Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.9 KB, 158 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HẠNH

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


2

HÀ NỘI - 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HẠNH

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ
ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

Chun ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số:

62.22.80.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TSKH. Lương Đình Hải


4

HÀ NỘI-2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận án là trung thực.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Hạnh


MỤC LỤC

Tran
g

MỞ ĐẦU…………………..

1


…………………………………………………………..
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ

5

TÀI…………………………
1.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơng nghiệp hóa,

5

hiện đại
hóa…………………………………………………………………………………
…….
1.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

13

………………………….
1.3. Những giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

17

Nam………….
Chương 2: MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA…………………………...
2.1. Nhà nước pháp quyền và những đặc trưng của nó………………………….
2.1.1. Một số quan niệm về nhà nước pháp quyền……………………………………….
2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền……………………………….
2.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những đặc trưng của nó

2.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam …………………………………………………………………………………
2.2.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

1. 18
25

25
25
31
40
40
43


2.3. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

49

hội chủ nghĩa Việt Nam…………….
……………………………………………………………..
2.3.1. Tính tất yếu của việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

49

……
2.3.2. Tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến việc xây dựng Nhà nước pháp

54


quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
………………………………………………………………………
Chương 3: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP HĨA,

66

HIỆN ĐẠI HĨA .................................................................

3.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phương

66

diện kinh tế……………….……………………………………..
……………………….......
3.1.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình

66

chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa………………………..
………………………………..
31.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên chế độ

71

công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu có sự kết hợp với các hình thức sở hữu
khác
3.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phương
diện chính

trị…………........................................................................................................

76


3.2.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nền

77

chính trị nhất nguyên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo…………………..
………………...
3.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dựa theo

81

nguyên tắc tam quyền phân
lập……………………………………………………………….
3.2.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự chuyển

85

đổi hình thức nhà nước…………………………….
………………………………………………….
3.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phương

90

diện văn hóa - xã hội………………..……………..
…………………………………………
3.3.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện


90

truyền thống văn hóa làng
xã………………………………………………………………..
3.3.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện

95

dân trí chưa cao, chưa trải qua dân chủ tư
sản………………………………………………
3.3.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi xã hội dân
sự chưa định hình và phát triển…………………..
…………………………………………….

100


Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

106

PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẨY
MẠNH

CƠNG

NGHIỆP

HĨA,


HIỆN

ĐẠI

HĨA....................................................................
4.1. Những giải pháp kinh

106

tế.........................................................................................
4.1.1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

106

....................................
4.1.2. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật xây

111

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam..........................................................
4.2. Những giải pháp chính

118

trị........................................................................................
4.2.1. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

118


Nam............
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả, nâng

120

cao lý luận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam................................................
4.2.3. Phát huy vai trị của các tổ chức, đồn thể chính trị-xã

126

hội..................................
4.3. Những giải pháp văn hóa - xã

128

hội..........................................................................
4.3.1. Tăng cường tuyên truyền, giải thích và giáo dục pháp
luật....................................

128


4.3.2. Nâng cao dân trí, phát huy dân chủ và phản biện xã

130

hội.......................................
4.3.3. Xây dựng, phát triển xã hội dân


134

sự..........................................................................
KẾT

139

LUẬN.....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO......................................................................

144


11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên thế giới, xây dựng nhà nước pháp quyền khơng cịn là vấn đề
lý luận mà đã trở thành hiện thực. Hơn hai thế kỷ qua, các quốc gia phát triển đã
và đang hoàn thiện việc xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý xã hội
bằng pháp luật, giảm thiểu biên chế trong bộ máy nhà nước, tiết kiệm ngân sách,
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, thực hiện nguyên tắc sống và làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Xét trên bình diện quốc tế, học thuyết nhà nước pháp quyền từ lý luận vận
dụng vào thực tiễn như thế nào đến nay vẫn còn là một vấn đề cần bàn luận. Kinh
nghiệm cho thấy, việc vận dụng lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền trong các
quốc gia trên thế giới không theo một khuôn mẫu xác định, tùy thuộc vào điều
kiện kinh tế, chế độ chính trị, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hố mà mỗi

