Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN, TIẾP CẬN KIẾN THỨC MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MÔN TOÁN HỌC LỚP 7, 8.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.39 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN, TIẾP CẬN KIẾN THỨC MỚI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG MƠN
TỐN HỌC LỚP 7, 8.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
“ Tốn học là một chiếc chìa khố mở cửa của mọi ngành khoa học. Là môn khoa
học cơ sở cho tất cả các môn khoa học khác.” Thật vậy, từ xưa đến nay Tốn học là
một mơn khoa học được nhiều người ưa thích, quan tâm và nghiên cứu. Với tầm quan
trọng của Toán học trong khoa học và trong cuộc sống thì nhu cầu tìm tịi và khám phá
các kiến thức Toán học là một nhu cầu tất yếu. Chính vì thế, vai trị của người truyền
thụ kiến thức Toán học ngày càng được nâng lên. Trước đây, người ta quan niệm rằng
quá trình học tập của học sinh là quá trình lĩnh hội các kiến thức sẵn có, một cách rập
khn, dẫn đến người học cảm thấy nhàm chán và cảm thấy học mơn Tốn thì khô
khan, nặng nề. Nhưng với yêu cầu hiện nay là phải biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo, phải phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, không chỉ
trong cách học của học sinh mà cả trong cách dạy của giáo viên. Với u cầu đó,
người dạy phải có phương pháp thích hợp, có hiệu quả nhằm đổi mới phưong pháp học
của học sinh theo hướng tích cực hố các hoạt động học tập, giúp học sinh hình thành
và phát triển tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, khả năng tự học, giúp học sinh chủ
động phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, tạo niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Trong bất cứ ngành khoa học nào, những điều chúng ta thừa nhận, đón nhận một
cách thụ động thì sẽ khơng cịn thú vị nữa. Khi chúng ta tự khám phá ra một vấn đề
khoa học nào đó thì chúng ta cảm thấy điều đó thật ý nghĩa, ta sẽ cảm thấy vui sướng,
say mê, từ đó kích thích óc tị mị khám phá tiếp những điều khác. Đặc biệt trong Toán
học, nếu học sinh tiếp nhận, lĩnh hội các vấn đề theo cách áp đặt thì học sinh sẽ cảm
thấy khô khan, nặng nề và không thấy có ý nghĩa của Tốn vận dụng trong thực tế.
Song khi học sinh tiếp cận với các kiến thức Tốn học bằng sự tìm tịi, tự khám phá
bằng chính năng lực, khả năng tư duy của mình thì lúc đó học sinh tiếp thu, lĩnh hội
các kiến thức đó một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và cảm thấy môn Tốn có ý nghĩa, thú


vị và hấp dẫn thế nào. Khi đó hiệu quả của q trình dạy – học đạt kết quả chất lượng
cao hơn. Chính vì thế, tơi nhận thấy rằng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn
đề trong quá trình giảng dạy giúp học sinh tiếp cận và phát hiện ra kiến thức mới, tạo
sự hứng thú học Toán là rất cần thiết.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay là đổi mới phương pháp dạy
học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả
năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng
cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh,
Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

giúp học sinh thực sự là chủ nhân tương lai của đất nước, nhằm đưa đất nước ngày
càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong một xã hội đang biến chuyển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh
gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống. Trong nền giáo duc Nước ta
hiện nay cũng biến chuyển không kém. Đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ việc phương pháp
dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang hướng dạy cách học, cách vận dung kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất đạo đức, rèn luyện kỹ năng
sống. Vì vậy cần tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề gặp
phải trong học tập cũng như trong cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng ngay từ
bây giờ là điều cần thiết, khơng chỉ có ý nghĩa ở phương pháp dạy học mà phải được
đặt như một mục tiêu giáo dục.
Vì thế, tơi nhận thấy rằng dạy học “giúp học sinh phát hiện, tiếp cận kiến thức

