Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những biện pháp tăng cường quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại trường đại học dân lập hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.1 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

Hồ Văn Giỏi

Những biện pháp tăng cƣờng quản lý
công tác giảng dạy của đội ngũ giảng
viên thỉnh giảng tại trƣờng Đại học dân
lập Hải Phòng

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học

Hà Nội - 2005

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn

quan tâm đến sự phát triển của giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn lực con người.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt nam, khoá VIII, đã chỉ rõ: “ Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá
thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản của sự phát triển nhanh và bền vững.”
Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng, khoá IX, một lần nữa
nhấn mạnh: “ Tiếp tục triển khai mạnh trong thực tiễn quan điểm phát triển giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu… Tập trung chỉ đạo quyết


liệt việc nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực”.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, giáo dục Việt nam đã đạt được những
thành tựu to lớn, góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Bước vào thế kỷ 21, với sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá, vai trò của giáo dục
ngày càng trở nên quan trọng, là động lực phát triển và là nhân tố quyết định tương lai
của mỗi quốc gia.
Trên tinh thần đñ, ngày 28 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, trong đñ xác định rõ các mục tiêu,
giải pháp và bước đi theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã
hội hoá nhằm xây dựng một nền giáo dục Việt nam có “tính nhân dân, dân tộc, khoa
học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về
chất lượng, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thực hiện
thắng lợi các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 –
2010.
Trong 7 giải pháp để phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, giải pháp đẩy
mạnh xã hội hoá giáo dục đã nêu: “Phát triển các trường ngoài công lập. Củng cố và
nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập. Nâng tỷ lệ sinh viên
ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 30%. Nhà trường, nhà giáo và học sinh,
sinh viên các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường công lập. Hoàn
thiện và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập.”

2


Ngày 18 tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
05/2005/NQ- CP về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể
dục thể thao.
Ngày 24 tháng 6 năm 2005, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố Đề án quy
hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 (quyết định 20/2005/QĐBGD&ĐT), qua đñ xác định xã hội hoá giáo dục được coi là một giải pháp chiến lược

nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà,
đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.
Với chủ trương xã hội hoá, bằng việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, những
năm gần đây, hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã từng bước hình
thành và phát triển.
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, tính đến
năm học 2004 – 2005, đã có :
-

29/230 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 12,6%.

-

Đội ngũ giảng viên gồm 6.668 người, chiếm tỷ lệ 19,6 %.

-

Tỷ lệ sinh viên chiếm 13,5 %.

-

Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước huy động được từ công tác xã

hội hoá chiếm 25 – 30% tổng nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.
Thực tế những năm qua cho thấy, hệ thống các trường ngoài công lập nói chung
và các trường đại học, cao đẳng dân lập nói riêng đã góp phần giải quyết mâu thuẫn
giữa quy mô và chất lượng, giữa nhu cầu và khả năng đào tạo, đồng thời đã “gánh
đỡ” nhà nước một phần kinh phí chi cho giáo dục trong điều kiện ngân sách còn hạn
hẹp. Bên cạnh đñ, việc ra đời các trường đại học, cao đẳng dân lập đã phần nào “tận
dụng” được chất xám và kinh nghiệm của một bộ phận không nhỏ các giảng viên và

các nhà quản lý giáo dục đã nghỉ hưu hoặc vẫn đang công tác, trong việc tham gia
giảng dạy và quản lý tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập.
Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định về chất lượng đào tạo, về mô
hình tổ chức và quản lý, về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập…
nhưng thời gian đã chứng minh rằng, chủ trương xã hội hoá giáo dục, trong đñ có sự
ra đời và phát triển của hệ thống các trường ngoài công lập là đúng hướng và có hiệu
quả.

