Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ SỬA LỖI BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.52 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

TÊN SKKN:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ SỬA LỖI BÀI TẬP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 8
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động
lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội con người. Đảng và Nhà nước đã xác
định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và công nghệ thông tin, truyền
thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin,
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa
và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói
chung.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã làm
thay đổi một phần cuộc sống con người. Sự tác động mạnh mẽ của công nghệ
thông tin đến muôn mặt của đời sống xã hội. Hệ thống nhà trường cũng không
nằm ngoài sự tác động mạnh mẽ đó.
Công nghệ thông tin giúp cho giáo viên không những nâng cao chất lượng
dạy học trong nhà trường mà còn là công cụ, phương tiện để làm một cuộc
“cách mạng” trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Không còn lối truyền thụ
một chiều, thầy đọc trò ghi mà công nghệ thông tin đã làm tích cực hóa quá trình
dạy học, mang đến một luồng sinh khí mới cho hệ thống các nhà trường học
hiện nay.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên bộ giáo dục đã đưa môn
Tin Học vào giảng dạy trong nhà trường và ngay từ tiểu học học sinh được tiếp
xúc với môn Tin Học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền
móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo
Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học tôi nhận thấy môn Tin học
lớp 8 là môn học hay, thông qua môn học này học sinh có thể không ngừng nâng
cao khả năng tìm tòi để hiểu và giải quyết được những vấn đề sung quanh cuộc
sống hàng ngày. Vì những lí do trên tôi đã thực hiện đề tài “Vận dụng phương


GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

pháp phát triển và sửa lỗi bài tập nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn
Tin học 8”
II/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1/ Cơ sở lý luận:
+ Hiện tại Tin học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Đồng thời Bộ cũng đã thiết lập khung
chương trình môn Tin học là môn học tự chọn cho các cấp học.
+ Ở nhà trường Trung Học Cơ Sở môn Tin học là một môn học tự chon
nhưng bộ môn cũng có vai trò vô cùng quan trọng như những môn học khác là
tạo nền móng kiến thức cơ bản với các em học sinh.
2/ Nội dung, Biện pháp thực hiện các giải pháp cuả đề tài:
2.1. Phương pháp phát triển bài tập từ những bài thực hành trong
sách giáo khoa:
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 8 là môn học tương đối mới mẻ,
đòi hỏi tư duy nhiều với các em học sinh, đây là môn học có sự kết hợp của
ngôn ngữ lập trình, thực hiện tư duy và tính toán.
Thông qua các tiết dạy tôi nhận thấy ngoài việc làm những bài tập thực
hành ở sách giáo khoa thì giáo viên cần tăng cường thêm một số bài tập mang
tính chất mở rộng, phát triển từ những bài tập trong các bài thực hành để các em
hiểu bài học hơn và vận dụng những điều mình đã học vào để giải quyết những
vấn đề mới dựa trên nền tảng kiến thức đã có.
Để tự tư duy và viết được các chương trình thì trước tiên giáo viên yêu
cầu học sinh cần phải nắm rõ các bước quá trình giải bài toán trên máy tính

gồm:
• Xác định bài toán:
• Mô tả thuật toán:
• Viết chương trình trên máy tính
Khi phát triển thêm những bài tập dựa trên những bài tập sách giáo khoa
đã cho thì giáo viên yêu cầu học sinh phải làm đầy đủ các bước giải một bài toán
trên máy tính như các ví dụ ở dưới.
GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 1: khi dạy “bài 6: câu lệnh điều kiện” và “bài thực hành 4:
sử dụng lệnh điều kiện if …then” thì học sinh đã hiểu được cấu trúc hàm if…
then ngoài những bài tập thực hành trong sách giáo khoa giáo viên có thể bổ
sung thêm các bài tập mới dựa trên các bài tập sách giáo khoa:
Bài tập 1: viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a và b khác nhau từ bàn phím
và so sánh tìm ra số lớn.
 Xác định bài toán:
+ INPUT: có 2 số nguyên a và b
+ OUTPUT: tìm ra số lớn.
 Mô tả thuật toán:
+ Bước 1: Max<- a
+ Bước 2: nếu max Viết chương trình trên máy tính:
Program so_sanh;
Var a,b,max:integer;
Begin

