Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển ngoại thương việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.59 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hoàng Thị Hƣờng

Phát triển ngoại thƣơng Việt Nam trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế

Hà Nội - 2005


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ACFTA:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

AFTA:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC:

Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á



CNH:

Công nghiệp hoá

CNH, HĐH:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ĐTNN:

Đầu tư nước ngoài

EU:

Liên minh Châu Âu

FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT:

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

KNNK:


Kim ngạch nhập khẩu

KNXK:

Kim ngạch xuất khẩu

KNXNK:

Kim ngạch xuất nhập khẩu

NK:

Nhập khẩu

XK:

Xuất khẩu

XNK:

Xuất nhập khẩu

XHCH:

Xã hội chủ nghĩa

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là
một xu hướng phát triển mạnh mẽ, là quy luật đối với hầu hết các nước trên
thế giới, nhất là đối với những nước đang phát triển để góp phần nhanh chóng
rút ngắn khoảng cách lạc hậu với những nước phát triển; đặc biệt Việt Nam
đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước.
Hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước bao gồm ba nội dung cơ bản là:
- Hoạt động ngoại thương; đó là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá.
- Hoạt động hợp tác kinh tế, kỹ thuật; bao gồm hợp tác đầu tư và hợp
tác khoa học - công nghệ.
- Hoạt động du lịch - dịch vụ; đó là các hoạt động vận tải, bảo hiểm,
ngân hàng... và hoạt động du lịch.
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động ngoại thương giữ vị trí
quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế và tiềm năng của từng
nước trên thị trường quốc tế. Hoạt động ngoại thương của một nước được
đánh giá qua tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu, cán cân thương mại, cán cân
thanh toán, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó
mà tác động đến tổng cầu của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng
hoặc suy giảm.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động
ngoại thương nói riêng. Kết quả hoạt động xuất - nhập khẩu đã có ý nghĩa
quan trọng góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế; góp phần cải thiện cán
cân thanh toán quốc tế; góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH; góp phần đổi mới trang thiết bị

và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất và năng suất lao động, nâng
cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện
và nâng cao đời sống nhân dân…

3


Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ngoại thương Việt Nam
những năm qua còn nhiều tồn tại, yếu kém; kết quả đạt được chưa tương xứng
với tiềm năng và nội lực của đất nước, với nhu cầu thế giới. Việc nghiên cưú
lý luận về phát triển ngoại thương trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh
tế quốc tế và đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương những năm qua, tìm
nguyên nhân để có phương hướng, chính sách phù hợp, tối ưu cho phát triển
ngoại thương trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam là cực kỳ cần
thiết.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển ngoại thương Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Do vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động ngoại thương đối với sự phát
triển kinh tế đất nước mà từ trước đến nay đã có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu và viết về đề tài ngoại thương dưới nhiều góc độ và
cách tiếp cận khác nhau. Có tác giả nghiên cứu và hoạt động ngoại thương,
chính sách ngoại thương trong mối quan hệ là bộ phận của hoạt động kinh tế
đối ngoại, chính sách kinh tế đối ngoại . Có tác giá nghiên cứu một góc độ
nào đó, một lĩnh vực nào đó của hoạt động ngoại thương, hoặc nghiên cứu
ngoại thương Việt Nam trong một giai đoạn, một thời kỳ nhất định nào đó,
như:
- “Về chính sách thương mại quốc tế của nước ta trong tình hình mới”
của GS. TS. Hà Văn Vĩnh - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- “Ngoại thương Việt Nam, từ 1990 - 2000: Những thành tựu và suy

nghĩ” của Võ Hùng Dũng.
- “Xuất - nhập khẩu của Việt Nam, trong 10 năm đầu của thế kỷ mới”
của Vũ Khoan.
- “Chính sách thương mại của Việt Nam trong xu thế thương mại quốc
tế hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Hoà - Đại học tài chính kế toán Hà Nội.
- “Phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường” của Nguyễn Duy
Nghĩa - Bộ thương mại.

