Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.51 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG DẠY HỌC ĐỊA 9
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Biến đổi khí hậu toàn cầu và sự suy giảm đa dạng sinh học” là những thuật ngữ
không chỉ nghe quen thuộc với những người học Địa lý mà bất kỳ ai cũng biết đến
điều này. Điều quan trọng ở đây là nghe xong chúng ta có cảm giác gì? Có tự nhận
thấy mình có trách nhiệm gì? Hay cho rằng điều đó không phải là việc của mình.
Trong những năm gần đây, khí hậu thế giới có rất nhiều biến động bất thường
gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia
trên thế giới.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu thế giới là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và
đất liền khác làm thay đổi thành phần cấu trúc khí quyển......
Hiện nay, Trái đất đang nóng lên biểu hiện cụ thể là sự tan băng ở hai cực và
vùng núi cao, gia tăng nền nhiệt độ trung bình của nhiều quốc gia và khu vực đã
làm thu hẹp không gian sinh sống, gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường, vấn
đề an ninh lương thực, các vấn đề sức khoẻ.
Với tổng chiều dài 3260 km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức
độ dễ bị tổn thương cao trước sự biến đổi khí hậu. Theo thống kê, Đồng bằng Sông
Cửu Long có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện
ven biển đang bị nước biển xâm lấn đến mức báo động. Nếu nhiệt độ trên Trái đất
tăng thêm 200 C thì đồng bằng Sông Cửu Long sẽ ngập 1.708km2 đất ... Đó là một
trong số rất nhiều những hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt
Nam.
Một trong số những nguyên nhân làm cho những tác động của việc biến đổi
khí hậu toàn cầu trở nên trầm trọng hơn là do tâm lý chủ quan, bị động và thiếu
kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng ứng phó với những bất thường của thời tiết. Vì vậy,
việc giáo dục cho học sinh thích ứng với sự biến đổi toàn cầu là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục trong thời kỳ mới.


Thực tế là một tỷ lệ lớn người dân Việt Nam còn chưa có đầy đủ hiểu biết
cũng như sự quan tâm tới vấn đề này. Cùng với đó là sự thiếu hụt về những kỹ năng
cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, một yêu cầu bức thiết
lúc này là cần phải tuyên truyền giáo dục bằng mọi hình thức cho người dân hiểu
được nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục sự biến đổi khí hậu. Trong đó hình
1


thức giáo dục cho học sinh ở nhà trường là thiết thực nhất. Vì học sinh là những
chủ nhân tương lai của đất nước.
Qua quá trình giảng dạy môn Địa lý 9 tôi đã sử dụng một số phương pháp thích
hợp để giáo dục học sinh và đã đạt được hiệu quả cao và xin được chia sẻ qua đề
tài “Một số phương pháp tích hợp biến đổi khí hậu trong giảng dạy Địa lý 9” ở
Trường THCS Vĩnh Tân.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 ổ bão lớn
của thế giới. Bão lũ xảy ra thường xuyên ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại
cả về người và của. Trong đó, ngành giáo dục phải gánh chịu những tác hại không
nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động dạy và học của học sinh và giáo viên.
Thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa Chiến lược
quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và đề ra một số đề án,
chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu của Chính phủ.
Bộ cũng đã ban hành “Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020” và
“Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn
2011-2015”
Từ năm học 2014 - 2015, theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và sở giáo dục các
trường đưa nội dung biến đổi khí hậu vào các bài giảng và các hoạt động thường
xuyên của nhà trường bằng nhiều hình thức như: Giảng dạy chuyên đề, lồng ghép,

tích hợp kiến thức ứng phó thiên tai vào bài giảng đối với các môn có liên quan;
Triển khai các cuộc thi, các cuộc hành trình dã ngoại tìm hiểu thiên nhiên có liên
quan đến biến đổi khí hậu và phòng ngừa rủi ro thiên tai…tùy theo điều kiện thực
tiễn của từng trường.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. Dưới đây tôi xin đưa
ra một số phương pháp dạy học mà theo tôi thì các phương pháp tổ chức dạy học
có nhiều khả năng để tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lý 9.
2.1 Sử dụng tranh, ảnh địa lí
Việc sử dụng tranh, ảnh có nội dung về biến đổi khí hậu giúp HS có thể dễ
dàng nhận biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu. Cùng
với tranh, ảnh giáo khoa, GV nên sử dụng những ảnh minh họa có nội dung liên
quan đến biến đổi khí hậu gắn với bài học.
Bản chất của phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lý là hướng dẫn HS quan
sát, phân tích tranh, ảnh để lĩnh hội kiến thức.
Ví dụ 1: Chủ đề kinh tế: Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển và phân bố nông nghiệp.
2


