Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nghiên cứu hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và hiệu quả chương trình dùng thuốc thay thế methadone tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 89 trang )

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

MÔ TẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC
Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH DÙNG THUỐC THAY THẾ
METHADONE CAN THIỆP TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH
MA TUÝ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Anh Quang

Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Mã số đề tài :

22/2012/NCKHCS

Hà Nội, tháng 12 năm 2012


CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

MÔ TẢ THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC
Y TẾ CHƯƠNG TRÌNH DÙNG THUỐC THAY THẾ
METHADONE CAN THIỆP TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH


MA TUÝ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Anh Quang

Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Mã số đề tài :

22/2012/NCKHCS

Thời gian thực hiện: từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012
Tổng kinh phí thực hiện đề tài : 78 triệu 750 ngàn đồng
Trong đó: kinh phí SNKH :
Nguồn khác (nếu có)

78 triệu 750 ngàn đồng
0 triệu đồng

Hà Nội, tháng 12 năm 2012


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài: Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình
dùng thuốc thay thế methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy
tại Thành phố Hà Nội.
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Anh Quang
3. Cơ quan thực hiện đề tài:Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
4. Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam

5. Thư ký đề tài: Ths. Bùi Thị Nga
6. Danh sách những người thực hiện chính:
− Ths. Lã Thị Lan - PGĐ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
− Ths. Nguyễn Phương Hoa - Trưởng khoa Giám sát - Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS Hà Nội
− Ths. Trần Bích Hậu - Trưởng khoa Xét nghiệm - Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS Hà Nội
− Ths. Lâm Ngọc Tân - Phó Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Trung
tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
− Ths. Nguyễn Hữu Tiến - Cán bộ khoa Truyền thông - Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS Hà Nội
− CN. Dương Thị Liên - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ - Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
7. Các đề tài nhánh của đề tài: không có
8. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012


MỤC LỤC
CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS..................................................................1
CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS..................................................................2
NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT.......................................................................9
PHẦN A...........................................................................................................1
TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................1
PHẦN B............................................................................................................4
NỘI DUNG BÁO CÁO...................................................................................4
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................4
1.3.1. Mục tiêu chung.......................................................................................7
Bảng 4. Một số mối liên quan trình độ học vấn,tình trạng hôn nhân..............41
với kết quả xét nghiệm....................................................................................41
6.2.1. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền

thông về tiêm chích an toàn, tình dục an toàn và HIV/AIDS cho người
NCMT............................................................................................................71


DANH MỤC BẢNG

Bảng
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3

Tên bảng
Trang
Tình trạng sử dụng bao cao su của đối tượng nghiên cứu
37
Hiểu biết của đối tượng HIV/AIDS
38
Nhận thức của người nghiện chích ma tuý về phòng lây
38

Bảng 4

nhiễm HIV
Một số mối liên quan trình độ học vấn,tình trạng hôn

Bảng 5

nhân với kết quả xét nghiệm
Một số mối liên quan tới hành vi sử dụng chung bơm


41
41

Bảng 6

kim tiêm
Mối liên quan tới hành vi sử dụng bao cao su với gái

42

Bảng 7

mại dâm
Đặc điểm sức khỏe bệnh nhân tại Hà Đông và Từ Liêm

Bảng 8

tham gia điều trị Methadone
Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình trong 1

49
53

tháng qua
Bảng 9 Hành vi QHTD với GMD
Bảng 10 Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với GMD trong

53
53


vòng 1 tháng sau điều trị
Bảng 11 Tình trạng các triệu chứng bệnh STI

54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1

Đặc điểm của người nghiện chích ma tuý phân theo
tuổi

22

Biểu đồ 2

Đặc điểm của người nghiện chích ma tuý phân theo
trình độ học vấn

22

Biểu đồ 3

Đặc điểm sống của người nghiện chích ma tuý

23


Biểu đồ 4

Tần suất uống rượu, bia trong 1 tháng qua

23

Biểu đồ 5

Phân bố theo nghề nghiệp của người nghiện chích ma
tuý

24

Biểu đồ 6

Loại ma túy mà các đối tượng đã từng sử dụng

24

Biểu đồ 7

Tần suất tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua

25

Biểu đồ 8

Loại ma túy mà các đối tượng đã từng tiêm chích


25

Biểu đồ 9

Nguồn cung cấp BKT mà các đối tượng NCMT có thể
mua/nhận trong 1 tháng qua

26

Biểu đồ 10

Hành vi dùng chung BKT khi tiêm chích ma túy

26

Biểu đồ 11

Tần suất đối tượng đưa bơm kim tiêm cho người khác
dùng lại trong 1 tháng qua

27

Biểu đồ 12

Tần suất sử dụng chung BKT của đối tượng trong 1
tháng qua

27

Biểu đồ 13


Tần suất làm sạch BKT của đối tượng trong 1 tháng
qua

28

Biểu đồ 14

Cách làm sạch BKT của đối tượng trong 1 tháng qua

28

Biểu đồ 15

Tỷ lệ đối tượng biết nơi có thể mua/nhận bơm kim
tiêm

29

Biểu đồ 16

Loại ma túy đối tượng sử dụng trong lần tiêm chích
gần nhất

29

Biểu đồ 17

Địa điểm tiêm chích trong lần gần nhất


30

Biểu đồ 18

Tỷ lệ đối tượng sử dụng BKT trong lần tiêm chích gần
nhất

30

Biểu đồ 19

Tỷ lệ đối tượng dùng chung thuốc hoặc dụng cụ pha
thuốc trong lần tiêm chích gần nhất

