Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thành viên ban chỉ đạo xã, phường trọng điểm về công tác phòng, chống HIVAIDS tỉnh quảng trị năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 38 trang )

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH QUẢNG TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thành viên Ban chỉ đạo xã,
phường trọng điểm về công tác phòng, chống HIV/AIDS
tỉnh Quảng Trị năm 2011

Quảng Trị, tháng 12 năm 2011


CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH QUẢNG TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thành viên Ban chỉ đạo xã,
phường trọng điểm về công tác phòng, chống HIV/AIDS
tỉnh Quảng Trị năm 2011

Chủ nhiệm đề tài: Ths, Bs. Nguyễn Thị Thanh Tịnh
Cơ quan thực hiện đề tài: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Trị
Cấp quản lý: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 12 năm2011
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 55 triệu đồng
Trong đó: kinh phí SNKH

55 triệu đồng



Quảng Trị, tháng 12 năm 2011


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thành viên Ban chỉ
đạo xã, phường trọng điểm về công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị
năm 2011
2. Chủ nhiệm đề tài: Ths, Bs.Nguyễn Thị Thanh Tịnh
3. Cơ quan thực hiện đề tài: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Trị
4. Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
5. Thư ký đề tài: CN. Đào Thị Minh Hồng
6. Danh sách những người thực hiện chính:
- Ths, Bs.Nguyễn Thị Thanh Tịnh
- Bs CKII. Nguyễn Ngọc Hiếu
- CN. Đào Thị Minh Hồng
7. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài : không có
(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
(b) Đề tài nhánh 2
- Tên đề tài nhánh
- Chủ nhiệm đề tài nhánh
8. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011


NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
HIV: Human Immuno Deficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người)
AIDS: Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn

dịch mắc phải)
BCĐ: Ban chỉ đạo
XPTĐ: Xã, phường trọng điểm
CSSKND: Chăm sóc sức khoẻ nhân dân
UBND: Uỷ ban nhân dân
QHTD: Quan hệ tình dục
BCS: Bao cao su
BKT: Bơm kim tiêm


MỤC LỤC


Phần A - Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài:
1. Tóm tắt kết quả:
Nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham của thành viên Ban chỉ
đạo xã phường trọng điểm về công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị
năm 2011” là nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp nghiên cứu định
lượng và định tính.
Mục tiêu nghiên cứu để xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
tham gia phòng, chống HIV/AIDS của cán bộ chủ chốt Ban, ngành đoàn thể tại
các xã phường trọng điểm nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp khuyến khích sự
tham gia của BCĐ vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng.
Nghiên cứu được thực hiện trên 450 đối tượng là thành viên BCĐ (hoặc
Ban CSSKND) tại 100% (63 xã, phường) xã, phường trọng điểm về phòng,
chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 3 đến
tháng 12 năm 2011. Các thông tin được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp bằng
bộ câu hỏi và các câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm. Sử dụng phần mềm SPSS để
tổng hợp, phân tích và kiểm định thông tin.
Nghiên cứu xác định mức độ tham gia của thành viên ban chỉ đạo tại 100%

(63 xã) xã, phường trọng điểm về phòng, chống HIV/AIDS năm 2011 bao gồm
quá trình đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV đối với cộng đồng, lập kế hoạch, thực
hiện kế hoạch, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số thành viên ban chỉ đạo xã phường
trọng điểm đều tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các địa
phương. Mức độ tham gia khác nhau (tham gia rất tích cực 17,6%, tham gia tích
cực chiếm 56,4%, chưa tham gia tích cực 26%).
Kiến thức, hiểu biết đúng về ba đường lây truyền HIV của thành viên ban
chỉ đạo xã phường trọng điểm rất tốt chiếm trên 90%, hiểu biết các kiến thức
chung liên quan phòng, chống HIV/AIDS đạt khá cao (78,4%,) không có trường
hợp nào xếp vào loại có kiến thức trung bình.

1


Hầu hết thành viên BCĐ các xã phường trọng điểm có thái độ tốt đối với
những người nhiễm HIV và ủng hộ tích cực cho các hoạt động về phòng, chống
HIV/AIDS (97,1%),đặc biệt là hoạt động can thiệp giảm tác hại. Hiện tại vẫn
còn 2,9% thành viên BCĐ có thái độ không tốt.
Tỷ lệ thành viên BCĐ có thực hành tốt chiếm tỷ lệ khá cao (82,4%) có
nghĩa là không có kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm, sẵn sàng hỗ trợ,
động viên và tìm các nguồn hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần để giúp người nhiễm
HIV hoà nhập cộng đồng,bản thân của các thành viên luôn chủ động phòng
tránh lây nhiễm HIV .
Có mối liên quan chặt chẻ giữa kiến thức, thái độ, thực hành về phòng,
chống HIV/AIDS của thành viên ban chỉ đạo với mức độ tham gia vào công tác
phòng, chống HIV/AIDS tại các xã phường trọng điểm (P<0,001)
Kết quả của nghiên cứu là căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp khuyến
khích sự tham gia của thành viên BCĐ phòng, chống HIV/AIDS cấp xã, phường

trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS toàn tỉnh.
2. Đánh giá việc thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được
phê duyệt.
2.1 Tiến độ: Thực hiện theo đúng tiến độ đề ra
2.2 Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra: Thực hiện đầy đủ các
mục tiêu đề ra
2.3 Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương: Tạo ra
đầy đủ các sản phẩm dự kiến trong đề cương.
3. Đánh giá việc sử dụng kinh phí:
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 55 triệu đồng.
Trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học: 55 triệu đồng.
Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng.
Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán: 50.625.000 đồng
Chưa thanh quyết toán xong: 4.375.000 đồng (chưa tổ chức chia sẻ kết
quả nghiên cứu)
Kinh phí tồn động: 4.375.000 đồng.

2


4. Các ý kiến đề xuất:
4.1 Đề xuất về tài chính: Nếu được quyết toán hoạt động “báo cáo chia
sẻ kết quả nghiên cứu ” vào tháng 01 năm 2012 thì chúng tôi sẽ thực hiện.
4.2 Đề xuất về quản lý khoa học công nghệ: Nên có quyết định phê
duyệt đề tài nghiên cứu sớm hơn.
4.3 Đề xuất liên quan đến đề tài : Không có đề xuất gì

3



Phần B. Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở
1. Đặt vấn đề:
1.1. Tóm lược những nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Thực hiện Chỉ thị số 52/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
VII- 1995) về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS và Chỉ thị số 54CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường phòng chống
HIV/AIDS ( 2005) và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, có rất nhiều hoạt động, nhiều sự kiện đã được
triển khai nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và cũng đã có rất nhiều cam
kết của các nhà lãnh đạo và nhiều đáp ứng với đại dịch HIV/AIDS. Hiện nay, có
thể nói, hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được
mối đe dọa của đại dịch HIV/AIDS và rất nhiều nhà lãnh đạo đã cam kết hành
động để phòng, chống HIV/AIDS. Đến năm 2007, hầu như tất cả các quốc gia
trên thế giới đã có chính sách quốc gia về HIV/AIDS. Tuy nhiên, ngoài các
chính sách đã được ban hành, nhiều cam kết đã được đưa ra nhưng lại không
được thực hiện một cách đầy đủ và thiếu sự đầu tư kinh phí trên thực tế.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn
Trần Hiển, Trịnh Quân Huấn, Nguyễn Thanh Long (2005) về Quan điểm của
nhóm lãnh đạo cộng đồng trong can thiệp phòng, chống HIV/AIDS Cục Phòng
chống HIV/AIDS,Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho thấy Hầu hết cán bộ được hỏi đều
cho rằng hoạt động giáo dục đồng đẳng không phải là đồng tình với tệ nạn ma
tuý và mại dâm và phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc. Mặc dầu vậy,
chưa có sự thống nhất cao trong việc liệu có nên tăng cường làm sạch bơm kim
tiêm (38,7%) và phát bơm kim tiêm cho những người nghiện chích ma tuý
(51,3%) hay không. Tuy nhiên đa số cho rằng việc tiếp cận, giáo dục, phát bơm
kim tiêm và thuốc sát trùng cho người nghiện là phù hợp về pháp luật và góp
phần vào phòng chống HIV/AIDS. Có sự thống nhất cao là nên tuyên truyền về
bao cao su (97,7%). Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ lãnh đạo cộng đồng cho rằng cần
phải cách ly và tập trung những người nhiễm HIV. Đa số lãnh đạo cộng đồng

