Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đấu tranh phòng chống tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy ở các tỉnh tây bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.29 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ THẢO LAN

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TÀNG TRỮ, VẬN
CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT
CÁC CHẤT MA TUÝ Ở CÁC TỈNH TÂY BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI- NĂM 2005

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, tình hình an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội của nước ta tiếp tục được giữ vững, các mục tiêu kinh tế - xã
hội đạt tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền
kinh tế thị trường đã đem lại những yếu tố tiêu cực đối với đời sống xã hội
như tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét, tỷ lệ thiếu việc làm
ngày càng cao, các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý và các tội phạm về
ma tuý có chiều hướng gia tăng.
Các tỉnh thuộc tuyến Tây Bắc Việt Nam gồm 7 tỉnh: Hà Tây, Hoà Bình,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái có đường biên giới giáp Lào
và Trung Quốc dài gần 1.100 km. Hầu hết khu vực biên giới của các tỉnh này
là vùng núi cao, hiểm trở, rất khó kiểm soát. Đồng bào dân tộc, nhất là dân tộc
H’Mông có tập quán trồng và sử dụng thuốc phiện từ lâu đời. Nhận thức rõ


đặc điểm phức tạp và mối liên quan của tuyến Tây Bắc với các địa phương
trong cả nước, những năm qua các ban, ngành Trung ương và chính quyền địa
phương đã chú ý chỉ đạo và thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiềm
chế sự gia tăng các tội phạm về ma tuý. Mặc dù vậy, kết quả của các hoạt
động này còn nhiều hạn chế, từ nhiều năm nay, các tỉnh Tây Bắc vẫn là tuyến
phức tạp nhất về sự thẩm lậu ma tuý qua biên giới vào nước ta.
Chính vì vậy, “Đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc
Việt Nam” đang là vấn đề có tính thời sự, nổi cộm cần được quan tâm nghiên
cứu nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sự gia tăng của các tội
phạm này.

2


Với lý do đó, tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Khoá đào tạo Thạc sỹ, chuyên ngành Luật Hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý
đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác
nhau và đã đạt được những kết quả đáng kể. Ở góc độ tội phạm học đáng chú
ý là các luận văn Thạc sỹ Luật học: “Công tác đấu tranh phòng chống tội sản
xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý” của tác giả
Nguyễn Phong Hoà (1996), “Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái
phép các chất ma tuý: thực trạng – nguyên nhân – giải pháp” của tác giả Vũ
Quang Vinh (1996), “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai” (2002)... nghiên cứu tình hình tội phạm
về ma tuý trong phạm vi cả nước một cách hệ thống và một số luận văn Thạc
sỹ khác nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý
trên địa bàn thủ đô Hà Nội, một số tỉnh Yên Bái, Bắc Ninh... đề cập đến công

tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý trên phạm vi một địa phương.
Tuy nhiên, đối với các tỉnh Tây Bắc - một “điểm nóng” về tội phạm ma
tuý trong cả nước thì chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về đặc
điểm tình hình, nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm về ma tuý, do vậy
chưa đưa ra được các giải pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm đấu tranh phòng,
chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là tập trung làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn
công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh
Tây Bắc, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạn chế
và từng bước đẩy lùi tội phạm về ma tuý trên địa bàn này.
Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận văn là:

3


- Khái quát thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc trong những năm gần đây.
- Dự báo tình hình tội phạm về ma tuý trên cả nước nói chung và địa
bàn các tỉnh Tây Bắc nói riêng trong thời gian tới.
- Kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng,
chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tới.
4. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tội phạm về tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh
Tây Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004.
5. Cơ sở khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước và pháp
luật hình sự.

- Cơ sở thực tiễn: Hoạt động tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004.
6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về
ma tuý.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu,
xã hội học và khoa học dự báo cũng như các tri thức khoa học liên quan.
7. Điểm mới của luận văn

4


- Rút ra những đặc điểm đặc thù của tình hình tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh
Tây Bắc.
- Đưa ra những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn các tỉnh
này.
- Đánh giá thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn
các tỉnh Tây Bắc, rút ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công
tác này nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống các tội
phạm về ma tuý trên địa bàn nói trên.
- Bằng việc đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc thù và điều kiện
thực tế của các tỉnh Tây Bắc, tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý trên địa bàn các tỉnh

Tây Bắc.
8. Cơ cấu của luận văn.
Luận văn gồm 108 trang, được bố cục như sau: Phần mở đầu; Phần nội
dung có 3 chương với 17 mục; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo.

