Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đánh giá kết quả điều trị ARV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị ARV tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương từ tháng 102007 đến tháng 42012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.59 KB, 69 trang )

Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /1

Phần A - Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
1. Kết quả nổi bật của đề tài
Sau quá trình phân tích và tổng kết kết quả từ 716 bệnh án thu thập
tại PKNT-BVBNĐTƯ trong giai đoạn từ tháng 10/2007 đến tháng
4/2012, trong đó có 693 bệnh án phù hợp điều kiện để chọn vào nghiên
cứu chúng tôi đã tìm ra một số kết quả nổi bật như sau:
Về tỉ lệ bệnh nhân còn sống và vẫn tiếp tục điều trị ARV: Tỉ lệ bệnh
nhân còn sống và tiếp tục ARV tính từ thời điểm bắt đầu điều trị vào năm
2008, 2009, 2010 và 2011 đến 4/2012 lần lượt là 89,5; 93,6; 88,4; 94,8 và
98,6%.
Kết quả về lượng tăng trung vị tế bào CD4: Trung vị tế bào CD4 của
toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu này luôn tăng lên trong suốt quá trình
54 tháng điều trị. Tại thời điểm bắt đầu điều trị ARV trung vị CD4 là 90 tế
bào/mm3, sau sáu tháng đầu trung vị CD4 tăng lên xấp xỉ 190 tế bào/mm 3
và đạt được > 250 tế bào/mm3 sau 18 tháng, sau 54 tháng đạt được hơn
400 tế bào/mm3.
Chúng tôi đã khảo sát sự tăng của trung vị tế bào CD4 ở các nhóm
bệnh nhân bắt đầu điều trị ở các mức CD4 khác nhau bao gồm các nhóm
có CD4 ≤ 100; 101-250 và >250 tế bào/mm 3 trong thời gian 54 tháng điều
trị. Chúng tôi đã đưa ra được biểu đồ tổng hợp về sự tăng của trung vị tế
bào CD4 của các nhóm nêu trên, giúp các bác sĩ lâm sàng tiên đoán được
số lượng CD4 có thể đạt được của bệnh nhân sau mỗi 6 tháng dựa trên số
lượng CD4 ban đầu của bệnh nhân.
Kết quả về tải lượng virut: theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên
cứu đầu tiên tổng kết về kết quả điều trị bằng HIV VL sau một khoảng
thời gian dài 54 tháng tại Việt Nam. Tỉ lệ bệnh nhân đạt được HIV VL



Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tóm tắt /2

dưới ngưỡng phát hiện ở các nhóm điều trị trong khoảng tháng thứ 2-6; 712; 13-18; 19-24; 25-30; 31-36; 37-42; 43-48 và 49-54 lần lượt là:
60,19%; 78,69%; 83,81%; 86,44%; 87,57%; 90,14%; 91%; 96,08%;
87,0% và 88,0%. Tỉ lệ thất bại điều trị (VL>1000 copy/ml) ở các khoảng
tháng 7-12; 13-18; 19-24; 25-30; 31-36; 37-42; 43-48 và 49-54 lần lượt là:
4,83%; 3,33%; 3,95%; 3,78%; 4,23%; và 4%.
Kết quả về sự so sánh HIV VL của 2 nhóm bệnh nhân có tiền sử điều
trị ARV trước khi đến PKNT–BVBNĐTƯ và bệnh nhân không có
tiền sử điều trị ARV trước khi điều trị tại PKNT-BVBNĐTƯ: Chúng
tôi nhận thấy những bệnh nhân có tiền sử điều trị ARV trước đó có tỉ lệ
thất bại VL cao hơn nhóm bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV tại PKNTBVBNĐTƯ có ý nghĩa thông kê ở các tháng thứ 6, 12 và 48. Sự khác biệt
về kết quả của HIV VL của 2 nhóm này ở các tháng còn lại không có ý
nghĩa thống kê.
Kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ARV: Chúng tôi
nhận thấy giới nữ; có gia đình; bắt đầu điều trị ARV khi lượng tế bào CD4
cao; không có tiền sử bị nhiễm trùng cơ hội hoặc bị lao; không đồng
nhiễm viêm gan B hoặc C là các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp tục ARV,
với tỉ lệ tiếp tục ARV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giới nam; độc
thân; CD4 khi bắt đầu điều trị thấp; có tiền sử NTCH hoặc lao; đồng
nhiễm viêm gan B hoặc.
Đóng góp mới của đề tài
Sau quá trình phân tích số liệu nhóm nghiên cứu đã tổng kết được sự
tăng của trung vị tế bào CD4 của 693 bệnh nhân và các nhóm bệnh nhân
trong một thời gian khá dài. Kết quả là nhóm nghiên cứu đã đưa ra được
đồ thị về sự tăng của trung vị tế bào CD4. Đồ thị này giúp cho các bác sĩ



Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /3

lâm sàng ước lượng được lượng tế bào CD4 có thể đạt được của các bệnh
nhân sau mỗi 6 tháng điều trị.
Hiệu quả về kinh tế.
Áp dụng từ biểu đồ lượng tăng trung vị tế bào CD4: Dựa vào kết
quả đạt được từ biểu đồ của sự tăng trung vị của tế bào CD4 các nhà lâm
sàng học và các nhà hoạch định chính sách có thể ước lượng được số
lượng thuốc dự phòng NTCH thứ phát và tiên phát như Cotrimoxazol,
Intraconazol và Fluconazol cho nhóm bệnh nhân cần phải điều trị để mua
cho đúng và tiết kiệm kinh phí.
Hiệu quả về xã hội.
Áp dụng từ tỉ lệ sống sót sau các năm: Qua quá trình phân tích số
liệu nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ sống và tiếp tục điều trị của bệnh
nhân sau 1 năm (nhóm bắt đầu ARV từ 2011) là 98,6%; sau 2 năm (nhóm
bắt đầu ARV từ 2010) là 94,8; sau 3 năm (nhóm từ bắt đầu ARV từ 2009)
là 88,4% và nhóm sau 4 (nhóm từ bắt đầu ARV từ 2009) là 93,6%. Kết
quả này sẽ giúp khích lệ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tin tưởng vào một
tương lai tốt đẹp, tuổi thọ trung bình tăng lên cùng với ARV.
Áp dụng từ kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
ARV: Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng những bệnh nhân điều trị sớm sẽ có
kết quả tốt, kết quả này sẽ giúp cho những đối tượng nằm trong nhóm đối
tượng có nguy cơ cao bị HIV đi xét nghiệm sàng lọc sớm, và điều trị sớm
để đạt kết quả tốt hơn.
2. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt.
Tiến độ - đúng tiến độ.



Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tóm tắt /4

Thực hiện mục tiêu nghiên cứu- đạt được hai mục tiêu chính của
nghiên cứu.
Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương
Do thời gian có hạn, nhóm nghiên cứu không kịp phân tích sự khác
nhau về thất bại điều trị trên lâm sàng, miễn dịch và VL như dự kiến trong
đề cương
Đánh giá việc sử dụng kinh phí.
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 79,4 triệu đồng.
Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học: 79,4 triệu đồng.
3. Các ý kiến đề xuất: Chủ yếu tập trung vào đề xuất về quản lý
Đề xuất về tài chính.
Cần cấp kinh phí sớm hơn ngay khi đề cương được phê duyệt để viện
có thể triển khai nghiên cứu sớm, có nhiều thời gian để phân tích hơn và
sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Nếu được xin cấp thêm kinh phí để nhóm nghiên cứu viết bài để gửi
đi đăng tại các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
Đề xuất về quản lý khoa học công nghệ
Đề nghị cho một hướng dẫn cụ thể, chính xác về đề cương chuẩn,
format của đề cương - có ví dụ về tất cả các giấy tờ đi kèm để nhóm
nghiên cứu có thể thực hiện nhanh chóng, không phải sửa chữa nhiều.
Với các đề tài tiếp theo, đề nghị cho nhóm nghiên cứu gửi ý tưởng và
các mục tiêu trước, nếu như hội đồng khoa học của CPC HIV/AIDS đồng
ý với các ý tưởng đó thì chúng tôi sẽ viết đề cương chi tiết để nộp và bảo
vệ đề cương.

Đề xuất liên quan đến đề tài.


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /5

Tỉ lệ thất bại điều trị ở nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với giai
đoạn từ 2005-2007 ở chính tại PKNT. Chúng tôi rất mong muốn VAAC
quan tâm và hỗ trợ kinh phí để Bệnh Viện có thể báo cáo về tình hình điều
trị ARV tại PKNT những năm trước đó, đặc biệt là mô tả kỹ hơn về sự trì
hoãn đổi ARV (do không có thuốc, hoặc không có phương tiện đánh giá)
dẫn đến đột biến kháng thuốc tích lũy và kết quả cuối cùng là bệnh nhân
thất bại cả phác đồ bậc hai và hậu quả là bệnh nhân tử vong.


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Đặt vấn đề /6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Theo báo cáo của UNAIDS, số lượng người sống chung với
HIV/AIDS (NCH) trên thế giới vẫn đang tiếp tục tăng và đã đạt đến xấp
xỉ 33 triệu người cuối năm 2009. Số người người nhiễm mới trong năm
2009 là 2.6 triệu, số lượng NCH đã tăng từ 8 triệu năm 1990 lên tới 33
triệu năm 2009. Đặc biệt, số lượng nhiễm mới hàng năm và số người chết
nguyên nhân do AIDS giảm đi đáng kể do số người được điều trị liệu
pháp thuốc kháng virút (ART) tăng nhanh [40].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2008 ước

tính có khoảng 4 triệu NCH đang điều trị ART ở các nước kém và đang
phát triển. Độ bao phủ của ART đã tăng từ 7% năm 2003 lên 42% năm
2009 trên toàn thế giới. Số lượng người chết nguyên nhân do AIDS cũng
giảm mạnh từ 2.8 triệu người/năm vào cuối 2003 xuống 1.9 triệu
người/năm cuối 2008 [40].
Việt Nam là một nước đang phát triển và cũng bị ảnh hưởng lớn của
đại dịch HIV/AIDS. Theo báo cáo của cục phòng chống HIV/AIDS Việt
Nam (CPCHIV/AIDS), số người nhiễm HIV tại Việt Nam phổ biến nhất
là đối tượng nghiện chích ma tuý. Từ khi ca đầu tiên nhiễm HIV được
phát hiện vào năm 1990, số lượng người nhiễm HIV đã tăng lên nhanh
chóng và đạt đỉnh khoảng 260 ngàn người vào năm 2006 [9].
Ước tính, số lượng NCH vào cuối năm 2009 ở Việt Nam là khoảng
200 ngàn người vào cuối 2009 và tính đến tháng 03/2012 đạt 201.132
người nhiễm được báo cáo [10]. Thực tế, cả số lượng nhiễm mới và số
người chết nguyên nhân do AIDS đều giảm xấp xỉ 2 lần kể từ năm 2006
đến năm 2009 [9].


