ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN XUÂN TIẾN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN
GIAO DỊCH THUÊ TÀI CHÍNH MÁY BAY TRONG
LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN XUÂN TIẾN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH
THUÊ TÀI CHÍNH MÁY BAY TRONG LĨNH VỰC HÀNG
KHÔNG DÂN DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 50512
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ HOÀNG NGỌC GIAO
KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2005
Tác giả xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng
mình. Trong quá trình thực hiện bản luận văn, tác giả đã tham khảo một số
công trình nghiên cứu, giáo trình, sách, bài viết chuyên đề của các tác giả trong
và ngoài nước như đã trích dẫn và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa
học.
Để hoàn thành bản luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ vô
cùng quí báu của các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình, nhiêm túc và
khoa học của thầy giáo Hoàng Ngọc Giao, Tiến sĩ Luật học, Giám đốc Trung
tâm nghiên cứu và trợ giúp pháp lý, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lời cảm ơn sâu sắc xin gửi tới thầy giáo Nguyễn Bá Diến, Phó giáo sư,
Tiến sĩ Luật học, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình trang bị cho tác giả những kiến thức nền tảng
để tác giả thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, các anh chị học viên lớp Cao học Luật khóa VIII đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác gải hoàn thành bản luận văn này.
Nguyễn Xuân Tiến
Học viên Cao học chuyên ngành Luật Quốc tế, khóa VIII
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Chương 1:
PHÁP LUẬT VÀ THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ THUÊ TÀI CHÍNH MÁY BAY
TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG..........................................................5
1.1 Thuê tài chính và thuê tài chính máy bay.................................................5
1.1.1
Thuê
tài
chính.............................................................................................5
1.1.2 Thuê tài chính máy bay..............................................................................9
1.2. Các điều ước quốc tế liên quan đến thuê tài chính máy bay................11
1.2.1. Công ước về công nhận quốc tế các quyền đối với tầu bay, ký tại
Geneva
ngày
19
tháng
6
năm
1948................................................................................11
1.2.2. Công ước Cap Town về quyền lợi quốc tế đối với trang, thiết bị di động
và Nghị định thư của công ước Cap Town qui định riêng cho trang, thiết bị là
tầu bay, ký tại Cap Town (Nam Phi) ngày 16 tháng 11 năm 2001...................17
1.3. Các điều ước quốc tế trong ngành hàng không dân dụng có nội dung
dung hỗ trợ cho hoạt động thuê tài chính máy bay ...................................36
1.3.1.
Hệ
thống
các
điều
ước
quốc
tế
về
an
ninh
hàng
không...........................36
1.3.2. Hệ thống điều ước về trách nhiệm ngoài hợp đồng (Công ước Roma
1952).................................................................................................................40
1.3.3.
Công
ước
1944.........................42
Chi
cago
về
hàng
không
dân
dụng
năm
1.4. Thông lệ quốc tế về thuê tài chính máy bay trong lĩnh vực hàng không
dândụng...........................................................................................................47
1.4.1.Các hình thức tài trợ thuê và thuê tài chính máy bay...............................47
1.4.2. Một số cấu trúc điển hình của giao dịch thuê tài chính máy bay............50
1.4.3. Một số tổ chức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu trong hoạt động thuê tài chính
máy bay của các nước.......................................................................................56
Chương 2:
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM VỀ THUÊ TÀI CHÍNH VÀ THUÊ
TÀI CHÍNH MÁY BAY TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG.............60
2.1. Pháp luật Việt Nam về thuê tài chính và thuê tài chính máy bay trong
lĩnh vực hàng không dân
dụng.......................................................................60
2.1.1. Pháp luật về thuê tài chính......................................................................60
2.1.2. Pháp luật về thuê tài chính máy bay trong lĩnh vực hàng không dân
dụng..................................................................................................................78
2.2. Thực tiễn của Việt Nam về thuê tài chính máy bay...................................88
2.2.1 Tại sao các hãng hàng không muốn thuê tài chính máy bay...................88
2.2.2. Giao dịch thuê tài chính 10 máy bay A320 năm 1996............................91
2.2.3. Giao dịch thuê tài chính 04 máy bay Boeing777....................................92
Chương 3:
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG GIAO DỊCH THUÊ TÀI CHÍNH MÁY BAY
VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM.................................................95
3.1. Các vấn đề cần lưu ý trong giao dịch thuê tài chính máy bay.............95
3.1.1.
