Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến ý định bỏ thuốc lá của nam giới tại quận Đống Đa hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.61 KB, 13 trang )

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CAI
NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA NAM GIỚI TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA
HÀ NỘI – NĂM 2015
I.

Lý do chọn đề tài:

Hút thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu trên thế
giới, giết chết khoảng 6 triệu người mỗi năm. Hơn 5 triệu ca tử vong là do trực tiếp
hút thuốc lá, trong khi hơn 600.000 ca là do hút thuốc lá thụ động. Trong hơn 1 tỷ
người hút thuốc lá thì gần 80% là ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi mà
gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ chết do thuốc lá là cao nhất. Nhưng người sử dụng thuốc
lá có khả năng tử vong hoặc bệnh tật sớm nên ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình,
nâng cao chi phí chăm sóc y tế và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội [5]. Có 3 phương
thức để điều trị cai nghiện thuốc lá là can thiệp hành vi, điều trị thay thế và điều trị
bằng thuốc. Về can thiệp hành vi, mô hình các giai đoạn thay đổi hành vi Prochaska
cũng chỉ ra rằng, những thay đổi trong hành vi cai nghiện thuôc lá tiến triển qua nhiều
giai đoạn, từ thờ ơ với ý định cai nghiện thuốc lá cho đến có ý định, thay đổi hành vi,
thực hiện thay đổi và cuối cùng là duy trì [4] .

Giai đoạn Thờ ơ ( Precontemplators) được định nghĩa là những người hút thuốc
không có ý định bỏ thuốc lá trong vòng 6 tháng tới. Nếu người hút thuốc lá đang có ý
định bỏ thuốc lá trong 6 tháng tới nhưng không có kế hoạch bỏ thuốc lá trong vòng 30
ngày tới hoặc có nhưng chưa thực hiện thì sẽ được xếp vào giai đoạn có ý định
(contemplation). Những người có ý định bỏ thuốc lá trong vòng 30 ngày tiếp theo thì
được xếp vào giai đoạn chuẩn bị (Preparation) [7, 9] .


Theo hướng dẫn của Bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa kỳ thì bước đầu tiên để thực
hiện can thiệp thay đổi hành vi là đánh giá ý định bỏ thuốc của người hút thuốc lá.
Nếu người hút thuốc lá có ý định cai thuốc lá thì sử dụng mô hình tư vấn 5A ( Ask,


Assess, Advise, Assist, Arrange), còn chưa có ý định thì sử dụng mô hình tư vấn 5R
(Relevance, Risk, Rewards, Roadblocks, Repetition) [11] . Có ý định bỏ thuốc lá là
điều kiện tiên quyết đầu tiên cho việc chuẩn bị và thực hiện hành vi cai thuốc lá. Tuy
nhiên có ý định cai nghiện thuốc lá không phải là yếu tố quyết định duy nhất của cai
thuốc lá thành công hay không, nó gắn liền với nỗ lực và một số yếu tố khác [6] .
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định cai nghiện thuốc lá
như tình trạng kinh tế - xã hội, tư vấn của thầy thuốc, hiểu biết về tác hại thuốc lá,
mức độ phụ thuộc nicotine, số lần cai thuốc thất bại [4, 7, 10] .
Các phát hiện từ điều tra GATS Việt Nam 2010 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc
biệt là hút thuốc, rất cao ở Việt Nam. Năm 2010, 23,8% những người Việt Nam tuổi từ
15 trở lên (bao gồm 47,4% nam giới và 1,4% nữ giới) đang hút thuốc. Ước tính
khoảng 15,3 triệu người Việt Nam trưởng thành (trong đó 14,8 triệu nam giới và 477
nghìn nữ giới) đang hút thuốc. Những người hút thuốc ở Việt Nam không được dễ
dàng tiếp cận với các dịch vụ để cai nghiện thuốc lá, cũng như việc tư vấn cai nghiện
không phải là mối quan tâm của hầu hết những người làm công tác chăm sóc sức khoẻ
ở Việt Nam. 67,5% những người hút thuốc lá muốn bỏ thuốc và 55,3% đã có nỗ lực
bỏ thuốc. Trong số 27,2% những người hút thuốc tìm đến cán bộ y tế trong năm qua
chỉ có 34,9% được hỏi về tình trạng hút thuốc hay không và 29,7% được cán bộ y tế
khuyên bỏ thuốc. Tỷ lệ bỏ thuốc (tức tỷ lệ phần trăm những người đã từng hút thuốc
hàng ngày hiện nay không còn hút thuốc nữa) là 23,5%. Tỷ lệ những người cai thuốc
thành công đã dùng thuốc theo chỉ định và sử dụng dịch vụ tư vấn rất thấp (lần lượt là
0,3% và 3%) [1] . Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt
Nam. Một mô hình mô phỏng được xây dựng cho Việt Nam đã ước tính rằng hút
thuốc gây ra 40.000 ca tử vong trong năm 2008, con số này sẽ tăng lên đến 50.000
mỗi năm vào năm 2023. Sử dụng thuốc lá không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà
còn tạo ra gánh nặng lên xã hội và hệ thống chăm sóc sức khỏe do tiêu thụ các nguồn
lực quý giá. Chi phí của chỉ ba bệnh (ung thư phổi, bệnh tim thiếu máu cục bộ, và
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) quy thuộc cho sử dụng thuốc lá ở Việt Nam đã
lớn hơn 1.100 tỷ đồng (tương đương 75 triệu USD). Bằng chứng đó cho thấy sử dụng
thuốc lá gây ra lãng phí lớn nguồn lực tài chính của quốc gia. Năm 1998, những người