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /7

Số lượng NCH ở Việt Nam được điều trị ART đã tăng lên từ thấp
hơn 10% năm 2003 lên khoảng 45% năm 2009. Theo chiến lược phòng
chống HIV/AIDS quốc gia dự định sẽ bao phủ đến 70% số NCH nhận
được ART trong năm 2012 [6].
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (BVBNĐTƯ) là một trong số
ít những đơn vị đầu tiên có điều trị bệnh nhân HIV/AIDS nội trú và đặc
biệt đã triển khai phòng khám ngoại trú (PKNT) cho người nhiễm
HIV/AIDS từ năm 2003. Tính đến tháng 4 năm 2012, tích lũy có hơn

2000 NCH đã nhận được dịch vụ chăm sóc điều trị ngoại trú tại đây và
tích luỹ có khoảng 1050 bệnh nhân đã được điều trị ART.
Đáp ứng với sự tăng lên nhanh chóng về số lượng bệnh nhân, với sự
tiến bộ của thế giới về công cuộc chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS
BVNĐTƯ cũng đã được trang bị nhiều máy móc, kỹ thuật mới, hiện đại
phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS như máy đếm tế bào
CD4 các loại, chẩn đoán nhiễm trùng cơ hội như kỹ thuật nội soi phế quản
để tìm căn nguyên gây bệnh đường hô hấp, đếm tải lượng virút HIV, giải
trình tự gen để chẩn đoán xác định HIV kháng thuốc.
Trong giới hạn hợp tác nghiên cứu với Nhật Bản, bệnh nhân điều trị
ARV tại PKNT – BVBNĐTƯ đã được kiểm tra xét nghiệm CD4, tải
lượng virút mỗi mỗi 6 tháng, chính vì vậy hiệu quả điều trị của bệnh nhân
được đánh giá rất chính xác. Mặc dù BVBNĐTƯ là đơn vị đầu tiên áp
dụng đo tải lượng virút thường quy, nhưng cho đến nay cũng chưa có báo
cáo cụ thể nào về kết quả điều trị ART xác định bằng đo tải lượng HIV tại
Việt Nam.
Được sự đồng ý, giúp đỡ và ủng hộ của ban giám đốc BVNĐTƯ, sự
tài trợ của Cục Phòng Chống HIV/AIDS, các cán bộ làm việc tại PKNT
của bệnh viện chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả điều


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Đặt vấn đề /8

trị ARV và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân điều trị ARV tại Bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương từ tháng 10/2007 đến 4/2012”.
Mục tiêu nghiên cứu
1.


Đánh giá kết quả điều trị ART về lâm sàng, miễn dịch

và virút học trên những bệnh nhân điều trị ARV tại phòng khám
ngoại trú Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương từ 10/2007 đến
4/2013.
2.

Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tại

PKNT-BVBNĐTƯ trong khoảng thời gian này.
Các giả thuyết nghiên cứu
1.

Tỉ lệ bệnh nhân còn sống và tiếp tục điều trị ARV tại

PKNT-BVBNĐTƯ từ 10/2007 đến 4/2012 là cao hơn 90%.
2.

Bệnh nhân có CD4 thấp ở thời điểm bắt đầu điều trị

ARV sẽ có kết quả điều trị không tốt bằng những bệnh nhân có
CD4 cao.
3.

Bệnh nhân có tiền sử điều trị ARV trước khi điều trị

tại PKNT-BVBNĐTƯ sẽ có kết quả điều trị không tốt bằng bệnh
nhân bắt đầu điều trị tại đây.



Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /9

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình điều trị ARV và những tiến bộ đạt được về ARV trên
thế giới và tại Việt Nam
1.1.1 Trên thế giới
Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1981tại
Mỹ, căn bệnh truyền nhiễm này đã là nỗi kinh hoàng cho nhân loại
nguyên nhân là do số người nhiễm HIV được phát hiện ở khắp các nước
trên thế giới và cũng bởi chưa có thuốc chữa khỏi HIV.
Tuy vậy chỉ ít năm sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra thuốc ức
chế HIV đầu tiên vào năm 1987 và liên tiếp sau đó là rất nhiều thuốc và
nhóm thuốc kháng HIV với tiến bộ vượt bậc như sau:
Năm 1987, thử nghiệm điều trị đầu tiên với thuốc AZT
(Azydothimidine) được thực hiện.
Năm 1989 người ta đưa ra các hướng dẫn điều trị AZT cho những
người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS trên cơ sở số lượng tế bào TCD4
của người bệnh.
Đến năm 1996, thế giới bắt đầu sử dụng phác đồ điều trị phối hợp ít
nhất ba loại thuốc (HAART). Chương trình điều trị thuốc ARV từ đó đã
làm giảm đáng kể các trường hợp tử vong do AIDS, ước tính từ năm 1996
đến hết năm 2009 đã có khoảng 14,4 triệu năm tuổi thọ được cứu sống
nhờ điều trị ARV [20].
Hiện nay thuốc kháng HIV, có rất nhiều loại và rất đa dạng bao gồm
5 nhóm sau [12]:
- Nhóm 1: Thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside.
- Nhóm 2: Thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleoside.



Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tổng quan tài liệu /10

- Nhóm 3: Thuốc ức chế men protease.
- Nhóm 4: Thuốc ức chế hòa màng/xâm nhập.
- Nhóm 5: Thuốc ức chế men tích hợp.
Cùng với sự phát triển của các loại nhóm thuốc khác nhau, y học
cũng ghi nhận những sự tiến bộ vượt bậc trong việc kết hợp các loại thuốc
để tạo ra các phác đồ đơn giản, tiện lợi giúp bệnh nhân đạt được sự tuân
thủ điều trị thuốc tối ưu như: kết hợp 3 trong 1 của AZT/3TC/NVP hay
D4T/3TC/NVP khoảng một thập kỷ trước hay gần đây là sự kết hợp tuyệt
vời 1 viên /ngày của Atripla (TDF/3TC/EEFV) được rất nhiều NCH trên
thế giới sử dụng.
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các loại thuốc ARV là sự
tiến bộ không ngừng về quan niệm và tiêu chuẩn để điều trị ARV cho
NCH. Theo WHO năm 2006, tiêu chuẩn để bắt đầu điều trị ARV cho
bệnh nhân là khi số lượng tế bào CD4 < 250tb/ mm 3 [56] nhưng đến năm
2006 tiêu chuẩn lại được nâng lên là CD4 ≤ 350 tế bào/mm3 [57].
Gần đây, tại các cuộc hội thảo về HIV/AIDS trên toàn thế giới đều
vang lên khẩu hiệu là điều trị ARV để dự phòng, với nghiên cứu nổi tiếng
HTPN 052 trên những cặp bạn tình bất đối xứng đã chứng minh rằng điều
trị ARV sớm khi tế bào CD4> 350 đã làm giảm nguy cơ lây truyền
HIVqua đường tình dục đến 96% [46].
Cuối cùng phải kể đến những tiến bộ về mặt xét nghiệm để hỗ trợ
việc điều trị cho bệnh nhân, trước đây các nhà lâm sàng học thường dựa
vào chỉ số tế bào CD4 để theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân, nhưng
gần đây xét nghiệm được đùng nhiều hợn chính là HIV VL. Ở nhiều nước

