Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.45 KB, 9 trang )

RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ chủ trương đổi mới, đổi mới chương trình, đổi mới phương
pháp dạy học bậc giáo dục - đào tạo. Trong đó, năm học 2014-2015 Bộ giáo dục
và đào tạo đặc biệt quan tâm đến vấn đề đổi mới đồng bộ phương pháp kiểm tra,
đánh giá trong giáo dục trung học cơ sở theo định hướng tiếp cận năng lực trên
cơ sở của Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI, áp dụng phương pháp
"Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Xuất phát từ thực tế, học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh
trường Trung học cơ sở Vĩnh Tân nói riêng.Hiện nay đa số học sinh chỉ thích
học những môn “thời thượng” còn đối với môn văn các em chưa chú ý nhiều,
chính vì thế mà các em còn bỡ ngỡ với phương pháp làm văn nghị luận,chưa
biết lập luận,đưa luận điểm,luận cứ vào bài văn từ đó dẫn đến kết quả môn văn
chưa cao.
Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi cũng như bao đồng nghiệp khác đều
mong muốn và cố gắng góp phần vào việc khắc phục những khó khăn, hạn chế
trong quá trình dạy - học văn nghị luận.Qua đó tôi đã chọn viết về đề tài "Rèn
luyện một số kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh ở trường Trung học cơ
sở"
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận
Trong cuốn sách: “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận” có đoạn viết:“Văn
nghị luận thiên về trình bày các ý kiến ,các lí lẽ để giải thích ,chứng minh,phân
tích,bình luận.....một vấn đề nào đó là nhằm tác động vào trí tuệ, lí trí của
người đọc” của tác giả Bảo Quyết- Nhà xuất bản giáo dục.
Qua giảng dạy và đánh giá kết quả học tập bộ môn Ngữ Văn của học sinh
tôi nhận thấy: Do đặc trưng môn Ngữ Văn – một bộ môn vừa là khoa học, vừa là
nghệ thuật bởi vậy cái hay, cái đúng trong văn lại rất đa dạng, phong phú cho
nên để đánh giá đúng năng lực cảm thụ văn học của học sinh là một vấn đề rất
phức tạp. Với học sinh trường Trung học cơ sở Vĩnh Tân thực tế còn có những


em có kết quả học tập dựa trên điểm số chung là khá, giỏi nhưng đối với môn
văn các em chỉ đạt ở trình độ khá,trung bình,bên cạch đó còn có các em lại rất
yếu, rất lúng túng khi phải tạo lập một văn bản.Các bài văn nghị luận của các
em còn trong tình trạng sao chép theo văn mẫu chứ chưa có sự sáng tạo.
1


2.Nội dung đề tài ,sáng kiến,giải pháp
Để làm tốt dạng bài văn nghị luận học sinh trước hết phải nắm được
những vấn đề lí thuyết về văn nghị luận. Những kiến thức này đã có đầy đủ
trong các bài học của sách giáo khoa, học sinh chỉ cần bỏ một chút thời gian để
ôn luyện lại. Dưới đây là một số kiến thức chính HS cần phải nhớ:Văn nghị luận
viết ra nhằm tác động vào trí tuệ, lý trí của người đọc,do đó đòi hỏi phải tuân thủ
những quy tắc chặt chẽ,chính xác trong quá trình thực hiện, điều đó là khó khăn
đối với lứa tuổi các em.Vì vậy ở sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến hai kiểu bài
nghị luận chứng minh và giải thích mà các em đang học.
a. Trước hết giáo viên cần cho học sinh nắm được về lí thuyết thế nào
là văn nghi luận và quy trình làm bài như thế nào. .
a.1 Khái niệm: Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho
người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó bằng cách dùng lý luận
bao gồm lý lẽ và dẫn chứng làm cho họ hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của
mình. Do đó văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết
phục.
a.2 Đặc điểm: Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.
* Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. Trong
mỗi bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
* Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
Lí lẽ: Là những đạo lý, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình.
Lí lẽ thường được sử dụng nhằm giải thích cho luận điểm (Là gì? Vì sao?) hoặc giải
thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, cao dao (Thế nào?).