5


Chương Một
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CỦA TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN,
MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TUÝ
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH
TÂY BẮC VIỆT NAM
1.1 THỰC TRẠNG, DIỄN BIẾN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
CỦA TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY BẮC.
Tuyến các tỉnh Tây Bắc Việt Nam gồm 7 tỉnh: Hà Tây, Hoà Bình, Sơn
La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái có đường biên giới giáp Lào và
Trung Quốc dài gần 1.100 km với 14 huyện, 82 xã, 2 cửa khẩu quốc tế, 4 cửa
khẩu quốc gia, 6 cửa khẩu địa phương. Nối liền giữa các tỉnh và từ biên giới
vào nội địa là quốc lộ 6A, quốc lộ 2A và nhiều tuyến đường bộ, đường sông.
Hầu hết khu vực biên giới của các tỉnh là vùng núi cao hiểm trở với nhiều
đường tiểu mạch rất khó kiểm soát. Tuyến Tây Bắc giáp với 2 nước Lào và
Trung Quốc rất gần khu vực “Tam Giác Vàng”, do đó việc sản xuất, buôn
bán, vận chuyển, sử dụng ma tuý ở khu vực này đặc biệt phức tạp. Vì vậy,
các lực lượng làm công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm phải hết sức
khó khăn, vất vả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Với đường biên giới dài, dân cư hai bên biên giới có mối quan hệ họ
hàng thân tộc, hàng ngày qua lại thăm thân, buôn bán, khai thác lâm sản... và
có thể đi lại bất cứ chỗ nào, không nhất thiết phải đi qua cửa khẩu. Đây là

một sơ hở lớn mà các đối tượng đã lợi dụng để vận chuyển ma tuý qua biên
giới. Đáng lưu ý ở khu vực này có nhiều người các tỉnh miền xuôi lên cư trú,
sinh sống, trong đó có một số đối tượng qua biên giới buôn bán, tạo ra những
đường dây ma tuý liên quan đến nhiều địa phương. Mặt khác, bên các nước
bạn, nhất là phía Lào khả năng đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý
còn thấp, xử lý nhẹ hơn; sự phối hợp giữa ta và bạn còn gặp nhiều khó khăn,

6


cả về điều kiện và cơ chế. Chính vì vậy, nguồn ma tuý từ Thái Lan, Mianma
vào Lào tập trung tại Uđômxay, Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, Hủa Phăn rồi
được vận chuyển vào Việt Nam bằng nhiều hướng. Nhiều đối tượng tội phạm
về ma tuý người Việt bị truy nã trốn sang Lào, cấu kết với các đối tượng
người Lào hình thành các tụ điểm tập kết ma tuý ngay sát biên giới rồi móc
nối lập các đường dây vận chuyển vào Việt Nam. Nhiều người Lào lợi dụng
quan hệ đặc biệt giữa hai nước trong thăm thân, chữa bệnh, du lịch, nghỉ ngơi
để hoạt động buôn bán ma tuý. Do đó có nhiều đường dây buôn bán ma tuý
với qui mô lớn và rất nghiêm trọng do người Lào chủ mưu cầm đầu.
Tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn 7 tỉnh Tây Bắc từ năm 2000 - 2004 thể
hiện qua các số liệu sau:
Số bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý từ năm 2000 - 2004
Số bị khởi tố

VKS truy tố

XX sơ thẩm


Vụ

Bị can

Vụ

Bị can

Vụ

Bị cáo

Năm 2000

640

815

471

611

311

386

Năm 2001

1212


1592

1100

1436

1078

1385

Năm 2002

1527

2037

1431

1841

1375

1736

Năm 2003

1857

2194


1814

2161

1736

2059

Năm 2004

1836

2417

1847

2418

1842

2392

Nguồn: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy: Trong 5 năm qua, tình hình
tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
tuý trên địa bàn 7 tỉnh Tây Bắc tăng nhanh. Năm 2004, số bị can, bị cáo bị
khởi tố, truy tố và xét xử về tội phạm nói trên tăng từ 3 đến 6 lần so với năm
2000. Cụ thể là: Năm 2000 mới xảy ra 640 vụ với 815 bị can bị khởi tố; 471