mới bằng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề ở môn Toán học lớp 7, 8” là rất cần
thiết.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện đề tài
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề là kiểu dạy mà giáo viên là người tạo ra tình
huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực
để giải quyết vấn đề và thơng qua đó mà lĩnh hội tri thức, kỹ năng và đạt được những
mục đích học tập khác. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề không chỉ là một phạm trù
phương pháp dạy học mà thông qua phương pháp này tập dượt cho học sinh phát hiện
và giải quyết vấn đề góp phần tạo mục tiêu giáo dục bảo đảm cho con người thích ứng
với sự phát triển của xã hội hiện đại. Do đó cần tạo cho học sinh sự hứng thú học tập ở
mơn Tốn nói chung và mơn hình nói riêng, giúp học sinh tự mình phát hiện ra vấn đề
và tìm cách giải quyết vấn đề đó để đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục hiện nay.
Trong hoạt động giải quyết các bài Tốn có vấn đề, vai trị của giáo viên và học
sinh có những đặc điểm sau:
Giáoviên
Học sinh
- Chọn lọc và đưa ra các bài tốn có vấn đề
- Tìm hiểu nội dung bài toán
- Nghiên cứu
- Giúp hiểu khái niệm
- Trao đổi và dự đoán
- Đưa ra các câu hỏi và hướng dẫn học sinh
- Suy nghĩ về lời giải, cách giải
quyết
- Khuyến khích các ý tưởng
- Báo cáo trình bày
- Lắng nghe và quan sát
- Khắc sâu và mở rộng
Trong một tiết lên lớp giáo viên phải thể hiện được 3 u cầu sau:
+ Đặt và giải quyết tình huống có vấn đề để đi đến kiến thức mới.

+ Vận dụng kiến thức mới vào thực hành giải Toán.
+ Qua bài học và bài tập rèn luyện được tư duy, thái độ học tập của học sinh.
Song ở đây tôi chỉ đi sâu vào lựa chọn phương pháp đặt và giải quyết vấn đề giữa giáo
viên và học sinh để đi đến kiến thức mới.
Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phương pháp này:
Trước hết giáo viên xác định được vấn đề đặt ra đối với học sinh là gì?
Vấn đề đó phải được biểu thị bởi một hệ thống câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động thoả
mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất: Người học chưa giải quyết được câu hỏi hoặc chưa thực hiện được
hành động đó.
Thứ hai: Người học chưa được học một quy tắc có tính chất thuật giải nào để giải
đáp câu hỏi hoặc thể hiện được u cầu đề ra.
Chính vì thế một tình huống có vấn đề phải bao hàm một vấn đề và vấn đề đó
phải gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh, hứng thú và mong muốn giải quyết vấn đề
đó, tạo niềm tin cho học sinh để học sinh tích cực suy nghĩ và hy vọng có thể giải
quyết vấn đề đó trong dạy học.
Việc đặt ra và giải quyết vấn đề có các mức độ khác nhau, tuỳ theo mức độ học
tập của học sinh trong hoạt động học tập. Có 4 mức độ:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện
cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV. GV và HS cùng đánh giá kết quả.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý HS tìm cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện
cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV và HS cùng đánh giá kết quả.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thơng tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát
hiện vấn đề nảy sinh. Tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh
thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.

Mức 4: học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hồn cảnh của mình
hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh
giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc.
Với mức độ học sinh ở trường tôi, tôi thường áp dụng mức độ 1 và mức độ 2.
Để thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, điểm xuất phát là tạo ra
tình huống có vấn đề. Sau đây tơi xin nêu ra một số cách và ví dụ minh hoạ về đặt và
hướng dẫn giải quyết vấn đề mà tôi thường áp dụng, trong các tiết dạy nội dung một
kiến thức mới:
Cách 1: Dự đoán nhờ nhận xét trực quan.
VD1: Khi dạy bài “Tổng ba góc của một tam giác” (Tốn 7)
Để tạo tình huống có vấn đề Gv đưa ra các tam giác có hình dạng và kích thước khác
nhau.

Và có thể đặt câu hỏi như sau để lôi cuốn sự chú ý của HS và mong muốn tìm cách
giải quyết vấn đề đó.
G: Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các tam giác trên?
H: Các tam giác có hình dạng và kích thước khác nhau.

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

G: Có những tam giác có hình dạng và kích thước khác nhau, số đo các góc cũng có
thể khác nhau, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là tổng ba góc của tam giác này có bằng tổng
ba góc của tam giác kia hay khơng và bằng bao nhiêu độ?
Để giải quyết vấn đề trên GV cho 2 học sinh lên bảng, HS dưới lớp vẽ 2 tam giác có
kích thước và hình dạng khác nhau vào vở và thực hiện:
+ Đo các góc của hai tam giác
+ Tính tổng số đo 3 góc của từng tam giác