Các
vấn
đề
mang
tính
chất
quốc
tế
.........................................................95
3.1.2. Rủi ro chính trị........................................................................................97
3.1.3. Đăng ký máy bay....................................................................................98
3.1.4. Bảo
đảm.................................................................................................100
3.1.5. Rủi ro về tiền.........................................................................................101
3.1.6.
Rủi
ro
về
vỡ
nợ......................................................................................102
3.1.7. Chọn luật...............................................................................................103
3.2. Hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuê tài chính và thuê tài
chính máy bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng................................104
3.2.1.
Hoàn
thiện
về
luật
pháp
và
một
số
đề
xuất............................................105
3.2.2. Hoàn thiện về thể chế............................................................................114
KẾT LUẬN........................................................................................................................119
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của
đất nước trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, ngành hàng không là
một trong những mũi nhọn kinh tế đột phá của Việt Nam trong việc vươn ra
kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên kinh doanh vận tải hàng không là một ngành có rất nhiều đặc
thù riêng. Vì vậy các qui định về hàng không của hầu hết các nước trên thế
giới đều có những tiêu chuẩn pháp lý hết sức chặt chẽ. Ngay cả trong khía
cạnh kinh doanh, thuê , mua máy bay vì đây là một tài sản rất lớn có liên quan
đến nhiều vấn đề pháp lý quốc tế và các quốc gia tham gia giao dịch đó.
Đối với ngành hàng không Việt Nam tính từ thời điểm ra đời của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam ( Vietnam Airlines) năm 1995 theo Nghị định
số 04 của Thủ tướng Chính phủ 1995 về việc thành lập Tổng công ty hàng
không Việt Nam là một tổng công ty 91, thì việc tham gia các hoạt động kinh
doanh, cạnh tranh với các hãng khác trên thị trường quốc tế đã bắt đầu hình
thành một cách rõ rệt với tư cách là một tập đoàn kinh tế mũi nhọn của đất
nước trong lĩnh vực hàng không.
Với sự chuyển đổi từ một Hãng hàng không được quản lý theo chế độ
kinh tế tập trung ( nằm trong bộ Quốc phòng) sang nền kinh tế thị trường,
Hàng không Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện
mới. Trong đó phải tính đến việc thuê mua máy bay thế hệ mới hiện đại của
các nước tư bản để thay thế các máy bay cũ của Liên Xô trước đây. Với nguồn
ngân sách ít ỏi của nhà nước, việc đầu tư vào đội máy bay không có cách nào
tốt hơn là hình thức thuê tài chính máy bay.
Hình thức thuê tài chính máy bay đã có từ thế kỷ 19 ở các nước tư bản
phát triển như Anh , Mỹ, Pháp, Đức và Nhật bản…Về bản chất kinh tế đó là
những giao dịch và sự liên kết giữa các ngân hàng (người có vốn và tập trung
được vốn nhàn rỗi từ nhân dân) với các nhà đầu tư (các công ty chứng khoán),
các nhà sản xuất máy bay và các hãng hàng không để giúp các hãng hàng
không không có đủ vốn mua máy bay đưa vào khai thác thương mại. Mặt khác
vì máy bay là một tài sản rất lớn và mang tính rủi ro cao nên nếu chỉ một công
ty đầu tư toàn bộ số tiền mình có vào một máy bay thì sẽ nhiều rủi ro hơn là
việc chia sẻ cũng từng đó số tiền vào nhiều máy bay cùng với nhiều công ty
khác. Cũng chính vì lý do đó nên các qui định về pháp lý để ràng buộc trách
nhiệm và quyền lợi của các bên là rất phức tạp đòi hỏi phải có các qui định vừa
chặt chẽ vừa hợp lý bảo đảm cho việc khai thác thương mại máy bay một cách
hiệu quả nhất đồng thời đảm bảo được quyền lợi của tất cả các bên tham gia
giao dịch. Ngày nay hình thức này phát triển rất cao và hoàn thiện với nhiều
qui định pháp lý rất chặt chẽ nhất là đối với các vấn đề cơ chế chia sẻ rủi ro,
chia lợi nhuận, bảo hiểm…
Đối với Việt Nam thì hình thức thuê tài chính máy bay thực sự mới bắt
đầu từ năm 1995 còn trước đó chúng ta chỉ đi thuê máy bay dưới các hình thức
thuê khác. Do vậy bản thân các qui định về vấn đề này phần thì thiếu phần thì
có nhiều bất cập chưa tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh
nghiệp tham gia. Nhất là vấn đề các thủ tục pháp lý về đấu thầu, dự án đầu tư,
thẩm tra, thẩm định, việc thực thi các qui định theo tiêu chuẩn của pháp luật
quốc tế, các qui định về an toàn, khai thác, kỹ thuật, bảo dưỡng máy bay ….
