Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIVAIDS của đồng bào 2 huyện miền núi thanh sơn và tân sơn của tỉnh phú thọ năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.1 KB, 66 trang )

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS – BỘ Y TÊ
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS PHÚ THO

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SƠ

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MƯỜNG TẠI 2 HUYỆN THANH SƠN VÀ
TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THO NĂM 2013

Chủ nhiệm đề tài:
Cơ quan chủ trì đề tài:
Cơ quan quản lý đề tài:
Mã số đề tài :

HỒ QUANG TRUNG

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Phú Thọ
Cục phòng, chống HIV/AIDS
04/2013/NCKHCS

Năm 2013


CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS – BỘ Y TÊ
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS PHÚ THO

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SƠ

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MƯỜNG TẠI 2 HUYỆN THANH SƠN VÀ
TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THO NĂM 2013



Chủ nhiệm đề tài:
Cơ quan chủ trì đề tài:
Cơ quan quản lý đề tài:
Mã số đề tài :

HỒ QUANG TRUNG

Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Phú Thọ
Cục phòng, chống HIV/AIDS
04/2013/NCKHCS

Thời gian thực hiện
: Từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2013
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 120.866.000 đồng
Trong đó: kinh phí SNKH : 120.866.000 đồng

THỦ TRƯƠNG
CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Hồ Quang Trung

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1. Tên đề tài:
Kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc
Mường tại 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2013.

2. Chủ nhiệm đề tài:

ThS. HỒ QUANG TRUNG

3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Phú Thọ
4. Cơ quan quản lý đề tài: Cục phòng, chống HIV/AIDS
5. Thư ký đề tài:

ThS. ĐINH QUANG TUẤN

6. Danh sách những người thực hiện chính:
TT

Họ và tên

Trình đô
chuyên môn

Chức vu

1/

Hồ Quang Trung

Thạc sy

Giám đốc

2/


Đinh Quang Tuấn

Thạc sy

Trưởng khoa GS HIV/AIDS

3/

Đỗ Tiến Bộ

BSCK II.

Phó Giám đốc

4/

Lương Đình Dụng

BSĐK

Phó khoa GS HIV/AIDS/STI

5/

Nguyễn Xuân Ngọc

BSCK I

Trưởng khoa TT-CT-HĐCĐ


6/

Lê Thị Nguyên

Cử nhân

Trưởng phòng KH-TC

7/

Trần Khánh Linh

Cử nhân

CB phòng KH-TC

8/

Lê Văn Dũng

Cử nhân

Trưởng khoa XN

7. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2013


MỤC LỤC

Phần V: Tiền sử quan hệ tình dục (QHTD).......................................................7



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân bố ĐTNC theo giới tính, nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân.........24
Bảng 2: Phân bố ĐTNC theo trình độ học vấn....................................................24
Bảng 3: Phân bố ĐTNC theo nghề nghiệp..........................................................25
Bảng 4: Nguồn thông tin về HIV/AIDS đã tiếp cận............................................25
Bảng 5: Kiến thức đúng về đường lây truyền HIV/AIDS...................................26
Bảng 6: Kiến thức sai về đường lây truyền HIV/AIDS.......................................26
Bảng 7: Kiến thức đầy đủ về đường lây truyền HIV/AIDS................................26
Bảng 8: Kiến thức đúng về biện pháp phòng tránh HIV/AIDS..........................27
Bảng 9: Kiến thức sai về biện pháp phòng tránh HIV/AIDS..............................27
Bảng 10: Nhu cầu tìm hiểu thông tin về HIV/AIDS...........................................27
Bảng 11: Tình hình tiếp cận thông tin về HIV/AIDS trong 1 tháng qua.............28
Bảng 12: Nguyên nhân không tiếp cận được các kênh thông tin (tỷ lệ%)..........28
Bảng 13: Thái độ đối xử khi Vợ/chồng bị nhiễm HIV/AIDS.............................29
Bảng 14: Thái độ đối xử khi người thân bị nhiễm HIV/AIDS............................29
Bảng 15: Thái độ đối xử khi phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV/AIDS.................29
Bảng 16: Tiền sử quan hệ tình dục (QHTD).......................................................30
Bảng 17: Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình thường xuyên (BTTX)............30
Bảng 18: Nguyên nhân không sử dụng BCS khi QHTD với BTTX...................31
Bảng 19: Sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt (BTBC).....................31
Bảng 20: Nguyên nhân không sử dụng BCS khi QHTD với BTBC...................31
Bảng 21: Hành vi sử dụng ma túy.......................................................................32
Bảng 22: Tiền sử xét nghiệm HIV......................................................................32
Bảng 23: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với giới tính, tuổi và hôn nhân........33
Bảng 24: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với học vấn......................................33
Bảng 25: Liên quan giữa kiến thức đầy đủ với nghề nghiệp...............................34
Bảng 26: Liên quan giữa thái độ đúng với tuổi, giới tính và hôn nhân...............34
Bảng 27: Liên quan giữa thái độ đúng với học vấn.............................................35