31


Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 20

Tình trạng hôn nhân, tuổi quan hệ tình dục lần đầu của
người nghiện chích ma tuý

31

Biểu đồ 21


Tuổi QHTD lần đầu

32

Biểu đồ 22

Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
với vợ/người yêu lần gần nhất trong 12 tháng qua

32

Biểu đồ 23

Người gợi ý sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
với vợ/người yêu lần gần nhất trong 12 tháng qua

33

Biểu đồ 24

Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với
vợ/người yêu trong 12 tháng qua

33

Biểu đồ 25

Lý do sử dụng bao cao su khi QHTD với vợ/người yêu

34


Biểu đồ 26

Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
với gái mại dâm lần gần nhất trong 12 tháng qua

34

Biểu đồ 27

Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với
gái mại dâm trong 12 tháng qua

35

Biểu đồ 28

Lý do sử dụng bao cao su khi QHTD với gái mại dâm

35

Biểu đồ 29

Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
với bạn tình bất chợt không trả tiền lần gần nhất trong
12 tháng qua

36

Biểu đồ 30


Tần suất sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với
bạn tình bất chợt không trả tiền trong 12 tháng qua

36

Biểu đồ 31

Nguồn cung cấp bao cao su các đối tượng biết

37

Biểu đồ 32

Các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình
dục

37

Biểu đồ 33

Lý do đối tượng nghiên cứu nghĩ rằng có nguy cơ
nhiễm HIV

39

Biểu đồ 34

Kết quả tự đánh giá của người nghiện chích ma tuý
về hành vi nguy cơ nhiễm HIV


40

Biểu đồ 35

Hành vi về tư vấn và xét nghiệm HIV

40

Biểu đồ 36

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT

42

Biểu đồ 37

Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin trong khoảng từ 1- 3
tháng trước thời điểm nghiên cứu

43

Biểu đồ 38

Số ngày trung bình bệnh nhân sử dụng heroin trong

43


Tên biểu đồ


Trang
khoảng từ 1- 3 tháng

Biểu đồ 39

Tỷ lệ bệnh nhân đang trong giai đoạn dò liều và điều
trị duy trì

44

Biểu đồ 40

Hàm lượng trung bình theo liều điều trị Methadone

44

Biểu đồ 41

Các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bằng
Methadon

45

Biểu đồ 42

Trung bình số lần sử dụng Heroin trong ngày của bệnh
nhân đang điều trị Methadone theo thời gian

45


Biểu đồ 43

Quan điểm của khách hàng về quy trình điều trị

46

Biểu đồ 44

Quan điểm của khách hàng về chất thái độ của nhân
viên y tế

46

Biểu đồ 45

Nguồn thông tin biết đến chương trình Methadone

47

Biểu đồ 46

Thay đổi dịch vụ đã nhận được

47

Biểu đồ 47

Dịch vụ chuyển tiếp trong tháng qua


48

Biểu đồ 48

Dịch vụ chuyển tiếp được cán bộ giới thiệu đã sử dụng
trong tháng qua

49

Biểu đồ 49

Hành vi QHTD với bạn tình trong 7 ngày và 1 tháng sau
khi điều trị

50

Biểu đồ 50

Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình trong 7
ngày và 1 tháng sau điều trị

50

Biểu đồ 51

Hành vi QHTD với bạn tình với gái mại dâm sau điều trị

51

Biểu đồ 52


Tình trạng các triệu chứng bệnh STI

51

Biểu đồ 53

Cải thiện về cân nặng sau điều trị Methadone

52

Biểu đồ 54

Thay đổi về việc làm trong bệnh nhân trước và sau khi
điều trị Methadone

52

Biểu đồ 55

Tỷ lệ dùng chung Bơm kim tiêm trong những bệnh
nhân đang được điều trị bằng Methadone trước và sau
điều trị

55

Biểu đồ 56

Tỷ lệ sử dụng bao cao su với gái mại dâm trước và sau
điều trị trong 1 tháng sau điều trị


55


NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

(Acquired Immuno Deficiency Syndrome)
ARV
Thuốc chống vi rút (Antiretrovirus)
BCS
Bao cao su
BKT
Bơm kim tiêm
CBYT
Cán bộ y tế
CDTP
Chất dạng thuốc phiện
CLB
Câu lạc bộ
CTGTTH Chương trình giảm thiểu tác hại
CTV
Cộng tác viên
CSYT
Cơ sở y tế
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
ĐĐV

Đồng đẳng viên
ĐH, CĐ
Đại học, cao đẳng
GDV
Giáo dục viên
GMD
Gái mại dâm
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human Immunodeficiency Virus)
KCB
Khám chữa bệnh
LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục
NCMT
Nghiện chích ma tuý
NMT
Nghiện ma tuý
QHTD
Quan hệ tình dục
OR
Tỷ suất chênh (Odds Ratio)
SL
Số lượng
STIs
Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
(Sexually Transmitted Infection)
TVXNTN Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
TTYT
Trung tâm y tế
TL

Tỷ lệ
TCMT
Tiêm chích ma tuý
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TP
Thành phố
UNAIDS Tổ chức phòng chống AIDS Liên Hợp Quốc
VCT

(United Nation Acquired Immunodeficiency Syndrome)
Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện
(Voluntary Counseling and Testing)


VSDTTƯ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)