4



cho rằng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của toàn xã hội, bao
gồm ngành y tế, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và gia đình[ 5]
Tại Hội nghị biểu dương cán bộ và cộng tác viên cơ sở tiêu biểu do Bộ Y
tế tổ chức ngày 20/12/2009, Cục trưởng Cục phòng,chống HIV/AIDS đã báo
cáo hàng năm có hơn 8.800 xã, phường (chiếm 81% tổng số xã, phường) ban
hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai Kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS trên địa bàn: Nghị quyết của HĐND xã, phường, của UBND xã,
phường hay công văn hướng dẫn ban, ngành hoặc thôn, bản, ấp thực hiện công
tác phòng, chống HIV/AIDS hoặc là Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc
gia về phòng, chống HIV/AIDS[3]
Theo báo cáo Phan Ngọc Kiều Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Trị ( 2010)
về tình hình thực hiện chỉ thị 54 - CT/TW trong việc tăng cường công tác
phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới thì hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS đã được triển khai rộng khắp, có sự cam kết mạnh mẽ của các cấp
Uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực của các Ban, ngành, đoàn thể, các
hoạt động đã đi vào chiều sâu, từng bước xã hội hoá công tác phòng, chống
HIV/AIDS. Nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại như một số cấp uỷ Đảng
chính quyền cơ sở chưa chú trọng đúng mức trong công tác chỉ đạo phòng,
chống HIV/AIDS, phần lớn cán bộ kiêm nhiêm và yếu về chuyên môn; hoạt
động truyền thông chưa phủ hết các vùng miền, nhất là các vùng sâu vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc tiểu số. Phân công trách nhiệm giữa các Ban ngành chưa
cụ thể, hoạt động của các Ban, ngành chưa được lồng ghép thường xuyên,kinh
phí cho công tác phòng, chống HIV/ AIDS còn hạn chế [6].
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài:
Có mối liên quan giữa sự tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của
thành viên BCĐ xã, phường trọng điểm với kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng, chống HIV/AIDS.


5


1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3.1. Xác định mức độ tham gia của thành viên ban chỉ đạo tại 100% (63
xã) xã phường trọng điểm về phòng, chống HIV/AIDS tại Quảng Trị năm 2011.
1.3.2. Đánh giá, kiến thức, thái độ, thực hành của thành viên ban chỉ đạo
100% xã phường trọng điểm về phòng, chống HIV/AIDS Quảng Trị năm 2011.
1.3.3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về phòng,
chống HIV/AIDS của thành viên ban chỉ đạo với mức độ tham gia vào công tác
phòng, chống HIV/AIDS tại các xã phường trọng điểm.
2. Tổng quan đề tài:
2.1 Tình hình Việt Nam
Sau khi Chỉ thị số 52/CT-TW được ban hành, các cấp uỷ đảng, chính
quyền địa phương đã có các văn bản chỉ đạo hướng dẫn việc tổ chức học tập,
nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị. Việc nghiên cứu quán triệt
Chỉ thị được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau tới từng cơ sở Đảng và
được sự ủng hộ của đông đảo cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân. Chỉ thị
52 đã thực sự đi vào đời sống và phát huy được hiệu quả tích cực trong việc định
hướng chỉ đạo cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam trong
những năm qua. Nhận thức về vai trò trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền
các cấp của đảng viên về công tác phòng chống HIV/AIDS đã được chuyển biến
rõ rệt. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế
trong việc phổ biến, chỉ đạo và thực hiện Chỉ thị số 52/CT-TW và vẫn chưa đạt
được các kết quả như mong muốn. Rất nhiều địa phương vẫn chưa quan tâm
đúng mức đến công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các yếu kém trong việc phổ
biến chỉ thị đã dẫn tới sự lúng túng và không nhất quán trong công tác lập kế
hoạch phòng chống HIV/AIDS ở các địa phương. Công tác chỉ đạo các tổ chức
Đảng và chính quyền địa phương thực hiện Chỉ thị không thường xuyên và cơ
bản. Công tác tuyên truyền, giáo dục chậm đổi mới về định hướng, phương

pháp, hình thức và chất lượng; Kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng chống
HIV/AIDS và phát triển nguồn nhân lực còn rất hạn chế so với yêu cầu. Công

6


tác theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện chỉ thị chưa được tiến hành
thường xuyên[1].
Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng
chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó có 9
Chương trình hành động thì Chương trình hành động số một là: Thông tin - giáo
dục - truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS... Năm 2005, Ban
Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 54-CT/TƯ về việc tăng cường phòng
chống HIV/AIDS. Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật phòng chống
HIV/AIDS. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ trung ương tới cơ sở, trong đó
ngành Y tế đóng vai trò nòng cốt đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi rút HIV và giảm thiểu tác hại do AIDS gây ra.
Nhưng đến nay, đại dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp và chưa
kiểm soát được. Và ở nước ta, công tác thông tin - giáo dục - truyền thông cũng
là vũ khí hiệu quả nhất trong công cuộc chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS
hiện nay
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp
ủy đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội và của mọi người dân đối với
nhiệm vụ lãnh đạo và tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các cấp ủy
đảng và các cấp chính quyền cần xác định rõ phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm
vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình
hình lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành và địa phương, có kế hoạch thực hiện
các giải pháp cần thiết nhằm phòng, chống HIV/AIDS gắn với phòng, chống các
tệ nạn ma túy, mại dâm và với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; lãnh
đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện...