Bảng 28: Liên quan giữa thái độ đúng với nghề nghiệp.....................................35
Bảng 29: Mối liên quan giữa thái độ với kiến thức.............................................36
Bảng 30: Mối liên quan giữa thực hành với giới tính, tuổi và hôn nhân.............36
Bảng 31: Mối liên quan giữa thực hành với học vấn..........................................37
Bảng 32: Mối liên quan giữa thực hành với nghề nghiệp...................................37
Bảng 33: Mối liên quan giữa thực hành với kiến thức........................................38
Bảng 34: Mối liên quan giữa thực hành với thái độ............................................38
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BTBC

: Bạn tình bất chợt

BTTX

: Bạn tình thường xuyên

CBVC

: Cán bộ viên chức

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu




: Gia đình


HS-SV

: Học sinh, sinh viên

KAP

: Kiến thức. thái độ, thực hành

LTMC

: Lây truyền HIV từ mẹ sang con

NCMT

: Nghiện chích ma túy

PC

: Phòng, chống



: Quyết định

QHTD

: Quan hệ tình dục


PHẦN A

TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1. Kết quả nổi bật của đề tài
1.1. Đóng góp mới của đề tài
Đây là một nghiên cứu đầu tiên đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ,
thực hành phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Phú Thọ.
Kết quả của nghiên cứu này sẽ làm cơ sở xây dựng kế hoạch truyền thông,
can thiệp, các chế độ chính sách, cũng như các chương trình, dự án phòng,
chống HIV/AIDS đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ nói chung
và địa bàn hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn nói riêng.
1.2. Kết quả cu thể
* Thông tin chung của ĐTNC:
Nghiên cứu được tiến hành trên 800 người dân tộc Mường từ 16-49 tuổi,
có 66,1% là nữ, 33,9% là nam và 89,4% đang có vợ/ chồng, 85% là nông dân.
Trình độ học vấn của ĐTNC nói chung là thấp, không có người mù chữ
nhưng đa số chỉ học đến bậc THCS (60,4%), chỉ có 21,4% có trình độ PTTH và
4,4% từ Trung cấp trở lên.
* Kiến thức phòng, chống HIV/AIDS:
Có 41,2% có kiến thức đầy đủ về đường lây truyền HIV/AIDS. Tỷ lệ cho
rằng HIV/AIDS lây qua đường máu là 93,9%, lây qua QHTD 93,5%, lây truyền
từ mẹ sang con 94,2% và 89% cho rằng HIV/AIDS lây truyền qua cả ba con
đường trên.
Tỷ lệ cho rằng HIV/AIDS có thể lây qua muỗi đốt là 40,6%, lây do dùng
chung đồ dùng sinh hoạt là 11,4% và qua đường tiêu hóa 10,2%. Có 2,9% cho
rằng HIV/AIDS không lây. Tỷ lệ có kiến thức đúng về các biện pháp phòng
tránh HIV/AIDS đạt 89%. Nhưng 49,9% vẫn cho rằng, phải nằm màn tránh
muỗi đốt và không sống chung với người nhiễm HIV/AIDS (23,9%).
Hầu hết ĐTNC muốn tìm hiểu thêm các thông tin về HIV/AIDS (98,8%),
trong đó chủ yếu muốn được tìm hiểu qua tivi (81,8%) và qua cán bộ y tế


