Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP DẠNG CHUỖI CHUYỂN HÓA, NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT TRONG MÔN HÓA HỌC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.51 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI BÀI
TẬP DẠNG CHUỖI CHUYỂN HÓA, NHẬN BIẾT VÀ TÁCH
CHẤT TRONG MÔN HÓA HỌC 9
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo luật giáo dục 2005, mục tiêu của phát triển giáo dục là: “ nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ ngày càng
phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước
phát triển trên khu vực và trên thế giới.
Bài tập là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy của học sinh,
giải bài tập hóa học là 1 trong những hình thức chủ yếu và được tiến hành nhiều nhất trong trong
việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng. Do vậy các bài tập hóa học có một vai trò quan trọng trong
việc hình thành kĩ năng và vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống.
Chúng được sử dụng trong các loại tiết học và các khâu của quá trình dạy học với những mục
đích khác nhau.
Năm học 2015-2016 là năm học đổi mới theo hướng dạy học phát triển năng lực học sinh.
Muốn vậy học sinh cần phải biết vận dụng kiến thức vào để giải bài tập, tuy nhiên có rất nhiều
dạng bài tập khác nhau đòi hỏi sự tư duy tích cực của học sinh trong đó có dạng toán chuyển
hóa, tách chất và nhận biết các chất, mà theo tôi thấy hầu như các em khó thực hiện hoàn chỉnh
được một bài tập vì các lí do như: Các em không nhớ được hợp chất loại gì, viết công thức hóa
học chưa đúng, quên cách gọi tên hợp chất, không nhớ được tính chất hóa học, đặc biệt là các em
chưa hình thành được phương pháp giải bài tập.
Việc giải bài tập hoá học theo sơ đồ chuyển hóa, nhận biết và tách các chất là rất quan trọng,
giúp học sinh nhớ và khắc sâu tính chất hóa học của các hợp chất, rèn kĩ năng viết công thức hóa
học, phương trình hóa học.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Một số phương pháp hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài
tập dạng chuỗi chuyển hóa, nhận biết và tách chất trong môn Hóa học 9” để giúp các em
học sinh có thể tự giải được các dạng bài tập dạng chuỗi chuyển hóa, nhận biết và tách các chất
một cách đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, đồng thời dựa vào các bài tập các em có thể vận dụng kiến


thức vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


1. Cơ sở lí luận:
- Trong luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học, tác động đến tình cảm đem lại
niềm vui, hứng thú trong khi học môn hoá học.

- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết

định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ .
- Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tích chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực....”
- Chương trình sách giáo khoa lớp 9 có nhiều thay đổi, sau mỗi bài học có nhiều bài tập, đồng
thời mỗi chương đều có một bài luyện tập và một tiết thực hành nhằm giúp học sinh khắc sâu
tính chất hóa học của các chất, đồng thời cũng góp phần vào việc rèn kĩ năng giải dạng bài tập
hoàn thành chuỗi chuyển hóa, nhận biết và tách các chất dễ dàng hơn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1. Một số yêu cầu: Để định hướng cho các em phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập
chuỗi chuyển hóa, nhận biết và tách các chất tôi đề xuất các yêu cầu sau:
* Về kiến thức:
- Tăng cường kiểm tra, uốn nắn ghi nhớ kí hiệu hoá học, cách gọi tên và phân biệt được các chất,
viết công đúng thức hoá học, lập PTHH, tính chất hóa học của các hợp chất, đặc biệt là các tính
chất đặc trưng, trạng thái và dấu hiệu đặc trưng của sản phẩm.
- Qua các bài tập hoá học thuộc đề tài nghiên cứu, học sinh nắm chắc các dạng bài tập hoàn

thành chuỗi chuyển hóa, bài tập nhận biết và tách các chất.
* Về kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo giải tốt các dạng bài tập hoàn thành chuỗi chuyển hóa, bài tập
nhận biết và tách các chất.
- Phát triển các năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề và năng lực vận dụng kiến
thức hóa học vào cuộc sống.
* Về giáo dục:
- Rèn luyện cho học sinh thói quen độc lập, tự lực tư duy, năng động sáng tạo, đặc biệt khả năng
dự đoán và phương pháp giải các bài tập hoàn thành chuỗi chuyển hóa, bài tập nhận biết và tách
các chất một các nhanh nhất, dễ hiểu nhất và có hiệu quả.
* Về phương pháp :