quốc gia xây dựng một mơ hình nhà nước pháp quyền riêng.
Ở Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, tuy Đảng Cộng Sản và nhà nước đã có
nhiều cố gắng xây dựng đời sống mới, thay đổi cơ bản diện mạo cuộc sống.
Nhưng nhìn chung, vẫn chưa thốt khỏi ảnh hưởng nặng nề của của xã hội phong
kiến và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Những ảnh hưởng
tiêu cực của xã hội phong kiến và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp tạo nên lực cản không nhỏ trên con đường phát triển đất nước, kìm hãm
tiến bộ xã hội, gây nhiều khó khăn, làm phức tạp trong việc lập pháp, thực thi và
bảo vệ pháp luật. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản
Việt Nam, Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện
q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì phát sinh nhiều
vấn đề mới phức tạp không chỉ trong quan hệ kinh tế mà cả trong quan hệ chính
trị, xã hội, văn hố.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương đúng đắn mang tầm chiến
lược của Đảng nhằm đưa Việt Nam tiến tới một nước công nghiệp vào năm 2020.
Nhưng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang và sẽ làm phát sinh nhiều hệ lụy


12

tất yếu về kinh tế - xã hội phức tạp như việc đền bù, giải tỏa đất đai, phá vỡ môi
sinh, môi trường tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến
nhịp sống người dân, lối sống công nghiệp, giao thông đô thị, kỷ luật lao động,
quản lý hộ khẩu, đầu tư hợp tác làm ăn với nước ngồi, v.v.. Thực tế đó, địi hỏi
hệ thống pháp luật phải nhanh chóng hồn thiện nhằm luận chứng, giải thích, bảo
vệ những vấn đề mới phát sinh trong điều kiện tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như giao lưu văn hố, chuyển
giao khoa học - cơng nghệ, dân chủ hóa tồn diện đời sống xã hội hiện nay, địi
hỏi các quốc gia phải có những quy định pháp lý chung, những chế tài pháp luật

nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Để hội nhập quốc tế Việt Nam phải cấp
thiết xây dựng bộ máy hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh, hoạt động linh hoạt có
tính hiệu quả cao theo hướng lấy pháp luật làm phương tiện quản lý nhà nước và
điều chỉnh các quan hệ xã hội, quan hệ quốc tế.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, xây dựng nhà nước pháp quyền là quá trình
lâu dài, khó khăn, phức tạp phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về phương diện lý
luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia tiến hành xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh chưa có tiền lệ, nên sự việc càng trở
nên khó khăn hơn, đòi hỏi các nhà nghiên cứu lý luận phải khảo sát đời sống thực
tế, phân tích phương diện kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội. Qua phân tích
những phương diện đó, phải vạch ra lộ trình, tìm bước đi thích hợp, xây dựng
những giải pháp, gợi mở những cái nhìn tham chiếu nhằm tư vấn cho Đảng và
nhà nước cùng các cơ quan chức năng, từng bước hồn thiện lý luận, đẩy nhanh
tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hồn thành
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước tiến nhanh trên
con đường hội nhập và phát triển.
Vì những lý trên, chúng tơi chọn Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm đề tài
ngihên cứu của luận án.


13

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội, trên cơ sở đó,
nêu những giải pháp chủ yếu, phù hợp, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Để đạt mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản:

+ Làm rõ nội hàm các khái niệm nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn
đề lý luận cơ bản về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Phân tích những nét đặc thù trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn
hố - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở những nét đặc thù của các phương diện đã nêu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một
số nét đặc thù cơ bản trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của
Việt Nam.
- Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nét đặc thù cơ bản trên
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam trong việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền và Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận án cũng kế thừa các thành tựu


14

nghiên cứu vấn đề này của các học giả Việt Nam và thế giới trong thời gian gần
đây.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án vận dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tuân thủ các

nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thống nhất giữa lôgic và lịch sử,
nguyên tắc xem xét khách quan, xem xét toàn diện, lịch sử - cụ thể, phương pháp
trừu tượng hóa, khái qt hóa, phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu, so
sánh, v.v..
5. Cái mới của luận án
Luận án chỉ ra những nét đặc thù cơ bản trên các phương diện kinh tế,
chính trị, văn hố - xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và ảnh hưởng của các nét đặc thù đó đến việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền ấy.
Luận án đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu, phù hợp với những
nét đặc thù nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng
dạy các vấn đề nhà nước, nhà nước pháp quyền, làm tài liệu phục vụ các cán bộ,
công chức quản lý nhà nước và pháp luật.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