PHẦN A
TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài
a) Đóng góp mới của đề tài:
Nghiên cứu xác định được thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
cho nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình dùng thuốc thay thế
Methadone tại thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo, nhà

nghiên cứu KH&CN có cái nhìn sâu hơn về nhu cầu thực tiễn về phương
pháp mới điều trị cho người nghiện các CDTP ở thành phố Hà Nội. Đề tài
này được triển khai với sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo, cộng đồng xã hội ủng
hộ chương trình cũng là vấn đề quan trọng đã góp phần kìm chế dịch
HIV/AIDS bùng phát cũng như giảm ảnh hưởng của dịch HIV với đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của thành phố.
b) Kết quả cụ thể (các sản phẩm cụ thể):
- Mô tả được hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm
HIV của nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình dùng thuốc thay
thế Methadone tại thành phố Hà Nội.
- Mô tả được thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình
dùng thuốc thay thế Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích
ma túy tại thành phố Hà Nội.
c) Hiệu quả về đào tạo.
1

Cao học chuyên ngành Y tế công cộng - Học Viện Quân Y

1 Nghiên cứu sinh chuyên ngành Y tế công cộng - Học Viện Quân Y
d) Hiệu quả về kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí điều trị bằng Methadone thấp hơn
so với việc sử dụng ma tuý do vậy giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình người
bệnh. Điều trị thay thế bằng Methadone sẽ theo dõi được thường xuyên tình
trạng sức khoẻ của bệnh nhân, điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng cơ hội
1


cũng như các bệnh khác liên quan tới việc sử dụng các CDTP, tăng cường sức
khoẻ của bệnh nhân, do đó giảm bớt gánh nặng chi phí cho gia đình bệnh
nhân và xã hội, tạo điều kiện cho họ quay trở về với cuộc sống bình thường,

hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng.
e) Hiệu quả về xã hội.
Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại thành phố được triển khai đã đáp ứng được nguyện vọng của
người nghiện chích ma túy, gia đình người sử dụng ma túy và của cộng đồng
là giảm và tiến tới không còn người sử dụng ma túy. Nhiều gia đình có con
em nghiện chích ma tuý mong muốn được đưa con em đến tham gia chương
trình và kể cả các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cũng mong muốn
được đưa người nghiện ma tuý tại địa phương tham gia chương trình. Đa số
bệnh nhân tham gia điều trị đã có những cải thiện về sức khỏe, chuyển biến
tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Nhiều bệnh nhân trước đây chưa có
việc làm thì bây giờ đã và đang tích cực tìm việc làm và dành thời gian hỗ trợ
gia đình. Về an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư xung quanh
người nghiện ma túy cũng đã được cải thiện. Các hành vi phạm tội có liên
quan tới ma tuý sẽ giảm bớt do người bệnh không quá bức xúc về vấn đề kinh
tế để có tiền mua ma tuý tiêm chích, từ đó tình hình trật tự, an toàn xã hội
được đảm bảo tốt hơn.
f) Các hiệu quả khác.
- Giảm sử dụng ma tuý.
- Giảm các hành vi tiêm chích không an toàn.
- Giảm các hành vi tình dục không an toàn.
- Giảm sự phụ thuộc vào ma túy.
- Giảm hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới ma tuý.
- Cải thiện sức khoẻ thể chất.
- Cải thiện sức khoẻ tâm thần.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống.
2


Giúp người dân trong cộng đồng hiểu thêm về một phương pháp mới điều

trị cho người nghiện CDTP, từ đó giảm bớt sự kỳ thị, phân biệt đối xử với họ.
2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.
Đề tài nghiên cứu về chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc Methadone tại thành phố được triển khai đã đáp ứng được nguyện
vọng của người nghiện chích ma túy, gia đình người sử dụng ma túy và của
cộng đồng là giảm và tiến tới không còn người sử dụng ma túy. Bệnh nhân
tuy còn sử dụng ma túy nhưng tần suất và liều Heroin sử dụng là rất thấp,
điều này cho thấy hiệu quả về kinh tế của chương trình là rất lớn. Sau khi
nghiên cứu có thể chuyển giao mô điều trị tại cơ sở Methadone cho áp dụng
tại các địa bàn các huyện khác như Chương Mỹ, Ba Vì. Phạm vi ứng dụng
của đề tài là cơ sở khoa học chứng minh tính hiệu quả của chương trình để
mở rộng thêm cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone tại các quận huyện khác can thiệp cho nhóm nghiện chích ma túy
trên địa bàn thành phố. Vì thời gian nghiên cứu Đề tài chưa dài, do đó để có
kết luận khách quan hơn về vấn đề này thì cần có thời gian nghiên cứu Đề tài
tiếp theo để đánh giá hiệu quả của chương trình là rất lớn.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được
phê duyệt.
(a) Tiến độ : Đúng tiến độ
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra.
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Tạo ra đầy
đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương.
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: theo đúng dòng ngân sách của bản
đề cương được phê duyệt. Toàn bộ kinh phí đã thanh quyết toán.
4. Các ý kiến đề xuất.