7



vụ với 611 bị can bị truy tố và 311 vụ với 386 bị cáo bị đưa ra xét xử thì đến
năm 2004 con số này là 1836 vụ với 2417 bị can bị khởi tố; 1847 vụ với 2418
bị can bị truy tố; và 1842 vụ với 2392 bị cáo bị đưa ra xét xử.
Tỷ lệ % của số vụ và số bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét
xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
tuý so với tổng số tội phạm về ma tuý trên địa bàn 7 tỉnh Tây Bắc từ năm
2000 - 2004
Số mới khởi tố

VKS truy tố

XX sơ thẩm

Vụ

Bị can

Vụ

Bị can

Vụ

Bị cáo

Năm 2000 57,8%

54,9%


43,4%

43,6%

27,6%

26,4%

Năm 2001 85,8%

85,3%

84,5%

84,6%

84,9%

84,6%

Năm 2002 89,8%

89,6%

89,7%

89,5%

88,7%


88,1%

Năm 2003 95%

94,6%

94,7%

94,5%

94,6%

94,5%

Năm 2004 98,6%

98,,6%

98,7%

98,8%

98,7%

98,9%

Nguồn: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Trong Chương XVIII Bộ luật Hình sự 1999 qui định về các tội phạm
về ma tuý bao gồm 10 điều luật với các tội danh sau đây: Tội trồng cây thuốc

phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192), Tội sản xuất
trái phép chất ma tuý (Điều 193); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc
chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 195),
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng
vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 196), Tội sử dụng
trái phép chất ma tuý (Điều 197)..., song từ năm 2000 đến 2004, số lượng bị
can, bị cáo bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý được qui định tại Điều 194 Bộ luật
Hình sự chiếm tỷ lệ rất cao và ngày cao tăng so với tổng số tội phạm về ma
tuý trên địa bàn 7 tỉnh Tây Bắc. Năm 2000, riêng số bị can, bị cáo bị khởi tố,

8


truy tố và xét xử về các tội phạm thuộc Điều 194 Bộ luật Hình sự chiếm tỷ lệ
gần 60% số vụ và bị can bị khởi tố; hơn 43 % số vụ và số bị can bị truy tố và
khoảng 27% số vụ án và bị cáo bị đưa ra xét xử trong tổng số các tội phạm về
ma tuý ở 7 tỉnh Tây Bắc. Năm 2004, tỷ lệ này đã tăng lên từ 98,6% đến
98,9%, tức chiếm tuyệt đại đa số các vụ án và bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố
và xét xử về các hành vi phạm tội liên quan đến ma tuý ở khu vực Tây Bắc.
Tỷ lệ % của số vụ và số bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét
xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
tuý trên địa bàn 7 tỉnh Tây Bắc so với tổng số vụ án và số bị can, bị cáo bị
khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tại 7 tỉnh Tây Bắc từ năm 2000 - 2004
Số mới khởi tố

VKS truy tố

XX sơ thẩm


Vụ

Bị can

Vụ

Bị can

Vụ

Bị cáo

Năm 2000 20,1%

17,9%

16,1%

14,5%

10,4%

8,7%

Năm 2001 32,9%

33,1%

35,4%


33,2%

35,9%

33,6%

Năm 2002 35,4%

33,8%

38,6%

35,3%

38,3%

34,6%

Năm 2003 39,6%

34,2%

42,9%

36,3%

42,2%

35,8%


Năm 2004 39,3%

36,1%

43,1%

37,6%

43,5%

37,5%

Nguồn: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Trong những năm gần đây, ở các tỉnh Tây Bắc xảy ra nhiều loại tội
phạm khác nhau thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế... Với đặc thù địa hình hiểm trở với hàng nghìn km
đường biên giới giáp Lào, Trung Quốc, một số loại tội phạm tăng nhanh và
diễn biến phức tạp như tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên
giới; tội mua bán phụ nữ ..., song tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma tuý vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể và tỷ lệ này ngày
càng lớn. Nếu năm 2000, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1992.
2- Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội 2000
3- Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2004.
4- Luật Biên giới quốc gia. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.
5- Luật Phòng, chống ma túy. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2001.
6- Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2002.
7- Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2002.
8- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 2001.
9- Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ
về Tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và
Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
10- Ba công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội 2000.
11- Báo cáo kết quả hợp tác kiểm soát ma tuý giữa 3 nước Việt
Nam, Lào, Cămpuchia từ 2000-2004. Văn phòng Thường trực phòng
chống ma tuý, Bộ Công an.
12- Báo cáo kết quả hợp tác kiểm soát ma tuý giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Văn phòng Thường trực phòng chống ma tuý, Bộ Công an.
13- Báo cáo của Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng
chống tệ nạn ma túy, mại dâm tổng kết thực hiện các Chương trình hành
động phòng chống ma túy giai đoạn 1998-2000 và 2001-2005 của Chính
phủ.