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phát huy truyền thống
tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, chống kỳ thị và phân
biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; Tạo điều kiện để những người nhiễm
bệnh và gia đình họ thấy rõ trách nhiệm, tự giác tham gia tích cực các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS; khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ
chức phi chính phủ, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia phòng, chống
7


HIV/AIDS; tiến tới thành lập tổ chức xã hội phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam
[2]

Với mục tiêu chung là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng
dân cư dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau 2010; giảm tác hại của
HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và Tầm nhìn 2020 là đẩy mạnh
công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2004 - 2010 để sau năm 2010 giảm
dần số lượng tuyệt đối người nhiễm HIV/AIDS, làm giảm các ảnh hưởng kinh
tế, xã hội do HIV/AIDS gây ra cho giai đoạn sau năm 2010; Giai đoạn 2010 2020 nhà nước ta tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên
ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm thiểu tác động của
dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội; Giai đoạn 2010 - 2020 chương
trình phòng, chống HIV/AIDS sẽ phải tập trung giải quyết hậu quả của
HIV/AIDS; biện pháp dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin, thuốc điều trị HIV/AIDS
có thể sẽ được sử dụng rộng rãi [4]
Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: đã lựa chọn được 4.691 xã,
phường làm trọng điểm phòng, chống HIV/AIDS chiếm 43% tổng số xã,
phường trên cả nước. Đến cuối năm 2008, có 9.438 xã, phường (chiếm 87%
tổng số xã, phường) thành lập và đưa vào hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống
HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Hàng năm có hơn 8.800
xã, phường (chiếm 81% tổng số xã, phường) ban hành các văn bản chỉ đạo và
hướng dẫn triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn: Nghị

quyết của HĐND xã, phường, của UBND xã, phường hay cồng văn hướng dẫn
ban, ngành hoặc thôn, bản, ấp thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS hoặc
là Kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS.
Về hệ thống và nhân lực phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường: hiện có
8.724 xã, phường (chiếm 80% tổng số xã, phường) có cán bộ y tế và 49% số
thôn, bản trong cả nước có cộng tác viên được phân công nhiệm vụ theo dõi
công tác phòng, chống HIV/AIDS chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Bên cạnh lực
lượng nòng cốt này, còn có hàng vạn cán bộ và cộng tác viên tham gia làm công
tác phòng, chống HIV ở cơ sở như: Nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên dân
8


số, cán bộ các ban, ngành đoàn thể như: Phụ nữ, thanh niên, nông dân, tuyên
truyền viên đồng đẳng… tạo ra một mạng lưới rộng khắp hàng ngày, hàng giờ
đưa thông tin về HIV/AIDS đến đại bộ phận dân cư, cung cấp các phương tiện
an toàn và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS [3]
Cần tập trung vào một số trọng tâm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại
xã, phường để công tác này đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ nhất, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm công tác phòng, chống
HIV/AIDS về cơ sở, chính quyền các cấp quan tâm nhiều hơn, tập trung chỉ đạo
nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã,
phường.
Các xã, phường chưa thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng,
chống tệ nạn ma túy mại dâm khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo. Các Ban Chỉ
đạo cần có sự phân công trách nhiệm cho từng thành viên, có quy chế hoạt động.
Hàng năm xây dựng, phê duyệt kế hoạch, bao gồm cả kế hoạch huy động nguồn
lực và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Thứ hai, củng cố mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên
phòng, chống HIV/AIDS, chủ yếu lựa chọn từ mạng lưới nhân viên y tế, cộng
tác viên sức khỏe, dân số, xã hội hay tuyên truyền viên hiện có ở các xã,

phường, thôn, ấp, bản… với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, có chỉ tiêu hoạt động
cụ thể và chế độ đãi ngộ thích hợp. Đồng thời tăng cường đào tạo và đào tạo lại,
nâng cao năng lực cho đội ngũ này.
Thứ ba, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu các hoạt động thông tin, giáo
dục truyền thông thay đổi hành vi, chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan
đến HIV/AIDS tại tuyến xã, phường đặc biệt là truyền thông trực tiếp cho nhóm
có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, người bán dâm, người
có quan hệ tình dục đồng giới nam, người làm ăn xa, tiếp viên nhà hàng, người
nhiễm HIV và gia đình người nhiễm HIV.
Thứ tư, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động can thiệp giảm tác
hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là các hoạt động trao đổi bơm kim
tiêm, cung cấp và tiếp thị xã hội bao cao su, hỗ trợ điều trị nghiện các chất dạng
9


thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo hướng tiếp cận được tới đa số người có
hành vi nguy cơ cao trên địa bàn.
Thứ năm, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
bằng cách huy động mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trên địa
bàn và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại địa phương, thông qua việc thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham
gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” ở các xã, phường trước hết
là xã, phường trọng điểm trong cả nước [2]
Theo nghỉên cứu được tiến hành trên 1.232 cán bộ lãnh đạo các cấp tại 7
tỉnh với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống một số xã/phường điểm
nóng. Hầu hết cán bộ lãnh đạo cộng đồng đều đồng tình với hoạt động giáo dục
đồng đẳng, chương trình phát bơm kim tiêm và tuyên truyền sử dụng bao cao su
và cho rằng đây là biện pháp hữu hiệu để phòng chống sự lây lan của đại dịch
HIV của người nghiện chích ma tuý và gái mại dâm và khách làng chơi. Vẫn
còn một tỷ lệ nhỏ lãnh đạo cộng đồng cho rằng cần phải cách ly và tập trung

những người nhiễm HIV. Đa số lãnh đạo cộng đồng cho rằng chăm sóc người
nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm ngành y tế, chính
quyền, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và gia đình[5]
Hầu hết người được phỏng vấn đều cho rằng nhóm gái mại dâm và nghiện
chích ma tuý chỉ là nạn nhân của tệ nạn xã hội và nên giúp đỡ họ. Mọi người
đều thống nhất rằng tiếp cận, giáo dục, tuyên truyền cho gái mại dâm và nghiện
chích ma tuý là không đi ngược với quy định pháp luật và phòng chống mại dâm
ma tuý của Việt Nam. Hầu hết cán bộ được hỏi đều cho rằng hoạt động giáo dục
đồng đẳng không phải là đồng tình với tệ nạn ma tuý và mại dâm và phù hợp với
truyền thống văn hoá của dân tộc. Mặc dầu vậy, chưa có sự thống nhất cao trong
việc liệu có nên tăng cường làm sạch bơm kim tiêm (38,7%) và phát bơm kim
tiêm cho những người nghiện chích ma tuý (51,3%) hay không. Tuy nhiên đa số
cho rằng việc tiếp cận, giáo dục, phát bơm kim tiêm và thuốc sát trùng cho
người nghiện là phù hợp về pháp luật và góp phần vào phòng chống HIV/AIDS.
Có sự thống nhất cao là nên tuyên truyền về bao cao su (97,7%). Việc làm đó là
10


phù hợp với văn hoá xã hội Việt Nam và không làm tăng quan hệ tình dục trong
giới trẻ. Hầu hết cán bộ lãnh đạo cộng đồng đều ủng hộ không những hỗ trợ về
tinh thần, vật chất mà còn nên tạo công ăn việc làm và chăm sóc y tế và điều trị
cho những người nhiễm HIV[5].
2.2 Tình hình Quảng Trị
Thời gian qua, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai rộng
khắp, có sự cam kết mạnh mẽ của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp
tích cực của các Ban, ngành, đoàn thể, các hoạt động đã đi vào chiều sâu, từng
bước xã hội hoá công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS trong lĩnh vực Y tế đã được triển khai khá toàn diện. Đã xây dựng
nhiều mô điểm trong phòng, chống AIDS. Công tác huấn luyện được đẩy mạnh,
các hoạt động phối hợp được tăng cường. Nhờ những hoạt động nói trên nên

Quảng Trị vẫn là một địa phương có tình hình nhiễm HIV/AIDS thấp so với
toàn quốc. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như một số cấp uỷ Đảng chính
quyền cơ sở chưa chú trọng đúng mức trong công tác chỉ đạo phòng, chống
HIV/AIDS, phần lớn cán bộ kiêm nhiêm và yếu về chuyên môn; hoạt động
truyền thông chưa phủ hết các vùng miền, nhất là các vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc tiểu số. Phân công trách nhiệm giữa các Ban ngành chưa cụ
thể, hoạt động của các Ban, ngành chưa được lồng ghép thường xuyên nội dung
phòng, chống HIV/AIDS vào trong mục tiêu hoạt động của mỗi ngành. Kinh phí
cho công tác phòng, chống HIV/ AIDS còn hạn chế [6].
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.
3.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu.
Tiếp cận tất cả các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS có tên
trong quyết định của UBND 63 xã, phường trọng điểm. không mời các thành
viên mới tham gia vào BCĐ dưới 6 tháng. Mời ngẫu nhiên mỗi xã trung bình 7
thành viên, xã nào chưa đủ thì phỏng vấn thêm thành viên BCĐ ở các xã khác.