3


PHẦN B

NỘI DUNG BÁO CÁO
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài.
Thế giới đã và đang phải trải qua sự tàn phá nặng nề của đại dịch
HIV/AIDS, không một châu lục, một quốc gia, một cộng đồng hay một cá
nhân nào lại không bị HIV/AIDS đe dọa. Theo ước tính của Chương trình
phối hợp Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS đến cuối năm 2009, toàn
thế giới có khoảng trên 33,4 triệu người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó
trẻ em dưới 15 tuổi là 2,9 triệu [42], [43]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực
trong phòng chống AIDS nhưng bức tranh toàn cầu về HIV/AIDS vẫn còn hết
sức ảm đạm, số người nhiễm HIV và số ca tử vong do AIDS chưa có dấu hiệu
thuyên giảm mà ngày càng nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, chính
trị và xã hội đối với các quốc gia này. Tiêm chích ma tuý đã trở thành một
vấn nạn toàn cầu, không loại trừ một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào,
Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Tệ nạn ma tuý không chỉ ảnh
hưởng tới sức khoẻ cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã
hội và an ninh chính trị của mỗi quốc gia [25], [26], [58], [60].
Theo ước tính trên toàn thế giới có khoảng hơn 10 triệu người TCMT,
trong đó 3,3 triệu người TCMT nhiễm HIV. Tại một số thành phố tỷ lệ nhiễm
HIV trong nhóm TCMT trong những năm gần đây đã tăng từ tỷ lệ rất thấp lên
đến 40% hoặc thậm chí cao hơn. Sự bùng nổ của đại dịch HIV chủ yếu là do
sự đan xen giữa sự lây lan trong nhóm TCMT và trong nhóm QHTD khác
giới. Phần lớn những người tiêm chích ma túy đang ở độ tuổi có hoạt động
quan hệ tình dục mạnh mẽ, nhiểu người tiêm chích ma túy còn tham gia vào
hoạt động mua bán dâm, sự kết hợp này càng làm cho nguy cơ lây nhiễm
HIV ra cộng đồng tăng cao. Cách thức lây truyền đang diễn ra ở một số nước
4



châu Á, điển hình là Indonesia, Việt Nam và ở nhiều vùng ở Trung Quốc.
Theo dự báo của tổ chức y tế thế giới, dịch HIV sẽ ngày càng trở nên quan
trọng ở khu vực châu Á [23],[59], [61].
Ở Việt Nam, tính đến 30/6/2012 số người nhiễm HIV hiện đang còn sống
là 204.019 người, trong đó có 58.569 trường hợp bệnh nhân AIDS và số trường
hợp tử vong do AIDS là 61.856 người [7]. Nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu tập
trung trong nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 80,28%), phân bố các trường hợp
nhiễm HIV theo nhóm đối tượng: NCMT 51,17%; gái mại dâm 2,49%. Hình
thái dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn tập trung. Các trường
hợp nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như NCMT.
Người NCMT ở nước ta ngày càng có thành phần phức tạp, đa dạng, trước
đây chỉ tập trung ở các nhóm đối tượng có trình độ thấp, không nghề nghiệp,
có tiền án tiền sự, thì ngày nay cả những người có trình độ học vấn cao, có
việc làm, nhà cửa ổn định, kinh tế khá giả. Năm 1996 cả nước chỉ có 69.195
người nghiện ma túy, đến năm 2006 tăng lên 160.226 người (tăng so với năm
1996 là 131,56%) và đến cuối năm 2010 là 176.603 người nghiện có hồ sơ
quản lý [1]. Những người NCMT bị nhiễm HIV không chỉ lây nhiễm cho
những người NCMT khác qua dùng chung BKT mà họ cũng có thể lây nhiễm
cho bạn tình của họ qua QHTD, kể cả bạn tình thường xuyên và bạn tình mại
dâm. Đại dịch HIV/AIDS đang và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế xã
hội ở nước ta [4], [5], [6].
Trên thế giới, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
thay thế bằng Methadone đã được triển khai các quốc gia như: Úc, Mỹ, Hà
Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Tại những nước này chương trình được
triển khai can thiệp trong nhóm NCMT đã góp phần giảm hành vi tội phạm
và giảm sự lây truyền HIV cộng đồng [25], [26], [29], [36].
Tại Việt Nam chương trình dùng thuốc thay thế Methadone được triển
khai thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng đã thu được
một số kết quả nhất định đáp ứng được nguyện vọng của người NCMT. Đa số

5


bệnh nhân NCMT cải thiện về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ cũng
như cuộc sống sau thời gian điều trị, hạn chế tốc độ lây truyền HIV [8].
Tại Thành phố Hà Nội, tính đến tính đến ngày 30/10/2012: Lũy tích
các trường hợp nhiễm HIV là 23.833, Lũy tích số BN AIDS là 8.992, trong
đó số ca tử vong do AIDS là 3.751 trường hợp. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên
100.000 dân là 282/100.000. Hiện nay thành phố Hà Nội 100% các
Quận/huyện phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS và 536/577 xã/phường có
người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 92,7%. Kết quả nghiên cứu giám sát hành vi kết
hợp với giám sát trọng điểm năm 2009 ở Thành phố Hà Nội cho thấy: 21,2%
người NCMT không sử dụng BKT sạch trong lần tiêm chích gần đây nhất,
chỉ có 36,8% phụ nữ bán dâm luôn luôn sử dụng BCS với các loại bạn tình
trong 12 tháng qua. Song song với sự phát triển kinh tế - xã hội thì những vấn
đề như buôn bán, sử dụng ma tuý, mại dâm tại Thành phố Hà Nội cũng gia
tăng. Số liệu của Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống ma túy và
mại dâm cho thấy đến 30/6/2012 toàn Thành phố có 21.392 người nghiện ma
túy có hồ sơ quản lý , mỗi năm làm thiệt hại cho kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.
Đây cũng chính là nguy cơ làm lây nhiễm dịch HIV/AIDS của Thành phố Hà
Nội [31], [32], [33], [34].
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến việc
xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc
thay thế Methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy tại thành phố
Hà Nội. Do đó, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần thiết thực trong việc hoàn
thiện mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng thuốc thay
thế Methadone. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng
thuốc thay thế Methadone can thiệp trong nhóm nghiện chích ma túy tại
thành phố Hà Nội”.