hút thuốc ở Việt Nam đã chi 6.000 tỷ đồng cho thuốc lá – số tiền này có thể dùng để
mua 1,6 triệu tấn gạo, đủ nuôi 10,6 triệu người trong một năm. Nếu như số tiền chi
cho thuốc lá được dùng để mua thực phẩm, 11,2% những người nghèo lương thực
thực phẩm sẽ có thể thoát nghèo. Năm 2007, tổng chi tiêu cho thuốc lá là 14.000 tỷ
đồng, chiếm từ 5-10% tổng chi tiêu của hộ gia đình [1] .


Tuy nhiên, Điều tra GATS Việt Nam 2010 chỉ đề cập đến tỷ lệ người có ý định hay
không, chứ chưa tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cai thuốc lá của người hút
thuốc lá và ở Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu các yếu tố này.
Xuất phát từ luận điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CAI NGHIỆN THUỐC LÁ CỦA
NAM GIỚI TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI – 2015” nhằm đánh giá tỷ lệ nam giới
có ý định cai nghiện thuốc lá và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cai nghiện
thuốc lá của họ.
II.
Tính khả thi :
- Thời gian: nghiên cứu phù hợp về mặt thời gian theo kế hoạch làm luận văn

của nhà trường cũng như chi phí không lớn.
- Tính trùng lặp: Hiện nay, Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cai nghiện thuốc lá của người dân.
- Tính ứng dụng của nghiên cứu: : dựa trên kết quả của nghiên cứu làm cơ sở đề
cho chính quyền địa phương cũng như cơ quan có thẩm quyền có những biện
pháp truyền thông tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông về tác
hại của thuốc lá, thuốc lào, hút thuốc lá thụ động đối với sức khỏe và kinh tế xã hội, môi trường. Đề xuất quảng bá thêm về dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cai
nghiện thuốc lá miễn phí để người dân biết đến dịch vụ, đó là cách đơn giản, dễ
dàng có thể tiếp cận trực tiếp đến những người đang sử dụng thuốc lá, là kênh
truyền thông, tư vấn hữu hiệu góp phần giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá.
III.

Tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành năm 2010, lấy mẫu theo thuận tiện trên 1100
trên 18 tuổi có truy cập vào trang mạng website của chính quyền tỉnh An Huy và
và một công ty thương mại của tỉnh Giang Tô - Trung Quốc. Đối tượng nghiên
cứu là những người hút ít nhất 1 điếu thuốc trong vòng 30 ngày qua. Mô hình hồi
quy Logictic được xây dựng nhằm xác định mối liên hệ giữa ý định bỏ thuốc lá với
những lần bỏ thuốc thất bại trước đó. Kết quả cho thấy 60,4% người hút thuốc đều
có ít nhất 1 lần bỏ thuốc trước đó và 31,3 có ý định bỏ thuốc trong vòng 30 ngày
tiếp theo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến ý định cai
nghiện thuốc lá như tuổi, giới tính, số lần cai thuốc thất bại, mức độ nghiện
nicotine. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có hạn chế nhất đinh, nghiên cứu cắt
ngang nên không thể rút ra mối quan hệ nhân quả và do lấy mẫu thuận tiện, chỉ lấy
mẫu hai thành phố ở Trung Quốc nên không thể khái quát được cho quần thể lớn
hơn [12] .
Năm 2011 Pedro Marques-Vidal và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ và các
yếu tố liên quan đến khó khăn và ý định bỏ thuốc của người dân Switzerland.
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 607 nữ và 658 nam đang hút thuốc lá.


Khó khăn khi cai thuốc, ý định và động lực để bỏ thuốc được đánh giá bằng bảng
câu hỏi. Kết quả cho thấy 90% nữ giới và 85% nam giới cho là “rất khó khăn” hay
“khó khăn” để bỏ thuốc. 73% nữ giới và 71% nam giới có ý định bỏ thuốc. Khi
phân tích đa biến thì các yếu tố liên quan đến ý định bỏ thuốc lá như: mức độ phụ
thuốc nicotine, mức độ quyết tâm cai thuốc, tuổi, số lần bỏ thuốc lá thất bại, bệnh
phổi. Nghiên cứu này có số lượng đối tượng tham gia thấp nên khó suy luận ra
quần thể rộng lớn hơn [9]
IV.
Mục tiêu/khung lý thuyết:
A. Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng ý định cai nghiện thuốc lá của nam giới tại quận Đống Đa - Hà


Nội năm 2015.
2. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố và ý định cai nghiện thuốc lá của nam
giới tại quận Đống Đa - Hà Nội năm 2015.
B. Khung lý thuyết:
Khung lý thuyết được tham khảo từ nghiên cứu cắt ngang diễn ra năm 2009 của
Eshetu Girma và cộng sự nhằm tìm hiểu ý định cai nghiện thuốc lá trên 384 người
đang hút thuốc lá tại thị trấn Dawa Dire – phía đông Ethiopia bằng cách sử dụng mô
hình xuyên lý thuyết (Transtheoretical) đã chỉ ra rằng 57% người hút thuốc lá ý định
bỏ thuốc lá trong vòng 6 tháng tới và quá trình thay đổi có xu hướng tăng lên theo các
giai đoạn. Những người không có ý định cai thuốc có mối liên quan đến mức độ phụ
thuộc nicotine và tự tin về khả năng bỏ thuốc lá của bản thân [7] .



Yếu tố cá nhân:
Tuổi
Giới
Trình độ học vấn
Dân tộc
Nghề nghiệp
Tôn giáo
Thu nhập
Số lần bỏ thuốc lá thất bại
Tiến trình thay đổi
Tự tin cai nghiện thuốc lá thành công
Thời gian hút thuốc lá
Mức độ phụ thuộc nicotine
Tiến trình thay đổi


Ý định cai nghiện thuốc lá
Yếu tố môi trường:


- Gia đình có người mắc bệnh phổi
- Chính sách cấm hút thuốc lá
- Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá
Các yếu tố nền