11


Cở mẫu được tính như sau: 63 xã x 7 người = 441 người, làm tròn 450
mẫu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chỉ tiêu nghiên cứu: Đã đạt được chi tiêu nghiên cứu đề ra.
3.3.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu:
Thước đo, chỉ số đánh giá.
- Mức độ tham gia của cán bộ chủ chốt xã, phường được đo thông qua 11
câu hỏi và trả lời "có" hoặc "không"liên quan đến quá trình lập kế hoạch, đề ra
chủ trương chính sách,tham gia các cuộc hội thảo tập huấn, thông tin , truyền

thông, giám sát đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.Sự
tham gia được xếp "Rất tích cực" nếu tổng số câu trả lời "có" ≥9; xếp là "Tích
cực" nếu tổng số câu trả lời "có"là ≥ 6 và xếp loại "chưa tích cực" khi số câu trả
lời "có "≤5
- Hiểu biết kiến thức chung về phòng, chống HIV/AIDS được đo thông qua
12 câu hỏi. Kiến thức được xếp là "tốt" khi tổng số câu trả lời đúng ≥10 câu,
được xếp là "khá" khi tổng số câu trả lời đúng ≥ 6 câu và tổng số câu trả lời
đúng ≤ 5 thì xếp "trung bình".
- Thái độ về phòng, chống HIV/AIDS thông qua 7 câu hỏi . Thái độ được
xếp là " tốt " khi tổng số câu trả lời đúng ≥ 4 câu, được xếp là " chưa tốt " khi
tổng số câu trả lời đúng ≤3.
- Mức độ thực hành dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và sự kỳ thị và phân
biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS được đo thông qua 11 câu hỏi "có" và
"không". Mức độ thực hành được xếp là "tốt" khi tổng số câu trả lời có ≥ 9 câu,
được xếp là " khá" khi tổng số câu trả lời ≥ 5 câu và tổng số câu trả lời đúng ≤ 4
câu thì xếp "trung bình".
3.3.3 Các công cụ nghiên cứu cụ thể.
- Bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp
- Bảng câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm
3.4. Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê, phân
tích và kiểm định thông tin
12


4. Kết quả nghiên cứu:
4.1.Kết quả nghiên cứu định lượng:
Bảng 1: Đặc điểm chung
Đặc điểm chung (n=450)
< 30 tuổi
Tuổi

30 – 40 tuổi
> 40 tuổi
Kinh
Pakô
Dân tộc
Vân Kiều
Khác
Cấp 1
Cấp 2
Trình độ học vấn
Cấp 3
Cao đẳng
≥ Đại học
CTV dân số
CTV dinh dưỡng
YTTB
Công việc kiêm
nhiệm
CTV PC HIV
Không kiêm nhiệm
Khác
<1 năm
Thời gian tham gia
1-2 năm
trong BCĐ
> 2 năm
Chủ tịch/Phó chủ tịch
Hội phụ nữ
Đoàn thanh niên
Trạm y tế

Hội nông dân
Lĩnh vực công tác tại
UBMTTQVN
xã của thành viên
Tư Pháp
BCĐ
Văn hoá thông tin
Công an
Lao động TBXH
Khác
Tổng cộng

Số lượng
62
149
239
408
16
25
1
2
26
124
177
121
22
02
05
68
228

125
31
112
307
68
8
68
44
51
75
30
33
18
36
19
450

Tỷ lệ %
13,8
33,1
53,1
90,7
3,6
5,6
0,2
0,4
5,8
27,6
39,3
26,9

4,9
0,4
1,1
15,1
50,7
27,8
6,9
24,9
68,2
15,1
1,8
15,1
9,8
11,3
16,7
6,7
7,3
4,0
8,0
4,2
100.0

Đối tượng tham gia phỏng vấn là 450 thành viên ban chỉ đạo của 63 xã
phường trọng điểm về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh, đa số là
người kinh chiếm 90,07%, dưới 10% là dân tộc ít người gồm Pa Kô và Vân
13


Kiều. Trên một nữa trong số họ từ 40 tuổi trở lên (53,1%), độ tuổi dưới 30
chiếm tỷ lệ rất nhỏ 13,8%. Gần 66% có trình độ từ cao đắng trở lên, trong


đó 26,9% có trình độ đại học và trên đại học. Tuy nhiên vẫn có 0,4% trình
độ cấp1. Các xã phường đều có cán bộ y tế là chuyên trách tham gia trong ban
chỉ đạo, hơn một nữa trong số họ không kiêm nhiệm thêm công việc gì ngoài
lĩnh vực đã được phân công, chưa đến 50% thành viên có kiêm nhiệm thêm các
công việc khác như cộng tác viên dân số, y tế thôn bản hoặc các công việc khác.
Phần lớn thành viên đã tham gia vào BCĐ từ 2 năm trở lên, chiếm 68,2%,
chỉ có 6,9% mới tham gia dưới 1 năm.
Biểu đồ 1: Các kênh thông tin về HIV đã tiếp cận (n=450)