NaCl


- Kỹ năng giải bài tập hóa học là một hệ thống bao gồm một số hệ thống con. Mỗi hệ thống con
này lại bao gồm nhiều kĩ năng tạo nên nó. Giữa các hệ thống con và trong một hệ thống con có
mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Kĩ năng trước làm cơ sở để hình thành kĩ năng sau và
ngược lại việc hình thành kĩ năng sau giúp củng cố làm vững chắc kĩ năng trước.
- Cùng với việc tìm hiểu tính chất hóa học của các hợp chất, HS cần được giải một hệ thống bài
tập theo sơ đồ chuyển hóa, nhận biết và tách các chất cần phải:
+ Xác định những hợp chất đề bài cho thuộc loại hợp chất gì
+ Dựa vào tính chất hóa học của hợp chất để hoàn thành chuỗi chuyển hóa
+ Cần xác định được điều kiện của phản ứng xảy ra.
+ Xác định tính chất đặc trưng của mỗi hợp chất.
+ Trình bày kết quả của học sinh đã làm.
+ Gv kiểm tra bài tập và sửa sai cho các em.
* Khi giải bài tập hoá học dạng chuỗi chuyển hóa, nhận biết và tách các chất cần lưu ý
những điều sau:
- Viết đúng công thức hóa học của hợp chất

- Cần nhận biết chất tan và chất không tan
- Viết đúng CTHH của các chất phản ứng và các chất mới sinh ra.
- Phải viết điều kiện để phản ứng xảy ra nếu có.
2.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.2.1. Phương pháp tiến hành các dạng bài tập chuỗi chuyển hóa:
Việc lựa chọn và xây dựng những bài tập hoá học theo sơ đồ chuyển hóa các chất phù hợp với
3 đối tượng học sinh là đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành và rèn kĩ năng giải bài
tập hoá học. Đối với bài tập này có nhiều dạng khác nhau như: dạng bài tập cho sẵn các công
thức hóa học ( học sinh trung bình ); dạng bài tập không cho chất cụ thể mà đòi hỏi học sinh phải
suy luận từ chất sản phẩm để tìm ra chất tham gia chưa biết (dành cho học sinh khá – giỏi); hoặc
dạng bài chỉ cho tên chất ( dành cho học sinh khá – giỏi)
* Dạng 1: chuỗi chuyển hóa cho sẵn công thức hóa học ( dành cho học sinh trung bình )
Gồm các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Xác định chất thuộc loại gì
- Bước 2: Xác định thành phần nguyên tố tạo nên chất sản phẩm.
- Bước 3: Từ tính chất hóa học chung của các loại chất suy ra tính chất của một chất cụ thể từ đó
áp dụng vào chuỗi chuyển hóa
- Bước 4: Chọn chất thích hợp để hoàn thành phương trình
Thí dụ 1: Qua bài luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit giáo
cho học sinh hoàn thành chuỗi chuyển đổi sau :
Na2SO4 → BaSO4

viên có thể


S → SO2 → SO3 → H2SO4

BaSO4
CuSO4


Giáo viên hướng dẫn:
Bước 1: Xác định các chất : + S đơn chất phi kim
+ SO2, SO3 thuộc loại oxit axit
+ H2SO4 thuộc loại axit
+ Na2SO4, BaSO4, CuSO4
Bước 2: Xác định thành phần nguyên tố tạo nên các sản phẩm:
Bước 3: Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hóa học của oxit axit, axit, căn cứ vào tính chất hóa
học và chất sản phẩm để lựa chọn chất tham gia phản ứng phù hợp với yêu cầu đề bài
Bước 4: Hoàn thành phương trình hóa học ( Gv cần lưu ý với học sinh ghi đk nếu có) có thể theo
đáp án sau:
- S