Khi dạy mục 2: Tài nguyên khí hậu: Sau khi tìm hiểu xong những thuận lợi của
khí hậu.
Gv yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh: Bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối, rét
hại … kết hợp nội dung kiến thức SGK để trả lời:

Bão

Lũ lụt

Hạn hán


Rét đậm

Rét hại

Sương muối

H: Nêu một số khó khăn do khí hậu gây ra đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
Hs dựa vào tranh ảnh và kiến thức của bản thân để trả lời.
=>Từ những khó khăn trên giáo viên yêu cầu hs: Nêu một số biện pháp để khắc
phục những khó khăn do khí hậu gây ra đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
* Gv yêu cầu học sinh liên hệ với địa phương: Em hãy cho biết ở Đồng Nai khó khăn
nào do khí hậu gây ra ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ? (nắng nóng, hạn hán 
thiếu nước đối với cây trồng)
Sau đó giáo viên giáo dục hs cách ứng phó với những thiên tai do khí hậu đem lại ở
địa phương mình đang sinh sống bằng cách đặt câu hỏi.
H: Bản thân các em cần phải làm gì để phòng, chống nắng nóng và hạn hán ?
- Phòng: Theo dõi dự báo thời tiết để tuyên truyền cần dự trữ nguồn nước. Tích cực
trồng cây xanh...
- Chống: Tiếp tục theo dõi dự báo thời tiết để tiết kiệm nước, sử dụng nguồn nước đã
dùng trong sinh hoạt để tưới cây...
Ví dụ 2: Chủ đề kinh tế: Nội dung 7: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Khi dạy mục 2: Công nghiệp điện: Sau khi tìm hiểu về công nghiệp điện.

3


Gv yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh kết hợp kiến thức bản thân để trả lời câu
hỏi:


Khai thác điện từ
năng lượng Mặt Trời

Khai thác điện từ gió

H: Hiện nay chúng ta đang khai thác nguồn năng lượng vô tận nào để thay thế cho
nguồn năng lượng hoá thạch?
Gv: Hiện nay việc khai thác nguồn năng lượng vô tận (sức gió, năng lượng Mặt
Trời...), thay thế nguồn năng lượng hoá thạch (dầu mỏ, than...) là rất cần thiết, vì nó
sẽ góp phần hạn chế việc suy giảm tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, sẽ góp
phần giảm nhẹ BĐKH. Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài,
Việt Nam có thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung
bình trong vùng biển Đông của Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại
biển Đông khá mạnh và biến đổi nhiều theo mùa. Trong chương trình đánh giá về
năng lượng của Châu Á, Ngân hàng Thế giới đã khảo sát chi tiết về năng lượng gió
khu vực Đông Nam Á mà trong đó có Việt Nam.
Sau đó GV giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho học sinh.
H: Là học sinh chúng ta cần có những việc làm gì để tiết kiệm điện?
Hs sẽ trả lời: Tắt điện khi ra khỏi lớp học, tiết kiệm nước…..
Như vậy, khi sử dụng tranh, ảnh. GV cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn
HS khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu
4


HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện
trên bức tranh, ảnh có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề biến đổi khí hậu.
Ví dụ 3: Chủ đề sự phân hóa lãnh thổ: Nội dung 12: Vùng Tây Nguyên
Khi dạy mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sau khi tìm hiểu xong
những thuận lợi của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây
Nguyên.

Gv yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh kết hợp kiến thức bản thân để trả lời
câu hỏi:

H: Về mặt tự nhiên, Vùng Tây Nguyên có khó khăn gì so với các vùng đã học ?
(Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng đối với cây trồng và sinh hoạt, nguy cơ
cháy rừng cao.)
H:Theo em có thể làm gì để giảm nhẹ và thích ứng với các khó khăn trên? ( Xây
dựng các hồ chứa nước, thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, sử dụng nước tiết
kiệm, nâng cao đời sống các dân tộc…)
GV nhấn mạnh :
Việc BVMT tự nhiên khai thác hợp lý tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng
là một nhiệm vụ quan trọng của vùng.
Hiện nay BĐKH ngày càng gia tăng, những khó khăn của Tây Nguyên càng nặng
nề hơn. Chúng ta cần có những hành động và việc làm thiết thực trong cuộc sống
hằng ngày để góp phần giảm nhẹ những khó khăn do biến đổi khí hậu mang lại:
+ Biết tiết kiệm điện
+ Tiết kiệm nước
+ Giữ gìn vệ sinh và môi trường sống xung quanh ta.
5