Biến trung gian

Nhận thức kiểm soát hành vi

Quyết tâm cai nghiện thuốc lá

Biến đầu ra


V.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích [3, 7, 10]
2. Đối tượng: Nam giới từ 18 tuổi trở lên [6, 12] và trong cuộc đời họ đã hút

trên 100 điếu thuốc và đang hút thuốc lá hằng ngày hoặc không thường xuyên
tại [8] .
3. Địa điểm: Quận Đống Đa - Hà Nội.
Năm 2013, nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm khảo sát thực trạng hút thuốc lá
và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25 -64 tuổi tại quận Đống
Đa, Hà Nội. 2093 đối tượng được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cấu trúc về các
yếu tố nguy cơ hút thuốc lá. Kết quả cho thấy, gần 50% nam giới và 1 % nữ

giới hút thuốc lá hằng ngày, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao hơn rất nhiều so
với nữ giới ( 54,6% so với 1,7%). Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới vẫn còn ở mức
cao bất chấp nhiều chương trình truyền thông và can thiệp phòng chống tác
hại thuốc lá đã được triển khai [2] . So với điều tra hút thuốc lá ở người lớn
tại Việt Nam năm 2010 thì nghiên cứu này có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn [1].
4. Phương pháp thu thập số liệu: Đối tượng tham gia nghiên cứu được tuyển
chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ quán cà phê, khách sạn,
đường phố ở quận Đống Đa - Hà Nội thu thập đến khi đạt được mẫu cần thiết
[7] .
Kế hoạch làm việc và thực hiện luận văn:

VI.

TT

Hoạt động

1

Thời gian

Người thực

Người giám sát, hỗ

Kết quả dự

hiện

trợ


kiến

Xác định vấn đề nghiên cứu
Tìm hiểu các tài liệu
cho vấn đề nghiên
cứu
Bảo vệ vấn đề nghiên
cứu