+ O2 t0

SO2

- SO2 + O2 → SO3
- SO3 + H2O → H2SO4
- H2SO4+ Na2SO3→ Na2SO4+ H2O + SO2
- H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
đặc, nóng

- 2H2SO4 + Cu

CuSO4 + 2H2O + SO2

- Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
Thí dụ 2: Qua tìm hiểu về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ có mối quan hệ
qua lại với nhau. Học sinh có thể áp dụng vào bài tập chuỗi chuyễn hóa sau:
Na


Na2O

NaOH

Na2CO3

Na2SO4

NaCl

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Bước 1: Hãy xác định các loại hợp chất : Na: Kl; Na2O: oxit axit; NaOH : bazơ, còn lại là muối
Na2CO3 , Na2SO4 , NaCl
Bước 2: Thành phần nguyên tố tạo nên các chất: Na2O gồm Na và O; NaOH gồm: Na và nhóm
(OH); Na2CO3 gồm Na và nhóm (CO3 ), Na2SO4 gồm Na và nhóm (SO4)
Bước 3: Áp dụng tính chất hóa học của các loại hợp chất phù hợp với nội dung bài tập chọn chất
thích hợp
Bước 4: Hoàn thành phương trình và ghi điều kiện nếu có
Từ đó các em có thể hoàn thành được chuỗi chuyển hóa:
+ O2

t0

-

Na

-


Na2O + H2O

-

2NaOH + CO2

-

Na2CO3 + H2SO4

Na2O
2NaOH
Na2CO3 + H2O
Na2SO4 + CO2 + H2O


-

Na2SO4 + BaCl2

BaSO4 + 2NaCl

* Dạng 2: chuỗi chuyển hóa không cho sẵn công thức cụ thể mà bằng chữ cái (học
sinh khá – giỏi)
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định chất sản phẩm đã cho thuộc loại chất gì
Bước 2: Từ chất sản phẩm và chất tham gia dựa vào tính chất hóa học để dự đoán chất tham
gia chưa biết
Bước 3: Hoàn thành phương trình
Thí dụ : Xác định các chất hữu cơ D, E, G và hoàn thành phương trình phản ứng

sau:
E

+ H2SO4

CH3COOH

D +NaOH
G

t0

CO2

Giáo viên yêu cầu HS:
Bước 1: Xác định sản phẩm: CH3COOH: axit axêtic, CO2 : oxit axit
Bước 2: Để tạo ra được CH3COOH từ chất tham gia là H2SO4 có thể là muối vì dựa vào tính
chất hóa học của axit hữu cơ tác dụng với muối tạo ra axit mới và muối mới vậy E là muối;
tương tự từ sản phẩm là CO2 với đk là nhiệt độ thì chỉ có thể là phản ứng cháy vậy G có thể
là rượu etylic ( C2H5OH ), tương tự từ sản phẩm là CH3COONa . từ 2 sản phẩm là
CH3COONa và C2H5OH dụa vào tính chất về mối quan hệ của rượu etylic và axut axêtic mà
chất thàm gia là NaOH thì chất D là etyl axetat (CH3COOC2H5OH)
Bước 3: Viết phương trình hóa học
CH3COOC2H5OH + NaOH

CH3COONa + C2H5OH

(D)
CH3COONa


(E)
+ H2SO4

CH3COOH +

(G)
Na2SO4

(E)
CH3 - CH2 - OH + 3O2

t0

2CO2 + 3H2O

(G)
* Dạng 3: Chuỗi chuyển hóa chỉ cho tên chất (học sinh khá – giỏi)
Gồm các bước
Bước 1: Xác định và viết đúng công thức hóa học
Bước 2: Xác định chất thuộc loại gì
Bước 3: Xác định thành phần nguyên tố tạo nên chất sản phẩm.
Bước 4: Từ tính chất hóa học chung của các loại chất suy ra tính chất của một chất cụ thể
từ đó áp dụng vào chuỗi chuyển hóa
Bước 5: Chọn chất thích hợp để hoàn thành phương trình


