Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bệnh quai bị y học cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.08 KB, 10 trang )

11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

 Ths.BS. Trần Thị Kim Vân  17/01/2014   22,637 Lượt xem

Nội dung chính [ẩn]
1 Bệnh quai bị là gì?
2 Triệu chứng của bệnh quai bị
3 Nguyên nhân nào gây bệnh quai bị?
4 Biến chứng của bệnh quai bị
5 Chẩn đoán bệnh quai bị thế nào?
6 Điều trị bệnh quai bị
7 Phòng ngừa bệnh quai bị thế nào?

Bài viết thứ 13 trong 53 bài thuộc ebook Các bệnh Nhi khoa

ĐỊNH NGHĨA
Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một
trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9
tuổi. Bé nam thường mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, nước bọt bị nhiễm
trùng bắn ra ngoài khi nói chuyện, hắt hơi. Khi bị quai bị, tuyến mang tai có thể sưng ở một hay cả 2 bên.

/>
1/10


11/11/2016


Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

Trước đây bệnh quai bị khá phổ biến ở Hoa Kỳ. Nhưng sau khi vacxin quai bị được đưa vào chủng ngừa
thường quy, số trường hợp bệnh quai bị đã giảm đi đáng kể. Tại Việt Nam, hiện nay vacxin quai bị chưa



được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, do đó tỷ lệ mắc bệnh quai bị trong cộng đồng còn
cao. Các biến chứng của bệnh quai bị hiếm gặp nhưng khi xảy ra thường nghiêm trọng, ví dụ như là điếc
vĩnh viễn.
Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị. Dịch quai bị vẫn xảy ra ở Hoa Kỳ, và quai bị vẫn còn phổ biến ở
nhiều nơi trên thế giới. Do đó chủng ngừa quai bị vẫn là một vấn đề quan trọng.
TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng của bệnh quai bị

Một số người bị nhiễm virus quai bị có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Thường
khoảng 2­3 tuần sau khi tiếp xúc với virus thì triệu chứng bắt đầu xuất hiện, có thể gồm:
Sưng đau tuyến nước bọt ở một hoặc cả hai bên của khuôn mặt (viêm tuyến mang tai)
Sốt
Đau đầu
Yếu và mệt mỏi
Chán ăn
Đau khi nhai hoặc nuốt
Triệu chứng đầu tiên của quai bị là tuyến nước bọt sưng làm cho má phình ra. Thật ra, “quai bị” là một thuật
ngữ cũ dùng để diễn đạt cục u hay bướu bên trong má.

/>
2/10



11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng



Khi nào cần đi khám bác sĩ
Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị quai bị, hãy đi khám bác sĩ. Điện thoại hẹn trước để bạn không phải
đợi lâu ở phòng chờ khám, nhằm hạn chế lây nhiễm cho người khác. Nhờ chích ngừa nên hiện nay bệnh
quai bị không còn phổ biến, do đó các dấu hiệu và triệu chứng của bạn hoặc con bạn có thể do 1 tình trạng
khác gây ra. Sốt và sưng tuyến nước bọt có thể là dấu hiệu của viêm amidan hoặc tắc ống tuyến nước bọt.
Các virus khác cũng có thể gây tuyến mang tai và bệnh cảnh giống quai bị.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân nào gây bệnh quai bị?

Nguyên nhân của bệnh quai bị là virus quai bị, lây dễ dàng từ người sang người qua nước bọt bị nhiễm. Nếu
bạn không có miễn dịch, bạn có thể bị bệnh quai bị do hít phải những giọt nước bọt của người bệnh khi họ
hắt hơi hoặc ho. Bạn cũng có thể bị bệnh quai bị khi dùng chung đồ dùng hoặc ly với người bị bệnh quai bị.
BIẾN CHỨNG
Biến chứng của bệnh quai bị

Các biến chứng của bệnh quai bị thường nghiêm trọng, nhưng hiếm khi xảy ra.
Viêm
Hầu hết các biến chứng của quai bị liên quan đến viêm và sưng ở một số cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

/>
3/10


11/11/2016


Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

Tinh hoàn. Viêm  tinh  hoàn  làm  cho  một  hoặc  cả  hai  tinh  hoàn  bị  sưng  tấy  ở  nam  giới  đến  tuổi  dậy
thì. Viêm tinh hoàn gây đau tại chỗ nhưng hiếm khi dẫn đến vô sinh (mất khả năng làm cha).