Các đối tượng tiếp cận thông tin về HIV qua Tivi, báo, tạp chí và cán bộ y
tế rất cao chiếm trên 90%, tiếp đó là tiếp cận qua các đoàn thể, Raddio, Báo điện
tử và qua bạn bè chiếm trên 70%

14


Biểu đồ 2: Hiểu biết về các đường lây truyền HIV (n=450)

Hầu hết thành viên BCĐ đều biết rõ về ba đường lây truyền HIV đó là
đường máu, tình dục không an toàn và từ mẹ sang con, chiếm tỷ lệ từ 95% trở
lên, chỉ có 2,2% lây qua đường khác.
Biểu đồ 3: Các kiến thức chung về phòng, chống HIV/AIDS

Hiểu biết các kiến thức chung về HIV/AIDS đạt ở mức cao chiếm 78,4%
và đạt ở mức khá hơn 20% không có thành viên nào hiểu biết ở mức trung bình.
Bảng 2: Thái độ về phòng, chống HIV/AIDS
15



Thái độ
Tốt
Chưa tốt

Số lượng
437
13

Tỷ lệ %
97.1
2.9

Hầu như tất cả mọi thành viên đều có thái độ cư xử tốt với người nhiễm
HIV (97,1%) chỉ có 2,9% thái độ chưa tốt do họ nghỉ rằng người nhiễm HIV
phần lớn do ăn chơi.
Biểu đồ 4: Thực hành phòng, chống HIV/AIDS

Có 82,4 % thành viên BCĐ có thực hành tốt. 17,1% thành viên có thực
hành được đánh giá ở mức khá .Vẫn còn 2 người (0,45) chưa có thực hành tốt.
Bảng 4: Mức độ tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa
phương.
Mức độ tham gia
Rất tích cực
Tích cực
Chưa tích cực

Số lượng
79
254
117


Tỷ lệ %
17.6
56.4
26.0

Trong 3 mức độ tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa
phương của thành viên BCĐ thì có hơn một nữa thành viên tham gia tích cực
chiếm 56,4%, 17,6% tham gia rất tích cực và có 26% tham gia chưa tích cực.

Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức phòng, chống HIV/AIDS với sự tham
gia phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo.
16


Kiến thức phòng, chống HIV/AIDS

Quan hệ tình
thuỷ với một
không nhiễm
không nhiễm
đường tình dục

dục chung
bạn tình
HIV thì
HIV qua

Muỗi hay các côn trùng
khác đốt /cắn có thể lây

truyền HIV

Tham gia tập huấn,
hội thảo về chủ đề
phòng, chống
HIV/AIDS

Không
381
96,9%

12
3,1%

Trả lời sai

51
89,5%

6
10,5%

Trả lời đúng

392
96,8%

13
3,2%


40
88,9%

5
11,1%

Trả lời đúng

Trả lời sai

P

0,007

0,010

Có mối liên quan một cách có ý nghĩa giữa kiến thức phòng chống
HIV/AIDS của thành viên BCĐ với sự tham gia vào các lới hội thảo tập huấn về
phòng chống HIV/AIDS với P <0,01

Bảng 6: Mối liên quan giữa thái độ phòng, chống HIV/AIDS với sự tham
gia phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo.
17


Thái độ phòng, chống
HIV/AIDS
Trẻ em nhiễm
HIV nên ngồi
một bàn riêng

trong lớp học
Phân phát BCS
cho người mua
bán dâm làm
giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV

Tham gia tập huấn hội
thảo về chủ đề phòng,
chống HIV/AIDS

Không

Đồng ý

10
76,9%

3
23,1%

Không
đồng ý

422
96,6%

15
3,4%


Đồng ý

412
96,5%

15
3,5%

P

0,000

0,023
Không
đồng ý

20
87,0%

3
13,0%

Có mối liên quan một cách có ý nghĩa giữa thái độ phòng chống HIV/AIDS
của thành viên BCĐ với sự tham gia vào các lớp hội thảo tập huấn về phòng
chống HIV/AIDS với P <0,05

Bảng 7: Mối liên quan giữa thực hành phòng, chống HIV/AIDS với sự tham
gia phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo.
18



Thực hành phòng, chống
HIV/AIDS
Để cho người
nhiễm HIV/AIDS
sống cách ly với
cộng đồng
Ngăn cản hoạt
động phân phát
bơm kim tiêm cho
người tiêm chích
ma tuý.