Thí dụ: Hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau:
Cacbon

cacbonđioxit


canxiclorua

canxicacbonat

canxihiđrocacbonat

canxicacbonat

Hướng dẫn:
Bước 1: - Học sinh xác định công thức hóa học của các chất: C, CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2,
CaCl2, CaCO3.
Bước 2: Xác định loại chất: C :phi kim, CO2 : oxit axit, CaCO3: muối không tan,

Ca(HCO3)2 :

muối axit, CaCl2: muối tan
Bước 3: Xác định thành phần nguyên tố tạo nên chất
Bước 4: Nhớ lại tính chất hóa học của các chất
Bước 5: Chọn chất thích hợp để hoàn thành phương trình.
Chuỗi chuyển hóa có thể được hoàn thành như sau:
- C + O2

t0

CO2

- CO2 + Ca(OH)2
- CaCO3 + CO2 + H2O
- Ca(HCO3)2 + 2HCl

- CaCl2 + Na2CO3

CaCO3 + H2O
Ca(HCO3)2
CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
CaCO3 + 2NaCl

Quan bài tập dạng chuyển đổi giúp học sinh khắc sâu tính chất hóa học của chất, phát triển
năng lực vận dụng kiến thức giải bài tập, năng lực ngôn ngữ hóa học, rèn kĩ năng viết PTHH,
viết công thức hóa học
2. 2. Phương pháp giải bài tập nhận biết các chất:
Đối với bài tập nhận biết các chất mang tính chất nâng cao hơn bài tập chuyển hóa, nhưng cũng
gần giống dạng bài tập chuyển hóa chỉ khác các em phải nhớ những phản ứng đặc trưng của các
chất cũng như sau phản ứng xảy ra, chất sản phẩm có trạng thái như thế nào để nhận biết các
chất hợp chất đó thuộc loại hợp chất gì.
Có nhiều dạng bài tập nhận biết phù hợp với 3 đối tượng học sinh như:
- Dạng bài tập nhận biết các chất mà không nêu sử dụng phương pháp vật lí hay hóa học ( đối
với học sinh trung bình)
- Dạng bài tập nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học không giới hạn hóa chất (đối với
học sinh trung bình – khá)
- Dạng bài tập nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học mà chỉ dùng một loại thuốc thử hoặc
không sử dụng bất kì thuốc thử nào (đối với học sinh khá – giỏi)
Đối với dạng bài tập này cần có sự suy luận về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ,
khi giải bài tập nhận biết cần thực hiện các bước:
Bước 1: Xác định chất thuộc loại gì
Bước 2: Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng hoặc dấu hiệu đặc trưng, hiện tượng phản ứng.


Bước 3: Tìm thuốc thử thích hợp để nhận biết chất
Bước 4: Viết phương trình hóa học

* Dạng 1: Dạng bài tập nhận biết các chất mà không nêu sử dụng phương pháp vật lí hay hóa
học
Thí dụ: Có 3 lọ mất nhãn có chứa các khí: khí clo, khí oxi, khí cacbonđioxit hãy phân
biệt chất khí trong mỗi lọ
GV yêu cầu HS xác định:
Bước 1: chất khí: oxi, khí clo, khí cacbonic: oxit axit
Bước 2: dựa vào tính chất hóa học và tính chất vật lí của các chất: Khí clo ( màu vàng) 2 khí oxi
và khí cacbonđioxit không màu
Bước 3: Nhận biết bằng màu sắc hoặc thuốc thử :
Nhận biết được khí clo ( màu vàng)
Còn lại là khí oxi và khí cacbonđioxit không màu dựa vào tính chất hóa học của oxit axit tác
dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Cho nước vôi trong vào 2 mẫu thử nhận biết
được khí cacbonđioxit ( nước vôi trong bị đục)
Bước 4: viết phương trình hóa học
CO2 + Ca(OH)2