15

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng sự nghiệp xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay, vấn đề lý luận về nhà nước
pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam. Kết quả của sự quan tâm đó là các

cơng trình viết về vấn đề này xuất hiện ngày càng nhiều, chúng tôi tổng quan
thành một số vấn đề cơ bản như sau:
1.1. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA
Về nội dung cụ thể của vấn đề này, các tài liệu xoay quanh một số điểm sau:
Mảng nghiên cứu tính tất yếu, phân tích tiền đề lý luận, cơ sở thực tiễn của
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Về mảng đề tài này, trước hết phải kể đến đề tài cấp nhà nước KX 04.01
“Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân” do GS.VS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu đề
tài đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp
quyền từ thời cổ đại đến hiện đại, từ phương Tây đến phương Đơng; phân tích
quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và
nhà nước pháp quyền; nêu những khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức
năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; lý giải
các yếu tố quy định và chi phối quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam; trình bày những phương hướng, giải pháp chủ yếu xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo các tác giả, nan
giải trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là việc khắc phục “thái độ hư vô, coi thường pháp luật” của người dân Việt Nam
hiện nay. Vì đây là hiện tượng khá phổ biến, nó “có thể diễn ra trên tất cả các
mức độ trong quá trình xây dựng pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật,


16

trong đời sống hàng ngày của người dân” [64, 25]. Do vậy, “để xây dựng thành
công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần tạo lập thói quen chấp hành
pháp luật, thái độ thượng tôn pháp luật. Nghĩa là phải xây dựng được ý thức pháp
luật ở trình độ cao trong xã hội” [64, 25]. Mà muốn xây dựng ý thức pháp luật ở

trình độ cao thì tất yếu phải xây dựng nhà nước pháp quyền, lấy nhân dân làm
chủ thể đồng thời là đối tượng của pháp luật.
Trong cuốn Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, (Nxb. Lý luận chính trị,
2005), Trần Hậu Thành đã phân tích cơ sở nghiên cứu lý luận chung về nhà nước
pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cũng như phân tích
điều kiện thực tế Việt Nam. Tác giả đã trình bày một cách tổng quát về cơ sở lý
luận và điều kiện thực tiễn, tính cấp thiết của việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo tác giả, việc xây dựng nhà nước pháp
quyền hiện nay là vô cùng cấp thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước theo
hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý rằng, không
thể áp dụng rập khuôn những nguyên tắc nhà nước pháp quyền tư sản vào điều
kiện Việt Nam, vì Việt Nam là quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nguyễn Tĩnh Gia và Mai Đình Chiến trong cuốn Vận dụng học thuyết Mác
để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Nxb. Chính trị quốc gia, 2006) đã
tiếp cận vấn đề trên phương pháp đối chiếu so sánh. Theo các tác giả, chủ nghĩa
Mác-Lênin hướng tới chủ nghĩa nhân đạo, tức đấu tranh giải phóng con người,
đưa con người từ vương quốc tất yếu sang vương quốc tự do. Do vậy, việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng phải hướng tới
mục đích nhân đạo đó.Nói cách khác, nhà nước pháp quyền là nhà nước có tính
nhân đâọ cao, phản ánh những giá trị nhân bản.
Trong bài Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Trần Hữu Tiến khẳng định “có hai loại nhà nước pháp quyền, nhà nước
pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Loại thứ nhất đã
trải qua mấy trăm năm lịch sử, loại thứ hai ra đời trong thế kỷ XX cịn rất ít kinh


