Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

“Sinh hoạt vợ chồng” là chuyện khó nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.84 KB, 3 trang )

“Sinh hoạt vợ chồng” là chuyện khó nói?
yhoccongdong.com/thongtin/sinh-hoat-vo-chong-la-chuyen-kho-noi/

16/8/2015
Đúng vậy, đây là chuyện rất khó nói, nhất là nói đàng hoàng đứng đắn, nghiêm túc… Chẳng
những khó nói trên báo, giữa bạn bè, mà còn khó nói… giữa hai vợ chồng với nhau, ngay cả
trong lúc đang chuẩn bị tiến hành. Về việc này, xã hội chúng ta có ít nhất là 3 điều mâu thuẫn
khá ngộ nghĩnh. Trước hết, giết người là chuyện mà mọi nền văn minh, mọi quốc gia đều triệt để
cấm. Nhưng bạn rất dễ tìm thấy trên báo chí những bản tin mô tả các cung cách giết người rất tỉ
mỉ, với nhiều chi tiết mà bạn có thể thoải mái kể lại với bà (ông) xã hoặc bất cứ ai; nhiều khi còn
thêm mắm thêm muối cho hấp dẫn… Còn “chuyện vợ chồng” thì chưa có xã hội nào, quốc gia
nào ra luật lệ cấm. Ấy vậy mà đố bạn dám đề cập, mô tả về những “cung cách hành sự” trên
báo, hoặc kể cho bà (ông) xã nghe chơi.
Điều thứ hai, xã hội chúng ta lúc nào cũng nâng niu, trân trọng, ca tụng, đề cao đủ mọi loài hoa.
Tặng hoa cho nhau luôn luôn là một cử chỉ mang nhiều ý nghĩa. Nhưng mà, bạn ơi, hoa chỉ là…
cơ quan sinh dục của loài cây! Hiện nay có lẽ chưa nhà thơ nào dám ca tụng “cái tương đương”
ở loài người, và nếu quá lắm thì chỉ mới dám thảo luận công khai về tình dục ở… loài lợn!
Thứ ba, theo kế hoạch dân số, mỗi gia đình chỉ nên có 1 hay 2 con; điều này hoàn toàn đúng và
cần đẩy mạnh hơn nữa. Thế nhưng về mặt sinh học, từ lúc dậy thì cho đến chết, mỗi con người
được cho là có khả năng sinh hoạt tổng cộng khoảng 5.000 lần. Để đạt chỉ tiêu 1 hay con, chắc
chỉ cần tối đa 30 lần (có tính trừ hao là dư sức). Vậy thì 4.970 lần còn lại đó để làm gì? Mọi động
vật cao cấp như lợn, bò, chó… đều có những lúc cần con đực, nhưng khi đã mang thai rồi thì
thôi. Người đàn bà là sinh vật duy nhất trên hành tinh chấp nhận “sinh hoạt” vào lúc mang bầu.
Đây là một trong những điều khẳng định đẳng cấp của loài người trên súc vật. Vì theo bậc thang
tiến hóa, khi đã chia ra 2 giới thì hoạt động sinh dục là động tác cao cấp nhất, tương ứng với sự
phát triển của não bộ. Con người là động vật có bộ óc hoàn chỉnh nhất, đương nhiên “chuyện
này” cũng thuộc vào loại rắc rối, phức tạp với một chức năng chỉ có ở loài người, vượt lên trên
Thú Tính của súc vật, đó là chức năng Tình Dục.

Chuyện sinh lý… không bình thường
Chúng ta quen gọi “nó” là chuyện sinh lý, hay vấn đề sinh lý. Về mặt y học, Sinh Lý đồng nghĩa