CaCO3 + H2O

Thông qua phương trình hóa học sẽ khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit axit, rèn kĩ
năng viết PTHH, đồng thời thông qua bài tập giáo viên có thể lồng ghép : giải thích được hiện
tượng thực tế, vì sao khi quét vôi lên tường một thời gian sẽ khô và có màu trắng xuất hiện (rèn
cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải thích hiện tượng trong cuộc sống)
* Dạng 2: bài tập nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học không giới hạn hóa chất:
Các bước thực hiện giống như dạng 1, tuy nhiên giáo viên cần lưu ý thêm cho học sinh: Nếu đề
cho hợp chất là chất rắn thì trước tiên cho nước vào lắc đều để tạo thành dung dịch khi đó dễ
tìm thuốc thử; nếu trong đề bài có axit hoặc bazơ thì trước tiên ta dùng quí tím để nhận biết.
Thí dụ: Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng chất rắn sau: NaOH, Ca(OH)2, NaCl
Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học.
Gv yêu cầu:
Bước 1: Học sinh xác định những hợp chất thuộc ( Bazơ, muối)

Bước 2: Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của chúng để tìm thuốc thử thích hợp: + Cho
nước vào 3 mẫu thử chứa các chất rắn trên và lắc đều
Bước 3: chọn thuốc thử phù hợp
+ Dùng quì tím nhận biết được NaCl và tách nhóm bazơ là (NaOH, Ca(OH)2 ( quì tím hóa xanh)
+ Dùng Na2CO3 nhận biết Ca(OH)2 (xuất hiện kết tủa), chất còn lại là NaOH
Bước 4: viết phương trình hóa học:
PTHH:

Na2CO3 + Ca(OH)2

CaCO3 + H2O


Để giải được bài tập nhận biết về phương pháp thực hiện giống nhau tuy nhiên mỗi bài có thể có
nhiều loại thuốc thử khác nhau nên có thể giải theo nhiều cách
* Dạng 3: bài tập nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học mà chỉ dùng một loại thuốc thử
hoặc không sử dụng bất kì thuốc thử nào
Thí dụ 1: Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl,
Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4 . chỉ dùng quì tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi
lọ bằng phương pháp hóa học? Viết phương trình hóa học.
Tương tự các bước trên học sinh có thể giải như sau:
- Dùng quì tím nhúng vào 4 lọ chứa mẫu thử
- Chia làm 2 nhóm: nhóm 1: Ba(OH)2 , NaOH.
nhóm 2: NaCl, Na2SO4
- Hướng dẫn học sinh kẽ bảng lần lượt lấy các chất làm thuốc thử
Thuốc thử
Na2SO4
NaCl

Ba(OH)2

kết tủa trắng
không

NaOH
không
không

Biện luận:
+ Lọ nào có hiện tượng kết tủa thì nhóm 1 là Ba(OH)2 và nhóm 2 là: Na2SO4
+ Còn lại nhóm 1 là: NaOH và nhóm 2 là: NaCl.
Thí dụ 2: có 4 lọ đựng các dung dịch HCl, BaCl2, Na2CO3, K2SO4 bị mất nhãn. Không
dùng hóa chất nào khác, nêu cách nhận biết 4 dung dịch.
Học sinh thực hiện các bước tương tự như trên:
Dựa vào tính chất hóa học của axit, muối.
Lần lượt lấy mỗi mẫu dung dịch đổ vào 3 mẫu còn lại. Các hiện tượng được tóm tắt trong bảng
sau:
Hóa chất
HCl
BaCl2
Na2CO3
K2SO4

HCl

BaCl2

Na2CO3
có khí CO2
có kết tủa BaCO3


có khí CO2
có kết tủa BaSO4

Biện luận:
+ Trường hợp 1: nếu có chất khí bay ra thì dung dịch đổ vào là HCl
+ Trường hợp 2: nếu có chất kết tủa thì dung dịch đổ vào là BaCl2