2

Vấn đề

25/08Học viên

Phòng đào tạo sau

nghiên cứu

ĐH

được xác định

10/10/2015
27/10/2015

Học viên

Hội đồng giám sát


Vấn đề được
thông qua

Xây dựng đề cương nghiên cứu
Thu thập các tài liệu

25/8 –

có liên quan

15/9/2015

Học viên

GV hướng dẫn

Các tài liệu
có liên quan
đế chủ đề


nghiên cứu
Viết đề cương

26/9–

Học viên

19/10/2015


GV hướng dẫn

Bản đề cương
Nhận xét góp

Xin ý kiến giáo viên
hướng dẫn

20 -22/10/2015

Học viên

GV hướng dẫn

ý của giáo
viên hướng
dẫn
Bản đề cương

Hoàn chỉnh đề cương
và nộp cho phòng đào

23-25/10/2015

hoàn chỉnh có

Học viên

chữ kí của


tạo sau ĐH

GVHD

3

Bảo vệ đề cương

Chuẩn bị bảo vệ

Bảo vệ

Chỉnh sửa, hoàn thiện
đề cương sau bảo vệ

01 –
05/11/2015

09 –
13/11/2015

Nội dung và
Học viên

GV hướng dẫn

kỹ năng trình
bày tốt


Học viên

Phòng đào tạo sau
ĐH

Đề cương
được thông
qua
Đề cương

18/11/2015

Học viên

GVHD

được hoàn
thiện
Hồ sơ xin
đánh giá đạo
đức trong

Hoàn thiện hồ sơ xin
đánh giá đạo đức

21/11/2015

Học viên

trong nghiên cứu


Thư ký hội đồng đạo

nghiên cứu

đức

được hoàn
thiện

4

Thu thập số liệu


ĐTD nắm
Tập huấn điều tra
viên

15/02-

NCV, điều tra

18/02/2016

viên

vững bộ câu
GV hướng dẫn


hỏi và có kỹ
năng thu thập
số liệu

Thu thập số liệu tại
bệnh viện
5

18/02-

NCV, điều tra

18/03/2016

viên

Số liệu thu
GV hướng dẫn

thập đầy đủ,
chính xác

Phân tích số liệu, viết báo cáo
Làm sạch và nhập số

20/03 -

liệu

25/03/2016


Số liệu được
Học viên

GV hướng dẫn

nhập và làm
sạch
Các kết quả

Phân tích số liệu

26/3 17/04/2016

Học viên

GV hướng dẫn

NC đáp ứng
được đề
cương

18/04Viết dự thảo báo cáo

NCV

GV hướng dẫn

Báo cáo NC


10/05/2016

Xin ý kiến giáo viên

11/05 -

hướng dẫn

10/06/2016

Các ý kiến
Học viên

GV hướng dẫn

đóng góp cho
báo cáo NC
Báo cáo hoàn
chỉnh có chữ

Chỉnh sửa báo cáo và
nộp

11/06 12/08/2016

Học viên

GV hướng dẫn,
phòng đào tạo SĐH


ký của GV
hướng dẫn
nộp cho
phòng đào tạo
SĐH


6

Bảo vệ luận văn
Hoàn thiện tốt
Chuẩn bị bảo vệ

25/8/2016 –
1/9/2016

các kĩ năng
Học viên

GV hướng dẫn

và bài báo
cáo trong thời
gian cho phép

Bảo vệ

06 – 09/9/2016

Học viên


Phòng đào tạo sau
đại học

Báo cáo NC
được thông
qua
Báo cáo NC

Chỉnh sửa sau bảo vệ

20/9/2016

Học viên

GV hướng dẫn,

được chỉnh

phòng đào tạo SĐH

sửa, hoàn
thiện
Địa phương
có được kết
quả nghiên

7

Trình bày kết quả

nghiên cứu tại BV

27/9/2016

Học viên

Giám đốc BV

cứu để phục
vụ cho các
hoạt động
YTCC tiếp
theo


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tổ chức Y tế Thế giới và các cộng sự. (2010), Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người
trưởng thành tại Việt Nam (GATS), 2010, Hà Nội.
Trần Khánh Toàn, Nguyễn Thị Kim Cúc và Nguyễn Hoàng Long (2013), "Hút thuốc lá và một
số yếu tố liên quan ở người trưởng thành 25 - 64 tuổi tại quận Đống Đa - Hà Nội", Y học thực

hành, 4/2013(866).
A. S. Abdullah và H. K. Yam (2005), "Intention to quit smoking, attempts to quit, and
successful quitting among Hong Kong Chinese smokers: population prevalence and
predictors", Am J Health Promot, 19(5), tr. 346-54.
J. O. Prochaska, C. C. DiClemente và J. C. Norcross (1992), "In search of how people change.
Applications to addictive behaviors", Am Psychol, 47(9), tr. 1102-14.
World Health Organization (2015), Tobacco, chủ biên, Media centre.
Guoze Feng và các cộng sự. (2010), "Individual-level factors associated with intentions to
quit smoking among adult smokers in six cities of China: findings from the ITC China Survey ",
Tobacco Control, 19(Suppl_2), tr. i6-i11.
Eshetu Girma, Tsion Assefa và Amare Deribew (2010), "Cigarette smokers' intention to quit
smoking in Dire Dawa town Ethiopia: an assessment using the Transtheoretical Model", BMC
Public Health, 10, tr. 320-320.
Kristen M. Hassmiller và các cộng sự. (2003), "Nondaily Smokers: Who Are They? ", American
Journal of Public Health, 93(8), tr. 1321-1327.
Pedro Marques-Vidal và các cộng sự. (2011), "Prevalence and factors associated with
difficulty and intention to quit smoking in Switzerland", BMC Public Health, 11, tr. 227-227.


10.
11.

12.

Rajmohan Panda và các cộng sự. (2014), "Factors determining intention to quit tobacco:
exploring patient responses visiting public health facilities in India", Tobacco Induced
Diseases, 12(1), tr. 1-1.
Use The Clinical Practice Guideline Treating Tobacco, Liaisons Dependence Update Panel và
Staff (2008), "A Clinical Practice Guideline for Treating Tobacco Use and Dependence: 2008
Update: A U.S. Public Health Service Report", American journal of preventive medicine, 35(2),

tr. 158-176.
Mo Yang và các cộng sự. (2012), "Predictors of intention to quit cigarette smoking among
Chinese adults", J Behav Health, 1(2), tr. 93-101.



×