trên thế giới HIV VL được coi là xét nghiệm thường quy của bệnh nhân
điều trị ARV, xét nghiệm này có giá trị theo dõi và đánh giá về sự ức chế
HIV VL của ARV.


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /11

Cuối cùng, chúng ta cũng phải kể đến xét nghiệm giải trình tự gen để
chẩn đoán HIV kháng thuốc khi bệnh nhân đang điều trị ARV. Xét
nghiệm này sẽ được chỉ định cho các bệnh nhân có nồng độ HIV VL >
1000 copy/mm3 để xét nghiêm sự đột biến kháng thuốc của HIV giúp các
nhà lâm sàng học có thể lựa chon loại thuốc ARV nhạy cảm với bệnh
nhân.
Tóm lại, trải qua hơn 30 năm, chúng ta phải thực sự ghi nhân sự tiến
bộ nhanh chóng trong công cuộc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân
HIV/AIDS, giúp cải thiện cuộc sống, tăng tuổi thọ mong đợi của NCH
trên toàn cầu.
1.1.2 Ở Việt Nam
Hệ thống chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV tại cộng đồng đã được
khởi động từ năm 1996 và chương trình điều trị chỉ tập trung vào các bệnh
viện tuyến trung ương như Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương và
Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2005
chương trình điều trị ARV mới thực sự được mở rộng dưới sự hỗ trợ về
kỹ thuật và tài chính của các chương trình như: Quỹ toàn cầu, Life-Gap và
tổ chức HAIVN.
Năm 2005, Bộ Y tế xuất bản cuốn ‘Hướng dẫn quốc gia về chẩn
đoán và điều trị HIV/AIDS’ lần đầu tiên và đề ra những quy định về
chuyên môn trong hoạt động điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam. Theo

hướng dẫn này phác đồ bậc 1 cơ bản ưu tiên ở Việt Nam là
D4T/3TC/NVP và đến năm 2009 phác đồ bậc 1 cơ bản, ưu tiên là
AZT/3TC/NVP do tác dụng phụ kéo dài của D4T. Gần đây, năm 2011
BYT đã ra văn bản thay đổi phác đồ bậc 1 cơ bản, ưu tiên TDF/3TC/EFV
do tính ưu việt của phác đồ này chỉ uống 1 viên duy nhất trong ngày [1]
[2][5].


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tổng quan tài liệu /12

Do vậy, trong thời gian trước 2009 NCH ở Việt Nam phần lớn sử
dụng phác đồ D4T/3TC/NVP, khoảng 2008-2009 đến 2011 chủ yếu là
phác đồ AZT/3TC/NVP và từ năm 2011 đến nay bệnh nhân sử dụng
TDF/3TC/EFV đang tăng dần lên. Tuy nhiên do sự dung nạp thuốc của
từng cá thể là khác nhau, các phác đồ bậc 1 được sử dụng rất đa dạng bao
gồm cả AZT/3TC/EFV, TDF/3TC/NVP, AZT/3TC/TDF...
Theo hướng dẫn của BYT và tình hình thuốc sẵn có của từng giai
đoạn.Trước 2007 phác đồ bậc hai chủ yếu là ABC/DDI/NFV từ sau 2007
phác đồ bậc 2 chủ yếu được sử dụng là TDF/3TC/LPV/r [1][2]. Tuy vậy,
cũng có nhiều loại khác nhau như ABC/DDI/ LPV/r, AZT/3TC/ LPV/r...
tuỳ theo từng cá thể.
Cùng với sự thay đổi về phác đồ ARV tiêu chuẩn, BYT cũng đã thay
đổi về tiêu chuẩn điều trị ARV cho bệnh nhân. Theo hướng dẫn quốc gia
năm 2005, bệnh nhân được điều trị ARV khi có tiêu chuẩn tế bào CD4
<200 tế bào/mm3 hoặc bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 3,4 [1]. Tiêu chuẩn
về tế bào CD4 được nâng lên là 250 ở hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán
và điều trị HIV/AIDS năm 2009 và 350 trong năm 2011 [2][5].
Ngoài ra, BYT cũng trang bị máy đếm tế bào CD4 trong cả nước

giúp cho bệnh nhân có thể tiếp cận điều trị ARV sớm, dễ dàng. Gần đây
BYT cũng đã ban hành quy trình theo dõi và chẩn đoán thất bại điều trị
phác đồ bậc 1 và quy trình làm xét nghiệm đo tải lượng virus để giúp các
nhà lâm sàng học chẩn đoán sớm thất bại điều trị ARV bậc 1 cho bệnh
nhân [11].
1.2 Những nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị ARV trên thế giới
1.2.1 Những nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ARV bằng tải
lượng virút trên thế giới