6


1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài.
Giả thiết nghiên cứu là 400 người nghiện chích ma túy tại thành phố
Hà Nội không tham gia chương trình dùng thuốc thay thế Methadone thì
hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Theo kết quả một số nghiên cứu tần
suất trung bình người nghiện chích ma túy sử dụng chích heroin từ 2- 3 lần.
Số tiền trung bình một ngày người nghiện chích ma túy dành cho sử dụng
heroin trước khi tham gia điều trị khoảng trên 200.000- 400.000 đồng. Như
vậy, trung bình một tháng bệnh nhân cần khoảng 9.000.000 đồng dành cho
việc sử dụng ma túy. Để sử dụng heroin, bệnh nhân cần phải kiếm thêm thu
nhập từ nhiều nguồn khác kể cả việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Do
đó, có thể thấy việc sử dụng heroin mang lại nhiều tác động tiêu cực tới bệnh
nhân, gia đình và xã hội. Hơn nữa hành vi dùng chung BKT, không sử dụng
BCS thường xuyên với bạn tình là yếu tố gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV. Hiệu quả
của chương trình dùng thuốc thay thế Methadone can thiệp trong nhóm
nghiện chích ma túy tại thành phố Hà Nội sẽ làm giảm tần suất tiêm chích ma
túy, góp phần hạn chế khả năng dùng chung BKT, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV
và tiến tới ngừng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham
gia điều trị ta sẽ được chứng minh bằng các số liệu ở phần sau [8], [39], [40].
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3.1. Mục tiêu chung

Mô tả thực trạng chương trình dùng thuốc thay thế Methadone tại thành
phố Hà Nội.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm HIV
của nhóm nghiện chích ma túy tham gia chương trình dùng thuốc thay thế

Methadone tại thành phố Hà Nội.
- Mô tả thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình dùng
thuốc thay thế Methadone can thiệp cho nhóm bệnh nhân nghiện chích ma
túy tại thành phố Hà Nội.
7


2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI:

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
Tiêm chích ma túy là một yếu tố ban đầu mạnh mẽ nhất làm gia tăng
lây nhiễm HIV ở Châu Á, tuy nhiên có một số nước như Ấn Độ, Thái Lan,
Cămpuchia dịch khởi đầu là do quan hệ tình dục. Phần lớn những người tiêm
chích ma túy đang ở độ tuổi có hoạt động quan hệ tình dục mạnh mẽ, nhiều
người tiêm chích ma túy còn tham gia vào hoạt động mua bán dâm, sự kết
hợp này càng làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng tăng cao. Nguyên
nhân làm lây truyền HIV trên toàn cầu chủ yếu do lây truyền qua đường tình
dục, ước tính hơn 70% các trường hợp nhiễm HIV, phần còn lại chủ yếu do
sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm nghiện chích ma túy, tiếp đến là do
quan hệ tình dục qua đường hậu môn, ngoài ra do truyền máu cũng chiếm
một tỷ lệ nhỏ làm lây truyền HIV/AIDS [42], [55], [56].
Châu Á, ước tính đến cuối năm 2007 có khoảng 5 triệu người đang
sống với HIV/AIDS, riêng năm 2007 có khoảng 380 ngàn người bị nhiễm
mới HIV và có khoảng 380 ngàn người tử vong do HIV/AIDS. Các quốc gia
có nhiều người nhiễm HIV là các nước Đông Nam Á, lây truyền HIV do quan
hệ tình dục không an toàn vẫn là nguyên nhân chính làm lây truyền đại dịch
HIV trong phần lớn các nước Châu Á, tuy nhiên, ở một số nước khác nghiện
chích ma túy là yếu tố nguy cơ chính làm lây truyền HIV như Trung Quốc có
hơn một số người đang sống với HIV là người nghiện chích ma túy, một số
vùng của Ấn Độ có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy cao

(24%), các nước Malaysia và Việt Nam cũng nằm trong những nước có nguy
cơ cao lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy [53], [54], [57].
Cách thức lây truyền đang diễn ra ở một số nước châu Á, điển hình là
Indonesia, Việt Nam và ở nhiều vùng ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, người tiêm
chích ma túy hầu hết còn rất trẻ và việc sử dụng bơm kim tiêm không vô
trùng còn rất phổ biến, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là
51%. Ước tính cứ 3 người tiêm chích ma túy thì có 1 người đã nhiễm HIV, và
8


ở các thành phố như Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
tỷ lệ hiện nhiễm HIV còn cao hơn một cách đáng kể [9], [11], [21], [19].
* Dùng chung BKT trong TCMT là yếu tố nguy cơ chính làm lây nhiễm
HIV trong nhóm NCMT tại Việt Nam
Nghiên cứu giám sát hành vi năm 2006 cho thấy tỷ lệ người NCMT sử
dụng chung BKT vẫn còn rất cao ở Thành phố Hồ Chí Minh 37%, An Giang
33%, Đà Nẵng 29%, Cần Thơ 25%. Điều đáng quan ngại hơn là trong số
người NCMT bị nhiễm HIV có hành vi đưa BKT đã sử dụng cho bạn chích
chung vẫn ở mức cao; qua nghiên cứu năm 2007 cho thấy 22% số người
NCMT bị nhiễm HIV tiếp tục làm lây nhiễm HIV cho người NCMT khác [21].
* Có sự đan xen giữa các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV như sử
dụng chung dụng cụ tiêm chích và QHTD không an toàn tại Việt Nam
Người NCMT cũng có các hành vi tình dục có nguy cơ với nhiều bạn
tình khác nhau, trong đó có cả phụ nữ mại dâm. Qua các điều tra nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ phần trăm số người NCMT báo cáo có QHTD với phụ nữ mại
dâm tại một số tỉnh là An Giang 43,3%; Cần Thơ 28,7% và Hà Nội 20,5%.
Tỷ lệ phụ nữ mại dâm sử dụng ma túy ngày càng gia tăng, một số tỉnh, thành
phố như Cần Thơ, Hà Nội tỷ lệ này là 17,3% và 16,7% [9], [11].
* Trong những năm tiếp theo hành vi lây nhiễm HIV qua TCMT vẫn là
nguy cơ gia tăng lây truyền HIV tại Việt Nam