Write(‘ nhap a va b:’);readln(a,b);
Max:=a;
If max < b then write(‘so lon la: ’,max);
Readln;
End.
Bài tập 2: viết chương trình nhập vào 3 số nguyên a, b và c khác nhau từ bàn
phím tìm ra số lớn nhất và nhỏ nhất.
Program so_sanh_3_so;
Var a,b,c,max,min:integer;
Begin
Write(‘nhap 3 so a, b va c:’); readln(a,b,c);
Max:=a;
If max< b then max:=b;
If max < c then max := c;
GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Min := a;
If min > b then min min:= b;
If min > c then min := c;
Writeln(‘so lon nhat la:’,max);
Writeln(‘so nho nhat la:’,min);readln;
End.
Bài tập 3: viết chương trình tính tiền cho của hàng bán hoa
Nhập số cành hoa.
Nếu số cành >= 20 thì giá là 2000d/cành, ngược lại là

2500đ/cành.
Tính tiền và xuất ra kết quả
 Xác định bài toán:
+ INPUT: số cành hoa
+ OUTPUT: tiền hoa phai trả
 Mô tả thuật toán:
+ nếu số cành hoa >= 20 thì tổng tiền <- số cành hoa * 2000, ngược lại
tổng tiền <- số cành hoa * 2500
 Viết chương trình trên máy tính:
Program tinh_tien_hoa;
Var canhhoa:integer;
Tongtien:longint;
Begin
Write(‘nhap so canh hoa:’);readln(canhhoa);
If canhhoa >= 20 then tongtien:=canhhoa * 2000 else tongtien:=canhhoa
* 2500;
Write(‘tien phai tra la:’,tongtien);readln;
End.
Bài tập 4: Viết chương trình tính tiền thuê sách:
Nhập : số cuốn, số ngày, giá
Tính tiền = số ngày * số cuốn * giá . Nếu số ngày >5 thì giảm
2000 ngược lại không giảm.
 Xác định bài toán:
+ INPUT: số ngày, số cuốn, giá
GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm


+ OUTPUT: Tính tiền thuê sách
 Mô tả thuật toán:
+ Nếu số ngày > 5 thì tổng tiền <- số ngày * số cuốn * giá - 2000,
ngược lại tổng tiền <- số ngày * số cuốn * giá
 Viết chương trình trên máy tính:
Program tien_thue_truyen;
Var songay,socuon:integer;
Gia,tongtien:longint;
Begin
Write(‘nhap so ngay thue:’);readln(songay);
Write(‘nhap so cuon:’);readln(socuon);
Write(‘nhap gia thue:’);readln(gia);
If songay > 5 then tongtien := songay * socuon * gia – 2000
Else tongtien := songay * socuon * gia;
Write(‘tong tien phai tra la:’, tongtien);
Readln;
End.
 Ví dụ2: khi dạy bài thực hành 7 “sử dụng lệnh lặp FOR …DO” sau khi
giáo viên cho học sinh làm xong những bài tập sách giáo khoa thì giáo viên
có thể bổ sung thêm các bài tập mới dựa trên các bài tập sách giáo khoa:
Bài tập 1: viết chương trình tính tổng 10 số tự nhiên đầu tiên.
 Xác định bài toán:
+ INPUT: có 10 số tự nhiên đầu tiên
+ OUTPUT: tổng 10 số tự nhiên đầu tiên
 Mô tả thuật toán:
+ Bước 1: s <- 0;
+ Bước 2: I <- i+1;
+ Bước 3:nếu I <=10, thì s <- s+i và quay lại bước 2
+ Bước 4: kết thúc thuật toán

 Viết chương trình trên máy tính:
GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm

Program tong;
Var i: integer;
S:longint;
Begin
S:=0;
For i:=1 to 10 do s:=s+i;
Write(‘tong n la:’,s);readln;
End.
Bài tập 2: viết chương trình tính tổng n số tự nhiên đầu tiên với số
n được nhập vào từ bàn phím.
 Xác định bài toán:
+ INPUT: nhập vào số n
+ OUTPUT: tổng n số tự nhiên đầu tiên
 Mô tả thuật toán:
+ Bước 1: s <- 0;
+ Bước 2: I <- i+1;
+ Bước 3: I > n, kết thúc thuật toán
+ Bước 4: s <- s+I;
 Viết chương trình trên máy tính:
Program tong _n;
Var i,n:integer;
S:longint;

Begin
Write(‘nhap so n:’);readln(n);
S:=0;
For i:=1 to n do s:=s+i;
Write(‘tong n la:’,s);readln;
End.

