 về giải pháp giảm thiểu
nặng lượng Quốc gia cùng Cúp do
Ban tổ chức cuộc thi trao tặng.
? Em có nhận xét gì về tinh thần học
tập và làm việc của bạn Nguyễn Trọng
Đoàn?
TL: Đoàn là một học sinh có tinh thần

học tập và lao động một cách tự giác, sáng tạo.
GV: Nhờ có tinh thần học tập, lao động tự giác và nhờ có sự kiên trì,
quyết tâm và sự đam mê với khoa học, Đoàn đã sáng tạo ra một loại công cụ


phục vụ cho chăn nuôi mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Và không chỉ có
Đoàn, hiện nay trong xã hội có rất nhiều người như thế. Hàng ngày họ đã lao
động một cách miệt mài, không mệt mỏi, họ dành hết thời gian của mình để
sáng tạo cho thế giới nhiều giá trị vật chất, tinh thần vĩ đại góp phần làm cho xã
hội ngày càng phát triển phồn vinh hơn. Vậy là học sinh và trong tương lai các
em sẽ là những người lao động, các em cần phải làm gì để rèn luyện bản thân
mình trở thành người lao động có tinh thần tự giác và luôn có ý thức sáng tạo
trong công việc, cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm
nay Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo.
Qua mẩu chuyện ngắn này, giáo viên giúp cho học sinh thấy được tầm
quan trọng của việc lao động tự giác và sáng tạo để các em dần hình dung ra nội
dung bài học mà các em sắp tìm hiểu và bắt đầu định hình cho mình một số cách
rèn luyện phù hợp với lứa tuổi. Qua đó các em cũng tự rèn cho mình kĩ năng đặt
mục tiêu, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm để trở thành người lao động
có ích cho đất nước.
2.2. Sử dụng những mẩu chuyện ngắn để khai thác nội dung bài học
Mục đích: Có rất nhiều phương tiện giáo viên có thể linh hoạt áp dụng
trong bài dạy của mình. Nhưng đối với đặc thù môn GDCD thì luôn yêu cầu
người giáo viên linh hoạt, nhạy bén trong việc sử dụng các phương tiện dạy học.
Với đặc thù là môn học mang tính chất liên hệ thực tế nhiều nên người giáo viên
nên sử dụng những câu chuyện người thật việc thật để minh chứng cho nội dung
bài học. Chính việc làm đó sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức hơn và khả năng
vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài mục
đích trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản thì người giáo viên cũng
không quên rèn cho các em các kĩ năng sống cơ bản nhất.

Cách thực hiện: Trong khi nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học, giáo
viên khéo léo đưa những mẩu chuyện ngắn vào bài học hoặc yêu cầu học sinh
trình bày trước lớp một vài mẩu chuyện ngắn liên quan đến nội dung bài học do
các em sưu tầm được để giúp cho tiết học sinh động hơn, hứng thú hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 3: Tôn trọng người khác. Khi tìm hiểu về ý nghĩa của
việc tôn trọng người khác, giáo viên có thể kể chuyện: “Những vị khách tí hon”
(Trích Kể chuyện Bác Hồ Sđd, T.4).
Có một lần, vào dịp sinh nhật Bác Hồ, vừa mới sáng sớm, đồng chí Kỳ thư kí cùng các con mình và con đồng chí Cẩn - người nấu ăn cho Bác, mang
hoa vào để chúc thọ Bác. Thấy các cháu đến, Bác Hồ rất vui, nhưng vì đang làm
dở công việc nên Bác bảo đồng chí Kỳ đưa các cháu xuống nhà lấy nước và
bánh kẹo mời các cháu, làm việc xong Bác sẽ xuống gặp và vui với các cháu.
Đồng chí Kỳ dẫn các “vị khách tí hon” xuống nhà nhưng nghĩ đây là con mình
và con anh Cẩn nên không mời các cháu vào phòng mà để các cháu chơi ngoài
vườn. Một lúc sau, Bác xuống, nhìn thấy thế, Bác tỏ ý không bằng lòng, Người
hỏi đồng chí thư kí: “Sao chú không lấy bánh kẹo, rót nước mời các cháu?”.
Đồng chí Kỳ thưa với Bác: “Thưa Bác, đây là con cháu trong nhà nên xin Bác
cứ để các cháu chơi ở sân, không cần phải tiếp bánh kẹo gì Bác ạ”. Biết đồng chí
thư kí nghĩ chưa đúng, Bác ôn tồn nói, có ý phê bình: “Các cháu là con của các
chú, nhưng là khách của Bác. Bác đang bận, thì chú phải tiếp giúp Bác”. Lời