Trong giai đoạn 2007- 2012, tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm người
NCMT vẫn duy trì ở mức cao, tại một số tỉnh, thành phố tỷ lệ hiện nhiễm
trong nhóm này vẫn duy trì ở mức rất cao trong giai đoạn tới như Quảng
Ninh: 56%, TP Hồ Chí Minh 55%, Cần Thơ 45% vào năm 2012. Đặc biệt,
mặc dù khởi phát muộn hơn những tỉnh thành khác, nhưng nhiễm HIV trong
người NCMT tại khu vực Tây Bắc (bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện
Biên) có tốc độ gia tăng rất nhanh chóng, và nếu không có những biện pháp
can thiệp toàn diện, tỷ lệ hiện nhiễm tại những khu vực này có thể tăng cao
như tại các tỉnh, thành phố trọng điểm [6], [7], [9], [11].
9


Tóm lại: Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai
đoạn dịch tập trung, tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm NCMT, cao trong
nhóm gái mại dâm, bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và
thấp ở các quần thể khác. Theo khuyến cáo của các tổ chức Quốc tế, đây là
giai đoạn phù hợp để triển khai các biện pháp can thiệp [6], [7], [10], [27].
Trên thế giới, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone (gọi tắt là điều trị thay thế bằng Methadone) không phải là một
trong những giải pháp mới trong hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng
lây nhiễm HIV. Ở Hồng Kông, chương trình Methadone đã được triển khai từ
những năm 1970, ở Hà Lan được triển khai từ những năm 1980 và Trung
Quốc cũng đã thực hiện chương trình này vào năm 2004. Chính vì vậy, các
công trình nghiên cứu về đề tài này rất phong phú và đa dạng với các mục
tiêu khác nhau. Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả
giải pháp điều trị thuốc và giải pháp tâm lý xã hội. Mục tiêu cơ bản của điều trị
lạm dụng ma tuý là giảm sử dụng ma tuý, bằng cách đó sẽ giảm hành vi tiêm
chích và các hành vi nguy cơ khác có liên quan đến việc sử dụng ma tuý, hỗ
trợ cho các giải pháp can thiệp khác làm tăng hiệu quả dự phòng lây nhiễm

HIV [13], [14], [28], [29], [30], [48].
Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone đã được triển khai tại
rất nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan,
Myanmar, Trung Quốc, Hồng Kông...và tại những nước này, chương trình
Methadone đã góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm và giảm sự lây
truyền HIV trong nhóm TCMT và từ nhóm TCMT ra cộng đồng cụ thể:
Đầu năm 2004, Trung Quốc đã triển khai thí điểm chương trình
Methadone tại 8 phòng khám ở 5 tỉnh. Tính đến thời điểm năm 2005, Chính
phủ Trung Quốc đã cho phép triển khai rộng ra 128 phòng khám tại 21 tỉnh
với 8.900 người nghiện ma tuý tham gia chương trình. Kết quả đánh giá cho
thấy, tại 8 cơ sở đầu tiên, tỷ lệ khách hàng đang tiêm chích giảm từ 69,1%
10


xuống còn 8,8% sau một năm điều trị và tần suất tiêm chích trong tháng giảm
từ 90 lần/tháng xuống còn 2 lần/tháng. Tỷ lệ có việc làm tăng từ 22,9% lên
40,6% và tỷ lệ phạm tội do khách hàng tự báo cáo giảm từ 20,7% xuống còn
3,6%. Trong số 92 người HIV âm tính tham gia chương trình và kéo dài điều
trị ít nhất một năm không có trường hợp nào nhiễm HIV. Dự kiến năm 2007 –
2008, Trung Quốc sẽ có khoảng 1.500 phòng điều trị Methadone cho khoảng
300.000 người sử dụng heroin [18], [24], [30], [48].
Australia được coi là một Quốc gia có nhiều kinh nghiệm thành công
trong việc áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma tuý. Tuy nhiên, cuộc vận động chính sách kéo
dài gần 3 năm đã phải trải qua để thuyết phục các nhà hoạch định chính sách
ủng hộ chương trình can thiệp giảm tác hại trong nhóm nghiện chích ma tuý.
Can thiệp giảm tác hại được thông qua một chính sách thuốc Quốc gia bắt
đầu từ tháng 4/1985. Từ đó, nhiều lần được chính thức phê duyệt lại. Chương
trình điều trị Methadone nhanh chóng được mở rộng, từ 2.000 người trong
năm 1985 lên đến 40.000 người trong năm 2005. Chương trình trao đổi bơm