Vì những lý do trên việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lý trong giao
dịch thuê tài chính máy bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng thực sự là cần
thiết nhằm hoàn thiện và phát triển các qui định của pháp luật Việt Nam trong
lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Giao dịch thuê tài chính máy bay là một hoạt động liên quan đến rất
nhiều các lĩnh vực thương mại và pháp lý. Đã có một số bài viết đơn lẻ được
đăng trên các trang web và các tạp chí chuyên ngành nhưng chỉ dừng lại ở mức
độ giới thiệu các kiến thức cơ bản về pháp luật thuê tài chính.
Thuê tài chính máy bay và các yếu tố pháp lý của giao dịch này hiện
nay vẫn là một vấn đề chưa được thực sự tìm hiểu và nghiên cứu sâu, toàn
diện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
- Mục đích:
Đánh giá các qui định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về
thuê tài chính máy bay và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt
nam về vấn đề này.
- Nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật và thông lệ quốc tế về thuê tài chính
máy bay (chủ yếu là các công ước về lĩnh vực thuê tài chính máy bay và một
số công ước có liên quan trong ngành hàng không dân dụng quốc tế).
+ Đánh giá pháp luật Việt Nam về thuê tài chính và thuê tài chính máy
bay.
+ Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt nam về thuê tài
chính máy bay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề pháp lý trong giao dịch
thuê tài chính, thuê tài chính máy bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
- Phạm vi nghiên cứu tập trung vào pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc
tế (các điều ước quốc tế đa phương về thuê tài chính máy bay trong lĩnh vực
hàng không dân dụng) và các văn bản pháp luật có liên quan. Trên cơ sở đó
đưa ra một số biện pháp hoàn thiện pháp luật nước ta về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Phương pháp được sử dụng trong luận văn là phép duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử và các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, qui nạp, so
sánh , đối chiếu dựa trên các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế cũng như
các nguồn tư liệu sách, báo, bài viết, các giáo trình của các học giả trong và
ngoài nước liên quan đến thuê tài chính và thuê tài chính máy bay.
6. Những đóng góp mới của đề tài:
- Về lý luận:
Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về các nội dung pháp lý trong giao
dịch thuê tài chính máy bay. Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế và luật
quốc gia có liên quan đề tài nghiên cứu, tìm ra những hạn chế và bất cập của
pháp luật nước ta và đưa ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam đáp
ứng các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế. Từ đó đóng góp vào việc phát triển pháp
luật trong ngành hàng không dân dụng phục tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của ngành hàng không dân dụng nói riêng và của nước ta nói chung.
- Về thực tiễn:
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thông lệ quốc tế và thực tiễn thuê tài chính
máy bay ở Việt Nam thông qua các giao dịch thuê tài chính máy bay của Hãng
Hàng không Quốc gia Việt Nam và đưa ra những biện pháp, hình thức, kinh
nghiệm thực tế của các nước nhằm vận dụng vào việc thực hiện các giao dịch
thuê tài chính máy bay của Việt nam trong tương lai.
7. Kết cấu của luận văn:
Luận văn được bố cục gồm: Phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận.
Chương 1: Pháp luật và thông lệ quốc tế về thuê tài chính máy bay
trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Chương 2: Pháp luật và thực tiễn của Việt Nam về thuê tài chính và
thuê tài chính máy bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Chương 3: Các vấn đề cần lưu ý trong giao dịch thuê tài chính máy bay
và hướng hoàn thiện pháp luật Việt nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.