Bác nói nhẹ nhàng nhưng thật thấm thía. Hiểu
được ý nghĩa lớn lao trong câu Bác nói và thấy
khuyết điểm của mình chưa làm đúng ý Bác,
nên đồng chí liền mời các “vị khách tí hon”
vào phòng, lấy bánh kẹo và pha nước tiếp các
cháu như những khách người lớn đến gặp Bác.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đối xử
của Bác Hồ với mọi người?
TL: Sự quan tâm của Bác là không phân

biệt tuổi tác, Bác quan tâm và tôn trọng tất cả
mọi người dù đó là trẻ em.
Qua đó, GV giúp HS thấy được Bác là
tấm gương lớn về tấm lòng nhân hậu, hết mực
yêu thương con người. Qua câu chuyện học
sinh sẽ hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng
người khác trong cuộc sống thường ngày, cố
gắng rèn luyện để học tập đức tính này của Bác. Từ đó giúp các em rèn kĩ năng
ra quyết định, kiểm soát cảm xúc của bản thân, kĩ năng giao tiếp với mọi người
xung quanh.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 19: Quyền tự do ngôn luận, khi tìm hiểu Một số quy
định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Sau khi tìm hiểu một số quy định
của Bộ luật hình sự 1999 về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, GV kể cho HS nghe câu chuyện của chị Lê Thị Hoài Nam
gửi từ Email: cho trang wed của Tòa án nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế. Chị chia sẻ: Vừa qua chị đã bị kẻ xấu loan tin đồn thất
thiệt xúc phạm đến danh dự. Họ vu khống chị đã quan hệ đồi bại với người khác
bị chồng bắt được đánh đập. Chị đang công tác tại trường mầm non với chức vụ
hiệu trưởng. Tin đồn đã lan rộng khắp nơi làm cho toàn thể phụ huynh hoang
mang không tin tưởng chị. Danh dự của chị bị chà đạp nặng nề. Qua quá trình
điều tra, hai vợ chồng chị đã tìm ra những người gây ra tin đồn.
Hỏi: Theo các em, người cố tình đưa tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng xấu
đến danh dự, nhân phẩm của người khác có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
TL: Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì đã xúc phạm đến danh dự của
người khác.
Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát khoản 1, khoản 3 điều 122 Bộ
luật hình sự năm 1999 về Tội vu khống:
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc
phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
hoặc là bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền

thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm”.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm”.
Hỏi: Đối với những hành vi sai trái kể trên, chúng ta cần phải có thái độ


như thế nào?
TL: Cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ và gay gắt.
Qua đó giáo dục học sinh cần tránh đưa tin đồn thất thiệt, nói xấu làm
ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm của người khác.
Hỏi: Qua những câu chuyện kể trên, các em hãy cho biết công dân cần
phải thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào?
TL: Tự do ngôn luận phải tuân thep quy định của pháp luật nếu không thì
xã hội sẽ rối loạn, mọi người mất quyền tự do cá nhân.
Sau khi nghe xong những câu chuyện này, học sinh sẽ rút ra được bài học
cho bản thân. Cần thực hiện quyền tự do ngôn luận đúng với quy định của pháp
luật, phát huy được sức mạnh của ngôn luận trong học tập và trong cuộc sống.
Đồng thời thông qua những câu chuyện này, các em cũng rèn được một số kĩ
năng như tư duy phê phán, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng
tìm kiếm và xử lí thông tin...
2.3. Sử dụng những mẩu chuyện ngắn trong thảo luận nhóm
Mục đích: Giáo viên sử dụng những mẩu chuyện ngắn kết hợp với
phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tính tích cực của
HS trong hoạt động tập thể. Qua hoạt động chung, các em sẽ có thái độ, cách
nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn, sâu sắc hơn, khắc sâu nội dung, ý nghĩa của bài
học.
Cách thực hiện: Trong quá trình giảng dạy, GV đưa ra nội dung các câu
chuyện sau đó kết hợp cho các em làm việc nhóm để các em nêu lên quan điểm,