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /13

Xét nghiệm được dùng để đánh giá sự đáp ứng của điều trị ARV là
đo tải lượng virút HIV (VL), mục đích của việc điều trị ARV là làm giảm
VL trong máu dưới ngưỡng phát hiện [13], [54].
1.2.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới về tải lượng virút trước
khi điều trị ARV.
Xét nghiệm được dùng để đánh giá sự đáp ứng của điều trị ARV là
đo tải lượng virút HIV (VL), VL của bệnh nhân ở thời điểm chẩn đoán
nhiễm HIV thường là rất cao. Trung vị tải lượng virút của bệnh nhân ở
thời điểm phát hiện ARV tại một phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
(VCT) ở một bệnh viện ở miền bắc Mozambique (bệnh nhân chưa hề
được điều trị ARV) là > 4,19 log 10 bản sao/ml chiếm tới 88,42%. Số còn
lại (11.58%) bệnh nhân là có VL > 400 bản sao/ml [51].
Theo một nghiên cứu khác ở Pháp trung vị VL thời điểm đăng ký
khám bệnh (chưa ARV) là 4.4 log10 bản sao/ml [24] và ở một nghiên cứu
khác tại Togo tại thời điểm ban đầu chưa ARV, thì trung vị VL là
2,8log(10) HIV-1 RNA bản sao/ml [53].

1.2.1.2 Những nghiên cứu trên thế giới về tải lượng virút HIV
sau khi điều trị ARV.
Sau khi điều trị ARV được >6 tháng lượng virút HIV bị ức chế mức
tối đa và thường có tỉ lệ cao số bệnh nhân đạt được VL dưới ngưỡng phát
hiện và đã được báo cáo ở nhiều nghiên cứu hác nhau.
Theo báo cáo của một nghiên cứu ở Beaumont có 93% số bệnh nhân
đang điều trị ARV > 6 tháng đạt được mức tải lượng virut là < 50 bản
sao/ml [48]. Nghiên cứu ở Togo nêu trên, thì sau 48 tuần có tới 82,4 bệnh
nhân đạt được VL dưới ngưỡng phát hiện [54].
Tại một nghiên cứu tiến cứu ở Chile tiến hành trong thời gian 10
năm với trung vị VL trước khi điều trị là 60,078 bản sao/ml (1,100-


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tổng quan tài liệu /14

7,900,000), sau khoảng thời gian trung vị là 36 tháng có 85.2% số bệnh
nhân đạt được tải lượng virút dưới ngưỡng phát hiện (< 80 bản sao/ml)
[57] hay 84,2 % đạt dưới ngưỡng phát hiện 50 bản sao /ml ở một nghiên
cứu tương tự [37].
1.2.2 Những nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ARV bằng
miễn dịch học trên thế giới (tế bào CD4)
Miễn dịch của bệnh nhân HIV được đo bằng số lượng tế bào Cd4. Ở
người bình thường tế bào CD4 đo được dao động từ 700-1000 tế bào/mm 3
[13]. Người bị nhiễm HIV lượng CD4 giảm xuống thấp chỉ có vài trăm,
vài chục thậm chí không đếm được. Mục đích của điều trị ARV là làm
tăng tế bào Cd4 của bệnh nhân [55], [11] và cũng đã có nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng lương tế bào CD4 của bệnh nhân được cải thiện rõ dệt sau khi
điều trị ARV.

1.2.2.1 Những nghiên cứu về số lượng tế bào CD4 truớc khi điều
trị ARV trên thế giới
Mặc dù nhân loại đã chung sống với HIV/AIDS được hơn 30 năm,
nhưng hầu hết bệnh nhân phát hiện ra nhiễm HIV thường ở giai đoạn
muộn. Ở nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân bắt đầu phát hiện nhiễm
HIV ở con số rất thấp trung vị lần lượt là 176 và 143 tế bào/ml ở các nước
đang và kém phát triển [57] hoặc có thể cao hơn là 313 tế bào/ml ở các
nước phát triển [24].
1.2.2.2 Những nghiên cứu về số lượng tế bào CD4 sau khi điều trị
ARV trên thế giới
Sau khi điều trị ARV số lượng tế bào CD4 sẽ tăng lên, mức độ tăng
này tủy thuộc vào từng cá thể, giai đoạn bệnh khi bắt đầu điều trị và loại
nhiễm trùng cơ hội mà bệnh nhân mắc. Số lượng tế bào CD4 tăng trung vị
265 tế bào/ml sau trung bình 36 tháng điều trị đã được báo cáo ở một


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /15

nghiên cứu ở Togo [54]. Khi bắt đầu ARV ở CD4 trung vị là 395 tế
bào/ml thì sau 6 và 9 năm điều trị số lượng tế bào CD4 tăng được thêm
trung bình lần lượt là 218 và 322 tế bào/ml [37].
1.2.3 Những nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bằng lâm sàng
học trên thế giới
Theo như định nghĩa về mục đích điều trị ARV của HAIVN, sau khi
điều trị ARV bệnh nhân sẽ khỏe mạnh, ít và tiến tới không mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội hay gặp phải ở người bị suy giảm miễn dịch mắc phải.
Thực tế đã chứng minh ở một nghiên cứu sau trung bình 36 tháng
điều trị, bệnh nhân đã tăng trung bình 8,8 kg, số bệnh nhân có bệnh nhiễm

trùng cơ hội (NTCH) giảm từ 263 xuống chỉ còn 9 ca [53]. Một nghiên
cứu theo dõi khác trong 10 năm đã giảm số bệnh nhân ở giai đoạn lâm
sàng AIDS từ 36,3% xuống chỉ còn 1,7 % [57].
1.3 Những nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị ARV ở Việt Nam
Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn khó khăn lên các nghiên cứu
về đánh giá kết quả điều trị ARV chủ yếu là trên lâm sàng và miễn dịch
học.
1.3.1 Những nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ARV bằng số
lượng tế bào CD4 tại Việt Nam.
Theo báo cáo của những nghiên cứu gần đây của Việt Nam, hầu hết
các bệnh nhân đều cho kết quả tốt về sự tăng trung vị tế bào CD4 sau khi
điều trị ARV.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Kính và cộng sự (2009), số
lượng tế bào CD4 tăng nhanh theo khoảng thời gian được sử dụng thuốc:
Trung vị số lượng tế bào CD4 khi bắt đầu điều trị là 131,7 tế bào/mm 3
máu, sau 6 tháng điều trị tăng lên là 245 tế bào/mm 3 máu, sau 12 tháng là