Dẫn chứng: Là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm.Dẫn
chứng bao gồm dẫn chứng lịch sử (xưa), dẫn chứng thực tế (nay), dẫn chứng thơ
văn (Dẫn chứng được sử dụng nhiều trong văn chứng minh).
* Lập luận: Là cách tổ chức, phối hợp, trình bày các luận cứ để dẫn đến
luận điểm.
Việc rèn kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh không phải bằng cách
vội nắm bắt khái niệm, thuộc định nghĩa mà là sau khi nêu ra các ví dụ, học sinh
cảm nhận được rồi gợi dẫn để học sinh làm bài.
Cụ thể phải biết xác định luận điểm,luận cứ trong bài như thế nào thì mới
có sức thuyết phục.?
Ví dụ: Văn bản "Ích lợi của việc đọc sách“ (Ngữ Văn 7 - Tập 2)

2


*Để giúp học sinh xác định luận điểm chính, giáo viên có thể nêu một số câu
hỏi sau:
Câu hỏi1: Văn bản này nói về cái gì?
Trả lời:Ích lợi của việc đọc sách
Câu hỏi 2: Điều đó được thể hiện ở câu văn nào?
Trả lời:Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn trí tuệ,
không gì thay thế được việc đọc sách.
Câu hỏi 3: Xác định vị trí câu văn, kiểu câu?
Trả lời: Nằm ở đầu bài văn, là câu khẳng định.
* Còn để làm rõ luận điểm "Ích lợi của việc đọc sách". Tác giả đã đưa ra
những luận cứ nào?
- Lí lẽ: Thế nào là cuốn sách tốt.
- Dẫn chứng:
+ Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta.
+ Sách đưa ta vượt qua thời gian.

+ Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn.
+ Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn.
Sau khi nắm được khái niệm,giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm được
các bước tiến hành (qui trình) một bài văn, gồm 4 bước:
- Bước 1:Xác định yêu cầu đề,tìm ý.
- Bước 2: Lập dàn ý
- Bước 3: Viết thành văn bản
- Bước 4: Kiểm tra lại văn bản(đọc và sửa chữa).
* Bước 1: Giúp học sinh xác định thể loại( là nghị luận chứng minh hay
giải thích),nội dung,phạm vi tư liệu để giải quyết vấn đề. Phương pháp tốt nhất
cho việc tìm ý, lập ý là hướng cho học sinh tự nêu câu hỏi và tự trả lời.
Ví dụ: Với đề bài :Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công
mài sắt có ngày nên kim” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm ý bằng hệ
thống câu hỏi:
Câu hỏi 1 : Vấn đề nghị luận là gì?
Câu hỏi 2 : Vấn đề có mấy luận điểm chính? Những luận điểm chính đó là gì?
Câu hỏi 3: Mỗi luận điểm có thể triển khai thành những luận điểm như thế
nào?
Câu hỏi 4 : Nghĩa rộng, nghĩa hẹp của vấn đề là gì?
3


Câu hỏi 5 : Thực tế nào chứng minh được các luận điểm ấy.
Câu hỏi 6 : Vấn đề có ý nghĩa, tác dụng như thế nào?
Sau đó sẽ sắp xếp các ý chính, ý phụ vừa tìm được theo một hệ thống , một
trình tự hợp lí.
Nhà văn Nga Dostoievsky đã nói: "Nếu tìm được một bản bố cục thoả đáng
thì công việc sẽ trôi chảy như trượt trên băng" .Do đó học sinh phải rèn luyện thói
quen, kỹ năng lập dàn bài trước khi bắt tay vào viết bài văn vì như thế học sinh sẽ
bao quát được những luận điểm, luận cứ, những tư liệu, dẫn chứng... nhờ đó mà

tránh được việc bỏ sót ý, lập ý, tránh được tình trạng "đầu voi đuôi chuột".
* Bước 2: Lập dàn bài chi tiết:
Ví dụ: Cho đề: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công
mài sắt có ngày nên kim”.
1/ Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề.

- Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí, nghị
lực và sự kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống.
- Từ xưa đến nay.
- Ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt có
ngày nên kim.

2/ Thân bài:
a/ Luận điểm :

a. Luận điểm : Kiên trì là điều rất cần thiết để
con người vượt qua mọi trở ngại.

b/ Luận cứ:

b/ Luận cứ:

* Lí lẽ: giải thích nghĩa đen, * Lí lẽ:
nghĩa bóng câu tục ngữ, ca - Dùng hình ảnh "sắt" "kim" để nêu lên vấn đề
dao (vấn đề nghị luận).
"kiên trì".

* Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1

(Dẫn chứng lịch sử)

- Lòng kiên trì là rất quan trọng, không có kiên trì
thì không làm được gì.
- Những người có đức tính kiên trì đều thành
công.
* Dẫn chứng1:Cao Bá Quát .....trở thành người
văn hay chữ tốt
-Tấm gương về Bác Hồ.

Dẫn chứng 2:

* Dẫn chứng 2:

(Dẫn chứng thực tế)

-Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó
khăn tưởng chừng không vượt qua được.
4


- Dẫn chứng 3 : (thơ văn)

3 Kết bài:
- Nêu nhận xét chung.
- Rút ra bài học.

-Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay nhưng nhờ
sự kiên trì ông đã trở thành thầy giáo giỏi,Nic
rivu-ric không tay, không chân nhưng anh lại học

và chơi các môn thể thao rất giỏi......
* Dẫn chứng 3: Có chí thì nên, Thất bại là mẹ
thành công.
- Câu tục ngữ là một chân lí.
- Mọi người nên rèn luyện những đức tính kiên
trì, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm
được việc lớn .

- Kiên trì, nhẫn nại nhưng không nên mù quáng.
- Mở rộng
Bước 3: Viết thành văn bản.
Đây là một khâu tương đối khó khăn, phức tạp và có ý nghĩa quyết định, học
sinh phải thể hiện những điều hoạch định trong dàn bài thành câu chữ, lời văn đoạn
văn phải diễn đạt ra thành văn chương để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Khâu
này phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng, năng lực của mỗi học sinh nhưng giáo viên
cũng cần có những hướng dẫn cụ thể để học sinh nắm được cơ bản cách làm bài.
Ví dụ: Cho đề bài : Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có
công mài sắt, có ngày nên kim"
a.Mở bài: Có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề sẽ được nghị luận và có các
cách mở bài sau:
* Mở bài trực tiếp:
Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Đây là cách rất dễ đối với học
sinh cấp 2 nhưng nó ít gây hứng thú cho người đọc.
Ví dụ: Ý chí, nghị lực, kiên trì và nhẫn nại là những điều không thể thiếu
đối với những ai muốn thành đạt. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên
kim” đã nêu bật tầm quan trọng đó.
* Mở bài gián tiếp:
Học sinh phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến
vấn đề nghị luận để khêu gợi sự chú ý của người đọc rồi từ đó mới bắt sang vấn
đề nghị luận (luận đề) .Nếu theo cách mở bài gián tiếp thì có thể dùng thao tác

diễn dịch,quy nạp hoặc so sánh...
Ví dụ: Ở đời mấy ai mà không mong muốn thành đạt về sự nghiệp?
Nhưng không phải ai cũng có đủ niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, nhẫn nại để tiếp
5