cách nhìn nhận vấn đề, cách đánh giá nội dung câu chuyện. Từ đó, dẫn dắt học
sinh vào nội dung bài học một cách nhẹ nhàng. Đồng thời giúp các em rút ra cho
mình những bài học quý giá áp dụng vào trong cuộc sống thực tiễn của bản thân.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. Khi tìm
hiểu về một số biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh, GV kể cho HS
nghe câu chuyện “Chín năm cõng bạn đến trường”. Nói đến em Nguyễn Thị
Lân, học sinh Lớp 11B8, Trường THPT Lê Văn Hưu (Thiệu Hóa, Thanh Hóa),
chín năm liên tục cõng bạn bị bại liệt đến trường, thầy cô giáo và các bạn luôn
dành cho Lân những lời trìu mến. Hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ Lân phải đi
vào miền Nam làm thuê. Ông bà nội bị mù lòa, hai đứa em còn nhỏ nên mỗi
buổi sáng Lân phải thức dậy rất
sớm dọn dẹp nhà cửa và lo cho
các em đi học, sau đó vòng về
cuối xã để cõng bạn là Nguyễn
Thị Liên bị bại liệt tới trường.
Mặc dù vất vả nhưng Lân luôn
cố gắng giúp bạn và là con
ngoan, trò giỏi. Những năm học
tiểu học và THCS, Lân luôn đạt
học sinh tiên tiến. Đặc biệt,
năm lớp 9 em đạt học sinh giỏi
cấp huyện môn Ngữ văn. Em
còn là đoàn viên xuất sắc trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương


đạo đức Hồ Chí Minh” của huyện Thiệu Hóa.
Sau khi nghe xong câu chuyện GV đưa câu hỏi thảo luận: Em có nhận xét
gì về việc làm của bạn Lân trong câu chuyện trên? Em học tập được gì từ việc
làm của Lân?
TL: Việc làm của Lân vô cùng có ý nghĩa không chỉ thể hiện sự tương

thân tương ái giữa con người mà còn là một tình bạn đẹp, thắm thiết, chân thành,
hy sinh quyền lợi vì bạn. Đó là sự thông cảm và đồng cảm sâu sắc với nhau. Cần
học tập Lân đức tính chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ bạn vượt qua khó
khăn.
Qua câu chuyện này, giáo viên giúp HS nhận ra giá trị đích thực của tình
bạn chân chính. Chỉ có tình bạn chân chính mới giúp người ta sống có mục đích,
có lý tưởng tươi đẹp, họ giám sẵn sàng hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau trong
những hoàn cảnh khó khăn. Qua đó các em biết cần phải có cách đối xử chân
tình với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi hoàn cảnh khó khăn mà bạn cần
mình. Làm được như thế mới xây dựng được tình bạn trong sáng, lành mạnh.
Qua việc giúp HS hiểu về một tình bạn tốt, GV đã giúp học sinh rèn được kĩ
năng xác định giá trị, kĩ năng ứng xử giao tiếp, kĩ năng kiên định.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình,
khi tìm hiểu Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân
trong gia đình, Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, GV có
thể sử dụng mẩu chuyện ngắn
vào bài học để học sinh thảo
luận: Năm 2012, người dân thôn
Cao Xá (Đức Thượng, Hoài
Đức, Hà Nội) đi đâu cũng bàn
tán chuyện bà Nhưng bị vợ
chồng cô con gái cả đánh và
nhét bùn đất vào mồm. Chuyện
là bà có hai cô con gái. Bà bán
đi mảnh đất của gia đình để chia
tài sản cho các con. Số tiền bà bán được là 1,35 tỷ đồng, chia cho mỗi cô con gái
600 triệu, còn 150 triệu định gửi ngân hàng lấy lãi hàng tháng chi tiêu cho cuộc
sống. Lúc đó vợ chồng chị Sâm (con gái lớn của bà Nhưng) đã hỏi vay số tiền
còn lại và hứa sẽ đứng ra phụng dưỡng mẹ. Bà nói: “Cứ tưởng mọi chuyện cứ
thế êm đềm trôi qua nhưng từ lúc tôi đưa tiền cho chúng nó thì chúng nó chẳng

những không chăm lo cho tôi mà còn nhiều lần đối xử thậm tệ, chửi bới lăng mạ
tôi”. Ngoài ra chị Sâm còn hùa với chồng mình nhét đất vào mồm bà Nhưng.
Người con gái thứ hai ra bênh mẹ cũng bị vợ chồng chị gái đánh tím mắt, sưng
mồm.
Câu hỏi thảo luận: Theo em, hành vi của vợ chồng người con gái lớn của
bà Nhưng có vi phạm pháp luật hay không? Vì sao? Đối với những hành vi này,
chúng ta cần phải tỏ thái độ như thế nào?
TL: Hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật: Thứ nhất họ đã xúc phạm
đến thân thể, sức khỏe của bà Nhưng. Thứ hai, họ đã vi phạm pháp luật về hôn
nhân, gia đình, ngược đãi, xúc phạm cha mẹ mình. Đối với các hành vi sai trái


này, chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ và pháp luật phải xử lí nghiêm minh.
Sau đó GV giới thiệu Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và
Điều 151 Bộ luật hình sự.
Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi
dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông
bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
Điều 151 Bộ luật hình sự: Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến
3 năm.
Qua mẩu chuyện ngắn trên và qua hai điều luật mà giáo viên giới thiệu,
học sinh hiểu được rằng mình cần phải có trách nhiệm như thế nào với ông bà,
cha mẹ. Nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị xứ lí nghiêm
minh, dư luận xã hội lên án, chê cười. Đồng thời, qua câu chuyện này, các em
được bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về những hành vi sai trái và sẽ kiên
định trong việc thực hiện bổn phận đúng đắn đối với gia đình. Điều đó có nghĩa

là các em đang rèn cho mình kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, kĩ năng kiên
định và kĩ năng tư duy phê phán.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 19: Quyền tự do ngôn luận, khi tìm hiểu Một số quy
định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Để giúp HS hiểu được khi sử dụng
quyền tự do ngôn luận, các em cần phải tuân theo đúng các quy định của pháp
luật, không sử dụng quyền này vào các mục đích xấu như tuyên truyền nói xấu
Đảng, nhà nước và nhân dân. GV
đưa ra câu chuyện: Nguyễn
Phương Uyên (SN 1992, tại Bình
Thuận) là sinh viên năm 3, cán
bộ đoàn Trường Đại học Công
nghệ Thực phẩm TP.HCM và
Đinh Nguyên Kha (SN 1988 ở
TP.Tân An, tỉnh Long An) hành
nghề sửa chữa máy vi tính.
Tháng 5/2012 Kha và Uyên làm
quen với Nguyễn Thiện Thành
(đối tượng đang bị TP.HCM truy
nã do liên quan đến hoạt động
chống phá nhà nước) hiện đang sinh sống tại Thái Lan. Qua thời gian liên lạc
trên facebook, Thành đã rủ rê Kha và Uyên tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu
nước” thực tế là tổ chức phản động chống phá nhà nước. Thành đã chuyển cho
Kha và Uyên các tài liệu phản động, Kha đem dán tại khu vực công cộng, các
trục đường chính tại thành thị, nông thôn kèm theo cờ vàng 3 sọc đỏ (in trên
giấy A4) của chế độ VN cộng hòa trước đây. Kha và Uyên còn rải rất nhiều
truyền đơn có nội dung kích động, xuyên tạc Đảng, nhà nước trên quy mô rộng
ở những nơi đông người. Và tất cả đều được chụp hình lại sau đó chuyển cho


Thành và các hình ảnh này đều được đăng tải trên trang wed “Tuổi trẻ yêu

nước”. Sau đó GV đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm:
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của
những đối tượng trên?
Sau khi các em làm việc nhóm, các em sẽ đưa ra câu trả lời: Đây là những
hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận nhằm mục đích xấu: phá hoại chính trị,
chống phá nhà nước, phủ nhận sự hy sinh xương máu của ông cha ta => hành vi
vi phạm pháp luật.
GV giới thiệu khoản 1, khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự 1999: Tội tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:
• Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
• Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân;
• Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười
năm đến hai mươi năm.
=> Với những tội danh gây ra, Kha bị kết án 10 năm tù còn Uyên bị kết
án 6 năm tù.
? Qua câu chuyện này, các em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Tham gia các trang mạng xã hội nhưng luôn phải có ý thức cảnh giác
trước những lời dụ dỗ kích động, mua chuộc của những kẻ xấu gây hại cho bản
thân và nhà nước. Phải luôn có sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà
nước đối với đất nước ta.
Thông qua việc thảo luận nhóm, các em đã đưa ra được quan điểm của
bản thân và cũng rút ra được bài học cho mình. Các em biết phê phán những
hành vi trái với quy định của pháp luật và từ đó cũng rèn cho mình thói quen
sống và làm việc theo pháp luật; đồng thời rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông
tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thể hiện sự tự tin.

2.4. Sử dụng những mẩu chuyện ngắn để nêu gương, liên hệ, vận
dụng thực tế.
Mục đích: Trong dạy học GDCD, việc giáo dục nêu gương có vai trò
quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Thông qua việc kể chuyện
nêu gương, giáo viên dùng ngôn ngữ tác động đến nhận thức của học sinh. Từ
đó, các em biết phân biệt những việc làm đúng, việc làm sai để có cái nhìn toàn
diện cũng như cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống, thực hành mọi việc luôn
tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và tiêu chuẩn đạo đức của con người.
Cách thực hiện: Giáo viên kết hợp với học sinh cùng sưu tầm và đưa
vào bài học những mẩu chuyện ngắn viết về những tấm gương, những con người
có nhân cách cao đẹp trong cuộc sống. Để từ đó nêu cao giá trị trong việc thực
hiện một số phẩm chất đạo đức của con người, đồng thời tìm ra một số cách rèn
luyện phù hợp cho lứa tuổi học sinh. Thông quá đó, giáo viên cũng thực hiện
được mục đích rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết, cơ bản nhất trong cuộc