+ Nhận xét
Hai HS lên bảng thực hiện đo rồi rút ra nhận xét, HS dưới lớp cũng thực hiện đo rồi rút
ra nhận xét.
GV chốt lại các kết quả của HS: các kết quả đo có thể chênh lệch nhau, tuy nhiên ta có
thể dự đốn : Tổng số đo ba góc của một tam giác bằng 1800.
Để tiếp tục kiểm tra xem dự đốn này có đúng hay sai chúng ta sang hoạt động
cắt ghép hình theo hướng dẫn của SGK.
GV hướng dẫn HS thực hành cắt ghép tam giác bằng bìa mà HS đã chuẩn bị sẵn ở
nhà.
A
1

B

1

2

2

C

Sau đó HS đưa ra dự đốn : Tổng ba góc của một tam giác bằng 180 0. Ngồi ra GV
hướng dẫn thêm cho HS cách gấp tam giác để kiểm tra lại dự đoán một lần nữa.
Như vậy, nhờ thực hành đo đạc, cắt ghép, gấp hình HS đã tìm ra và tiếp cận được
định lý “Tổng ba góc của một tam giác” một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, khơng bị áp đặt
kiến thức, trong q trình thực hành như thế rèn luyện kỹ năng đo góc, tính tốn đồng
thời rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác và có thêm khả năng tư duy, suy luận để tìm
hướng chứng minh định lý.
VD2: Ở bài “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác” (Toán 7)

GV đưa ra hình ảnh ở đề mục và có thể hỏi.

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Tại sao ta có thể đặt được miếng bìa hình tam giác thăng bằng trên giá nhọn, G là
điểm nào trong tam giác thì miếng bìa hình tam giác nằm thăng bằng trên giá nhọn?
Từ đó sẽ kích thích HS đi tìm tịi, khám phá kiến thức mới.
GV yêu cầu HS thực hành 1 ở ?2 theo sách giáo khoa và đưa ra nhận xét: Ba
đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm.
A

E

F
G
B

C

D

Tiếp tục so sánh các tỉ số bằng cách đếm ô vuông ở thực hành 2 ở ?2
A

E
F
G

C
B

D

Từ hình vẽ trên giấy kẻ ơ vng HS tính các tỉ số

AG BG CG
,
,
rồi so sánh các tỉ số
AD BE CF

đó, để đưa ra tính chất: “Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm,
điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 2/3 đường trung tuyến đi qua đỉnh đó”
Bằng hoạt động thực hành trên HS đi đến định lý tính chất ba đường trung tuyến
của tam giác bằng chính sự tim tịi, khám phá của mình, khơng thụ động lĩnh hội theo
SGK
Hoặc ở bài “Hai tam giác bằng nhau”, bằng đo đạc, so sánh các cạnh, các góc, HS sẽ
tự phát hiện ra định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
VD3: Dạy khái niệm “Hình chóp đều” (Tốn 8)

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm
S

C
D

B
A

Bằng hình ảnh cụ thể hoặc bằng hình ảnh động, GV cho HS quan sát hình chóp
đều, có nhận xét gì về mặt đáy và các mặt bên. Từ đó HS sẽ nêu được khái niệm hình
chóp đều.
Cách 2: Lật ngược vấn đề
VD4: Dạy định lý đảo của “Định lý Pitago” (Toán 7)
GV dưa ra yêu cầu: Dựng tam giác ABC với các số đo AB = 3cm, AC = 4cm,
BC = 5cm
A

C
B

GV yêu cầu HS so sánh AB2 + AC2 với BC2, đo góc A rồi rút ra nhận xét
Cách 3: Xem xét tương tự
VD5: Dạy bài “Tính chất đường trung bình của hình thang” (Tốn 8).
Gv: có thể đặt vấn đề như sau để lơi cuốn HS đi tìm kiến thức mới bằng câu hỏi.
Độ dài đường trung bình của tam giác bằng một nửa cạnh đáy. Vậy độ dài đường
trung bình của hình thang được tính như thế nào? Hoặc yêu cầu HS nhắc lại tính chất
đường trung bình của tam giác, sau đó đặt câu hỏi: ta đã biết độ dài đường trung bình
của tam giác bằng một nửa cạnh đáy. Vậy độ dài đường trung bình của hình thang
được tính như thế nào?
F