2.2. Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê
* Phương pháp sử dụng biểu đồ: Giúp HS dễ dàng nắm bắt được đặc điểm của các
đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội.
Ví dụ 1: Chủ đề dân cư: Nội dung 2: Dân số và gia tăng dân số
Yêu cầu hs quan sát biểu đồ:

H: Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta?
H: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?
Hs cần nói được:

+ Ảnh hưởng tới môi trường(Chất thải sinh hoạt, chất thải do các hoạt động kinh tế)
+ Cạn kiệt các loại tài nguyên ( Đất, nước, khoáng sản, rừng)
H: Em hãy lấy một số ví dụ chứng minh dân số đông và tăng nhanh làm cạn kiệt các
loại tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng?
H: Sự cạn kiệt các loại tài nguyên đó tác động như thế nào đến thiên nhiên?
H: Hãy liên hệ đến tình hình gia tăng dân số ở địa phương em và cho biết địa phương
em đã có những biện pháp gì để thực hiện chính sách về dân số?
* Phương pháp sử dụng số liệu thống kê:
Bản thân các số liệu thống kê không phải là kiến thức địa lí, song nó có một ý
nghĩa nhất định đối với việc hình thành các tri thức địa lí. Vì vậy, bản chất của
phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê để minh hoạ, cụ thể hoá các khái
niệm và nêu bật ý nghĩa của những kiến thức địa lí.
Sử dụng số liệu thống kê còn là minh chứng để HS thấy được những biểu hiện,
nguyên nhân và hậu quả của BĐKH.
Gv hướng dẫn học sinh cách đọc bảng số liệu thống kê. Khi đọc bảng số liệu
thống kê cần đọc theo chiều ngang.

6


Ví dụ 2: Chủ đề kinh tế: Nội dung 4: Sự phát triển và phân bố lâm
nghiệp, thủy sản.
Khi dạy mục 1: Tài nguyên rừng: Gv yêu cầu HS quan sát bảng số liệu thống kê
để trả lời câu hỏi:

H:Tỷ lệ độ che phủ rừng ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2002 thay đổi như thế
nào? Có sự biến động…
H: Tỷ lệ độ che phủ rừng ở nước ta đang bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến đời sống và
nhân dân ta như thế nào ?
HS: Môi trường bị biến đổi, thiên tai thường xảy ra (lũ lụt, bão, lở đất, hạn hán …)

gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
H: Để góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường chúng ta cần làm gì ?
HS: Cần bảo vệ và trồng rừng là biện pháp hàng đầu góp phần giảm nhẹ thiên tai và
bảo vệ môi trường.
2.3. Phương pháp sử dụng phim
Phim là một loại phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp
những thông tin động về BĐKH và phòng chống thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi cho
HS khai thác kiến thức.
Ví dụ 1: Chủ đề 3: Sự phân hoá lãnh thổ nội dung 1: Vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ
Khi dạy mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3. Khó khăn
H:Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những khó khăn nào?
Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và
điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lỡ đất, lũ quét..
Sau đó gv cho học sinh xem đoạn phim về sạt lở đất

7


H: Sạt lở đất gây ra những hậu qủa nghiêm trọng như thế nào?
Giáo dục hs biết cách ứng phó với sạt lở đất.
H: Bản thân các em cần phải làm gì ứng phó với sạt lở đất?
Hãy sơ tán khi có yêu cầu. Chú ý lắng nghe dự báo thời tiết và thông tin từ truyền
hình. Tránh xa dòng chảy của sạt lở đất……
Ví dụ : Chủ đề 3: Sự phân hoá lãnh thổ nội dung 16: Vùng Đông Nam Bộ
Khi dạy mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3. Khó khăn
H: Nêu những khó khăn của điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
vùng?