3


Trường Đại học Dân lập Hải Phòng được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1997
theo quyết định số 792/ TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường luôn quán triệt quan điểm:
“Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường” và xác định uy tín của nhà
trường phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà chất lượng đào tạo lại phụ thuộc chủ yếu
vào chất lượng đội ngũ giảng viên. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên được
nhà trường hết sức quan tâm và coi đñ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong những năm qua.
Cũng như với các trường đại học dân lập khác, đội ngũ giảng viên tại trường
Đại học Dân lập Hải Phòng gồm 2 thành phần: cơ hữu và thỉnh giảng.
Điều 46, Quy chế trường Đại học Dân lập đã nêu:
“Tại thời điểm khai giảng khoá đầu tiên, đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường
phải đảm bảo không dưới 20% và trong vòng 4 năm đạt không dưới 50% khối lượng
giảng dạy của từng môn học.”
Sau 8 năm thành lập, tính đến đầu năm học 2005 – 2006, đội ngũ giảng viên cơ
hữu của trường Đại học Dân lập Hải Phòng là 161 người, trong đñ có 1 GS, 1 PGS –
TSKH, 5 Tiến sĩ, 61 Thạc sĩ, 2 nghiên cứu sinh và 53 người đang học cao học.
Trong thực tế, để hoàn thành khối lượng giảng dạy của mỗi năm học, hàng
năm, nhà trường phải thường xuyên mời khoảng gần 250 giảng viên thỉnh giảng là

các Giáo sư, Phó Giáo sư, Giảng viên chính, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã hoặc đang công tác tại
các trường Đại học và các Viện nghiên cứu lớn của Hà Nội và Hải Phòng tham gia
giảng dạy, chủ yếu là các môn học chuyên ngành. Có thể nói, đây là một điểm mạnh
của các trường dân lập nói chung và của trường Đại học Dân lập Hải Phòng nói riêng,
nhờ sử dụng được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn cao, có kinh
nghiệm sư phạm và tâm huyết với nghề dạy học. Chính đội ngũ giảng viên thỉnh
giảng này là những người đã và đang góp một phần quan trọng vào việc đảm bảo chất
lượng đào tạo của nhà trường.
Tuy nhiên, trong thực tế, bên cạnh những mặt mạnh đã nêu thì công tác quản lý
về chuyên môn, việc điều hành kế hoạch giảng dạy, bố trí thời khoá biểu sao cho phù
hợp với thời gian “rỗi” của hàng trăm giảng viên thỉnh giảng đang công tác tại nhiều
cơ quan khác nhau, trong khi số lượng cán bộ quản lý của nhà trường ít và còn hạn
chế về năng lực, là một khó khăn đáng kể. Trừ một số giảng viên thỉnh giảng tuy đã
nghỉ hưu nhưng vẫn còn đủ sức khoẻ để tham gia giảng dạy là có thể chủ động về mặt

4


thời gian, còn lại phần lớn trong số họ vẫn đang công tác và chỉ có thể sắp xếp được
thời gian để tham gia giảng dạy sau khi đã hoàn thành công việc tại cơ quan của mình.
Điều đñ làm cho bộ phận quản lý đào tạo luôn ở trạng thái bị động trong việc lập kế
hoạch và xếp thời khoá biểu, cũng đồng nghĩa với việc phải thường xuyên điều chỉnh
kế hoạch giảng dạy làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện kế hoạch đào
tạo chung hàng năm của nhà trường. Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự
phối hợp giữa Phòng Đào tạo với các Bộ môn và với từng giảng viên thỉnh giảng
trong việc quản lý nội dung giảng dạy môn học, công tác đánh giá kết quả học tập và
quản lý sinh viên trong giờ lên lớp cũng gặp nhiều khó khăn. Tất cả những điều đñ ít
nhiều đều có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Đây là một vấn đề mà các trường đại
học dân lập không dễ một sớm một chiều có thể giải quyết được.
Từ thực tế làm công tác quản lý đào tạo những năm qua, với mong muốn tìm ra

những biện pháp trong việc quản lý công tác giảng dạy nhằm đảm bảo và từng bước
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài:
“ Những biện pháp tăng cường quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên
thỉnh giảng tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng”.
2.

Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp chủ yếu tăng cường quản lý công tác giảng dạy của

đội ngũ giảng viên thỉnh giảng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại
học Dân lập Hải Phòng trong tình hình mới.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ

giảng viên.
Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng
viên thỉnh giảng tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng thời gian qua (Lấy số liệu của
3 năm học gần đây: từ 2002 – 2005)
Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ
giảng viên thỉnh giảng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong tình hình
mới.
4.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Dân

lập Hải Phòng.


5


Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý giảng dạy của đội ngũ giảng viên
thỉnh giảng.
5.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh

giảng tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng vài năm qua và đề xuất một số biện pháp
chủ yếu quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giai đoạn từ
năm 2005 - 2010.
6.

Giả thuyết khoa học
Nếu tìm được các biện pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì sẽ

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng,
một trong các yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của trường Đại học Dân lập Hải
Phòng.
7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý
đội ngũ giảng viên.
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu từ thực tế.
7.3. Phương pháp phân tích, đánh giá và rút ra kết luận.
8.


Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên thỉnh

giảng tại trường ĐHDLHP những năm qua.
Chương 3: Những biện pháp tăng cường quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ
giảng viên thỉnh giảng tại trường ĐHDLHP trong giai đoạn mới.
Kết luận và khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo.

6


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.

1.1.1. Khái niệm giảng viên, giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng
1.1.1.1.

Khái niệm giảng viên:

Theo Điều 61 – Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
được Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998:
- “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc
các cơ sở giáo dục khác.”

- “Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.”
Giáo viên nói chung và giảng viên nói riêng là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục - đào tạo. Cùng với năng lực chuyên môn, người giảng viên cần có phẩm
chất đạo đức và tinh thần tận tâm với nghề nghiệp.
1.1.1.2. Khái niệm giảng viên cơ hữu:
Theo Điều 45, Quy chế trường Đại học Dân lập, ban hành năm 2001: “Hiệu
trưởng trường Đại học Dân lập tuyển dụng giảng viên, cán bộ và nhân viên bằng
hình thức hợp đồng lao động. Cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu, cán bộ và nhân viên
ở các đơn vị Phòng, Ban, Khoa của trường Đại học Dân lập không ở trong biên chế
nhà nước, trừ những trường hợp đặc biệt được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định biệt
phái.”
Theo Điều 47, Quy chế trường Đại học Dân lập, ban hành năm 2001: “Giảng
viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường Đại học Dân lập được hưởng chế độ
tiền công, tiền lương hợp lý theo kết quả hoạt động của trường, được đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, được xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, xét tặng
các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Huy chương”Vì sự nghiệp giáo
dục”, có nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo như quy định tại Mục I, Chương IV của
Luật Giáo dục.”
1.1.1.3. Khái niệm giảng viên thỉnh giảng:
Quy chế trường Đại học Dân lập quy định: “ Các giáo sư, các giảng viên, các
nhà khoa học có đủ các tiêu chuẩn nói tại khoản 2, Điều 61, Luật Giáo dục được mời
giảng dạy tại các trường Đại học Dân lập. Người được mời thỉnh giảng có nhiệm vụ
và quyền hạn được quy định tại Điều 63 (Nhiệm vụ của nhà giáo) và Điều 64 (Quyền

7


của nhà giáo) của Luật Giáo dục; nếu là cán bộ công chức thì phải đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ ở nơi mình đang công tác.”

1.1.2. Khái niệm chất lượng giảng viên
Trong giáo dục đại học, chất lượng giảng viên là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định chất lượng đào tạo.
Để xác định được chất lượng giảng viên cần tiến hành đánh giá giảng viên nói
chung và hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng.
Vậy, cần dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng giảng viên?
Có thể nói rằng, đây là một vấn đề khó, bởi lẽ cho đến nay, chưa có một thước
đo chi tiết, mang tính chuẩn chung cho tất cả các trường đại học để tiến hành đánh giá
hết các mặt cần đo về phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm
của người giảng viên.
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, để đánh giá giảng viên, trước hết cần dựa vào
chức trách, vai trò của người giảng viên. Tuy nhiên, theo thời gian, chức trách, vai trò
của giảng viên cũng thường thay đổi cho phù hợp với thực tế xã hội.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu có chung quan điểm về cách xác định các công
việc thuộc chức trách giảng viên dựa trên 4 yếu tố:
-

Giảng dạy.

-

Nghiên cứu.

-

Dịch vụ chuyên môn phục vụ công cộng.

-

Bổn phận công dân với tư cách là nhà khoa học.


Cũng có các công trình nghiên cứu chỉ xem xét chức trách của người giảng viên
với 3 yếu tố: giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Để đánh giá chất lượng giảng viên, có thể thông qua nhiều kênh thông tin khác
nhau như căn cứ vào kết quả học tập và phát triển của sinh viên, kết quả đánh giá cán
bộ định kỳ của nhà trường, của đồng nghiệp, hoặc có thể tham khảo phiếu thăm dò ý
kiến sinh viên… Vấn đề đặt ra là muốn đánh giá chính xác và công bằng cần xây
dựng các tiêu chí chuẩn, phù hợp và một quy trình đánh giá tốt.
1.1.3. Khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, quản lý giáo dục
1.1.3.1. Khái niệm cơ bản về khoa học quản lý:
Trước hết, cần đặt câu hỏi: Tại sao phải quản lý?
Điều này có thể được lý giải như sau:

8


Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện các mục tiêu
mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản lý đã là một yếu tố
cần thiết đề đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân. Vì những nỗ lực chung ngày
càng đem lại kết quả và vì các nhóm ngày càng trở thành tổ chức rộng lớn hơn, nên
nhiệm vụ của các nhà quản lý ngày càng quan trọng hơn.
Khái niệm về “tổ chức” ?
Theo các tác giả Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Do tính đa nghĩa
của thuật ngữ này, khi nói đến hoạt động quản lý chúng ta chỉ nói đến tổ chức như
một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cùng hoạt động vì một mục đích
chung nào đó, mà để đạt được mục đích đó, một con người riêng lẻ không thể nào đạt
đến.”
Các tổ chức khác nhau được phân biệt nhờ các tiêu chí: mục đích của tổ chức,
cơ cấu của tổ chức, những điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức…
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu ra sao và quy mô như thế nào thì

cũng phải có sự quản lý và có người làm công tác quản lý để tổ chức đñ hoạt động và
đạt được mục đích của mình.
Vậy quản lý là gì?
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quản lý:
-

Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý

(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức.
-

Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các

hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo/lãnh đạo và kiểm tra.
Như vậy, quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực
cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức. Hoạt động quản lý vừa mang tính
khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Khoa học vì các hoạt động quản lý được tổ chức
tốt, rõ ràng và thích hợp, có định hướng, dựa trên những quy luật, những nguyên tắc
và phương pháp hoạt động cụ thể. Nghệ thuật vì hoạt động quản lý phải được vận
dụng một cách sáng tạo vào từng hoàn cảnh cụ thể trong sự kết hợp và chịu tác động
nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội.
Để quản lý một tổ chức, phải có người quản lý. Người quản lý là nhân vật có
trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ
phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt được mục đích.

9


Nu phõn loi ngi qun lý theo cp qun lý s cú: Ngi qun lý cp thp,

ngi qun lý cp trung gian v ngi qun lý cp cao.
Nu phõn loi ngi qun lý theo phm vi qun lý, phm vi tỏc ng v nh
hng ca h thỡ s cú: Ngi qun lý theo chc nng, ngi qun lý tng hp, ngi
qun lý d ỏn.

1.1.3.2 Khỏi nim qun lý giỏo dc:
Giỏo dc l mt chc nng ca xó hi loi ngi, c thc hin mt cỏch t
giỏc, vt qua cỏi ngng tp tớnh ca cỏc ging loi ng vt bc thp khỏc. Cng
nh mi hot ng khỏc ca xó hi loi ngi, giỏo dc cng c qun lý trờn bỡnh
din thc tin ngay t khi hot ng giỏo dc cú t chc mi hỡnh thnh. Bn thõn s
giỏo dc c t chc v cú mc ớch ó l mt thc tin qun lý giỏo dc sng ng.
J. Kitebro, mt nh vn hoỏ ca thi i ó núi: Sau khi con ngi sinh ra, cũn
li l giỏo dục.
Giáo dúc được coi là then chốt ca mọi vấn đế then chốt. Giáo dúc có quan
hệ hoà quyện với chính trị, văn hoá, kinh tế và xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý
giáo dục đ-ợc đặt ra với vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và phát
triển của cả một dân tộc, một xã hội.
Nhà s- phạm lỗi lạc Cô-men-ski ( 1592 1670 ), khi đặt nền móng cho hệ
thống các nhà tr-ờng, đã tạo cơ sở cho sự ra đời của vấn đề quan trọng hàng đầu
trong quản lý giáo dúc là tổ chức hệ thống giáo dục trên quy mô toàn xã hội.
Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu mang tính
hàn lâm về các khía cạnh khác nhau của quản lý giáo dục đã đ-ợc các nhà khoa học
Liên xô cũ cho xuất bản. Năm 1956, A. Pôpốp - nhà hoạt động s- phạm và quản lý
giáo dúc thuộc Liên xô cũ, đã cho xuất bản cuốn Quản lý tr-ờng học. Cuốn sách
này thực chất không phải là công trình khoa học về quản lý giáo dục mà là một tập
hợp các chỉ dẫn cho hoạt động thực tiễn của những ng-ời làm công tác quản lý giáo
dục và đ-ợc coi là một trong những tài liệu đầu tiên về quản lý giáo dục. Trong
những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục đã ngày càng
nhiếu. Điển hình là các công trình: Nghề Hiệu tr-ởng một triển vọng thực tiễn
được phản ánh ca Thomas J. Seriovanni (1991); Hành vi tổ chức trong giáo dục

của Robert J. owens (1995); Quản lý giáo dục Lý thuyết, nghiên cứu và thực tiễn
của Wayne K. Hoy, Cecil G. Miskel (1996).