17

nghiệm tổ chức xây dựng. Những nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đây ít nhiều

có tính pháp quyền” [78, 12]. Theo Trần Hữu Tiến, việc các nước xã hội chủ
nghĩa chậm xây dựng nhà nước pháp quyền có những nguyên nhân khách quan
và chủ quan, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về quan niệm siêu hình giữa sự
lãnh đạo của Đảng và sự làm chủ của nhân dân, cho rằng xây dựng nhà nước
pháp quyền thì làm giảm sút vai trị lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, sau gần một thế
kỷ tồn tại, “quyền lực nhà nước trong các nước xã hội chủ nghĩa có nguy cơ tha
hóa bộ máy quyền lực tách rời nhân dân…. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền
là một trong những giải pháp quan trọng nhất để khắc phục nguy cơ tha hóa của
bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân” [78, 14].
Vấn đề tiếp thu kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền của các quốc
gia đi trước được phản ánh trong các bài viết: 1) Đào Trí Úc, Lê Minh Thông, Sự
tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển
của các tư tưởng pháp lý Việt Nam, (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5, 1999).
2) Hoàng Thị Kim Quế, Tư tưởng Đông - Tây về nhà nước và pháp luật, những
nhân tố nhà nước pháp quyền, (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3, 2002). 3) Dỗn
Chính, Cao Xuân Long, trong bài Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi và ý nghĩa lịch
sử của nó trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, (Tạp chí Triết học,
số 8, 2002). Tiếp cận vấn đề từ quan điểm thống nhất giữa logic và lịch sử, các
tác giả nêu lên quan điểm cho rằng, những giá trị tư tưởng pháp lý trong lịch sử
nhân loại, đặc biệt là những giá trị pháp lý phương Đông như tư tưởng pháp trị
của Pháp gia tuy có những hạn chế do hồn cảnh lịch sử quy định, nhưng ngày
nay vẫn cịn có tính thời sự, cịn những điểm hợp lý, hợp tình, do vậy trong sự
nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, chúng ta cần kế thừa và phát huy trên cơ
sở có chọn lọc những giá trị tư tưởng này.
Mảng nghiên cứu, trình bày lý luận chung về nhà nước pháp quyền và xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trước hết phải kể đến cơng trình do Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (đồng
chủ biên), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời



18

kỳ đổi mới, (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2006). Đây là sự tổng kết cơng trình nghiên
cứu khoa học cấp nhà nước với sự tham gia đông đảo của nhiều nhà nghiên cứu
lý luận cũng như nhiều cán bộ làm cơng tác quản lý, do đó đã bao qt được khá
nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam.
Trong cơng trình này, sau khi nhìn lại thực tế 20 năm đổi mới nhà nước và
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhóm tác giả đã đề
xuất những phương án về việc: Đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội. Đổi
mới hoạt động hành pháp của Chính phủ. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các
cơ quan tư pháp. Tạo dựng quan hệ biện chứng giữa bộ ba cơ quan nhà nước.
Theo các tác giả, nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hơn hai thập kỷ qua thuộc về cải cách
hành chính, vì bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay còn “khá cồng kềnh, hoạt
động chồng chéo, hiệu quả thấp”. Thực trạng đó đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ
nặng nề sắp tới là phải nhanh chóng cải cách hành chính, kiến tạo một bộ máy
nhà nước gọn nhẹ về cơ cấu, làm việc có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền của
cho nhân dân trong q trình giải quyết các cơng việc giấy tờ hành chính.
Ở đây, các tác giả nhìn thấy mấu chốt vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam là cải cách chính bộ máy nhà nước đang hiện hành, chuyển hóa nội
dung của nó thành một nhà nước nhân dân, nghĩa là mọi hoạt động của nhà nước
đều tuân thủ pháp luật và pháp luật thực sự là ý chí nguyện vọng nhân dân.
Đề tài KHXH.05.05 “Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” được bổ sung, phát triển và ấn hành dưới dạng
một cuốn sách chuyên khảo nhan đề:“Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”, do Đào Trí Úc chủ biên đã nêu lên nhiều vấn đề bao quát về
nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như: Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Tây, phương
Đông. Các tiền đề tư tưởng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng
nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ. Dân chủ và nhu cầu cải cách hành