4


- “Mối quan hệ giữa hoạt động ngoại thương và thu hút FDT tại Việt
Nam” của thạc sỹ Đoàn Quang Vinh.
- “Toàn cầu hoá - hai mặt thuận và nghịch đối với thương mại của Việt
Nam” của Nguyễn Thanh Nga - Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại.
- “Chính sách và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá
Việt Nam giai đoạn 2001-2010, tầm nhìn đến 2020” - Đề tài độc lập cấp Nhà
nước do Bộ thương mại thực hiện 2000-2001, chủ nhiệm đề tài: PGS. TS.
Nguyễn Văn Nam...
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu ngoại thương Việt Nam từ
góc nhìn kinh tế chính trị: Khái quát lý luận về ngoại thương, nhất là vai trò
tác động của ngoại thương đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (có tính
đến xu hướng toàn cầu, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế); đánh giá thực
trạng hoạt động ngoại thương Việt Nam từ 1991 đến nay, tìm nguyên nhân, từ
đó đề xuất phương hướng, chính sách phát triển ngoại thương cho thời gian
tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích vai trò, tác động của ngoại
thương đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đánh giá thực trạng

ngoại thương Việt Nam từ năm 1991 đến nay, tìm nguyên nhân và cách khắc
phục tồn tại, yếu kém; Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và chính sách
phát triển ngoại thương cho thời gian tới.
* Nhiệm vụ.
Để đạt mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sau:
- Khái quát lý luận về ngoại thương; phân tích vai trò, tác động của
ngoại thương đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (trong xu hướng
toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế).
- Phân tích thực trạng ngoại thương Việt Nam từ 1991 đến nay: Thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế đó.

5


- Đề xuất phương hướng, chính sách và những giải pháp lớn (cơ bản)
để nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoại thương trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay và giai đoạn tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận về thương mại quốc tế của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
và thương mại quốc tế.
- Có tham khảo một số lý luận thương mại quốc tế trong lịch sử tư
tưởng kinh tế của nhân loại và các học thuyết hiện đại về thương mại quốc tế.
* Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Sử dụng phương pháp của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng
hoá khoa học.

- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp; thống
kê, đối chiếu, so sánh; mô hình hoá; đặc biệt chú trọng khảo sát tổng kết thực
tiễn, rút ra kết luận có ý nghĩa lý luận.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy hoạt động ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH làm đối tượng nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò, tác động của ngoại thương trong
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam, có tính đến xu hướng hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế - cơ hội và thách thức.
Thời gian giới hạn từ 1991 đến nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận

6


- Đề tài làm rõ vai trò của ngoại thương đối với việc đẩy mạnh CNH,
HĐH
- Sự cần thiết phát triển ngoại thương để đẩy mạnh CNH, HĐH trong
xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Làm rõ cơ hội và thách thức của việc phát triển ngoại thương Việt
Nam trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
* Ý nghĩa thực tiễn.
- Đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam từ năm 1991 đến
nay; tìm nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
- Đề xuất phương hướng, chính sách và giải pháp cơ bản để phát triển
ngoại thương trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
- Luận văn có thể được dùng làm đề tài tham khảo cho giáo viên và học

sinh, sinh viên khi giảng dạy và nghiên cứu về hoạt động ngoại thương Việt
Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Ngoại thương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Chương 2: Thực trạng ngoại thương Việt Nam từ năm 1991 đến nay .
Chương 3: Phương hướng và chính sách phát triển ngoại thương trong
thời gian tới.

7


Chƣơng 1
NGOẠI THƢƠNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1.1. Vai trò của ngoại thƣơng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
1.1.1. Khái niệm ngoại thương
Ngoại thương hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là phạm trù kinh tế phản
ánh sự trao đổi hàng hoá giữa một nước này với các nước khác thông qua các
hoạt động XK và NK.Toàn bộ quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các nước được
gọi là mậu dịch quốc tế.
Điều kiện để ngoại thương phát sinh, phát triển là:
- Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, kèm theo đó
là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp.
- Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc
tế giữa các nước.
Ngoại thương đã xuất hiện từ thời cổ đại, dưới chế độ nhà nước chiếm

hữu nô lệ và tiếp đó là chế độ nhà nước phong kiến. Thời đó, do kinh tế tự
nhiên còn chiếm địa vị thống trị nên ngoại thương mang tính chất ngẫu nhiên,
phát triển với qui mô rất nhỏ hẹp. Lưu thông hàng hoá quốc tế chỉ gồm một
phần nhỏ những sản phẩm sản xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng
cá nhân của giai cấp thống trị đương thời. Đến thời đại tư bản chủ nghĩa,
ngoại thương mới phát triển rộng rãi. Ngoại thương vừa là tiền đề, vừa là kết
quả của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các cuộc cách mạng lớn diễn
ra trong thương nghiệp ở thế kỷ XVI, XVII gắn liền với những phát kiến địa
lý đã dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của tư bản thương nghiệp. Đó là một