Tuyến tụy. Đau ở vùng bụng trên, buồn nôn và nôn có thể là biểu hiện của biến chứng viêm tụy cấp.
Buồng trứng và vú. Phụ nữ đến tuổi dậy thì có thể bị biến chứng viêm buồng trứng hoặc ngực (viêm
vú). Khả năng sinh sản ít khi bị ảnh hưởng.
Não. Nhiễm virus quai bị có thể dẫn đến viêm não, đôi khi đe dọa tính mạng hoặc để lại di chứng thần
kinh nặng nề.
Màng và chất dịch bao quanh não và tủy sống. Tình trạng này được gọi là viêm màng não, có thể
xảy ra nếu virus quai bị đi theo đường máu vào hệ thần kinh trung ương.
Các biến chứng khác
Điếc. Hiếm khi xảy ra, nhưng khi xảy ra thường gây điếc vĩnh viễn, ở một hoặc cả hai tai.
Sẩy thai. Mặc dù chưa được chứng minh, nhiễm quai bị trong thời gian mang thai, đặc biệt trong giai
đoạn sớm của thai kỳ, có thể dẫn đến sẩy thai.
Chuẩn bị cho cuộc hẹn của bạn

Gọi cho bác sĩ gia đình của bạn nếu bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của quai bị. Dưới đây
là một số thông tin bạn cần chuẩn bị trước khi đến khám.
Thông tin cần thu thập trước
Những hạn chế. Hỏi xem có những hạn chế gì bạn hoặc con bạn nên làm theo trước khi đến khám,
chẳng hạn như cách ly với những người khác để không lây lan bệnh.
Triệu chứng. Viết ra bất kỳ triệu chứng bạn hoặc con bạn đã có, và có trong bao lâu.
Tiếp xúc gần đây với các nguồn có thể bị nhiễm trùng. Hãy cố gắng nhớ xem bạn hoặc con bạn đã
tiếp xúc với người có dấu hiệu và triệu chứng quai bị trong vài tuần gần đây.
Thông tin y tế quan trọng. Bao gồm bất kỳ vấn đề sức khỏe khác và tên của bất cứ loại thuốc, chất

bổ sung và vitamin bạn hoặc con bạn đang uống.

/>
4/10


11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

Câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn. Viết ra câu hỏi của bạn sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian khi đến
gặp bác sĩ.



Những câu hỏi để hỏi bác sĩ về bệnh quai bị bao gồm:
Nguyên nhân của các dấu hiệu và triệu chứng này là gì?
Có thể có nguyên nhân nào khác nữa không?
Phương pháp điều trị là gì?
Bao lâu các triệu chứng sẽ cải thiện?
Có biện pháp nào giúp giảm các triệu chứng?
Tôi hoặc con tôi có lây bệnh không? Trong bao lâu?
Những việc nên làm để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác?
Đừng ngần ngại hỏi bất kỳ câu hỏi khác về tình trạng của bạn hay con bạn.
Những điều bác sĩ cần biết
Bác sĩ sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi, bao gồm:
Những triệu chứng mà bạn nhận thấy?
Thời điểm xuất hiện của các triệu chứng?
Các triệu chứng có xấu dần theo thời gian?
Có triệu chứng đau bụng hoặc đau tinh hoàn không (đối với nam giới)?

Bạn có tiếp xúc với ai có triệu chứng quai bị trong vài tuần qua không?
Bạn hoặc con bạn đã chích ngừa quai bị chưa?
Bạn hoặc con bạn có đang được điều trị bệnh gì không?
Những  loại  thuốc  bạn  hoặc  con  bạn  đang  sử  dụng,  kể  cả  thuốc  kê  toa  và  thuốc  không  kê  toa,  các
vitamin và các chất bổ sung?
Con của bạn có đi học hay gửi trẻ?
Bạn có đang mang thai hoặc cho con bú?