K2SO4
có kết tủa BaSO4


+ Trường hợp 3: nếu có một chất kết tủa và có một chất khí bay lên thì dung dịch đỗ vào là
Na2CO3
+ Trường hợp 4: nếu có một chất kết tủa thì dung dịch đổ vào là K2SO4
Thông qua bài tập nhận biết rèn cho các em khả năng tư duy, dự đoán hiện tượng xảy ra một
cách logic và hợp lí, đồng thời cũng giúp học sinh khắc sâu thêm kiến thức đã học và biết vận
dụng vào việc giải bài tập.
2.2.3. phương pháp giải bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp:
Bài tập tách chất cũng tương tự như nhận biết tuy nhiên đối với bài tập này đòi hỏi học sinh
phải tư duy nhiều hơn bởi độ khó cao hơn, thay vì chỉ ở mức độ nhận biết thì ở đây phải tách hỗn
hợp thành các chất riêng biệt
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định chất thuộc loại gì
Bước 2: Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng hay dấu hiệu đặc trưng, hoặc các dữ liệu khác có
liên quan
Bước 3: Tìm chất thích hợp để tách chất
Đối với dạng bài tập này cũng có nhiều dạng phù hợp với 3 đối tượng học sinh.
* Dạng 1: tách chất mà không yêu cầu dùng phương pháp nào.
Thí dụ: Cho hỗn hợp gồm ba chất : vụn sắt, vụn nhôm, và vụn gỗ, hãy tách riêng từng
chất ra khỏi hỗn hợp.

Đối với bài tập này học sinh có thể áp dụng tính chất vật lí để tách riêng từng chất. Có thể thực
hiện như sau:
Bước 1: xác định chất: Kim loại ( vụn nhôm và vụn sắt), xelulozơ ( vụn gỗ)
Bước 2: nam châm có tính nhiễm từ : đầu tiên ta dùng nam châm hút sắt
- Cho nước vào hỗn hợp 2 chất còn lại, khi đó gỗ có khối lượng riêng nhẹ hơn khối lượng riêng
của nhôm nên nổi lên ta vớt gỗ ra, sau đó lọc loại bỏ nước ta thu được vụn nhôm
* Dạng 1: tách chất mà yêu cầu dùng phương pháp hóa học. Có 2 dạng là: loại bỏ tạp chất và
tách riêng từng chất
Đối với dạng này đòi hỏi học sinh phải dựa vào tính chất hóa học và suy luận một cách logic
Thí dụ 1: Cho dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4 . Làm thế nào để loại bỏ tạp
chất bằng phương pháp hóa học.
Các bước tương tự như trên. Có thể thực hiện như sau:
-

Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, thì kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau
ra khỏi hợp chất của muối.

-

Ta cho bột sắt dư vào dung dịch hỗn hợp, Fe sẽ khử hết ion Cu2+ thành Cu
Fe + CuSO4

FeSO4 + Cu

- Sau đó lọc loại bỏ phần chất rắn không tan, nước lọc là dung dịch FeSO4 tinh khiết


Thí dụ 2: Hãy dùng phương pháp hóa học để tách các chất ra khỏi hỗn hợp Al2O3,
Fe2O3, CaCO3 . Viết phương trình phản ứng .
Gv có thể hướng dẫn học sinh:

Bước 1: học sinh xác định loại hợp chất: Al2O3: oxit lưỡng tính, Fe2O3 : oxit bazơ, CaCO3
muối không tan.
Gv: Ta có thể tách Al2O3, sau đó tách lấy Fe2O3, cuối cùng là CaCO3
Cách tiến hành như sau:
-

Cho hỗn hợp Al2O3, Fe2O3, CaCO3 tác dụng với dung dịch NaOH, Al2O3 tan

lọc ta được

dung dịch nước lọc là NaAlO2, phần không tan là Fe2O3 và CaCO3.
Al2O3 + NaOH

NaAlO2 + H2O

Sục khí CO2 vào dung dịch nước lọc:
NaAlO2 + H2O + CO2

Al(OH)3 + NaHCO3

Nhiệt phân Al(OH)3 ta thu được Al2O3
t0

Al(OH)3

Al2O3 + H2O

- Nhiệt phân Fe2O3 và CaCO3
t0


CaCO3

CaO + CO2

Cho hỗn hợp Fe2O3 và CaO hòa tan vào nước, CaO tan, lọc ta được Fe2O3.
- Cho khí CO2 vào dung dịch nước lọc:
CaO