chính, cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những yêu cầu


19

cơ bản đặt ra về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước pháp quyền.
Các tác giả cho rằng, “trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảng
không đứng trên pháp luật hoặc đứng ngoài pháp luật. Quyền lực của Đảng
khơng mang tính pháp quyền và hoạt động của Đảng không phải là hoạt động
quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước” [85, 442]. Và nguyên nhân cơ bản dẫn
đến sự kém hiệu quả của công tác quản lý nhà nước là do từ trước đến nay chúng
ta đã lẫn lộn giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với việc quản lý nhà nước. Để công
cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành công,
trong thời gian tới, cần phân định rõ ràng những vấn đề này.
Lý luận về nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam nói riêng là mảng đề tài khá hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
Vấn đề này được đề cập trong các bài viết của: 1) Hoàng Thị Kim Quế, Nhận
diện nhà nước pháp quyền, (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1, 1997). 2) Lê Minh
Tâm, Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền (Tạp
chí Luật học số 2, 2002). 3) Hồng Văn Hảo, Vấn đề dân chủ và đặc trưng của
mơ hình tổng thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 2, 2003). 4) Phạm Thế Lực, Ý nghĩa của lý thuyết phân
quyền trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, (Tạp chí
Nghiên cứu pháp luật, số 7, 2008).
Các tác giả đã phân tích những điểm thống nhất và khác biệt giữa nhà nước
pháp quyền với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ đồng thời
lưu ý rằng, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, nếu không vận dụng đúng mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc
thù và cái phổ biến thì chúng ta dễ mắc sai lầm về mặt phương pháp luận, khi
đem những giá trị chung của nhà nước pháp quyền tư sản áp đặt vào xây dựng

nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ triết học Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của Trần
Ngọc Liêu (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,


20

2009) là một trong những tư liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề đổi mới tư
duy lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền. Theo Trần
Ngọc Liêu, “từ chỗ còn mơ hồ trong nhận thức về khái niệm nhà nước pháp
quyền, Đảng ta đã đi đến thừa nhận nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ
chức và hoạt động của một nhà nước chứa đựng những giá trị có tính phổ biến,
có thể vận dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [45, 49].
Không những thế, “Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn những vấn đề có tính
đặc thù trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Tính đặc thù này do đặc điểm về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong lịch sử và quá trình phát triển hiện nay
quy định” [45, 49].
Khơng chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, một số học giả Việt Nam
đã đi sâu vào vấn đề thực tiễn, nêu lên những thuận lợi và khó khăn hiện tại và có
thể có trong tương lai trong qúa trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Thể hiện
cụ thể trong các cơng trình tiêu biểu sau: 1) Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều,
Nguyễn Văn Thảo, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân, (Nxb. Quân đội nhân dân, 2003). 2) Nguyễn Văn Niên, Xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, (Nxb. Chính
trị Quốc gia, 1996). 3) Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, (Nxb. Từ điển Bách khoa, 2009).
Những công trình kể trên đã nêu lên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mà
Việt Nam cần phải giải quyết trên từng bước đường xây dựng nhà nước pháp

quyền. Trong đó, tập trung nhất là làm gì và làm thế nào để thiết lập nền dân chủ
đúng theo nghĩa của nó. Theo các tác giả, dân chủ hồn tồn đối lập với quan
liêu, tức xa rời thực tế, xa rời dân, cửa quyền, sách nhiễu, do vậy quá trình đi đến
dân chủ cũng là quá trình loại bỏ chế độ quan liêu - một căn bệnh trầm kha tồn tại
quá lâu cùng với nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp.
Nguyễn Trọng Thóc, trong cuốn Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân cho rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội


21

chủ nghĩa là hai mặt của một vấn đề, tác động trong quan hệ nhân quả. Do vậy,
mở rộng và phát huy dân chủ là điều kiện tiên quyết của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền, còn xây dựng nhà nước pháp quyền là cơ sở pháp lý để bảo vệ và
thực thi dân chủ.
Qua những tư liệu thực tế, tác giả nêu lên thực trạng việc xây dựng nhà nước
pháp quyền và phát huy dân chủ của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam. Theo tác giả, việc tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền
thời gian qua tuy đạt được những tiến bộ nhất định, nhưng tiến triển chậm, đôi
lúc, đôi nơi cịn tình trạng chờ đợi chủ trương, chính sách mà thiếu tính năng
động, sáng tạo. Hơn thế, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể quần chúng nhân dân
cịn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong việc thực thi dân chủ. Do vậy,
trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, các tổ chức này cần phát huy
hơn nữa vai trị của mình.
Mảng nghiên cứu về đề tài cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được phản ánh
trong một số bài viết của Lương Việt Hải: 1) Hiện đại hóa tăng tốc - con đường
của các nước đang phát triển (Tạp chí Triết học, số 6, 1998), 2) Hiện đại hóa xã
hội: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nxb. Khoa học xã hội, 2001).
Theo tác giả, hiện đại hóa là con đường chung của thời đại, Việt Nam muốn
phát triển thì khơng cịn sự lựa chọn nào khác là phải đi theo con đường đó. Tuy