với Bình Thường. Hoạt động sinh lý của dạ dày là tiêu hóa thức ăn, khác với Bệnh Lý là viêm,
loét, đầy hơi. Ăn, ngủ, thở… đều là hoạt động sinh lý. Thế nhưng ăn, ngủ, thở là những việc
không có không được; còn tình dục thì nhiều người cả đời không cần biết tới mà vẫn hoàn toàn
mạnh khỏe, từ tâm hồn đến thể xác, vẫn công tác tốt, vui vẻ, chan hòa…
Với hầu hết mọi cơ quan, bộ phận trong cơ thể người, y học đều ấn định được giới hạn sinh lý
(bình thường). Ví dụ hàm lượng đường trong máu khoảng 1 g/lít là sinh lý; từ 1,5 g trở lên là
bệnh lý ( tiểu đường). Nhưng trong địa hạt tình dục, rất khó ấn định ranh giới này. Một đêm 3 lần
hay một năm 3 lần đều là chuyện hoàn toàn bình thường, hoàn toàn sinh lý… Đó là chuyện
riêng của “hai vợ chồng người ta” với nhau; người thứ ba không có lý do gì, tư cách gì và mắc


mớ gì mà phải có ý kiến là bình thường hay không bình thường, được hay không được, tốt hay
không tốt.
Chức năng tình dục là một hoạt động chỉ có ở loài người, với sự tham gia và hỗ trợ của tư duy
(tức là tình cảm, hoặc ít ra là cảm tình giữa “hai đương sự”). Hiện nay, mọi tác giả đều cho rằng
trong “sinh hoạt vợ chồng” định nghĩa cái không bình thường lại dễ hơn, đó là trường hợp một
trong hai người, vợ hoặc chồng, không hài lòng với tình trạng đang xảy ra, và muốn cải tiến
hoặc thay đổi.

Vậy thì có nên tiếp tục nói là “chuyện sinh lý” không?
Tình dục là “chuyện hằng ngày” nhưng lại là chuyện không thể khép vào “nề nếp”, “quy định”. Từ
sau thập niên 70, những người đưa ra những con số về kích cỡ, nhịp độ, số lần, thời gian… đều
bị coi là liều lĩnh hoặc không am hiểu vấn đề. Riêng về mặt danh từ, nếu chúng ta vẫn quen gọi
là “chuyện sinh lý” thì có lẽ không nên thay đổi.

Chuyện không đơn giản
Trước hết, nên phân biệt tình dục và sinh dục, tuy cả hai đều diễn biến như nhau. Sinh dục
(truyền giống) và tình dục (gần gũi vợ chồng) là hai việc hoàn toàn khác nhau. Ngay từ lúc xuất
hiện trên trái đất, theo bản năng, người tiền sử đã “tự động làm điều này” để bảo tồn nòi giống,
đó là giai đoạn Tình dục truyền giống, kéo dài cho đến khoảng mười ngàn năm trước công

nguyên.
Khi nhân loại bắt đầu tập họp lại thành những quần thể, cộng đồng, xã hội…, giai đoạn Tình dục
tình yêu bắt đầu. “Gần gũi” là chuyện tất yếu phải xảy ra đối với hai người yêu nhau, còn truyền
giống hay không truyền giống là việc phụ. Tầm quan trọng của việc truyền giống ngày càng giảm
dần cùng với sự xuất hiện của các phương pháp tránh thai đầu tiên (khoảng 10 thế kỷ trước
công nguyên) như giao hợp gián đoạn.
Từ sau 1950, những tác hại xã hội của hai cuộc thế chiến đã làm nảy sinh ở các nước công
nghiệp cái gọi là “cuộc cách mạng tình dục”, coi tình dục là để cho vui chứ chẳng cần đến tình
yêu nữa. Sự buông lỏng này đã phải trả giá bằng AIDS, một căn bệnh chết người lây lan qua
sinh hoạt tình dục, hiện chưa có thuốc chữa. Hiện nay, các nước tiên tiến đã có khuynh hướng
trở lại loại hình hợp lý nhất đối với loài người là Tình dục vì tình yêu, tuy có sự không đồng bộ
giữa hai “thành viên”.

Sao lại không đồng bộ?
Khi đến với một người đàn ông, phái nữ luôn luôn nghĩ đến tình yêu là mục đích cuối cùng, họ
có thể cho tình dục để được tình yêu, chiều chồng để được chồng thương (tuy có thể không
thấy hứng khởi). Thậm chí họ có thể hiến dâng để được yêu. Đối với đàn ông, mục đích tối hậu
vẫn là tình dục. Tuy sự việc có thể bắt đầu bằng một tình yêu trong sáng, lãng mạn, thanh cao,
thuần khiết, nhưng rốt cuộc rồi “cũng phải tới đó”. Đàn ông cũng không thể chiều bà xã khi họ
không muốn, vì cơ quan sinh dục nằm ngoài sự điều khiển của lý trí họ. Tuy nhiên, có thể ở cả
hai người, mọi việc đều diễn tiến như nhau. Đó là một hiện tượng VIÊM với hậu quả đảo ngược.