10



14- Báo cáo tình hình ma túy và buôn lậu ma túy của Liên hợp
quốc từ 2000-2004.
15- Báo cáo tình hình và công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy . Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý của 7
tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tây, Hoà Bình
từ 2000-2004.
16- Báo cáo tổng kết Công tác phòng chống ma tuý. Bộ Tư lệnh
Bộ đội Biên phòng từ 2000-2004.
17- Báo cáo tổng kết công tác phòng chống ma tuý. Tổng cục Hải
quan từ 2000-2004.
18- Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại
Hội nghị triển khai Chương trình hành động phòng chống ma túy giai
đoạn 2001- 2005, Hà Nội ngày 03/5/2001.
19- Bản tin Phòng, chống ma tuý. Văn phòng Thường trực phòng
chống ma tuý, Bộ Công an từ năm 2000 – 2004.
20- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 2001.
21- Chương trình hành động phòng chống ma tuý các giai đoạn
1998-2000 và 2001-2005 của Chính phủ.
22- Đặng Ngọc Hùng: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát tiền
chất. NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2002.
23- Hoàng Xuân Chiến: Hoạt động phòng ngừa tội phạm buôn lậu
trên tuyến biên giới đất liền của Bộ đội Biên phòng. Luận án Tiến sỹ
Luật học. Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân, Hà Nội 2000.
24- Nguyễn Phong Hòa, Đặng Ngọc Hùng, Ma túy và những vấn
đề về công tác kiểm soát ma túy, Nxb Công an nhân dân 1996.
25- Nguyễn Phùng Hồng và cộng sự: Phòng chống tội phạm trong
giai đoạn hiện nay. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH
07-08, Chương trình KHXH 07.
26- “Luận cứ khoa học cho các giải pháp kiểm soát tiền chất và triệt

nguồn ma tuý ở Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập”. Dự thảo Đề

11


tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ của Văn phòng Thường trực Phòng Chống
Ma tuý- Bộ Công an, Hà Nội 2004
27- Những giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án về ma tuý –
Cơ sở lý luận và thực tiễn. Đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ của Toà án
Nhân dân Tối cao, Hà Nội 2002.
28- Trần Công Chuẩn và cộng sự: Các giải pháp phòng chống tội
phạm ma tuý của lực lượng Hải quan trên tuyến biên giới đường bộ Việt
Nam- Lào. Hà Nội 2003.
29- Trần Văn Luyện: “Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát
nhân dân” Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân,
Hà Nội 1999.
30- Văn phòng Thường trực phòng chống ma túy, Bộ Công an:
Một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng chống ma tuý. NXB
Công an nhân dân 2003.
31- Văn phòng Thường trực phòng chống ma tuý, Bộ Công an: 8
đề án của Chương trình hành động phòng chống ma tuý. NXB Công an
nhân dân 2001.
32- Vũ Quang Vinh: Hoạt động phòng ngừa tội phạm ma tuý của
lực lượng Cảnh sát Nhân dân. Luận án Tiến sỹ Luật học. Học viện Cảnh
sát Nhân dân, Hà Nội 2003.
33-Vũ Hùng Vương: Một số vấn đề về xây dựng thế trận phòng
chống ma tuý của lực lượng Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân
năm 2000.
34- Vũ Hùng Vương, Nguyễn Phùng Hồng: Luận cứ khoa học cho

các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Đề tài Nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội 2002.
35- Nguyễn Xuân Yêm: Dẫn độ tội phạm, Tương trợ pháp lý về
hình sự và chuyển giao phạm nhân quốc tế trong phòng chống tội phạm.
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000 và tái bản 2001.
36- Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Ngọc Thảnh: Tình hình và kết quả
công tác kiểm soát tiền chất ở Việt Nam. Báo cáo tham luận Hội thảo

12


khoa học về kiểm soát tiền chất do Uỷ ban kiểm soát ma tuý quốc tế tổ
chức tại Hoa Kỳ, 2003
37- Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện: Hiểm họa ma tuý và
cuộc chiến mới. NXB Công an nhân dân 2001.
38- Tạp chí Cảnh sát nhân dân từ năm 2000 – 2004
39- Tạp chí Kiểm sát từ năm 2000 – 2004.

13



×