Không

Không

Tham gia lập kế hoạch
phòng, chống HIV/AIDS
Không

4
66,7%
413
93,0%
73
84,9%

2

33,3%
31
7,0%
13
15,1%

344
94,7%

20
5,5%

P

0,014

0,002

Có mối liên quan một cách có ý nghĩa giữa thực hành phòng chống
HIV/AIDS của thành viên BCĐ với sự tham gia lập kế hoạch về phòng chống
HIV/AIDS với P <0,01.
4.2.Kết quả nghiên cứu định tính
Về kiến thức, thái độ: Hầu hết thành viên BCĐ tiếp cận thông tin về HIV
qua nhiều kênh khác nhau, họ hiểu rõ về các đường lây truyền, cách phòng
tránh. Và tỏ thái độ cảm thông với người nhiễm HIV và không có sự kỳ thị,
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV "Họ bị ốm đau như nhiều bệnh khác nên
cần được chăm sóc cho tốt" (CB Phụ nữ Hải Thượng, Hải Lăng),"Cung cấp
bơm kim tiêm,bao cao su để phòng tránh HIV không ai ngăn cản cả mà phải
ủng hộ chứ" (CB đoàn TX Quảng Trị)
Xác định nguy cơ lây nhiễm và đối tượng có thể bị lây nhiễm: Hầu hết

các thành viên tham gia thảo luận nhóm từ các xã, phường đều xác định địa
phương họ có nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng do nhiều lý do khác nhau
như địa phương có nhiều người dân đi làm ăn xa nhà trong một thời gian dài "
Xã Hải thượng có nhiều người đi Nam bốn năm tháng, đến gần tết mới về" hoặc
có nơi "Thị trấn Bến Quan có nhiều người ở xa đến đào đãi vàng nghiện chích
ma tuý" (Vĩnh Linh) hoặc "Địa phương tôi có nhiều thanh niên trẻ sử dụng ma
tuý, có năm sáu phụ nữ bán dâm đứng đường" (ý kiến một thành viên ở Phường
3 Đông Hà), cũng có ý kiến cho rằng "mấy o cụt đọt dễ bị lây nhiễm nhất "( Ý
kiến của thành viên ở huyện Cam lộ)
19


Chấp hành các văn bản, chỉ thị của Đảng, nhà nước: Tất cả 63 xã,
phường đều có quyết định thành lập BCĐ, tuy nhiên nhiều xã, phường chưa có
văn bản chỉ đạo hoặc nghị quyết của UBND xã về công tác phòng chống
HIV/AIDS mặc dù họ biết trách nhiệm của BCĐ xã trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS qua chỉ thị 52-CT và 54-CT của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Nhiều địa phương công nhận rằng BCĐ hoạt động nhưng chưa xây dựng
quy chế rõ ràng "Nếu trạm y tế trình kế hoạch thì UBND hoàn toàn ủng hộ"
( Cán bộ xã Triệu Thượng, Triệu Phong). Chỉ có Thị xã Quảng Trị có thực hiện
sơ tổng kết và khen thưởng, hầu như các địa phương khác chưa có xã phường
nào khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt thành tích về công tác phòng,chống
HIV/AIDS. Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu từ chương trình Quốc gia phòng,
chống HIV, việc huy động thêm nguồn lực khác rất khó khăn" chúng tôi chỉ hỗ
trợ cho người nhiễm HIV chút ít để động viên tinh thần" (Vĩnh Linh).
Tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương
chủ yếu là lập kế hoạch hoạt động truyền thông, thời gian thực hiện tập trung
nhiều vào tháng hành động quốc gia, một số ban ngành như hội phụ nữ, đoàn
thanh niên thỉnh thoảng lồng ghép trong chương trình sinh hoạt định kỳ "Sinh
hoạt thanh niên dành từ ba mươi phút đến một giờ để bàn về nguy cơ và cách

phòng HIV, nếu có kinh phí để tổ chức hái hoa dân chủ thì sẽ hay hơn" (Cán bộ
đoàn TN thị xã Quảng Trị) hoặc " có dự án nên chúng tôi tham gia nhiều hoạt
động lắm" (cán bộ xã Triệu Thượng - Triệu Phong). Các hoạt động thời gian
khác trong năm hầu như các xã đều để cho cán bộ y tế xã lập kế hoạch và triển
khai.
5. Bàn luận:
Đối tượng tham gia phỏng vấn là 450 thành viên của ban chỉ đạo 63 xã
phường trọng điểm về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đa
số là người kinh chiếm 90,07%, dưới 10% là dân tộc ít người gồm Pa Kô và Vân
Kiều. Trên một nữa trong số họ từ 40 tuổi trở lên (53,1%), độ tuổi dưới 30
chiếm tỷ lệ rất ít 13,8%. Gần 66% có trình độ từ cao đắng trở lên, trong đó

26,9% có trình độ đại học và trên đại học. Tuy nhiên vẫn có 0,4% trình độ
20


×