/>
5/10


11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

Những điều bạn có thể làm trong khi chờ đợi
Trong khi bạn chờ đợi cho cuộc hẹn của bạn, bạn có thể làm giảm nhẹ triệu chứng bằng cách chườm lạnh



và thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen. Tuy nhiên, không dùng aspirin cho trẻ em nhiễm siêu vi
vì nguy cơ bị hội chứng Reye, có thể nghiêm trọng.
Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, và tránh tiếp xúc với những người khác. Quai bị rất dễ lây trong tuần lễ đầu
(kể từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên).
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán bệnh quai bị thế nào?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị quai bị, có thể cần xét nghiệm máu hoặc cấy tìm virus. Hệ thống
miễn dịch của bạn bình thường sẽ tạo ra kháng thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn bệnh

quai bị, xét nghiệm máu có thể phát hiện các kháng thể chống vi rút quai bị.
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam các xét nghiệm này không phổ biến, đặc biệt cấy tìm virus khó thực hiện,
mất thời gian, không giúp cho chẩn đoán và điều trị tức thời. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh quai bị chủ yếu dựa
vào triệu chứng bệnh và có thể phối hợp một số xét nghiệm hỗ trợ như siêu âm vùng tuyến  mang tai, xét
nghiệm máu đánh giá tình trạng viêm.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị do siêu vi gây ra, do đó kháng sinh không có hiệu quả.Giống như hầu hết các bệnh do virus
khác, không có thuốc làm ngăn chặn tiến triển của bệnh. May mắn thay, hầu hết trẻ em và người lớn phục
hồi không biến chứng trong vòng hai tuần.
Nhìn chung, một tuần sau khi được chẩn đoán bệnh quai bị bạn được xem như hết truyền nhiễm và có thể
trở lại trường học hay làm việc.
PHÒNG NGỪA
Phòng ngừa bệnh quai bị thế nào?

/>
6/10


11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

Bạn được xem là miễn dịch với bệnh quai bị nếu trước đây bạn đã bị quai bị hoặc đã chủng ngừa quai bị.
Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên cho bé nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho bé ăn những thức ăn



mềm và dễ tiêu hóa. Hiện nay chúng ta có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách tiêm ngừa quai bị để tạo

miễn dịch chủ động cho bé lúc bé được 12 tháng tuổi.
Thuốc chủng ngừa bệnh quai bị thường được sản xuất dưới dạng kết hợp sởi­quai bị­rubella (MMR). Khuyến
cáo tiêm hai liều vắc­xin MMR cho trẻ trước tuổi đi học:
Liều đầu tiên ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng
Liều thứ hai ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi, hoặc từ 11 đến 12 tuổi nếu trước đó chưa chích liều nào.
Khi có dịch quai bị bùng phát, sinh viên và nhân viên y tế được vận động chích đủ 2 liều vắc xin MMR vì 1
liều duy nhất không đủ để bảo vệ trong thời gian xảy ra dịch.
Đối tượng không cần chủng ngừa vắc­xin MMR
Bạn không cần tiêm vắc xin nếu:
Đã chích hai liều vắc­xin MMR sau 12 tháng tuổi hoặc một liều vắc­xin MMR cộng với một liều vắc xin
sởi
Đã chích một liều MMR và bạn không có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh sởi hoặc quai bị
Đã xét nghiệm máu chứng minh bạn có miễn dịch với bệnh sởi, quai bị và rubella
Là đàn ông trên 55 tuổi
Là phụ nữ trên 55 tuổi và không dự tính có thêm con nữa, đã chích ngừa rubella hoặc có xét nghiệm
rubella dương tính.
Ngoài ra, vắc­xin không được khuyến cáo cho:
Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ dự định có thai trong vòng bốn tuần tới
Người có tiền sử phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin
Người suy giảm miễn dịch nặng, hoặc người đang uống steroid, trừ khi những lợi ích của vắc­xin vượt
quá rủi ro

