Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dạy trẻ những thói quen lành mạnh cho sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.49 KB, 2 trang )

Dạy trẻ những thói quen lành mạnh cho sức khỏe
yhoccongdong.com/thongtin/day-tre-thoi-quen-lanh-manh-suc-khoe/

29/7/2015
Dạy dỗ để trẻ biết cách sống lành mạnh và vui khỏe là trách nhiệm của mỗi bậc phụ huynh. Thời
gian tốt nhất để bắt đầu việc này là khi trẻ còn nhỏ, trước khi những chọn lựa không tốt ăn sâu
và trở thành thói quen xấu. Hãy tự thực hành những thói quen lành mạnh mà bạn muốn truyền
đạt cho trẻ. Chỉ “thuyết giáo” thôi là không cần thiết. Hãy để trẻ thấy chính bạn có những thói
quen lành mạnh. Những hành vi đó là cách tốt nhất để bạn truyền cho trẻ cách sống khỏe qua
những chọn lựa khôn ngoan.
Sau đây là một số cách giúp trẻ tránh những hành vi có hại cho sức khỏe:

Dinh dưỡng kém và ít vận động thể lực
Trẻ em ở Hoa Kỳ đang tăng cân nhiều hơn bao giờ hết. Các em sử dụng quá nhiều chất béo, đồ
ngọt nhưng lại ít tham gia các hoạt động thể lực hơn. Vấn đề quá cân trong thời thơ ấu có thể
dẫn đến các bệnh lý gây ra do cân nặng về sau như ung thư, tim mạch, cao huyết áp và tiểu
đường.
Tôi có thể làm gì?


Hãy chú ý đến các loại thực phẩm bạn mua. Hạn chế đồ ăn vặt của trẻ. Mua nhiều trái
cây và rau củ. Hãy biết rằng ngay cả thức ăn “ít béo” cũng có thể chứa thành phần không
mong muốn như đường được thêm vào khi chế biến (“added sugar”).



Bữa ăn nên đa dạng các loại thực phẩm với lượng phù hợp. Đọc thành phần ghi trên
nhãn thực phẩm để biết lượng thực phẩm đó có thích hợp không.




Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc sữa nguyên chất thay vì các loại nước trái cây,
nước ngọt có ga, nước tăng lực, sữa có đường hoặc trà hòa tan có đường.



Giới hạn thời gian trẻ ngồi trước màn hình (xem tivi, dùng máy tính hoặc máy chơi
game) dưới 2 giờ/ngày. Thay vào đó, khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi có vận động
thể lực mà trẻ thích.




Cả nhà nên quây quần dùng bữa chính và bữa phụ cùng nhau.
Hãy tìm một môn thể thao để cả gia đình cùng tham gia, như đi bộ, bơi hoặc đi xe đạp.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa. Các môn thể thao đồng đội và võ thuật
sẽ giúp trẻ phát triển về thể chất và nhân cách, tuy nhiên mức vận động lại không đủ để giảm
cân. Trong trường hợp này, trẻ nên tham gia thêm vài hoạt động khác.

Rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện khác
Trẻ em đã bắt đầu tò mò về các chất gây nghiện từ khi còn nhỏ. Thật tế, nhiều em đã thử uống
rượu và hút cần sa (marijuana) khi vào trung học. Các nghiên cứu chỉ ra rằng càng sớm trao đổi
với trẻ về tác hại của việc hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất gây nghiện, trẻ càng có khả
năng tránh được những thói xấu này.
Tôi có thể làm gì?


Không cho phép trẻ hút hay nhai thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng các chất gây nghiện
khác. Đưa ra hình phạt rõ ràng nếu trẻ vi phạm.





Giải thích tại sao các chất này có hại. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Một dẫn chứng từ
chuyện có thật và hậu quả của nó sẽ hiệu quả hơn việc giảng giải về các số liệu thống kê.



Cảnh báo trước cho trẻ về áp lực rủ rê từ bạn bè. Chơi trò đóng vai để chuẩn bị cho trẻ
kỹ năng từ chối khi bị ép dùng thuốc lá, rượu hay chất kích thích.



Biết về bạn bè của trẻ cũng như phụ huynh các bạn ấy. Nên nắm được trẻ đi đâu, làm gì,
với ai, khi nào về và cách nào để bạn liên lạc với con. Bạn nên trao đổi với những phụ huynh
kia về quy tắc mà con bạn phải theo.



Hãy làm gương. Nên nhớ rằng hành vi của bạn sẽ ảnh hưởng lên trẻ. Ví dụ trẻ thấy bạn
dùng thuốc lá, điều đó có nghĩa là thuốc lá cũng không sao đối với chúng.

Những nguy cơ về hành vi tình dục
Mỗi năm, có khoảng 1 triệu thiếu niên nữ mang thai ngoài ý muốn, 3 triêu thiếu niên bị các bệnh
lây qua đường tình dục (STI). Dù khá là tế nhị, bạn cần phải nói chuyện với con về các nguy cơ
và hệ quả của việc chủ động quan hệ tình dục. Đừng giao phó hết việc này cho nhà trường. Bạn
đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con hiểu tình dục phải đến từ tình yêu, sự tin tưởng
và tôn trọng; cũng như biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi mang thai và bệnh truyền nhiễm.
Tôi có thể làm gì?



Cung cấp những thông tin phù hợp từng lứa tuổi. Nguyên tắc hàng đầu là trả lời các câu
hỏi về giới tính khi bị trẻ hỏi. Với độ tuổi thiếu niên, bạn hãy thảo luận về STIs và các nguy cơ
khác khi quan hệ tình dục ; cũng như cách giảm thiểu nguy cơ đó. Việc thảo luận này rất quan
trọng, dù mong muốn lớn nhất của bạn là trẻ không có các hành động này.



Trao đổi chân thành với trẻ về giá trị của gia đình, quan niệm và mong đợi về các hành vi
tính dục của trẻ. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin và số liệu
thực tế khi trao đổi với con.



Quan tâm đến những thông điệp về giới tính mà trẻ nhận được từ trường học, truyền
thông hay phim ảnh. Nói chuyện và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về các thông điệp này.



Hãy suy nghĩ thoáng. Nếu trẻ thấy sợ cách cư xử của bạn, chúng sẽ không dám trò
chuyện khi cảm thấy áp lực, hoang mang hoặc e ngại khi gặp những vấn đề liên quan đến
giới tính.
Tài liệu tham khảo



×