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

Sau khi các em đã làm xong bài tập 2 thì giáo viên có thể dựa trên bài
vừa làm yêu cầu học sinh làm 1 bài tiếp theo dựa trên cấu trúc của bài đã có để
học sinh phát triển thêm.
Bài tập 3: viết chương trình tính tổng n số tự nhiên đầu tiên (chỉ
tính những số chẵn) với số n được nhập vào từ bàn phím.
 Xác định bài toán:
+ INPUT: nhập vào sồ n
+ OUTPUT: tổng n số tự nhiên đầu tiên những số chẵn
 Mô tả thuật toán:
+ Bước 1: s <- 0;
+ Bước 2: I <- i+1;
+ Bước 3: I > n, kết thúc thuật toán
+ Bước 4: i mod 2 = 0, s <- s+I;
 Viết chương trình trên máy tính:
Program tong _n_chan;
Var i,n:integer;

S:longint;
Begin
Write(‘nhap so n:’);readln(n);
S:=0;
For i:=1 to n do if I mod 2 =0 then s:=s+i;
Write(‘tong n la:’,s);readln;
End.
Bài tập 4: viết chương trình tính tổng n số tự nhiên đầu tiên (chỉ
tính những số lẻ) với số n được nhập vào từ bàn phím.
 Xác định bài toán:
+ INPUT: nhập vào sồ n
+ OUTPUT: tổng n số tự nhiên đầu tiên những số lẻ
 Mô tả thuật toán:
+ Bước 1: s <- 0;
GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

+ Bước 2: I <- i+1;
+ Bước 3: nếu I > n, thì qua bước 5
+ Bước 4: i mod 2 <> 0, s <- s+I;
+ Bước 5: kết thúc thuật toán.
 Viết chương trình trên máy tính:
Program tong _n_le;
Var i,n:integer;
S:longint;
Begin

Write(‘nhap so n:’);readln(n);
S:=0;
For i:=1 to n do if I mod 2 <>0 then s:=s+i;
Write(‘tong n so le la:’,s);readln;
End.
Đối với dạng bài tập mới phát triển thêm ngoài bài tập trong bài thực
hành thì nếu có thời gian thì giáo viên có thể cho làm tại lớp hoặc giao bài tập về
nhà. Nhưng trước khi học sinh về nhà làm thì giáo viên cần có sự gợi ý đề học
sinh có những định hướng ban đầu.
2.2 Phương pháp sửa lỗi chương trình trong giảng dạy môn Tin học 8
Trong lỗi chương trình ở môn tin học 8 thường học sinh sẽ vấp phải 3
loại lỗi thông dụng như sau: lỗi cấu trúc chương trình, lỗi cú pháp chương trình
và lỗi nhỏ khi chạy chương trình.
2.2.1 Sửa lỗi cấu trúc chương trình:
Khi học sinh viết chương trình trên máy tính đặc biệt là ở một số bài
thực hành đầu thì viết chương trình sai về lỗi cấu trúc thường xuyên xảy ra, đặc
biệt là những học sinh trung bình và yếu.
Để khắc phục lỗi này đôi khi giáo viên cũng cần tạo ra các chương trình
có lỗi sai về cấu trúc chương trình để học sinh nhận ra sai cấu trúc ở đâu sửa lại
như thế nào. Thông qua việc sửa những lỗi này học sinh có thể nắm vững hơn
được kiến thức môn Pascal thông qua các bài tập.
GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 1: khi viết “chương trình tính tổng 10 số tự nhiên đầu tiên” các
em viết như hình dưới đây.


Khi chạy chương trình máy tính sẽ báo lỗi như thông báo ở dưới, lúc
này nhiệm vụ của học sinh sẽ là sửa lại cấu trúc để chương trình có thể chạy
được trên máy tính.

Nhưng để sửa được những lỗi này thì học sinh nên làm như sau:
Bước 1: xác định lại cấu trúc của chương trình. Khi đó giáo viên phải hướng
dẫn cho học sinh đọc “thông báo lỗi” là sai ở dòng thứ 4 và cột thứ 1 với lỗi là
sai cấu trúc chương trình, Uses không phải đặt ngay trên Begin.
Bước 2: đánh dấu chỗ sai
Bước 3: sửa lại những chỗ đã đánh dấu sai để chương trình chạy được và đúng
như sau:

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 2: viết chương trình nhập vào 2 số rồi tính tổng, tính hiệu và
tính tích 2 số đó. Khi viết học sinh cũng có thể viết sai cấu trúc như hình dưới
đây

Khi chạy chương trình thì chương trình không chạy và thông báo lỗi như sau.