E
M
H


Trang 6

K

N
G


Sáng kiến kinh nghiệm

Gv: Hướng dẫn HS “quy lạ về quen” đưa việc tính đường trung bình của hình thang
EFGH về việc tính đường trung bình của tam giác EHG và tam giác EGF.
Như vậy từ kiến thức bài cũ HS sẽ vân dụng vào bài mới một cách dễ dàng.
Ngồi ra có thể sử dụng cách này để để giúp HS tiếp cận kiến thức mới qua các bài:
các trường hợp bằng nhau của tam giác, quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam
giác (hình 7), dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi…
Tốn học là mơn học mà người ta thường cho là khơ khan, nhưng nếu biết tích
hợp với một số môn học khác, phù hợp, nhịp nhàng cho từng bài dạy thì sẽ giúp HS
tiếp cận kiến thức mới một cách dễ dàng, thích thú và thoải mái tinh thần.
VD6: Dạy bài “Mặt phẳng toạ độ” (Toán 7)
GV cho HS xem hình ảnh bản đồ Việt Nam, việc xác định toạ độ địa lý của mũi Cà
Mau trên bản đồ ta cần phải xác định hai số là kinh độ và vĩ độ

Toạ độ địa lý của mũi Cà Mau là:
1040 40' D

 0 '

8 30 B


Hay từ việc xác định chỗ ngồi trong rạp hát, chỗ ngồi trong lớp học thực tế cũng giúp
HS dễ dàng xác định được toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

Việc xác định hàng, cột trong bảng tính Excel của mơn Tin học cũng giúp HS dễ
dàng xác định toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ và ngược lại.

VD7: Bài “Chia hai đa thức một biến đã sắp xếp”. (Toán 7)
Để thực hiện phép chia:
2x4 – 13x3 + 15x2 + 11x – 3
x2 – 4x – 3

GV cho HS thực hiện lại phép chia hai số tự nhiên: 1560

12

Từ đó tương tự HS sẽ thực hiện phép chia hai đa thức một biến một cách nhẹ nhàng.
Cách 4: Khái quát hóa.
VD8: Bài tập 4(SGK/115) (Toán 8)

Đa giác n cạnh
Số cạnh
Số đường chéo
xuất phát từ
một đỉnh
Trang 8


4
2


Sáng kiến kinh nghiệm

Số tam giác
được tạo thành
Tổng số đo các
góc của đa
giác

4
4.1800 = 7200

GV hướng dẫn HS điền số thích hợp, nhận xét số cạnh, số đường chéo xuất phát từ
một đỉnh, số tam giác được tạo thành, tổng số góc của tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục
giác…, rồi suy ra n-giác. Từ đó HS dễ dàng tính được số đo của ngũ giác đều, lục giác
đều, n-giác đều.
Cách 5: Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề đi đến kiến thức mới.
VD9: Dạy định lý “Tổng các góc trong của một tứ giác”. (Tốn 8)
G: Một tam giác bất kỳ đều có tổng các góc trong bằng 180 0. Bây giờ cho một tứ
giác bất kỳ, chẳng hạn tứ giác EFGH, ta có thể nói gì về tổng các góc trong của nó?
Liệu tổng các góc trong của nó có phải là một hằng số tương tự như trường hợp tam
giác hay không?
Để giải quyết vấn đề đó ta làm như thế nào?
F
E


G

H

Gv: gợi ý cho HS “quy lạ về quen” đưa việc xét tứ giác về việc xét tam giác bằng cách
kẻ thêm một đường chéo của tứ giác, từ đó HS sẽ tìm được cách giải quyết.
Đó là một vài cách thơng thường mà tơi hay sử dụng trong hoạt động dạy học
đặt vấn và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề để tiếp cận, khám phá kiến thức mới.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy thực trạng học sinh thích học và học được mơn
Tốn đặc biệt là mơn Hình học là rất ít. Do đó tơi đã tiến hành cuộc điếu tra 90 học
sinh của ba lớp 8/1, 8/3, 7/5 với các mức độ và kết quả thu được như sau:
Mức độ
Rất thích
Thích
Khơng thích lắm
Khơng thích
Sợ