Là sao?


Về mặt sinh học, VIÊM là một tình trạng bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra như chấn
thương, nhiễm trùng… với các hiện tượng: sưng, nóng, đỏ, và hậu quả cuối cùng là đau.
Ở cả nam lẫn nữ, khi đã có ý muốn “sinh hoạt” thì sự kiện đầu tiên xảy ra là máu dồn từ khắp
nơi vào khu vực liên hệ, gây ra hiện tượng sưng, nóng đỏ ở bộ phận sinh dục (đặc biệt rõ nét và
không giấu giếm được là ở đàn ông, vì những thay đổi “cụ thể” về kích thước). Tuy nhiên, hậu

quả của sự việc lại không phải là đau mà là thích thú, và nếu tiếp tục “triển khai” sẽ dẫn đến cực
khoái, cảm giác sung sướng hữu cơ cao nhất ở loài người.
Dồn máu là sự kiện bắt buộc phải xảy ra cho cả hai, và cũng đưa đến hai hậu quả khác nhau. Ở
đàn ông, cơ quan sinh dục là một vật đặc, do đó với lưu lượng máu gia tăng gấp 30-40 lần bình
thường (một hiện tượng độc nhất vô nhị trong sinh lý học), bộ phận này đã có những “thay đổi
sâu sắc” về kích thước và độ bền, mà nếu không xảy ra, đương sự không thể nào “triển khai”
được.
Các nhà nghiên cứu nữ như tiến sĩ Jane Calder, Sheire Hite… đều rất có lý khi cho rằng, việc
đàn ông bị ám ảnh hàng bao thế kỷ nay về kích thước là chuyện tầm phào, do những tay chuyên
khai thác truyện và phim ảnh đồi trụy dựng đứng lên để kinh doanh đủ mọi thứ “trợ lực”. Vì đối
với phụ nữ, vấn đề là có thỏa mãn không và mức độ thỏa mãn. Vậy thôi! Còn kích cỡ là chuyện
không quan trọng vì nếu chỉ mới vài mươi giây là đã kết thúc sự việc, thì càng “có cỡ” lại càng
thảm hại.
Ở phụ nữ, “bộ phận đối tác” là một ống rỗng. Do đó, dưới áp suất của máu dồn (chứ không phải
do tuyến Bartholin bài tiết), hiện tượng tràn dịch xảy ra (mức độ dồi dào được cho là tỷ lệ thuận
với sự kích thích), tạo điều kiện cho việc “xúc tiến cụ thể”. Nhưng nhiều khi, vấp váp đầu tiên đã
xảy ra tại “công đoạn” này.

Sao lại vấp váp?
Nhiều ông chồng quá hấp tấp nên đã “triển khai” quá sớm, khi sự cương cứng ở phái nam chưa
tương ứng với sự thấm ướt tại “cơ quan đối tác”. Tiến hành vào lúc bà xã chưa sẵn sàng là lỗi
lầm đầu tiên mà nhiều người mắc phải.

Nhưng cũng có “biệt lệ” chứ?
Ở phụ nữ, thời gian phản ứng thường lâu hơn, cơ chế cũng phức tạp hơn, tuy nhiên nếu “cùng
tần số” thì nhanh lắm, nhiều khi nhanh hơn cả ông xã nữa. Riêng đối với những “biệt lệ”, nên sử
dụng chất bôi trơn. Đơn giản nhất và lúc nào cũng có là dùng nước bọt, sau đó là… khoa học kỹ
thuật. Chính “khoa học kỹ thuật” quyết định tất cả, chứ không phải kích cỡ hoặc thời gian.
Tình dục là lĩnh vực mà chất lượng quan trọng hơn số lượng rất nhiều. Nhiều cặp vợ chồng có
đời sống tình dục rất thỏa mãn, tuy người vợ thỉnh thoảng mới đạt cực khoái một lần.

Tài liệu tham khảo



×