Nhưng để sửa được những lỗi này thì học sinh nên làm như sau:
Bước 1: xác định lại cấu trúc của chương trình. Khi đó giáo viên phải hướng
dẫn cho học sinh đọc “thông báo lỗi” là sai ở dòng thứ 3 và cột thứ 5 với lỗi là
sai cấu trúc chương trình, Begin phải đặt dưới câu lệnh khai báo biến Var ngay

nơi con trỏ báo lỗi sai .
Bước 2: đánh dấu chỗ sai
Bước 3: sửa lại những chỗ đã đánh dấu sai để chương trình chạy được và đúng
như sau:

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

2.2.2 Sửa lỗi sai cú pháp:
Đây cũng là một lỗi học sinh khi viết chương trình trên máy tính, nhưng
trong quá trình viết chương trình học sinh không phải học sinh nào cũng nhận ra
và sửa nó nên trên đây là một vài ví dụ sai lỗi cú pháp ở những chương trình do
học sinh viết.
Ví dụ 1: viết chương trình nhập vào 1 số tự nhiên từ bàn phím và kiểm
tra số đó là chẵn hay lẻ.

Sau khi bài tập sai cú pháp như hình ở dưới thì học sinh phải làm các
bước sau để có thể sửa lại chương trình đúng và chạy được trên máy tính.
Bước 1:
Xem thông báo lỗi ở vị trí dòng thứ mấy, cột thứ mấy: trong chương trình
này sai ở dòng 5, cột 24.
Xem chương trình đang viết sử dụng cú pháp gì, trong trường hợp này
đang sử dụng cú pháp “câu lệnh điều kiên”
Bước 2: nhắc lại cú pháp của “câu lệnh điều kiện dạng thiếu” như sau: if <điều
kiện> then <câu lệnh>;
Bước 3: quan sát lại chương trình sẽ nhận ra sai cú pháp ở chỗ “If n mod 2 = 0

do” trong chương trình và sửa lại như sau:

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Ví dụ 2: viết chương trình nhập vào 1 số tự nhiên, kiểm tra số đó có
phải là số nguyên tố hay không?

Sau khi chạy chương trình thì chương trình sai nên không chạy và hiện
thông báo lỗi như hình dưới

Sau khi có bài tập sai cú pháp thì học sinh phải làm các bước sau để có
thể sửa lại chương trình đúng và chạy được trên máy tính.
Bước 1:
Xem chương trình thông báo lỗi ở dòng nào, cột nào trong chương trình
này lỗi tại dòng 9 và cột 45, dòng 10 và cột 32, dòng 11 và cột 25.
Xem chương trình đang viết sử dụng cú pháp gì, trong trường hợp này
đang sử dụng cú pháp “câu lệnh điều kiên”, cú pháp “lặp với số lần biết trước”
Bước 2: nhắc lại các cú pháp dùng trong chương trình
Cú pháp của “câu lệnh điều kiện dạng thiếu” như sau: if <điều kiện>
then <câu lệnh>;

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 12



Sáng kiến kinh nghiệm

Cú pháp “lặp với số lần biết trước” như sau: while <điều kiện> do lệnh>;
Bước 3: quan sát lại chương trình để nhận ra chỗ sai
Nhận ra sai cú pháp ở chỗ “If n mod 2 = 0 do” trong chương trình và
sửa lại như sau:
Sau điều kiện trong hàm if không có dấu chấm phẩy (;) và while ..do
thay cho while ..to nên câu lệnh while (n mod i<>0); to i:=i+1; sai cú pháp.
Câu lệnh sau if là then chứ không phải to và trước else không có dấu
chấm phẩy (;) như trong câu lệnh if i=n to writeln(n ,’ la so nguyen to’); else
writeln(n,’ khong phai la so nguyen to!’);
Chương trình sửa lại sẽ như sau:

Khi học sinh làm quen những dạng bài tập như vậy giúp các em sửa lỗi
tốt hơn trong quá trình viết chương trình trên máy tính.
2.2.3 Sửa lỗi nhỏ khi chạy chương trình:
Đây không phải là một lỗi lớn khi viết chương trình nhưng các em học
sinh thường xuyên mắc phải, trong một số trường hợp nào đó cho dù các em viết
được một chương trình nhưng không thể nào cho chạy được.
Những lỗi các em thường mắc phải như:
Không có dấu “;” khi kết thúc câu lệnh.
Dư 1 dấu “.” ở cuối
Dấu ngoặc không đúng yêu cầu của ngôn ngữ lập trình.
Viết không đúng lệnh.
Khai báo biến trùng với từ khóa, tên chương trình.
GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 13



Sáng kiến kinh nghiệm

Đối với những dạng lỗi như thống kê ở trên thì các em cần phải làm
những bước như sau:
Bước 1: xác định các lỗi
Bước 2: sửa lại một cách hệ thống từ trên xuống dưới
Ví dụ 1: viết chương trình nhập vào chiều dài và chiều rộng, tính chu vi
và diện tích hình chữ nhật.
Khi học sinh viết có thể không sai cấu trúc chương trình hay sai cú pháp
của chương trình nhưng đôi khi lại mắc phải những lỗi nhỏ như sau:

Bước 1: xác định các lỗi

Thông báo lỗi này cho biết có sai tại dòng 5, cột 9 lỗi kết thúc câu lệnh là
(;) chấm phẩy.