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tổng quan tài liệu /16

274 tế bào/mm3 máu, sau 18 tháng là 371 tế bào/mm3 máu, sau 24 tháng là
395 tế bào/mm3 máu [14].
Ở một nghiên cứu khác của CPC HIV/AIDS (2010) bắt đầu với
trung vị CD4 thấp hơn nhận thấy rằng: sau 6 tháng trung vị CD4 tăng
thêm 91 tế bào/mm3 máu, sau 12 tháng tăng thêm 137 tế bào, sau 24 tháng
tăng 206 tế bào [8]. Hay 1 báo cáo ở Thanh Hóa cũng cho thấy trung vị số
lượng TCD4 tăng 153 tế bào/mm3 [16] và Tác giả Tô Minh Huệ và cộng
sự cũng báo cáo tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 tăng sau 6 tháng

điều trị là 93,7%, sau đó giảm nhẹ tại thời điểm sau 12 tháng điều trị
88,9%[18].
1.3.2 Những nghiên cứu về đánh giá kết quả điều trị ARV về lâm
sàng học ở Việt Nam
Những nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy
rằng, hầu hết các bệnh nhân đều có diễn biến lâm sàng tốt, tăng cân, tỉ lệ
sống sót và tiếp tục duy trì ARV cao cụ thể là:
Nghiên cứu về thực trạng điều trị ARV tại tỉnh Đắc Lắc (2009) cho
kết quả: hầu hết bệnh nhân tiếp cận với ARV khi đã ở giai đoạn lâm sàng
3, 4; bệnh nhân có tiến triển về cân nặng rất rõ rệt, sau 24 tháng đạt được
cân nặng trung bình của một người Việt Nam khỏe mạnh [21].
Kết quả phân tích hồ sơ bệnh án của 1072 bệnh nhân tại một số tỉnh
ở Việt Nam do Nguyễn Văn Kính và cộng sự thực hiện năm 2008-2009
cho kết quả: cân nặng trung bình của bệnh nhân so với thời điểm bắt đầu
điều trị tăng 2 kg; tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ bậc 1 sau 12 tháng là
89,8%, sau 24 tháng là 87,1% [14].
Trong một nghiên cứu khác tại 30 phòng khám ngoại trú được lựa
chọn ngẫu nhiên tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam do CPC
HIV/AIDS thực hiện năm 2010 đưa ra kết luận: tỷ lệ duy trì điều trị ARV
tương đối tốt sau 12 tháng nhưng thấp hơn ở nhóm nghiện chích ma túy


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /17

[8]. Hay một nghiên cứu tại Thanh Hóa năm 2010 ở trên cũng đưa ra kết
quả: sau 6 tháng điều trị, 85,2% bệnh nhân đã hết nhiễm trùng cơ hội,
trung bình cân nặng tăng 3,1kg [17].
Nghiên cứu đánh giá kết quả chương trình điều trị ARV tại huyện

Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2009-2010 cho kết quả: 73% BN có cân
nặng tăng sau 6 tháng điều trị và duy trì ở tỷ lệ 73% tại thời điểm sau 12
tháng điều trị; 87,3% BN không còn biểu hiện NTCH sau 6 tháng điều trị
và duy trì tỷ lệ 87,3% tại thời điểm sau 12 tháng điều trị [18].
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ
năm 2011 cho kết quả: Hiệu quả điều trị đạt thấp ở 6 tháng đầu điều trị
(44,7%) và tăng dần sau 12 tháng (72,7%) và 24 tháng là 77,3%; chỉ số
tăng cân đạt thấp nhất ở cả 3 thời điểm: 6, 12 và 24 tháng (tương ứng
70,2%, 77,3%, 81,8%) [16].
Kết quả báo cáo thu thập chỉ số cảnh báo HIV kháng thuốc sớm năm
2011 cũng chỉ ra tỉ lệ duy trì điều trị ARV sau 12; 24 và 36 tháng lần lượt
là 82,1; 78,4 và 73,8 trên toàn quốc [7].
1.4 Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đã được tổng kết ở nhiều
nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên các yếu tố này thay đổi theo các điều
kiện kinh tế xã hội và nhân chủng học của từng cá thể bệnh nhân nói riêng
hay của từng nhóm người, khu vực nói chung. Các yếu tố này bao gồm:
virút, thuốc, bệnh nhân, nhân và nhân viên y tế.
1.4.1 Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
điều trị trên thế giới
1.4.1.1 Những nghiên cứu yếu tố về virút học ảnh hưởng đến kết
quả điều trị ARV trên thế giới


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tổng quan tài liệu /18

Yếu tố đầu tiên thuộc về virút học phải kể đến là các chủng, loại
virút HIV khác nhau đã được chứng minh là có sự đáp ứng điều trị với