sống.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 2: Liêm khiết. Sau khi giúp học sinh hiểu một số ý
nghĩa của việc sống liêm khiết, ở phần liên hệ thực tế, GV yêu cầu học sinh sưu
tầm một số tấm gương sống liêm khiết mà các em biết trong cuộc sống, trên báo
đài, ti vi. HS đã đưa ra câu chuyện về một em bé 6 tuổi Nguyễn Ngọc Khang
đang học lớp 1 tại
trường Trần Quốc
Toản (xã Phú Xuân,
huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai) được trao
bằng khen vì lòng
thẳng thắn và sự gan
dạ.


trường
Khang học, thời gian
gần đây có hiện
tượng một số bạn
nhỏ bị kẻ xấu bắt cóc đưa đi để trấn lột vàng khiến cả nhà trường và phụ huynh
bất an. Ngày 11/4/2013 vừa qua, lợi dụng lúc bảo vệ mở cổng trường để phụ
huynh đưa con đi học, một kẻ xấu đã dụ dỗ một học sinh tháo đôi hoa tai vàng
đưa cho mình, khi thấy Khang phát hiện ra chuyện này, kẻ xấu đã đưa cho cậu
bé 10.000 đồng rồi dọa dẫm nếu mách sẽ bị đánh. Nhưng cậu bé gan dạ không
sợ hãi, cậu không nhận tiền và còn nhanh trí chạy đi báo với thầy cô, nhờ thế
nhà trường đã cho khóa cổng và mời công an đến bắt ngay kẻ gian manh.
UBND huyện Tân Phú hôm 8/5/2013 đã tổ chức trao bằng khen và tặng thưởng
cậu bé Khang 2 triệu đồng.
Hỏi: Việc làm của bé Khang để lại cho ta những suy nghĩ gì?
TL: Khang là một em bé rất dũng cảm, trong sáng. Mặc dù em còn rất nhỏ
nhưng em đã có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, cậu bé còn tỏ ra mình
là người không coi trọng đồng tiền.
Hỏi: Qua câu chuyện này, em học tập được đức tính gì của Khang?
TL: Học tập ở Khang sự dũng cảm, thái độ không coi trọng giá trị vật
chất.
Qua câu chuyện này, từ việc làm nhỏ bé nhưng ý nghĩa lớn của Khang là
bài học sâu sắc cho tất cả học sinh. Đó là tấm gương sáng đáng để cho các em
học tập và noi theo. Từ đó các em sẽ tự biết liên hệ với bản thân mình, những
việc làm được và chưa làm được để có hướng phát huy và khắc phục trong
tương lai. Đây cũng chính là đang giúp các em rèn kĩ năng xác định giá trị, kĩ
năng tư duy phê phán những việc làm không tốt trong xã hội trong việc thực
hành đức tính liêm khiết để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn trong tương lai.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 10: Tự lập, khi tìm hiểu cách rèn luyện, giáo viên
đưa ra câu chuyện về thầy Nguyễn Ngọc Kí - tấm gương sáng ngời về nghị lực
vượt lên số phận. Qua cơn bạo bệnh lúc 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Kí đã không còn

khả năng vận động ở đôi bàn tay. Để thực hiện được ước mơ đến lớp, cậu bé đã
phải kiên trì luyện tập, vượt bao khó khăn thử thách để tập viết bằng chân. Và


sau đó thì thành công đã hé mở với Nguyễn Ngọc Kí, không chỉ trở thành một
học sinh giỏi mà sau này ông còn là một người thầy được biết bao thế hệ học
sinh Việt Nam tin yêu, kính trọng. Ông luôn tự lập trong cuộc sống, vượt lên
trên số phận khắc nghiệt để đạt được niềm mơ ước của bản thân và thắp sáng
ước mơ cho các thế hệ thanh niên - học sinh Việt Nam.
Hỏi: Em học tập được gì từ tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Kí?
TL: Thầy là tấm gương sáng ngời về nghị
lực phi thường, đó là sự tự lập, dám đương đầu
với khó khăn thử thách, vượt lên trên sự khắc
nghiệt của định mệnh. Đây đều là những phẩm
chất nhân cách tuyệt vời mà tất cả chúng ta cần
phải học tập và noi theo. Bằng lòng kính nể,
khâm phục đối với thầy Nguyễn Ngọc Kí, các
em đang dần rèn cho mình một số kĩ năng như
kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự tự
tin, dám quyết định và làm những việc có ý
nghĩa trong cuộc sống, kĩ năng đặt ra mục tiêu
và đảm đương trách nhiệm của bản thân với gia
đình, xã hội và mọi người xung quanh.
Ngoài tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Kí
thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm
thêm nhiều câu chuyện khác về các tấm gương
sống tự lập để khơi dậy ở học sinh ý thức học tập và làm theo những con người
vĩ đại như thế.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trong phần cách rèn luyện, GV yêu cầu học sinh kể một vài mẩu chuyện