Thông báo lỗi như ở trên cho biết có sai tại dòng 7, cột 38 lỗi kết thúc
câu lệnh là chấm phẩy (;) thay cho dấu phẩy (,)
Bước 2: sửa lại một cách hệ thống từ trên xuống dưới như hình dưới đây
đối với chương trình này là có thể chạy được.

Ví dụ 2: viết chương trình tính tích N số tự nhiên đầu tiên được nhập
vào từ bàn phím.

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 14



Sáng kiến kinh nghiệm

Trong một số trường hợp học sinh viết chương trình trên máy tính gặp
phải những lỗi thông dụng như hình dưới đây.

Bước 1: xác định các lỗi

Thông báo lỗi này cho biết có sai tại dòng 5, cột 19 lỗi thiếu dấu nháy
đơn (‘ ) để in thông báo ra màn hình

Thông báo lỗi như ở trên cho biết có sai tại dòng 8, cột 9 lỗi câu lệnh
viết sai
Bước 2: sửa lại một cách hệ thống từ trên xuống dưới như hình dưới đây
đối với chương trình này là có thể chạy được.

Đối với lỗi này chủ yếu do học sinh ít viết chương trình nên không nắm
rõ để khắc phục lỗi này học sinh cần thực hành nhiều thì kỹ năng viết chương
trình sẽ dần được cải thiện và tự sửa lỗi chương trình khi có sai sót.

III/. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm

Trong thời gian thực hiện phương pháp dạy học này, tôi nhận thấy rằng

sự tiếp thu kiến thức mới của học sinh , kết quả học tập của học sinh có chất
lượng hơn, thái độ, tinh thần học tập của học sinh cũng phấn khởi hơn nhiều,
môn Tin Học 8 không còn nặng nề, khô khan nữa mà thay vào đó là sự nhẹ
nhàng, sôi nổi, hào hứng, lý thú, lôi cuốn sự tiếp thu lĩnh hội kiến thức mới của
học sinh và thu được kết quả khá khả quan.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành điều tra 74 học sinh
của 2 lớp 81 và 84 đạt những kết quả như sau:
Trước khi thực hiện đề tài
GIỎI
SL
10

%
14 %

SL
15

KHÁ
%
20 %

TRUNG BÌNH
SL
%
28
38 %

YẾU
SL

21

%
28%

Sau khi thực hiện đề tài
GIỎI
SL
20

%
27 %

KHÁ
SL
%
31
42 %

TRUNG BÌNH
SL
%
19
26 %

YẾU
SL
4

%

5%

Như vậy với kết quả thống kê trên cho ta thấy số học sinh khá và giỏi
tăng lên đáng kẻ. Điều đó chứng tỏ rằng trong dạy học cần ứng dụng nhiều
phương pháp, trong đó phương phát triển từ bài tập đơn giản tới bài tập khó hơn
và sửa lỗi trong môn tin học 8 đã mang lại hiệu quả cao, đã kích thích được sự
hứng thú học hình của học sinh mặc dù đây không hoàn toàn là thước đo chất
lượng dạy – học, nhưng qua đó cũng thấy được tính ưu việt của phương pháp
dạy học này đối với môn Tin Học.
IV/.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy sáng tạo
cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng kiến thức và kinh nhgiệm đã có học sinh sẽ
xem xét, đánh giá thấy được các vấn đề cần giải quyết.
Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét vấn đề
dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề học sinh

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi thảo
luận với bạn bè để tim ra cách giải quyết tốt nhất.
Do đó khi soạn bài người thầy phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức, để
tạo ra những bài giảng hay để thu hút sự hứng thú học tập của học sinh
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách tin học dành cho học sinh trung học cơ sở quyển 3 – nhà xuất bản
giáo dục việt nam – năm 2014

2. Giáo trình pascal -

GV: Nông Mạnh Dũng

Trang 17