ART với mức độ khác nhau [47], [41], [31], [23]. Tuy vậy tại Việt Nam
chủng HIV – 1 là phổ biến vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ
không đề cập đến chủng virút là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị
ARV.
Sự đột biến kháng thuốc cũng đã được ghi nhận trên những bệnh
nhân chưa điều trị ARV bao giờ. Tỉ lệ này là cao hơn ở các nước phát
triển và thấp hơn ở các nước đang phát triển [39], [58], [38], [49], [43].
Chính vì vậy có những bệnh nhân không đáp ứng với ARV ngay cả ở lần
đầu tiên điều trị. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân không được xét
nghiệm VL và xét nghiệm gen kháng thuốc trước khi điều trị ARV vì vậy
yếu tố này cũng không được phân tích và đề cập đến.
Thứ 3 là bệnh nhân có thể bị lây nhiễm chủng HIV đã kháng thuốc từ
người khác, chính vì vậy khi chưa điều trị ARV thì thuốc cũng đã không
có hiệu quả. Hơn nữa, trong qua trình điều trị, bệnh nhân tuân thủ thuốc
rất đều nhưng do bệnh nhân vẫn tiếp tục có hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV từ người khác như: quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích
matuý chung dụng cụ vì vậy đã lây chủng HIV kháng thuốc từ người khác
và kết quả là cũng bị kháng thuốc.
Tóm lại, yếu tố về virút học là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng trong
việc quyết định lựa chọn phác đồ ARV cũng như yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả của ART. Tuy vậy do điều kiện không cho phép, chúng tôi sẽ đề
cập vấn đề này ở những nghiên cứu trong tương lai.
1.4.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố về bệnh nhân ảnh hưởng
đến kết quả điều trị trên thế giới


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /19


Các yếu tố về bệnh nhân bao gồm các yếu tố kinh tế xà hội và nhân
chủng học và yếu tố về bệnh của bệnh nhân cũng đã được chứng minh là
có ảnh hưởng đến kết quả điều trị ARV.
Thứ nhất xét về các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm: tuổi, giới, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng lạm dụng rượu và
thuốc phiện được chứng minh rõ là có mối liên hệ với kết quả điều trị
ARV một cách gián tiếp do trực tiếp liên quan đến sự tuân thủ điều trị của
bệnh nhân [32] [44] [54] [59].
Thứ hai, tình trạng bệnh của bệnh nhân ở thời điểm phát hiện nhiễm
HIV và thời điểm bắt đầu điều trị ARV đã được chứng minh một cách rõ
ràng là có ảnh hưởng đến kết quả điều trị ARV. Những bệnh nhân ở giai
đoạn lâm sàng 4 (khi bắt đầu ARV) có khả năng gặp thất bại điều trị về
virút học cao hơn 5.2 lần so với những bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 1
đến 3 [36]. Hay tỉ lệ chết cũng cao ở những bệnh nhân bắt đầu ARV muộn
hoặc có đồng nhiễm lao hay viêm phổi nặng [29] [25]. Và bệnh nhân có
NTCH ở thời điểm bắt đầu ARV cũng được báo cáo là có tỉ lệ chết cao
trong 1 năm đầu điều trị [33], [45].
Thứ ba, tình trạng đồng nhiễm của bệnh nhân với các bệnh mãn tính
khác như tiểu đường, cao huyết áp viêm gan virút B, viêm gan virút C…
cũng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bệnh nhân có đáp ứng điểu trị
ARV kém hơn khi có đồng nhiễm với viêm gan virút B và C và [22] [27].
Hay đồng nhiễm với viêm gan C được chứng minh là có sự liên quan đến
sự tiến triển của bênh gan trên bệnh nhân nhiễm HIV [34], [50].
1.4.1.3 Những nghiên cứu về yếu tố phác đồ ARV và tiền sử sử
dụng ARV ảnh hưởng đến kết quả điều trị ARV trên thế giới


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tổng quan tài liệu /20


Yếu tố về thuốc cũng đóng vai trò quan trọng trong sự liên quan đến
kết quả điều trị ARV đó là loại phác đồ mà bệnh nhân được bắt đầu điểu
trị và tiền sử bệnh nhân tự dùng ARV.
Yếu tố đầu tiên được nhắc đến là loại phác đồ ARV mà bệnh nhân
được bắt đầu điều trị cù thể là số lượng viên thuốc trong phác đồ được sử
dụng, tác dụng phụ của ARV, sự hoàn chỉnh của phác đồ điều trị làm ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và ảnh hưởng đến
kết quả điều trị [13].
Ở Việt Nam hầu hết bệnh nhân được bắt đầu điều trị bằng những
phác đồ cơ bản là tương tự nhau, tùy thuộc vào thời gian điều trị như đã
nêu ở mục 1.1.1.2 theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Bởi vậy trong khuân khổ
nghiên cứu này chúng tôi không đề cập đến các loại phác đồ làm ảnh
hưởng đến kết quả điều trị.
Yếu tố được chứng minh có liên quan đến kết quả điều trị ARV và
cũng là một yếu tố quan trọng đó là: tiền sử điều trị ARV trước khi bệnh
nhân đựoc quản lý và theo dõi tại cơ sở liên quan đén kết quả điều trị
ARV.
Những bệnh nhân có tiền sử điều trị ARV trước đó sẽ bị thất bại điều
trị về virút học hơn những bệnh nhân khác đã được chứng minh ở một
nghiên cứu ở Mỹ [51]. Hay sự khác biệt về kết quả điều trị ARV đã được
chứng minh là có ý nghĩa thống kê khi so sánh 2 nhóm có tiền sử điều trị
ARV trước và không có tiền sử điều trị ARV trước [26],[35].
Trong nghiên cứu này tất cả bệnh nhân đến PKNT-BVBNĐTƯ đều
được đối xử theo một chế độ như nhau, vì vậy yếu tố về nhân viên y tế
ảnh hưởng đến kết quả điều trị sẽ được chúng tôi bỏ qua.