8


trong những nhân tố của tích luỹ nguyên thuỷ tư bản, và góp phần thúc đẩy
phương thức sản xuất phong kiến chuyển sang phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Thị trường thế giới mở rộng, hàng hoá lưu thông tăng thêm nhiều,
các nước châu Âu đua tranh làm chủ các sản phẩm của châu Á và tài nguyên
phong phú của châu Mỹ... Tất cả những điều đó đã góp một phần căn bản vào
việc phá vỡ các giới hạn phong kiến của nền sản xuất. Mặt khác, tính tất yếu
nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phải sản xuất trên một
qui mô ngày càng lớn hơn để tăng thu lơị nhuận. Điều đó thúc đẩy thị trường
thế giới phải không ngừng mở rộng; ngoại thương ngày càng phát triển. ở thế
kỷ XVI, XVII, lúc đầu tham gia vào mậu dịch quốc tế chỉ có một số ít các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển hơn, dần dần, do sự phát triển mạnh của lực
lượng sản xuất và xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, ngày càng có nhiều
nước ở nhiều trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thuộc nhiều khu
vực lãnh thổ khác nhau cùng tham gia vào mậu dịch quốc tế. Ngoại thương
phản ánh quá trình tham gia phân công lao động quốc tế của một nước.
1.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế
1.1.2.1. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối

Lý thuyết này xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XVIII, xây dựng trên cơ sở
lý thuyết về buôn bán tự do được phát triển vào thế kỷ này. Năm 1776, trong
tác phẩm “Sự giàu có của các dân tộc”, Adam Smith đã quan niệm các nước
thu được lợi ích lớn nhất khi tham gia trao đổi các loại hàng hoá có thể sản
xuất với hiệu quả tối đa. Điểm then chốt của lập luận này là ở chỗ các loại chi
phí sản xuất sẽ là căn cứ cho biết từng nước hoặc từng bạn hàng buôn bán nên
sản xuất mặt hàng gì. Theo quan niệm về lợi thế tuyệt đối; việc một nước
quyết định sản xuất loại hàng hoá nào được dựa vào có sử dụng tốt (nhất) hay
không các nguồn lực của quốc gia đó. Các nguồn lực đó là đội ngũ lao động,
tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, tiến bộ công nghệ, hoặc thậm chí cả truyền

9


thống kinh doanh. Adam Smith tin tưởng rằng tất cả các quốc gia đều có lợi
từ ngoại thương và đã ủng hộ rất mạnh mẽ cho chính sách tự do thương mại.
Ngoại thương tự do sẽ là nguyên nhân làm cho các nguồn tài nguyên
thế giới được sử dụng có hiệu quả nhất và phúc lợi của thế giơí nói chung sẽ
được tạo ra tới mức tối đa. Như vậy, theo lý thuyết này việc khẳng định một
nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác trong việc chuyên
môn hoá sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được
nhiều sản phẩm A ở nước đó hơn ở nước khác; và tiêu chuẩn quyết định sự
lựa chọn ngành nghề cần chuyên môn hoá quốc tế là những ưu thế tự nhiên
như khí hậu, đất đai, khoáng sản và những lợi thế khác. Một nước có chi phí
sản xuất cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp
hơn. Lợi thế này được xem xét từ hai phía đối với nước sản xuất sản phẩm có
chi phí sản xuất thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên
thị trường quốc tế. Còn với các nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có
được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất
không đem lại lợi nhuận, người ta gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng

sản xuất trong nước.
1.1.2.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối)
Nếu lợi thế tuyệt đối được xem xét dựa vào chi phí sản xuất thì lợi thế
tương đối dựa vào chi phí so sánh. Ví dụ, khả năng trao đổi sản phẩm giữa
Việt Nam và Nga đối với hai sản phẩm là thép và quần áo (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Chi phí sản xuất
Sản phẩm

Chi phí sản xuất (ngày công lao động)
Việt Nam

Nga

Thép (1 đơn vị)

25

16

Quần áo (1 đơn vị)

5

4

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Bộ Thương mại (2002), Báo cáo sơ kết Nghị quyết TW4 (khoá VIII), Hà
Nội

2.