/>
7/10


11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng


Đối tượng nên chủng ngừa MMR
Nếu bạn không có các tiêu chuẩn trên, bạn nên chủng ngừa nếu bạn:



Là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và hiện không mang thai
Học đại học, trường thương mại
Làm việc trong bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm chăm sóc trẻ hay trường học
Có kế hoạch đi du lịch
Đối tượng nên trì hoãn việc chủng ngừa MMR
Hãy trì hoãn chích ngừa nếu bạn:
Đang mắc bệnh trung bình đến nặng. Hãy chờ cho đến khi bạn hồi phục.
Đang mang thai. Hãy chờ cho đến sau khi sinh.
Đối tượng cần được bác sĩ khám trước khi chích ngừa
Bạn cần được bác sĩ kiểm tra trước khi chích ngừa quai bị nếu bạn:
Bị ung thư
Bị rối loạn đông máu
Mắc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV / AIDS
Đang điều trị thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như steroid.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA VẮC­XIN
Vắc xin MMR hầu như không có tác dụng phụ. Bạn không thể mắc bệnh quai bị do chích MMR. Một số ít
trường hợp có thể bị sốt nhẹ hoặc phát ban, và một số người (chủ yếu là người lớn) có thể bị đau khớp
thoáng qua. Tỷ lệ phản ứng dị ứng nặng < 1/1.000.000.
Mặc dù có nhiều mối lo ngại về sự liên quan giữa vắc­xin MMR và bệnh tự kỷ, hàng loạt báo cáo của Viện
Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Viện Y học và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) kết
luận rằng không có bằng chứng khoa học về sự liên quan này.

/>
8/10



11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

CHĂM SÓC HỖ TRỢ
Nghỉ ngơi là biện pháp điều trị tốt nhất.



Có rất ít phương pháp giúp đẩy nhanh sự hồi phục. Nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để làm giảm
đau, giảm khó chịu và tránh lây nhiễm cho người khác:
Nghỉ ngơi tại giường cho đến khi hết sốt.
Cách ly bạn hoặc con bạn để tránh lây bệnh cho người khác. Người bị quai bị lây lan nhiều nhất trong
vòng năm ngày đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Dùng  thuốc  giảm  đau,  chẳng  hạn  như  acetaminophen  hoặc  thuốc  kháng  viêm  không  steroid  như
ibuprofen. Người lớn có thể sử dụng aspirin. Cẩn thận khi sử dụng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu
niên.  Mặc  dù  aspirin  được  chấp  thuận  cho  sử  dụng  ở  trẻ  em  trên  2  tuổi,  nhưng  đừng  bao  giờ  dùng
aspirin  cho  trẻ  em  và  thanh  thiếu  niên  có  triệu  chứng  giống  cúm.  Nguyên  nhân  là  do  aspirin  có  liên
quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng, nhất là ở trẻ em.
Chườm gạc lạnh để giảm đau cho các tuyến bị sưng.
Mặc quần nâng bìu và chườm lạnh để giảm đau cho tinh hoàn.
Tránh những thức ăn cần phải nhai nhiều. Ăn thức ăn mềm lỏng như cháo, súp…
Tránh các thức ăn chua, chẳng hạn như trái cây hoặc nước trái cây có vị chua, vì sẽ kích thích sản
xuất nước bọt.
Uống nhiều nước.
Cần phải theo dõi các biến chứng. Gọi bác sĩ nếu con bạn:
Sốt 103 o F (39 o C) hoặc cao hơn
Ăn uống khó khăn
Lú lẫn hoặc mất định hướng

Đau bụng
Đau và sưng tinh hoàn ở bé trai

/>
9/10


11/11/2016

Bệnh quai bị ­ Y Học Cộng Đồng

Tài liệu tham khảo
/>

Góp ý ­ Báo lỗi

/>
10/10



×