ngắn về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật. Trong số những mẩu
chuyện ấy có câu chuyện viết về Bác Hồ. Cả cuộc đời chủ tịch Hồ Chí
Minh là một tấm gương mẫu mực về việc tôn trọng pháp luật.
Từ công việc quốc gia đại sự cho đến những việc làm thường
ngày Người đều luôn coi trọng nguyên tắc sống và làm việc
theo pháp luật. Hàng ngày, Bác thường căn dặn các chiến sĩ
cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng
nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết thì
phải triệt để thi hành. Nếu đặt ra cho mình những việc phải làm
thì cương quyết thực hiện cho bằng được”. Có lần Bác đến thăm
một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước
ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào
chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi
dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để
dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi
nghi thức như người dân đến lễ. Trên đường từ chùa về nhà, xe
đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố
đang lúc đông người. Xe chở Bác cũng như các xe khác đều
dừng lại cả. Mọi người trong xe lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân


trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì dễ gây tắc nghẽn.
Nghĩ vậy, cả xe bèn cử một chiến sĩ cảnh vệ chạy đến bục yêu
cầu công an giao thông mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã
hiểu ý. Bác ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế.
Phải gương mẫu tôn trọng luật
lệ giao thông, không nên bắt
người khác nhường quyền ưu
tiên cho mình”.
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về

những việc làm của Bác? Em
học tập từ Bác đức tính gì? Bản
thân em là học sinh, em cần
làm gì để chứng tỏ mình là
người biết sống tôn trọng pháp
luật?
Qua những gợi ý của giáo viên,
tất cả học sinh đều cảm thấy vô cùng
khâm phục một nhân cách vĩ đại như
Bác. Người là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo. Từ đó các em ý thức
được rằng, đất nước muốn phát triển thì rất cần có những con người biết sống và
chấp hành đúng pháp luật. Các em sẽ đưa ra được cho mình những kế hoạch,
phương hướng, việc làm đúng đắn không vi phạm quy định pháp luật của nhà
nước, góp phần xây dựng đất nước vững mạnh và ổn định. Khi đã ý thức được
mọi việc, các em sẽ kiên định trong mọi hành vi, biết tự ra quyết định cho mình
trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn biết sống có trách nhiệm với bản thân và
mọi người xung quanh.
Ngoài ra thì câu chuyện này cũng có thể được sử dụng khi đưa HS tìm
hiểu một số cách rèn luyện đức tính tôn trọng pháp luật và kỉ luật trong bài 5:
Pháp luật và kỉ luật.
2.5. Sử dụng những mẩu chuyện ngắn để củng cố nội dung bài học
Mục đích: Sau mỗi bài học thì việc củng cố lại kiến thức cho học sinh vô
cùng quan trọng và cần thiết. Để giúp học sinh nắm rõ hơn và cũng để nhớ bài
học nhanh hơn thì khi củng cố người giáo viên cũng phải chọn những phương
pháp hoặc phương tiện dạy học cho phù hợp. Đưa một vài mẩu chuyện ngắn
cũng là cách giúp các em tiếp cận gần hơn với thực tế vì đó là những câu chuyện
chứa đầy tính chất nhân văn, có tác dụng đi sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của
con người.
Cách thực hiện: Để củng cố lại toàn bộ kiến thức bài học mà các em vừa
tìm hiểu, giáo viên kết hợp cùng học sinh sưu tầm một số mẩu chuyện ngắn có

nội dung dễ hiểu vừa để củng cố lại kiến thức cho học sinh vừa là hình thức để
nêu gương giáo dục nhân cách cho các em.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Giữ chữ tín. Sau khi giúp học sinh đi tìm hiểu toàn
bộ nội dung bài học cũng như đề ra một số biện pháp rèn luyện cho học sinh,
củng cố kiến thức bằng việc cho các em thực hành một số bài tập, để khắc sâu
hơn về ý nghĩa của việc giữ chữ tín, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm một vài