nhiên, để đuổi kịp các nước phát triển đã có lịch sử cơng nghiệp hóa lâu đời, thì
Việt Nam và các quốc gia đang phát triển cần phải tăng tốc độ, thực hiện q
trình đi tắt, đón đầu nhằm rút ngắn thời gian phát triển để hội nhập nhanh vào xu
hướng chung.
Đoàn Văn Khái trong cuốn Nguồn lực con người trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, (Nxb. Lý luận chính trị 2005), đã nêu lên
vai trò quan trọng của nguồn lực con người đối với q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, trong đó nhấn mạnh tính kỷ luật của lối sống cơng nghiệp như một
cơ sở cơ bản của việc thực thi pháp luật.
Hai tác giả Đỗ Hồi Nam, Trần Đình Thiên, trong cuốn Mơ hình cơng


22

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, 2009) đã phân tích vấn đề từ góc độ hiệu quả kinh tế của q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo các tác giả, để quá trình này đạt hiệu
quả cao thì cần phải nhanh chóng xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh
theo hướng lấy pháp luật không chỉ phương tiện quản lý, mà còn là biện pháp răn
đe những hậu quả phát sinh của quá trình hiện đại hóa lối sống xã hội.
Nguyễn Văn Yểu trong bài báo Hoàn thiện hệ thống pháp luật để phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, (Tạp chí Cộng sản, số 10, 2004)
và Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đấy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, (Tạp chí Cộng sản, số 12, 2005), đã nêu lên tính
cấp thiết của việc xây dựng nhà nước pháp quyền nhằm phục vụ cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo tác giả, việc chuyển từ một nước thuần nông sang
một nước công nghiệp hiện đại địi hỏi pháp luật phải có những điều chỉnh lớn,
phải nhanh chóng hồn thiện một số luật liên quan đến sản xuất và lối sống hiện
đại, có như vậy mới nhanh chóng hồn thiện được cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguyễn Thị Tố Uyên trong bài Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

nơng nghiệp nơng thơn trong giai đoạn hiện nay (Tạp chí Khoa học xã hội, số 7,
2012) cho rằng, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa đất
nước thốt khỏi tình trạng đói nghèo và kém phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện
được nhiệm vụ này thì vấn đề cốt yếu nằm ở việc giải quyết mối quan hệ biện
chứng giữa phát triển của lực lượng sản xuất và điều chỉnh quan hệ sản xuất,
trong đó sở hữu đất đai là khâu then chốt, làm sao đó để nhân dân đầu tư, yên tâm
sản xuất lâu dài trên chính mảnh đất mình sở hữu.
Về khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đề cập một cách rõ nét
trong Các văn kiện của Đảng, theo đó cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình
chuyển đổi cơ bản tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội từ một nền sản xuất chủ yếu dựa trên lao động thủ cơng là chính sang một
nền sản xuất dựa trên lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công
nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.


23

1.2. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong
những vấn đề đang được tranh luận sơi nổi trên diễn đàn tư tưởng chính trị ở Việt
Nam hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa
phải dựa trên những nguyên tắc chung của nhà nước pháp quyền tư sản, vừa phải
tuân thủ định hướng chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do vậy, xung quanh
vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau.
Sau khi phân tích một số dấu hiệu đặc trưng của nhà nước pháp quyền và
một số nét biểu hiện đặc thù nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Phạm Văn
Đức trong bài Về một số nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam kết luận rằng “Nhà nước pháp quyền Việt Nam là sự thống nhất giữa
cái phổ biến và cái đặc thù.... Nghiên cứu những đặc điểm Nhà nước pháp quyền
Việt Nam góp phần làm phong phú thêm lý luận về nhà nước pháp quyền và Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” [23, 12].
Việc luận giải vấn đề về tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền Việt Nam như đã nêu trên chúng ta có thể tìm thấy khá rõ ràng,
cụ thể trong Luận án tiến sĩ triết học của Đào Ngọc Tuấn, Tính phổ biến và tính
đặc thù trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam (LA 559, thư viện Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2002). Trên cơ sở hệ thống
hóa những tư liệu về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, tác giả nêu lên một
số tính phổ biến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền như: tính tối cao của
pháp luật, cơ chế phân công quyền lực trong sự chế ước lẫn nhau, sự hiện diện
của nền dân chủ, tôn trọng nhân quyền, thực hiện các cam kết quốc tế.
Tác giả luận án đồng thời nêu lên những tính đặc thù trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thiết chế làng xã, tính cách
người Việt, tính đặc thù về chính trị, nổi bật là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam, tính đặc thù về kinh tế - xã hội là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
chưa hồn thiện xã hội cơng dân. Tuy đã nêu lên được một số tính đặc thù của