tục sự nghiệp cho đến thành công. Bởi thế cho nên từ xưa nhân dân ta đã có câu
tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
b. Thân bài: Thường gồm nhiều đoạn văn,giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh viết đoạn văn theo cách diễn dịch hay quy nạp.
* Đoạn văn giải thích ngắn gọn luận đề trình bày các khía cạnh và phạm
vi của luận đề cần nghị luận.
Ví dụ:Sắt là một thứ kim loại cứng thế mà mài mãi thí cũng trở thành cây
kim nhỏ.Đó là một sự kiên trì,sự cố gắng phi thường .Từ một thỏi sắt to trở
thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức,mồ hôi mới có được.
*Chứng minh,từng luận điểm ( nhỏ,lớn) hàm chứa trong luận đề và giải
thích ý nghĩa nhiều mặt của luận đề.
Ví dụ: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tực ngữ "Có công mài sắt, có
ngày nên kim”.Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài thành kim,nhưng nếu
suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng.Đó là một lời khuyên,một bài học mà ông cha
ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau.Có sự kiên
trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó
khăn,tưởng chừng như không thể hoàn thành được.
Bác Hồ đã từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
Cũng với tinh thần như thế,qua lời Bác dạy ta càng hiểu thêm về sức
mạnh của lòng kiên trì,bền bỉ.Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được cho dù

việc đó có khó tới đâu đi nữa.
Để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm
chất đạo đức, ông cha ta thường dùng những hình ảnh giản dị, dễ hiểu mà sâu
sắc trong cuộc sống, ai cũng biết cây kim thật nhỏ bé nhưng vô cùng hữu dụng.
Từ sắt tạo nên một cây kim nhỏ bé đòi hỏi một quá trình tôi luyện, mài dũa công
phu, lâu dài từ ngày này qua ngày khác. Từ những hình ảnh sinh động, cụ thể
trên, chúng ta rút ra được một bài học đạo đức là nếu chịu khó, bền bỉ, có chí
quyết tâm thì có ngày sẽ thành công, đạt được ý nguyện, mục đích đã đề ra.
Sau khi giải thích luận điểm (hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng của vấn đề) thì tiến
hành triển khai các dẫn chứng theo trình tự đã ghi trong dàn bài.

6


Giáo viên cũng nhắc cho học sinh cần lưu ý là dù có dẫn chứng phong
phú nhưng không biết cách sử dụng dẫn chứng thì hiệu quả cũng không cao cho
nên phai biết chọn dẩn chứng,sắp xếp dẫn chứng cách đưa dẫn chứng vào bài
văn,trình bày dẫn chứng sao cho phù hợp (thường đi từ dẫn chứng lịch sử đến
dẫn chứng thực tế, cuối cùng là dẫn chứng thơ văn).
Mỗi dẫn chứng lớn có thể có nhiều dẫn chứng nhỏ như đã nêu ở dàn bài
chi tiết.
* Bàn luận mở rộng nâng cao vấn đề đó là giải đáp về sự vận dụng luận đề vào
thực tiễn,hoàn cảnh cụ thể của thời đại đất nước,lứa tuổi,bản thân. (có thể ngắn hoặc dài)
để tạo thêm chiều sâu cho vấn đề nghị luận.
c/ Kết bài: Có nhiệm vụ kết thúc vấn đề đã đặt ra,và đã giải quyết ở phần
thân bài.Có nhiều cách nhiều kiểu kết bài nhưng dù cách nào cũng nhằm khắc
sâu nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa nghị luận,từ đó vận dụng vào cuộc sống
và rút ra bài học cho bản thân.
Ví dụ: Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo quý giá, chúng ta không ngạc
nhiên gì khi thấy câu tục ngữ này được phổ biến khắp mọi nơi và mọi chốn.

Hiểu được giá trị to lớn của lời dạy bảo trên, thế hệ chúng ta cần phải ra sức tu
dưỡng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, nhẫn nại để có thể đi đến thành công. Đó
cũng chính là bài học mà chúng ta rút ra từ câu tục ngữ: “Có công mài sắt có
ngày nên kim”.
Vì vậy, khi xây dựng một đoạn văn dù là đoạn đặt vấn đề, đoạn giải thích
vấn đề, đoạn chứng minh vấn đề... học sinh đều phải trình bày theo nguyên tắc
của phép suy luận logic. Để làm tốt việc này, đối với học sinh trung học cơ sở
quả không dễ cho nên giáo viên tránh nhồi nhét mà chủ yếu nêu và phân tích các
ví dụ để học sinh cảm nhận, quen và thấm dần, từ đó có ý thức lựa chọn cách lập
luận phù hợp vào bài viết của mình.
Bước 4: Kiểm tra lại văn bản(đọc và sửa chữa).
Đây cũng là một khâu không kém phần quan trọng trong quá trình làm bài
của học sinh,vì khi làm xong các em cần phải đọc lại bài để xem có sai sót gì
còn chỉnh sửa cho đúng.
III/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau một thời gian thực hiện các giải pháp trên tôi nhận thấy kết quả học
tập của học sinh có tiến bộ hơn ,học sinh biết vận dụng các kỹ năng làm bài để
áp dụng vào các bài viết của mình ngày càng tốt.
Kết quả cụ thể:
7