Giáo trình Luật quốc tế , Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1998
2.
Giáo trình Luật quốc tế, Đại hoc Luật Hà Nội, 2004
3.
Luật hàng không dân dụng Việt Nam 1991
4.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt
Nam 1991
5.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân
dụng Việt Nam 1991
6.
Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997
7.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997
8.
Nghị định 64 CP ngày 9/10/1995 của Chính Phủ ban hành “ Qui chế tạm
thời về tổ chức và hoạt động động của Công ty cho thuê tài chính tại
Việt Nam”
9.
Nghị định 16/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam thay thế Nghị định
64/CP ngày 9/10/1995
10.
Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ sửađổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 16/NĐ-CP ngày02/5/2001 về tổ chức và
hoạt động của công ty cho thuê tài chính
11.
Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký
giao dịch bảo đảm
12.
Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao
dịch bảo đảm
13.
Thông tư số 03/TT-NH5 ngày 9/2/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà
nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 64 CP ngày 9/10/1995
14.
Thông tư số 08/2001/TT-NHNN ngày 06/9/2001 của Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/NĐ-CP ngày 02/5/2001
15.
Thông tư số 07/2004/TT-NHNN ngày 01/1/2004 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam sửa đổi Thông tư số 08/2001/TT-NHNN
16.
Thông tư số 01/2004/TT-BGTVT ngày 16/01/2004 hướng dẫn việc đăng
ký tầu bay và đăng ký các quyền đối với tầu bay.
17.
Quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 17/5/1995 của Ngân hàng Nhà nước
áp dụng thí điểm hoạt động thuê tài chính
18.
Qui chế số 113/HĐTĐCP ngày 17/296 của Hội đồng thẩm định thuê tàu
bay của chính phủ về thẩm định thuê tầu bay dân dụng
19.
Quyết định số 2040/1998/QĐ-CHK ngày 20/7/98 của Cục trưởngCục
HKDD ban hành “Qui định tạm thời về quản lý hoạt động cho thuê tầu
bay của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam”
20.
Quyết định số 1095/CAAV ngày 16.6.97 của Cục trưởng Cục HKDD
ban hành “ Qui định về quản lý việc thuê, mua tầu bay, thuê người khai
thác tầu bay trong hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam”
21.
Quyết định số 07/2001/QĐ/CHK ngày 03/5/2001 ban hành “ Qui định
về quản lý hoạt động thuê tầu bay, động cơ, phụ tùng tầu bay và các dịch
vụ liên quan”.
22.
Công ước Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế
23.
Công ước Geneva năm 1948 về công nhận quốc tế các quyền đối với
tầu bay
24.
Công ước Cap Town về quyền lợi quốc tế đối với trang, thiết bị di động
và Nghị định thư của công ước Cap town qui định riêng cho trang, thiết
bị là tầu bay
25.
Công ước về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực hiện trên
tầu bay, ký tại Tokyo ngày 14 tháng 9 năm 1963
26.
Công ước nhằm ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp tầu bay, ký tại
La Hay ngày 16 tháng 12 năm 1970
27.
Công ước nhằm ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp chống lại an
toàn hoạt động hàng không dân dụng, ký tại Montreal ngày 23 tháng 9
năm 1971
28.
Công ước Roma 1952 về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng trong
lĩnh vực hàng không dân dụng
29.
Đinh Văn Cung, Đinh Văn Thanh (1999), Các công ước quốc tế về hàng
không dân dụng, Nhà xuất bản thống kế
30.
Võ Thành Thông, Thuê tài chính: Nguồn tài trợ trung và dài hạn cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trang web Luatvietnam.com.vn
31.
Chiến lược phát triển tổng thể của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
từ năm 2001 đến năm 2010- Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 2000
32.
Bộ Giao thông Vận tải (2005). Báo cáo tổng kết 14 năm thực hiện Luật
Hàng không dân dụng Việt Nam
Tiếng Anh:
33.
Freshfields (1995) Aircraft Finance, Equitisation, Capital Markets –
Representation, Ha noi
34.
IATA (1997). Airlines Contract Law
35.
IATA (2002). Legal Aspects of Airraft Financing
36.
IATA (2004). International Air Law
Website:
37.
38.
tnamnet. com.vn
39.