24

việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng nhìn chung, tác
giả luận án chưa phân tích một cách tồn diện những vấn đề mang tính thực tiễn,
chưa có những giải pháp đồng bộ, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - cụ thể Việt
Nam giai đoạn hiện nay.
Hồng Chí Bảo trong bài báo Từ những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, (Tạp
chí Triết học, số 11, 2002) đã nêu một trong những đặc điểm cơ bản của thời kỳ
quá độ là Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Theo tác giả, đặc điểm cơ bản nhất của nước ta thời kỳ quá độ là việc bỏ qua chế
độ tư bản. Thời đại Phục hưng và Khai sáng ở châu Âu là những bước phát triển
vượt bậc về phương diện tư duy, đặc biệt tư duy pháp lý, nhờ vậy đã làm thay đổi

căn bản đời sống chính trị xã hội tư bản. Sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại về chính trị, nếu
khơng biết tiếp thu tư tưởng pháp lý giai đoạn này.
Mai Thị Thanh trong Luận án tiến sĩ: “Vấn đề hình thức của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” (Học viện Chính trị - hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, 2011) phân tích một số nhân tố quy định xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay như: 1) Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thực hiện sự chuyển
biến từ nhà nước dân chủ nhân dân lên. 2) Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh
đạo cách mạng, nhưng đang trong quá trình xây dựng, phát triển, số lượng và
chất lượng còn bất cập. 3) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa
tồn tại trên cơ sở kinh tế của chính nó. 4) Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện trình độ dân trí cịn nhiều bất cập. 5) Xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong chế độ một đảng
lãnh đạo. Theo tác giả, những điều kiện trên đòi hỏi Việt Nam cần có những giải
pháp thích hợp, trong đó trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
nâng cao trình độ dân trí, phát huy đời sống văn hóa, tăng cường dân chủ.
Tiêu biểu cho những cơng trình nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò lãnh


25

đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đề tài KX 04.03, Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản do Tạ Xuân Đại làm chủ nhiệm. Nhóm nghiên cứu nêu cơ sở lý luận về sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp cơ bản như:
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nâng cao chất lượng và hiệu quả quá
trình lập pháp. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, tạo dựng một chính

phủ gọn nhẹ, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan
tư pháp, tăng cường đạo đức, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ cầm cân, nảy
mực. Xây dựng và hồn thiện chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng
nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong Luận án Tiến sĩ, Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trong những năm 1996 - 2006 (Học viện Hành chính Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Lâm Quốc Tuấn tổng kết những thành tựu, nêu
những hạn chế và xác định một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng Cộng Sản Việt
Nam trong hơn 10 năm lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Tác giả khẳng định rằng, những thành tựu đã đạt được ghi nhận sự lãnh
đạo sâu sát của Đảng, tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nhà nước pháp
quyền thì trong thời gian tới Đảng cần nâng cao trình độ pháp luật, năng lực lãnh
đạo và đi đầu trong việc thực thi pháp luật, trở thành tấm gương cho quần chúng.
Phạm Ngọc Quang và Ngô Thị Kim Ngân trong Phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với nhà nước trong phương diện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã nêu lên quan điểm về nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền phải đi đôi với
việc chống chủ nghĩa quan liêu, tệ nạn tham nhũng và nêu cao tấm gương đảng
viên trong việc thực thi và bảo vệ pháp luật. Theo các tác giả, sự thành bại của
xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam phụ thuộc phần nhiều vào năng lực
lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước, mà năng lực lãnh đạo của Đảng cụ


×