mẩu chuyện ngắn có nội dung liên quan đến bài học, trong đó có mẩu chuyện
viết về bà lão bán rau đang được cộng đồng mạng chia sẻ trong thời gian qua:
Có một bà lão bán rau với giọng nói khàn khàn chào khách nhưng chẳng có ai
để ý tới bà cụ. Rồi bỗng có một người đàn ông đi đến hỏi mua hết số rau của bà
già nhưng cũng không quên dặn rằng: cho tôi gửi, khi về sẽ ghé lấy. Ít hôm sau,
người đàn ông ghé lại chỗ bà cụ bán rau, thì người ta đang bàn tán về bà. Anh
hỏi có chuyện gì vậy, bà cụ bán rau đâu rồi? Họ trả lời: Tội nghiệp bà cụ, già cả
rồi, vậy mà hôm nọ có người mua rau rồi gửi lại, bà cố ngồi chờ để chủ đến lấy
rau nhưng chẳng thấy họ đâu cả. Hôm đó trời lại mưa dữ dội suốt ngày, bà cụ cứ
ngồi chờ đợi hoài trong giá rét. Vì lạnh quá bà già chịu không nổi, nên ngã bệnh
và đã qua đời...
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bà bán rau và việc làm của người
đàn ông đã mua rau? Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì cho mình?
TL: Qua việc làm của bà bán rau điều đó cho chúng ta thấy bà là người rất
coi trọng chữ tín, coi trọng nhân cách của bản thân mình. Còn người đàn ông kia
thì ngược lại, anh ta hờ hững với lời hứa của mình và hậu quả để lại đó là cái
chết của bà cụ. Bài học để lại cho tất cả chúng ta: Dù trong bất kì hoàn cảnh nào
thì lời hứa phải luôn được coi trọng. Nó là chìa khóa mở ra tầm hồn tri thức và
nhân cách cao đẹp của con người. Câu chuyện trên thật cảm kích về hành động
của bà khi mời khách, chờ khách. Dù già, dù nghèo, dù mưa gió, nhưng không
vì thế mà bà thất hứa, nuốt lời. Bà muốn được người khác tôn trọng, nên bà đã
giữ lòng tự trọng và bằng mọi cách để giữ chữ tín. Qua đoạn truyện ngắn này,

học sinh càng khắc sâu hơn vai trò quan trọng của việc giữ chữ tín. Điều đó thôi
thúc các em phải là những con người có lòng tự trọng, luôn biết đặt chữ tín của
bản thân lên hàng đầu trong mọi tình huống, hoàn cảnh. Qua đó thì các em cũng
sẽ rèn cho mình một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng
giải quyết vấn đề và kĩ năng tư duy phê phán.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS, sau khi hoàn tất
các nội dung bài học, để giáo dục tinh thần ý thức của học sinh trong việc phòng
chống nhiễm HIV/AIDS cũng như giáo dục, tuyên truyền các em cần có thái độ
tôn trọng, lối sống hòa đồng, gần gũi, giúp đỡ người có HIV hòa nhập với cuộc
sống cộng đồng. Giáo viên kể cho học sinh nghe một đoạn tâm sự ngắn của một
Bác sĩ đã từng bị phơi nhiễm HIV để qua đó các em sẽ thấu hiểu và sống sao
cho đúng với lương tâm, trách nhiệm của mình, thể hiện tinh thần tương thân
tương ái của người Việt Nam.
Năm 2001, khi đó, bác sĩ Hà là cán bộ trẻ phụ trách mảng y tế cộng đồng,
quản lý người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Một đêm cuối năm, khi lực lượng công an vây bắt 8 đối tượng sử dụng ma túy,
nghi có người nhiễm HIV nên anh được gọi đến lấy máu xét nghiệm cho họ. Chỉ
sau 5 phút, một thanh niên cho kết quả dương tính với HIV. Trong lúc mọi
người sơ hở, bất chợt, người này chồm qua mặt bàn, cầm chiếc xilanh chứa đầy
máu chọc thẳng vào tay bác sĩ Hà. Sau đó anh được uống thuốc phơi nhiễm sau
10 giờ. Những ngày uống thuốc chống nhiễm, thân thể anh gầy rộc, thậm chí đi
không vững do phản ứng làm suy tủy, thiếu máu của thuốc. Nhưng điều khiến
anh đau đớn hơn chính là sự kỳ thị của những đồng nghiệp, bạn bè. “Họ lảng


tránh, không dám ngồi cạnh tôi. Thậm chí khi tôi mời thuốc, họ kín đáo quay đi
ngắt bỏ phần đầu lọc do tay tôi cầm. Tất cả đồ vật cá nhân như cốc uống nước,
khăn mặt, bàn chải của tôi đều có thể khiến họ sợ. Lúc đó, tôi mới cảm nhận rõ
sự ruồng rẫy của xã hội với bệnh nhân HIV như thế nào”. May mắn, kết quả xét
nghiệm 1 tháng, 3 rồi 6, 9 và cuối cùng là 12 tháng của bác sĩ Hà cho kết quả âm