Cục phòng chống HIV/AIDS


Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /21

1.4.2 Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
điều trị ARV tại Việt Nam
1.4.2.1 Những nghiên cứu về các yếu tố về bệnh nhân ảnh hưởng
đến kết qủa điều trị ở Việt nam.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra rằng bệnh nhân nữ có kết quả
điều trị tốt hơn nam giới [21] có gia đình, có việc làm ổn định thí có kết
quả điều trị ARV tốt hơn những bệnh nhân độc thân, công việc không ổn
định [16]. Một nghiên cứu của CPC HIV/AIDS cũng chỉ ra rằng tỉ lệ duy
trì phác đồ bậc 1 ở bệnh nhân IDU là thấp hơn so với bệnh nhân không
IDU [8].
Tóm lại, trong 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị đã được
tổng kết nêu trên, chúng tôi tập trung vào hai yếu tố là thuốc ARV và yếu
tố liên quan đến bệnh nhân để đưa ra được sự liên quan đến kết quả điều
trị cụ thể là:
Nhóm 1 bao gồm các yếu tố kinh tế xã hội và nhân chủng học của
bệnh nhân như: tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú; và
các NTCH bệnh nhân mắc phải ở thời điểm trước khi điều trị, bắt đầu điều
trị ARV, và đang điều trị ARV.
Nhóm 2 tập trung vào phân tích yếu tố tiền sử sử dụng ARV của
bệnh nhân ảnh hưởng đến kết quả điều trị ARV như thế nào.


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Đối tượng & phương pháp nghiên cứu /22

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả những bệnh nhân tham gia điều trị
ARV tại PKNT-BVBNĐTƯ từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2012 được ≥ 6
tháng, có được làm xét nghiệm đo HIV VL.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại phòng khám ngoại trú (PKNT) của
Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (BVBNĐTW) từ tháng 6 năm
2012 đến tháng 12 năm 2012.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ được tiến hành theo phương pháp cắt ngang, có
phân tích. Toàn bộ dữ liệu sẽ được lấy từ bệnh án có sẵn của bệnh nhân và
nhập vào bệnh án nghiên cứu được chúng tôi thiết kế phù hợp với nghiên
cứu. Sau đó được nhập vào phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân tích số
liệu.
2.3.2 Cỡ mẫu và kỹ thuật sẽ sử dụng
2.3.2.1 Cỡ mẫu
Lấy toàn bộ thông tin của các bệnh nhân đang và đã điều trị ARV tại
PKNT của BVBNĐTƯ đủ tiêu chuẩn nêu trên bao gồm cả những bệnh
nhân tử vong, bệnh nhân bỏ trị, bệnh nhân chuyển đi, bệnh nhân đang
điều trị ARV thỏa mãn các tiêu chí sau:


Tuổi > 18.


Cục phòng chống HIV/AIDS

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học số 31 /23




Xác định HIV dương tính.



Đã được điều trị ART ≥ 6 tháng.



Được xét nghiệm HIV VL



Hoàn thành khóa tập huấn bắt buộc về tuân thủ

điều trị của Bộ Y Tế Việt Nam.
Tiêu chuẩn loại trừ:


Đang điều trị ARV nhưng chưa đủ 6 tháng hoặc

chưa hề được xét nghiệm đo tải lượng và xét nghiệm CD4
thường quy.
2.3.2.2 Kỹ thuật sẽ sử dụng
Toàn bộ thông tin sẽ được thu thập trực tiếp từ bệnh án của bệnh
nhân và được nhập vào mẫu thiết kế sẵn trong phần mềm SPSS. Chúng
tôi dự định sử dụng phần mềm SPSS các ứng dụng: mô tả tần xuất, tỉ lệ
phần trăm để mô tả sự phân bổ của các đặc điểm về kinh tế xã hội, nhân
khẩu học của bệnh nhân.

Những kỹ thuật phân tích 2 biến như: T-test, Chi-squard sẽ được sử
dụng để phân tích sự khác biệt trong kết quả điều trị trong từng yếu từng
yếu tố liên quan.
2.4 Các chỉ số nghiên cứu
2.4.1 Các chỉ số về lâm sàng
Cân nặng của bệnh nhân ở thời điểm trước điều trị ARV và sau mỗi
6 tháng điều trị.
Giai đoạn lâm sàng, NTCH, tiền sử mắc Lao của bệnh nhân ở thời
điểm trước khi điều trị ARV tại PKNT-BVBNĐTƯ.
Tiến sử điều trị ARV trước khi đến điều trị tại PKNT-BVBNĐTƯ.
Tỉ lệ bệnh nhân còn sống và tiếp tục điều trị ARV, bệnh nhân chết,


Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Đối tượng & phương pháp nghiên cứu /24

bệnh nhân bỏ trị tính đến thời điểm tháng 4/2012 sau 12, 24, 36, 48 tháng
điều trị.
2.4.2 Các chỉ số về xét nghiệm
Số lượng tế bào CD4 của bệnh nhân tại thời điểm trước điều trị ARV
tại PKNT-BVBNĐTƯ và sau mỗi 6 tháng sau khi điều trị ARV.
HIV VL của bệnh nhân ở thời điểm 6,12,18, 24, 30, 36, 42, 48 và 54
tháng điều trị ARV.
2.5 Hạn chế của nghiên cứu
Do toàn bộ dữ liệu của nghiên cứu được lấy từ bệnh án có sẵn của
bệnh nhân tại PKNT của BVBNĐTƯ nên những thông tin có phần hạn
chế, không được như mong muốn.



Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Kết quả nghiên cứu /26

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo giới và nhóm tuổi

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới
Theo biểu đồ 3.1, tỉ lệ bệnh nhân nam trong nghiên cứu là 62,6 %, tỉ
lệ bệnh nhân nữ là 37,4%.
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Nhóm tuổi
≤ 30
31- 40
41- 50
>50
Tuổi trung vị
Tuổi nhỏ nhất – lớn

Số bệnh
nhân

Tỉ lệ phần trăm (%)

150
395
91

56

21,6
57,0
13,4
8,0
34,5
18-75

nhất
Theo bảng 3.1, số lượng bệnh nhân ở nhóm tuổi 31-40 tuổi chiếm tỉ
lệ cao nhất (57,0%), số bệnh nhân ở nhóm tuổi ≥50 tuổi chiếm tỉ lệ thấp
nhất (8,0%). Tuổi trung vị của bệnh nhân trong nghiên cứu là 34,5 tuổi,
bệnh nhân trẻ nhất là 18 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 75 tuổi.


×