H: Kể tên một số thiên tai chủ yếu ở vùng ĐNB?
Gv: Ngoài những khó khăn trên vùng Đông Nam Bộ còn có hiện tượng triều
cường, nước dâng, sạt lở xảy ra ngày càng nhiều.
Gv cho hs xem đoạn phim về triều cường ở tpHCM

Giáo dục hs biết cách ứng phó với triều cường.
H: Nếu em sống ở vùng có hiện tượng triều cường, em sẽ làm gì để ứng phó với
hiện tượng này?
Việc lồng ghép những đoạn phim vào bài học đúng lúc, đúng chỗ, vừa phải, phù
hợp nội dung bài học... sẽ góp phần làm cho bài học sinh động, hấp dẫn... Tuy
nhiên, việc lồng ghép đoạn phim vào bài học còn phụ thuộc vào điều kiện của từng
trường (máy chiếu, đầu chiếu, điện...), trình độ công nghệ thông tin của GV...
2. 4. Phương pháp sử dụng tư liệu.
Phương pháp đọc tư liệu cũng là phương pháp sử dụng có hiệu quả trong quá
trình giáo dục biến đổi khí hậu. Trong các bài học, tùy theo nội dung mà giáo viên
8


có thể cho học sinh đọc các tư liệu để tìm ra kiến thức, bổ sung minh họa các bài
học nhờ nội dung phản ánh các hiện tượng cụ thể.
Ví dụ 1: Chủ đề 3: Sự phân hoá lãnh thổ nội dung 9: Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ
Khi dạy mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3. Khó khăn
Gv cho học đọc phần tư liệu
Tình trạng hạn hán vùng ven biển Nam Trung bộ không chỉ đe dọa các vụ đôngxuân, hè-thu với tổng diện tích chiếm tới 20,3% - 25% diện tích gieo trồng, mà còn
là tác nhân chính gây nên tình trạng hoang mạc hóa.
Vùng khô hạn thường xuyên tại 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và phía Nam
tỉnh Khánh Hòa có diện tích 200.000 - 300.000ha với lượng mưa hàng năm trung
bình chỉ 500-700mm, khí hậu nắng nóng đã tạo thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát

vàng khô hạn với những trảng cây bụi thưa có gai rất khó phát triển sản xuất.
Phân tích của các nhà khoa học cho thấy thoái hóa đất và hoang mạc hóa đã,
đang và tiếp tục xảy ra khá nghiêm trọng ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Quá
trình hoang mạc hóa và thoái hóa đất ở khu vực này là kết quả của xói mòn đất, đá
ong hóa, hạn hán, cát bay.
Hậu quả của các quá trình đó là đất hoang hóa bị xói mòn mạnh và bị đá ong hóa
ở vùng đất dốc; đất bị khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn ở nhiều vùng khác nhau; đất
chịu tác động của cát di động và trượt lở đất dọc theo bờ biển. Vì vậy, người dân
trong vùng phải đối mặt và biết sống chung để khai thác những lợi thế nhằm tồn tại
và phát triển.
H: Em hãy cho biết những thiên tai thường xảy ra ở vùng DHNTB?
H: Những thiên tai đó gây khó khăn gì cho đời sống và sản xuất của vùng?
H: Nêu biện pháp khắc phục những khó khăn đó?
H: Nếu em sinh sống ở vùng duyên hải Nam Trung bộ thì em sẽ làm gì để hạn chế
những thiên tai?
Ví dụ 2: Chủ đề 3: Sự phân hoá lãnh thổ nội dung 19: Vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
Khi dạy mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3. Khó khăn
Gv cho học đọc phần tư liệu
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn
thương nhất do nước biển dâng. Hai đồng bằng còn lại là đồng bằng sông Nile (Ai
Cập) và đồng bằng sông Hằng (Bangladesh).
Theo đánh giá của các chuyên gia khí tượng thủy văn, ĐBSCL sẽ là khu vực
chịu tác hại nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Những năm gần đây, vào các tháng mùa
khô, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều bị nước mặn xâm nhập, gây thiệt hại đáng kể cho
9


sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt

trầm trọng.
Trước đây, ĐBSCL ít gặp bão ngoại trừ năm 1997, bão Linda đi qua khu vực
này và năm 2006, đuôi bão Durian quét qua, gây thiệt hại nặng nề về người và
của.... Đáng báo động là tình trạng ngập lụt không chỉ xảy ra vào mùa mưa mà còn
diễn biến bất thường trong mùa khô. Theo thông tin từ Viện Khoa học thủy lợi miền
Nam, hiện nước mặn từ 6 cửa sông thuộc hệ thống sông Mêkông đã xâm nhập sâu
vào đất liền vùng ĐBSCL khoảng 70km. Tháng 2/2010, triều cường dâng cao, xâm
nhập mặn sâu tới 35-70km vào vùng ngọt ổn định, làm ảnh hưởng nhiều diện tích
lúa đông xuân đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông của khu vực ĐBSCL. Tại
tỉnh Bạc Liêu, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 20.000 ha lúa của huyện Hồng Dân.
Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về BĐKH, đến năm 2100 nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển dâng đến 1m. Theo
đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện
tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ngập hầu như toàn bộ và có khoảng
10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực
nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng…
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
H: Nêu một số khó khăn về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
HS: Lũ lụt, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm diện tích lớn……
Mùa lũ gây ngập úng trên diện rộng
H: Em hãy nêu một số giải pháp khắc phục những khó khăn trên ?
HS: Cải tạo đất: thau chua, rửa mặn…
- Thoát lũ, chứa nước ngọt cho mùa khô
- Nâng cao nền nhà, lập các khu tránh lũ cho dân
- Chung sống với lũ, khai thác lợi thế do lũ đem lại
- Chuyển hình thức canh tác sang nuôi trồng thủy sản, nuôi cá bè, nuôi tôm.
H: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, mặn?
- Mở rộng diện tích đất trồng, góp phần phát triển nông nghiệp
- Cách cải tạo: xây dựng hệ thống bờ bao kênh rạch thoát lũ, giữ ngọt mùa cạn
∗ Gv cho học sinh quan sát bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị

ngập lụt khi mực nước biển dâng đến 1m.

10


Là vùng địa hình thấp, dự báo 2030, nhiệt độ tăng 20c, nước biển dâng cao 1 m
thì đồng bằng sông Cửu Long bị ngập rất nặng:

H: Em hãy nêu một số biện pháp phòng tránh và thích nghi với BĐKH ở đồng bằng
song Cửu Long?

Giải pháp phòng tránh, ứng phó và thích nghi BĐKH:
- Sống chung với lũ, khai thác lợi thế do lũ mang lại
- Làm nhà nổi, xây dựng khu dân cư vượt lũ
- Phòng ngừa đuối nước: học bơi, lội
- Trang bị phao, học cách sử dụng phao
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Để giải quyết những thắc mắc, khó khăn đề cập nêu trên tôi đã làm một cuộc
điều tra nhỏ đối với học sinh lớp 9.4; 9.5;9.6;9.7 của trường THCS Vĩnh Tân nhằm
phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề của mình.
Trước khi thực hiện đề tài:

11


Từ kết quả khảo sát trên thì số lượng học sinh quan tâm tới BĐKH rất ít nên tôi
đã sử dụng một số phương pháp trên vào thực tế giảng dạy với mong muốn sẽ thay
đổi thái độ nhận thức của học sinh đối với vấn đề BĐKH.
Sau khi thực hiện đề tài:


Qua quá trình áp dụng các phương pháp trên trong quá trình giảng dạy nhìn
chung là học sinh quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu tăng lên.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Trong việc giáo dục biến đổi khí hậu, giáo viên cần trân trọng và sử dụng
phương pháp dạy học tích cực, hành động chủ động của người học, tránh kiểu nghe
và tiếp cận nội dung giảng dạy một cách thụ động, một chiều.
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy có một số điểm cần lưu ý:
- Việc giảng dạy tích hợp giáo biến đổi khí hậu thông qua bộ môn Địa lý là điều
rất cần thiết đối với nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy
và lồng ghép một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một
cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài học thêm nặng nề.
- Qua đó, giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn đối
với việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
12


- Giáo dục biến đổi khí hậu là một hoạt động giáo dục liên bộ môn. Bởi vậy tôi
mong ngành giáo dục cung cấp nhiều tài liệu về biến đổi khí hậu để đưa vào dạy học
tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường có hiệu quả hơn.
- Thông qua giáo dục về biến đổi khí hậu sẽ giúp các em hiểu biết, bắt đầu hình
thành tình yêu quê hương. Các em sẽ nhận biết nghiêm túc về giá trị tài nguyên của
đất nước mình biết tôn trọng, và có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Trên đây là một số ý kiến của bản thân. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp của ban giám khảo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Tài liệu: Tài liệu ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở trường
trung học cơ sở
- Tác giả: Đặng Duy Lợi- Đỗ Anh Dũng- Nguyễn Anh Thuấn.
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Địa lý 9
- Tác giả : Nguyễn Dược – Đỗ Thị Minh Đức- Vũ Như Vân – Phạm Thị Sen- Phí

Công Việt. Nhà xuất bản giáo dục năm 2011.
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí THCS. Phạm Thu
Phương ( chủ biên). NXBGD

13



×