10


TI LIU THAM KHO
1.

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

2.

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung
-ơng Khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

4.

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung
-ơng Khoá IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

5.

Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung

-ơng Khoá IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

6.

Luật Giáo dục của n-ớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

7.

Chiến l-ợc phát triển giáo dục 2001 2010. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
2002.

8.

Quy chế tr-ờng Đại học Dân lập. Ban hành kèm theo Quyết định số
86/2000/QĐ - TTg ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Thủ t-ớng Chính phủ.

9.

Quy chế tổ chức và hoạt động; các văn bản quy định, h-ớng dẫn công tác hiện
hành của tr-ờng Đại học Dân lập Hải Phòng.

10. Đề án đổi mới giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, tháng
7/2005.
11. Giáo dục đại học bước vào thế kỷ 21 Tầm nhìn và Hành động. UNESCO,
Paris, 5 9 tháng 10 năm 1998.
12. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Quản lý giáo dục Quản
lý nhà tr-ờng, Lớp Cao học Quản lý giáo dúc Khoá 3 (2003 2005), Khoa SPhạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc H-ng. Giáo dục Việt Nam h-ớng tới t-ơng lai
Vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

14. Nguyễn Đức Chính. Bài giảng chuyên đề Chất lượng và quản lý chất l-ợng
trong giáo dục, Lớp Cao học Quản lý giáo dục Khoá 3 (2003 2005), Khoa SPhạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11


15. Nguyễn Đức Chính. Bài giảng chuyên đế Đánh giá giảng viên, Lớp Cao học
Quản lý giáo dục Khoá 3 (2003 2005), Khoa S- phạm, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2003.
16. Nguyễn Quốc Chí. Bài giảng Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục,
Lớp Cao học Quản lý giáo dục Khoá 3 (2003 2005), Khoa S- Phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài giảng Những quan điểm
giáo dục hiện đại, Khoa S- phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
18. Phạm Tất Dong. Nhiệm vụ của nhà giáo tr-ớc Nghị quyết Hội nghị Trung
-ơng 2, Tạp chí Giáo viên và Nhà tr-ờng số 2/1997.
19. Nguyễn Minh Đạo. Cơ sở khoa học quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1997.
20. Vũ Cao Đàm. Ph-ơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002.
21. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 1986.
22. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm
đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003.
23. Đặng Xuân Hải. Vai trò của cộng đồng xã hội trong quản lý giáo dục và đào
tạo, Bài giảng Cao học Quản lý giáo dục, Khoa s- phạm, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2003.
24. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi, Bài giảng Cao học Quản lý giáo dục,
Khoa s- phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
25. Phan Văn Khải. Bài phát biểu tại Hội nghị giáo dục đại học, Hà Nội, ngày 01

tháng 10 năm 2001.
26. Đặng Bá Lãm. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI - Chiến
l-ợc phát triển, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003.
27. Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997.
28. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục,
Tr-ờng Cán bộ Quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 1989.
29. Vũ Văn Tảo. Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam, Tài liệu chuyên đề
khoá đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoa S- phạm, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003.

12


30. Vũ Văn Tảo. Phát triển giáo dục đại học đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Cộng sản,
Tháng 8/2001 (số 15).
31. Lâm Quang Thiệp. Quyền tự chủ Trách nhiệm xã hội và vấn đề đảm bảo
chất l-ợng Giáo dục đại học, Tài liệu dùng để nghiên cứu chuyên đế Giáo dúc
đại học theo chương trình cấp chứng chỉ phúc vú chức danh giáo chức bậc
đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tr-ờng Cán bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo,
Hà Nội, 2000.
32. Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1998.

,

33. Harold Koontz, Cyril O Donnell, Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, (Bản dịch của Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu),
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992.
34. Raja Roy Singh. Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của Châu ,
Thái Bình D-ơng, 1994.
35. Jacques Delors. Học tập: Một kho báu tiềm ẩn, (Bản dịch của Vũ Văn Tảo),

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997.
.

13



×