Bộ Thương mại (2003), Chuyên đề: Một số định hướng và giải pháp
phát triển xuất khẩu năm 2003, Vụ Xuất nhập khẩu, Hà Nội.

3.

Bộ Thương mại (2002), Về tình hình và một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu (kèm theo văn bản số 0952 ngày 07/6/2002).

4.

Bộ Thương mại (2005), Báo cáo Hội nghị thương mại toàn quốc năm
2005, Hà Nội, ngày 28/2 và 01/3/2005.

5.

Mai Văn Dâu (2001), "Định hướng chính sách thương mạu trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế", Báo Thương mại, (4), tr.4.

6.

Lê Đăng Danh (1999), "Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với
nền kinh tế nước ta", Tạp chí Cộng sản, (9), tr.28.

7.


Hồ Hùng Dũng (2002), "Ngoại thương Việt Nam từ 1991-2000: Những
thành tựu và suy nghĩ", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (294).

8.

Ngọc Dương (2005), "Xuất khẩu tăng trưởng bất ngờ và ngoạn mục",
Thời báo kinh tế, (chuyên đề 1- 2005), tr 26-28.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế xã hội đến năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đào Huy Giám (1999), "Sự vận động hội nhập của chính sách thương
mại", Tạp chí Cộng sản, (19), tr.19.

11


14. Doãn Khánh (2000), " Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua", Tạp
chí Cộng sản, (17).
15. Vũ Khoan (2000), "Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 19 năm đầu của
thế kỷ mới", Tạp chí Cộng sản, (20).

16. Nguyễn Đình Hương - Vũ Đình Bách (1999), Quan hệ thương mại Việt
Nam- ASEAN và chính sách XNK của Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Hường (2000), "Một số giải pháp tạo bước đột phá trong
xuất khẩu nông sản ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (324).
18. Nguyễn Thị Hiền (2002), Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước
ASEAN, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Lịch (2005), (Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp bộ, mã số 200478-017), Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp CNH, HĐH ở
Việt Nam, Bộ Thương mại - Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.
20. Bùi Xuân Lưu (chủ nhiệm đề tài) (1998), Chính sách ngoại thương trong
quá trình CNH, HĐH đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại
học Ngoại thương, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Nam (2002), (chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước, mã số 20178-001), Chính sách và giải pháp phát triển hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam thời kỳ 2001- 2010, tầm nhìn đến 2020, Bộ Thương mại- Viện
Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Nam (2005), Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro
về giá cả, NXB Thống kê, Hà Nội.
23. Ngân hàng thế giới (2001), Việt Nam: đẩy mạnh đổi mới để tăng trưởng
xuất khẩu.
24. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám Thống kê 2001, NXB Thống kê,
Hà Nội.
25. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám Thống kê 2004, NXB Thống kê,
Hà Nội.

12


26. Nguyễn Thanh Nga (2002), "Toàn cầu hoá - hai mặt thuận và nghịch đối
với thương mại của Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (32).
27. Tạ Văn Ngọ (1999), "Một số thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế

và thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu của Việt Nam", Tạp
chí Kinh tế và dự báo, (312).
28. Cao Đức Phát (1997), "Tác động của XNK tới nông nghiệp Việt Nam
thông qua cánh kéo giá và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp", Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế, (227).
29. Trần Việt Phương (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế",
Tạp chí Cộng sản, (20).
30. Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình CNH 20 năm cuối thế kỷ
XX, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Trần Quế (chủ biên, 2000), Lựa chọn sản phẩm và thị trường
trong ngoại thương thời kỳ CNH của các nền kinh tế Đông Á, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Lê Bàn Thạch - Trần Thị Tri (2000), CNH ở NIEs Đông Á và bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
33. Nguyễn Quang Thái (1999), "Lợi thế và bất lợi thế so sánh của Việt
Nam trong quá trình hội nhập", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (318).
34. Hoàng Đức Thân (2001), Chính sách thương mại trong điều kiện hội
nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Vũ Thanh Thu (1999), Kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê, Hà Nội.
36. Từ Thanh Thuỷ (2003), Hoàn thiện chính sách ngoại thương Việt Nam
trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập với khu vực và thế giới, Luận án
tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội.
37. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách
khoa Việt Nam, tập 1, Hà Nội.

13




×