kim tiêm được bắt đầu từ năm 1986, có 32 triệu bơm kim tiêm được trao đổi
trong năm 1998. Chương trình giáo dục đồng đẳng trong nhóm ma tuý cũng
được áp dụng vào cuối những năm 1980. Kết quả, nhiễm HIV đã được khống
chế trong nhóm nghiện chích ma tuý còn khoảng 1-2%. Nhiễm HIV ở
Australia hiện tại đã được khống chế, đặc biệt trong nhóm nghiện chích ma
tuý, tỷ lệ mắc hàng năm ở mức rất thấp 1,2/100.000 dân (Ở Mỹ là 14,7/
100.000 dân) [39].
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ những hiệu quả của việc điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và
Buprenorphine. Sáu nghiên cứu đã được triển khai nhiều nơi khác nhau trên
Thế giới như Mỹ, Thuỵ Điển, Hồng Kông và Thái Lan. Kết quả các nghiên
cứu đã cho biết, hiệu quả về tần suất sử dụng ma tuý và hành vi phạm tội ở
nhóm can thiệp so với nhóm chứng khá rõ ràng, giảm sử dụng heroin, giảm
11


các hành vi phạm tội, giảm tỷ lệ tử vong. Một nghiên cứu về thử nghiệm lâm
sàng về điều trị Methadone của Porter J và cộng sự cũng có kết quả tương tự.
Nghiên cứu này đã được thực hiện trên 319 người tham gia, kết quả cho thấy
76% người tham gia điều trị giảm số ngày, số lần sử dụng Heroin có ý nghĩa
thống kê (p<0,01), những hành vi phạm tội tự khai báo cũng giảm có ý nghĩa
ở nhóm điều trị, kết luận này cũng phù hợp với kết luận nghiên cứu của
McLellan AT, 2003 [40], [44], [46], [47].
Trong một nghiên cứu thuần tập tương lai của Wiebel WW và cộng sự
đã theo dõi 152 người TCMT tham gia điều trị Methadone và 103 người
không điều trị ở Philadelphia – Mỹ trong thời gian 18 tháng, ở thời điểm bắt
đầu nghiên cứu, tỷ lệ huyết thanh dương tính với HIV là 10% ở nhóm điều trị
và 16% nhóm không điều trị, sau 18 tháng theo dõi những người tham gia có
HIV âm tính thì nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ thay đổi huyết thanh
dương tính ở nhóm không điều trị gấp 6 lần so với nhóm điều trị (22% so với

3,5%) [51]. Một nghiên cứu khác của Moset và cộng sự theo dõi một nhóm
đối tượng TCMT tham gia điều trị Methadone ở Fransitsco trong thời gian 5
năm, tác giả đã thấy rằng, 7,6% những người tham gia điều trị dưới 12 tháng
có chuyển đổi huyết thanh dương tính so với 2,1% có chuyển đổi huyết thanh
ở những người tham gia điều trị trên 12 tháng (p=0,02)[52]. Như vậy, đã có
những bằng chứng về hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện thay thể bằng Methadone, đã có hiệu quả trên việc thay đổi các hành vi
nguy cơ làm lây truyền HIV và sự chuyển đổi huyết thanh dương tính HIV.
Các nghiên cứu quốc tế đã đưa ra các bằng chứng thống nhất là: điều
trị thay thế bằng Methadone giúp người nghiện các chất dạng thuốc phiện
(CDTP) dự phòng lây nhiễm HIV, giảm tần suất sử dụng các CDTP, giảm các
hành vi tội phạm, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân bao
gồm giảm tỷ lệ tử vong do quá liều, tăng hiệu quả điều trị HIV/AIDS bằng
thuốc ARV. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tính hiệu quả về mặt
kinh tế của chương trình điều trị thay thế bằng Methadone [45], [50],[55].
12


- Dự phòng lây nhiễm HIV: Điều trị thay thế bằng Methadone đường
uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các CDTP
do giảm việc tiêm chích, giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy người nghiện chích ma túy (NCMT)
không được điều trị bằng Methadone có tỷ lệ huyết thanh dương tính với HIV
tăng từ 21% tới trên 51% sau 5 năm theo dõi. Với nhóm người NCMT được
điều trị bằng Methadone, tỷ lệ này chỉ tăng từ 13% đến 21%. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả đánh giá của Hồng Kông, năm 2001
trong 3.811 mẫu nước tiểu của bệnh nhân tham gia điều trị bằng Methadone,
chỉ có 4 trường hợp nhiễm HIV (chiếm tỷ lệ 0,105%) [18], [24].
- Giảm sử dụng ma tuý bất hợp pháp: Các nghiên cứu về kết quả điều
trị thay thế bằng Methadone tại Anh, Mỹ và Úc cho thấy việc giảm sử dụng

Heroin trong nhóm người được điều trị bằng Methadone. Một nghiên cứu tại
Mỹ cho thấy điều trị bằng Methadone làm giảm tỷ lệ sử dụng Heroin 70%,
người nghiện các CDTP không tham gia điều trị Methadone có tần suất sử
dụng Heroin cao hơn 9,7 lần, tỷ lệ bị bắt giam cao gấp 5,3 lần so với những
người được điều trị (Báo cáo của Viện nghiên cứu Quốc gia về lạm dụng ma
tuý, Hoa Kỳ) [18], [30], [38].
- Giảm các hành vi vi phạm pháp luật: Nghiên cứu đánh giá Quốc gia
của Úc về trị liệu Dược lý ở những người lệ thuộc Opioid cho thấy: tỷ lệ tội
phạm do sử dụng Heroin ở những người được điều trị giảm từ 20% xuống
13% trong nhóm tội phạm về trộm cắp tài sản và giảm từ 23% xuống 9%
trong nhóm tội phạm liên quan đến buôn bán ma tuý [20], [38].
- Cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống: Tỷ lệ tử vong ở người
nghiện Heroin tham gia điều trị thay thế bằng Methadone thấp hơn ở nhóm
người không được điều trị bằng Methadone từ 3 đến 4 lần tùy theo nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của Henry Bill, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bỏ điều
trị Methadone cao hơn gấp 3 lần so với bệnh nhân duy trì điều trị (282 trường
hợp tử vong trên 10.000 người so với 76 trường hợp tử vong trên 10.000
13