Số lượng HS
14
18
16
20
22

%
16
20
18

22
24

Qua số liệu điều tra trên cho ta thấy tỉ lệ học sinh rất thích và thích học mơn
Tốn là rất ít, số học sinh không thích lắm và không thích học là khá cao, thậm chí có
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

rất nhiều học sinh sợ học môn Tốn nói chung và mơn hình học nói riêng, vì mơn
Tốn khó hiểu và khơ khan, đặc biệt là khơng biết gì về mơn hình học.
Từ đó đã thúc đẩy tôi phải dạy như thế nào để thu hút được sự hứng thú học
mơn tốn nói chung và học mơn hình nói riêng ở các em, giúp các em tiếp cận, phát
hiện ra kiến thức mới một cách dễ dàng, để chất lượng học tập của các em cũng như
chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng lên.
Trong thời gian thực hiện phương pháp dạy học này, tôi nhận thấy rằng sự tiếp
thu kiến thức mới của HS, kết quả học tập của HS có chất lượng hơn, thái độ, tinh thần
học tập của HS cũng phấn khởi hơn nhiều, tiết học mơn tốn nói chung và mơn hình
nói riêng khơng cịn nặng nề, khơ khan nữa mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng, sơi nổi,
hào hứng, lý thú, lôi cuốn sự tiếp thu lĩnh hội kiến thức mới của HS và thu được kết
quả khá khả quan.
Mức độ
Rất thích
Thích
Khơng thích lắm
Khơng thích
Sợ

Số lượng HS

31
32
10
12
5

%
34
36
11
13
6

Như vậy với kết quả thống kê trên cho ta thấy số HS thích học và rất thích học
tăng lên rất nhiều, số học sinh khơng thích đã giảm đáng kể. đặc biệt là số HS sợ học
mơn hình khơng cịn nhiều nữa. Điều đó chứng tỏ rằng trong dạy học áp dụng phương
pháp đặt và giải quyết vấn đề có hiệu quả cao hơn, đã kích thích được sự hứng thú học
Tốn của HS mặc dù đây khơng hồn tồn là thước đo chất lượng dạy – học, nhưng
qua đó cũng thấy được tính ưu việt của phương pháp dạy học này đối với mơn Tốn
nói chung và mơn hình học nói riêng.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy
sáng tạo cho HS. Trên cơ sở sử dụng kiến thức và kinh nhgiệm đã có HS sẽ xem xét,
đánh giá thấy được các vấn đề cần giải quyết.
Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tịi, xem xét vấn đề dưới nhiều
góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề HS sẽ huy động được tri
thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi thảo luận với bạn bè để tim ra
cách giải quyết tốt nhất.
Do đó khi soạn bài người thầy phải bỏ ra nhiều thời gian và cơng sức, để tạo ra
nhiều tình huống có vấn đề mới thu hút được sự hứng thú học tập của HS. Nên khi

soạn bài GV cần coi trọng những câu hỏi đặt ra, tuỳ theo từng bài, từng lớp mà đưa ra
tình huống sao cho những tình huống đó phải tìm được cách giải quyết thơng qua các
hoạt động trong học tập, những câu hỏi tình huống phải rõ ràng, dễ hiểu đối với HS
trung bình và câu hỏi nâng cao đối với HS khá, giỏi.

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

Tuy chưa thực hiện được hoàn chỉnh đề tài, các hoạt động cịn ít, chất lượng
hoạt động chưa cao vì cịn tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của lớp, của bài dạy.
Song, bước đầu đã có những kết quả khả quan hơn.
+ Việc HS thích học mơn hình đã tăng lên đáng kể
+ Việc tiếp thu bài của HS có nhiều chuyển biến tốt.
+ Số lượng HS sợ học mơn hình đã giảm rất nhiều.
+ Thái độ, tinh thần học tập của các em cao hơn.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học tích
cực, trong đó Gv là người tạo ra tình huống có vấn đề do đó giáo viên phải biết vận
dụng và kết hợp các câu hỏi tình huống một cách hài hịa, nhịp nhàng, giúp tiết học có
hiệu quả cao, học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, khơng căng thẳng, từ
đó mới nảy nở ở học sinh lòng ham học, hứng thú khi học tốn, khơng cịn sợ học
mơn tốn nữa mà cảm thấy mơn tốn là mơn khoa học rất hay và vận dụng rộng rãi
vào thực tế. Từ đó các em có ý thức và trách nhiệm với mơn tốn, đó là điều đầu tiên
giúp dạy và học tốn có hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi rút ra qua nhiều năm giảng dạy ở
trường. Tuy nhiên với khả năng có hạn rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý
Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp để tơi có phương pháp dạy tốt hơn. Xin cảm ơn!
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Tài liệu áp dụng dạy và học tích cực trong mơn tốn học – nhà xuất bản giáo

dục ĐHSP Hà Nội
2) Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng
3) Tài liệu định hướng đổi mới GD
4) Sách giáo khoa toán 7, 8.

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 12



×