Qua những điểm đã nói ở trên, ta thấy rằng, để làm tốt một bài văn nghị
luận học sinh phải thành thạo nhiều thao tác, phải nắm vững các kỹ năng trong
quá trình xây dựng, triển khai thành một bài văn. Công việc này đòi hỏi nhiều
công phu rèn luyện, thực hành qua từng bước.Do đó trong giờ dạy giáo viên cần
chú ý đến phương pháp dạy kỹ năng thực hành; tránh nhồi nhét lí thuyết; động
viên, khuyến khích các em trình bày quan điểm, tư tưởng của mình trước một
vấn đề nào đó....Những công việc này cần được tiến hành từng bước một cách
thường xuyên, lâu dài và liên tục.

Trên đây là một số kỹ năng mà theo tôi là có thể sử dụng trong những tiết
dạy văn nghị luận theo phương pháp đổi mới. Tuy nhiên chỉ mang tính chất
tham khảo và học hỏi. Bởi vì hiệu quả của tiết dạy còn phụ thuộc vào nghệ thuật
vận dụng các phương pháp của mỗi giáo viên và một số yếu tố khác như môi
trường, hoàn cảnh, đối tượng học sinh ...
Qua thực tế giảng dạy ở nhà trường, tôi nhận thấy việc vận dụng các nội
dung trên đã giúp các em có kỹ năng trong việc dùng từ, thấy việc đặt câu,sắp
xếp, diễn đạt các ý,biết suy luận, tư duy lô gric để hình thành một vấn đề. Từ đó,
học sinh chủ động, tích cực hơn trong giờ học Tập làm văn nói riêng và môn
Ngữ Văn nói chung .
IV . ĐỀ XUẤT,KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DUNG:
Sáng kiến này được áp dụng đối với học sinh các khối 7,8,9 mà đặc biệt là
học sinh khối 7, bước đầu làm quen với văn nghị luận.
Việc thay đổi và vận dụng kỹ năng vào các tiết dạy đòi hỏi phải mang tính
thường xuyên và lâu dài . Nếu chỉ sử dụng một cách hình thức thì chắc hẳn sẽ
không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hiệu quả tiết dạy còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố ngoại cảnh nên bên cạnh sự nỗ lực của bản thân mỗi giáo viên, sự cố
gắng của học sinh thì sự quan tâm giúp đỡ của tổ bộ môn, ban giám hiệu và các
ban lãnh đạo giáo dục là vô cùng quan trọng và không thể thiếu .
8


Do hạn chế về năng lực, tư liệu và vốn kinh nghiệm nên trong quá trình
viết sáng kiến này ắt hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót . Do đó rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn . Xin chân thành cám ơn.
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận” tác giả :Bảo Quyến-Nhà xuất
bản giáo dục.

2. Sách giáo khoa Ngữ văn
3. Sách giáo viên Ngữ văn trung học cơ sở (Tập 1-2)
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức ,kĩ năng môn Ngữ văn trung học
cơ sở (tập 2 nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
5. Sách phương pháp dạy học văn (tập 1-2)của Phạm Trọng Luận –
Trương Đĩnh.NXBđại học sư phạm )
6 .Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh - môn ngữ Văn cấp THCS của Bộ GD
và ĐT năm 2014

9



×