tính với HIV. Cũng từ đó, anh tự nguyện xin chuyển về công tác tại BV 09 để
trực tiếp khám chữa cho những bệnh nhân mang căn bệnh thế kỷ.
Qua đoạn tự sự ngắn này của Bác sĩ Hà, học sinh sẽ có cái nhìn khác đối
với những bệnh nhân nhiễm HIV. Không phải căn bệnh đã giết họ mà chính sự
ghẻ lạnh của mọi người là nguyên nhân của mọi sự đau khổ. Các em sẽ thấy cảm
thông hơn, thương xót hơn cho họ. Qua những việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn
đó, các em đã rèn cho mình được kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khác,
kĩ năng thu thập và xử lí các thông tin mà mình nghe được, thấy được.
III/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Qua thực tế áp dụng các giải pháp của đề tài này vào giảng dạy, tôi đã
theo dõi và thu được kết quả như sau:
- Học sinh rất hứng thú với các câu chuyện mà giáo viên đưa ra.
- Từ các câu chuyện, học sinh dễ dàng liên hệ với thực tế của bản thân các
em. Mỗi câu chuyện các em sẽ rút ra được bài học cho bản thân. Từ đó giúp các
em hình thành quan niệm sống cũng như cách sống mang ý nghĩa tích cưc hơn.
- Thông qua các mẩu chuyện ngắn, các em đã được trang bị một số kĩ
năng sống cơ bản mà lứa tuổi các em cần phải có như kĩ năng giao tiếp, ứng xử,
kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng thu thập và xử lý
thông tin, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng ứng phó, kĩ năng thể hiện sự tự tin…
Trước khi thực hiện đề tài:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
Khối
TL
TL
TL

TL
TL
TL
8
SL
SL
SL
SL
SL
SL
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
13
334
38.9 120 35.9 69 20.7 15 4.5 0
0 319 95.5
0
Sau khi thực hiện đề tài:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
Khối
TL

TL
TL
TL
TL
TL
8
SL
SL
SL
SL
SL
SL
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
0
0
0
0 334 100
334 163 48.8 143 42.8 28 8.4


IV/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Nếu thực hiện tốt các phương pháp trong chuyên đề này thì theo tôi thấy:
- Thay đổi quan niệm, suy nghĩ của học sinh về vai trò, vị trí môn GDCD
ở trường THCS.
- Kích thích hứng thú tò mò, ham hiểu biết của học sinh.

- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng không áp đặt.
- Khả năng liên hệ thực tế của học sinh ngày càng linh hoạt và dễ dàng
hơn.
- Giúp học sinh biết đặt ra kế hoạch rèn luyện bản thân thông qua việc rèn
luyện được một số kĩ năng sống cơ bản.
- Giúp người giáo viên linh hoạt hơn trong các bước lên lớp, trau dồi nâng
cao tay nghề của mình. Bên cạnh đó, giúp người giáo viên sáng tạo hơn trong
việc thay đổi phương pháp dạy học thụ động trước đây.
Song song với kết quả đạt được, sau khi thực hiện xong đề tài này tôi
cũng có một số khuyến nghị như sau:
- Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, cần tích cực trau dồi và rèn luyện
các kĩ năng sống cho bản thân, vì hơn ai hết chính sự tự tin và khả năng giải
quyết khéo léo mọi tình huống xảy ra trong thực tế giảng dạy và cuộc sống của
giáo viên chính là những bài học tự nhiên và có hiệu quả nhất đối với học sinh.
“Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
- Nhà trường cần đầu từ thêm các tài liệu về giáo dục các kĩ năng sống
như: Từ điển GDCD, các tình huống đạo đức và pháp luật, …
- Cần trang bị thêm sách, truyện để người giáo viên có thêm tư liệu dạy
học bộ môn.
- Cần có những giải pháp để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về
tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống để từ đó nâng cao hơn nữa chất
lượng giáo dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy
của mình. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để đề
tài của tôi được hoàn thiện hơn.
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Để thực hiện chuyên đề này tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
- Lý luận dạy học môn giáo dục công dân ở trường phổ thông - Tác giả:
Vũ Đình Bảy - Đặng Xuân Điều - Nguyễn Thành Minh - Vũ Văn Thục (Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội)

- Phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THCS - Tác giả: Nguyễn
Mạnh Hoài.
- Sách giáo viên, sách giáo khoa GDCD 8 - Nhà xuất bản giáo dục
- Những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Nguồn internet.
- Những mẩu chuyện người thật, việc thật - Nguồn internet.



×