Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.27 KB, 2 trang )

Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em
yhoccongdong.com/thongtin/tran-dich-tinh-mac-o-tre-em/

23/5/2016
Tràn dịch tinh mạc là sự tập hợp dịch ở trong tinh hoàn. Hầu hết tràn dịch tinh mạc thường mất
đi sau vài tháng đầu đời nên thường không cần điều trị. Nếu tràn dịch tinh mạc vẫn còn, chỉ cần
một cuộc phẫu thuật nhỏ là giải quyết được vấn đề này.

Bìu và tinh hoàn bình thường
Bìu thường lỏng lẻo, mềm và dày. Bìu chứa hai tinh hoàn. Thông thường bạn sẽ dễ dàng chạm
được tinh hoàn trong hai bìu. Một ống dẫn sẽ đưa tinh trùng từ mỗi tinh hoàn đến dương vật.
Thường thì một tinh hoàn bên này sẽ nằm thấp hơn tinh hoàn bên kia.

Tràn dịch tinh mạc là gì?
Tràn dịch tinh mạc là sự tập trung dịch thành một túi nằm bên cạnh tinh hoàn bên trong bìu.
Bệnh thường xảy ra một bên nhưng thỉnh thoảng cũng hình thành ở cả hai bên tinh hoàn.

Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm. Bạn không thể cảm nhận thấy nó
khi sờ vào. Nó tạo nên một lớp dịch mỏng bôi trơn làm cho tinh hoàn di chuyển được dễ dàng.
Có rất nhiều dịch sẽ được dẫn lưu vào các tĩnh mạch bên trong bìu. Nếu mất cân bằng giữa
lượng dịch được tạo ra và lượng dịch được dẫn lưu đi, các dịch này sẽ tích tụ lại tạo thành bệnh
tràn dịch tinh mạc.

Tràn dịch tinh mạc trông thế nào và khiến bệnh nhân cảm thấy ra sao?
Bên tinh hoàn bị tràn dịch tinh mạc khi sờ sẽ cảm thấy giống như có một quả bóng nhỏ chứa
đầy nước bên trong bìu. Nó trơn láng và nằm chủ yếu ở phía trước một trong hai tinh hoàn. Kích
thước có thể thay đổi. Tràn dịch tinh mạc thường không gây đau.

Nguyên nhân của tràn dịch tinh mạc
Một vài trẻ vừa sinh ra là đã có tràn dịch tinh mạc, đây là bệnh rất thường gặp. Khi trẻ lớn lên
trong tử cung, tinh hoàn thường di chuyển từ ổ bụng xuống đến bìu. Thỉnh thoảng đường di


chuyển này không đóng lại hoàn toàn, từ đó dẫn đến tình trạng tràn dịch tinh mạc.
Tràn dịch tinh mạc có thể xảy ra kèm theo thoát vị.


Ở trẻ lớn hơn nếu bị tràn dịch tinh mạc có thể có các nguyên nhân khác như chấn thương, xoắn
tinh hoàn, hội chứng thận hư.

Điều trị tràn dịch tinh mạc như thế nào?
Tràn dịch tinh mạc thường tự cải thiện không cần điều trị trong năm đầu đời. Việc phẫu thuật
thường chỉ thực hiện khi tràn dịch kéo dài sau 12-24 tháng tuổi.
Nếu bé của bạn bị thoát vị thì hai bệnh này sẽ được giải quyết chung trong cùng một lần phẫu
thuật.
Phẫu thuật điều trị tràn dịch tinh mạc bao gồm rạch một đường nhỏ ở dưới bụng hay ở bìu, dịch
xung quanh tinh hoàn. Đường thông giữa bụng và bìu cũng sẽ được đóng lại để dịch không thể
tái lập lại về sau. Đây chỉ là một cuộc phẫu thuật nhỏ và được thực hiện trong ngày nên bệnh
nhân không cần nằm viện lại.
Tràn dịch tinh mạc không để lại biến chứng lâu dài. Việc bị tràn dịch tinh mạc không ảnh hường
đến tinh hoàn, tức là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé trai trong tương lai.



×