người). Một nghiên cứu khác của Dole VP và Joseph H. cho thấy tỷ lệ tử
vong ở bệnh nhân bỏ điều trị cao gấp 2 lần so với bệnh nhân tiếp tục điều trị;
trong đó rượu là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong của những bệnh nhân
đang điều trị và sử dụng Heroin quá liều là nguyên nhân chính dẫn tới tử
vong của những bệnh nhân bỏ trị [30], [38]. Weber R. và cộng sự đã tiến
hành theo dõi những người nhiễm HIV được điều trị và không được điều trị
bằng Methadone trong 3 năm. Kết quả cho thấy thời gian tiến triển tới giai
đoạn AIDS trong nhóm không sử dụng Methadone ngắn hơn so với nhóm sử
dụng Methadone. Một nghiên cứu do bác sỹ Henry Brill thực hiện cho thấy:
35% trong tổng số 1.230 bệnh nhân đầu tiên tham gia điều trị bằng

Methadone đã cải thiện được khả năng lao động như có việc làm, đi học, tăng
khả năng làm việc nhà của phụ nữ. 65% bệnh nhân đã cải thiện các mối quan
hệ trong gia đình sau 12 tháng điều trị bằng Methadone, theo một nghiên cứu
tại Trung Quốc [16], [17], [45], [56], [57].
- Hiệu quả chi phí: Theo nghiên cứu về hiệu quả điều trị quốc gia của
Anh (NTORS-Study UK), ước tính cứ 1 đôla đầu tư vào chương trình điều trị
thay thế bằng Methadone thì sẽ tiết kiệm được 3 đôla cho các chi phí pháp lý.
Tại Úc, chi phí điều trị nghiện thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ cần
khoảng 6.096 đô la Úc trong khi biện pháp cai nghiện trong trung tâm tốn
khoảng 11.125 đô la Úc, và giam giữ trong tù mất khoảng 73.840 đô la Úc
chưa kể đến các chi phí tiết kiệm được do không dùng thuốc phiện trong thời
gian cai và sau cai . Theo kinh nghiệm quốc tế, chương trình điều trị thay thế
bằng Methadone sẽ giúp cộng đồng tiết kiệm được từ 7 đến 10 lần các chi phí
liên quan đến luật pháp, hành pháp, y tế, xã hội, bảo hiểm, hải quan v.v [39],
[40], [41], [52].
2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone là một lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam. Cho tới nay, các nghiên
cứu về vấn đề này mới chỉ được báo cáo trong nghiên cứu “Kết quả điều trị
14


nghiện ma túy bằng Methadone tại bệnh viện tâm thần Hải Phòng (1999 –
2000)” tiến hành tại Bệnh viện tâm thần Hải Phòng và báo cáo về “Áp dụng
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Viện
sức khỏe tâm thần (2001 - 2003)” của Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện
Bạch Mai, hai nghiên cứu này cũng cho thấy hiệu quả của việc điều trị nghiện
các CDTP bằng thuốc Methadone tại Việt Nam:
- Giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp: Nghiên cứu của Bệnh viện tâm
thần Hải Phòng cho thấy với liều duy trì từ 35mg đến 45mg/ngày, kết quả xét

nghiệm nước tiểu cho thấy tỷ lệ dương tính với CDTP thấp, chỉ chiếm khoảng
5% trên tổng số hơn 1.000 mẫu nước tiểu. Nghiên cứu của Viện Sức khỏe
tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai cho thấy khi bắt đầu điều trị, 100% bệnh
nhân có mẫu xét nghiệm nước tiểu dương tính với CDTP, sau 24 tuần theo
dõi tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 9,26%.
- Tăng khả năng lao động: 12 trong số 60 bệnh nhân vẫn có khả năng
lao động để nuôi sống bản thân và trợ giúp gia đình (nghiên cứu của Viện tâm
thần Hải Phòng).
- Giảm chi tiêu: Sau 18 tuần điều trị, với tỷ lệ sử dụng ma túy giảm
xuống còn 6,44% đã giúp bệnh nhân và gia đình tiết kiệm rất nhiều tiền dành
cho việc mua ma túy.
- Giảm hành vi sai phạm: 88,88% bệnh nhân khi mới vào có hành vi sai
phạm, đến tuần 18 chỉ còn 2,77% bệnh nhân có hành vi sai phạm [9], [12].
- Ngoài ra trong Báo cáo “Đánh giá thực trạng quá trình triển khai mô
hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại
thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh” của Bộ Y tế cho thấy tần
suất sử dụng Heroin ở những bệnh nhân tham gia điều trị Methadone cũng
giảm đi đáng kể: những bệnh nhân đã đạt liều duy trì chỉ còn sử dụng Heroin
khoảng 1-2 lần trong một tháng. Như vậy bệnh nhân tuy còn sử dụng ma túy
nhưng tần suất và liều Heroin sử dụng là rất thấp, điều này cho thấy hiệu quả
về kinh tế của chương trình là rất lớn. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bao cao su khi
15


×