+

H2O

Ca(OH)2

Ca(OH)2 +

CO2

CaCO3 + H2O

Lọc ta được CaCO3
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua việc hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập dạng chuỗi chuyển hóa, nhận biết và
tách các chất cần phải phân loại được dạng bài tập và trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập
tôi thấy HS nhận thức nhanh hơn, kỹ năng giải bài tập của HS thành thạo hơn, đem lại sự hứng
thú, say mê trong học tập. Học sinh thích học môn Hoá học hơn và không còn ngại khi giải bài
tập dạng chuỗi chuyển hóa, nhận biết và tách các chất, do đó chất lượng bộ môn Hóa học tăng
lên rõ rệt.
Cụ thể
Qua việc thực hiện đề tài trên trong giảng dạy Hoá học 9, tôi thấy học sinh có nề nếp, tích

cực hơn trong hoạt động học tập, số học sinh yếu
42 lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc làm bài
46 trong lớp, thì các em có sự thay đổi các em tích
tập các em thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi
cực hơn trong việc làm bài tập và mạnh dạn phát biểu góp ý xây dựng bài tập cùng cả lớp trong
các tiết luyện tập, qua đó các em
29tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn.
12 25
25
10


- Học sinh hiểu sâu hơn nội dung kiến thức mới.
- Lớp hoạt động sôi nổi, giữa thầy và trò có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy tổ chức các hình thức
hoạt động, trò thực hiện.
IV. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất.
* Nhà trường: Cần bổ sung thêm thiết bị dạy học như dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm, một số hóa chất, xử lí những hóa chất đã cũ thay bằng hóa chất mới để các tiết thực
hành dễ thành công hơn, khi đó sẽ phát triển được năng lực thực hành ở học sinh qua đó các em
có thể khắc sâu những hiện tượng, dấu hiệu phản ứng để áp dụng vào giải bài tập.
* Giáo viên: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh phù
hợp với xu hướng hiện nay.
Giáo viên phải nghiêm khắc trong việc kiểm tra bài cũ, không để học sinh không học bài,
không làm bài trước khi đến lớp ( nếu không có phải bổ sung ngay hôm sau ).
- Giáo viên cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa trong việc thiết kế bài dạy, sưu tầm nhiều dạng bài
tập để học sinh tiếp xúc, làm quen tránh sự bỡ ngỡ .
- Lựa chọn dạng bài tập phù hợp với 3 đối tượng học sinh.
* Học sinh: Học sinh cần học tập tích cực, chủ động, tìm tòi, khám phá những kiến thức mới
hoặc những hiện tượng thực tế có liên quan đến môn học, phải thường xuyên làm bài tập ở nhà

và sưu tầm các bài tập để tự học nhằm, phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải bài tập
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng.
- Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
Giáo viên phải tự học tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp
để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân.
-

Đề tài này có thể áp dụng cho toàn bộ hóa 9, một phần hóa 8 ở mức đơn giản làm nền tảng cho
học sinh khi lên lớp 9.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa hóa 9 của nhà xuất bản giáo dục
- Tài liệu tập huấn : Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực môn Hóa học của bộ giáo dục và đào tạo.
- Ôn tập và kiểm tra Hoá học 9 - tác giả Ngô Ngọc An của nhà xuất bản giáo dục
- Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp – tác giả Ngô Ngọc An của NXBGD
- Rèn kĩ năng giải toán Hóa học 9 - tác giả Ngô Ngọc An của Nhà xuất bản GD
- Hướng dẫn làm bài tập hóa học 9 - tác giả Đinh Thị Hồng của Nhà xuất bản GD





×