1


(76,1%) các nội dung về đường lây truyền của HIV/AIDS là 73% và cách phòng
tránh là 87,3%.
Tỷ lệ có kiến thức đầy đủ về đường lây HIV/AIDS ở nhóm từ 16-19 tuổi
đạt cao nhất 47,7%, nhóm từ 30-39 tuổi đạt tỷ lệ thấp nhất là 38% (p> 0,05). Tỷ
lệ này ở nam giới cao gấp 1,32 lần ở nữ giới (p> 0,05) và ở những người không
có vợ/chồng cao gấp 2,22 lần so với những người có vợ/chồng (p< 0,05).
Trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ có kiến thức đầy đủ càng cao, nhóm có
trình độ từ trung cấp trở lên đạt tỷ lệ cao nhất 65,7%, nhóm có trình độ tiểu học
đạt thấp nhất 20,7% (p< 0,05). Tỷ lệ có kiến thức đầy đủ về đường lây
HIV/AIDS cao nhất ở nhóm CBVC (66,7%), thấp nhất ở nhóm công nhân là
26.7% (p> 0,05).
* Thái đô đối với người nhiễm HIV/AIDS:
Tỷ lệ thái độ đối xử đúng khi vợ/chồng bị nhiễm HIV/AIDS là 78,1%, khi
người thân bị nhiễm HIV/AIDS là 90,4% và khi phụ nữ mang thai bị nhiễm
HIV/AIDS là 48,1%.
Những người có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ có thái độ đúng càng
cao, nhóm có trình độ từ trung cấp trở lên đạt cao nhất 31,4%, nhóm có trình độ
tiểu học đạt tỷ lệ thấp nhất 14,4% (p< 0,05).
Những người có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS có thái độ đúng cao gấp
3,18 lần những người có kiến thức không đầy đủ (p< 0,05) và ở nhóm Nữ cao
hơn 3,15 lần so với nhóm Nam (p< 0,05).
Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ đúng với
tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp (p> 0,05). Tuy nhiên tỷ lệ có
thái độ đúng ở nhóm 16-19 tuổi đạt thấp nhất 13,6%, các nhóm tuổi khác đạt từ
73,3% - 75,9%, tỷ lệ này xấp xỉ nhau ở nhóm nam và nữ (24,4% và 24,8%) cũng
như ở nhóm có vợ/chồng và nhóm không có vợ/chồng (24,9% và 22,4%). tỷ lệ
có thái độ đúng thấp nhất là nhóm làm nghề kinh doanh 7,7% và cao nhất là

nhóm CBVC nhà nước 33,3%, các nhóm khác đạt từ 20% - 25,1%.
* Thực hành phòng, chống HIV/AIDS:
Có 6,2% là QHTD lần đầu tiên khi chưa đủ 18 tuổi, 19,6% QHTD lần đầu
tiên khi chưa có gia đình, trong số đó chỉ có 27,4% có sử dụng BCS.

2


Có 3,6% có QHTD với BTTX nhưng chỉ có 39,7% dùng BCS thường
xuyên và 50% là dùng với mục đích phòng bệnh. Có 4,8% có QHTD với BTBC
và 63,2% dùng BCS thường xuyên, 81,6% dùng lần QHTD gần nhất và 93,5%
với mục đích phòng các bệnh lây qua đường QHTD.
Hầu hết người dân đã được nghe nói về ma túy (98,8%), trong số người
đã từng sử dụng ma túy có 50% đã từng tiêm chích chung BKT và 100% đều
biết nơi phát BKT miễn phí.
Có 18,1% đã được xét nghiệm HIV, trong đó có 33,1% đã xét nghiệm
trong vòng 12 tháng, chỉ có 01 người (0,7%) có kết quả HIV dương tính.
Tỷ lệ thực hành đúng cao nhất ở nhóm HS-SV (88,4%) và thấp nhất ở
nhóm CBVC (58,3%), nhóm nông dân thực hành đúng là 86,9 (p< 0,05). Những
người có thái độ đúng thực hành đúng cao hơn 1,81 lần so với những người có
thái độ sai (p< 0,05). Tỷ lệ thực hành đúng đạt từ 81,8% - 87,6% ở các nhóm
tuổi và giữa nhóm có vợ/ chồng với nhóm không có vợ/ chồng là 85,9% và
81,2% (p> 0,05).
1.3. Hiệu quả về đào tạo.
- Góp phần nâng cao ky năng truyền thông và tiếp cận cộng đồng cho
nhóm nghiên cứu và cán bộ y tế cơ sở thông qua quá trình tổ chức phỏng vấn,
thu thập thông tin nghiên cứu trên địa bàn.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ của TT PC
HIV/AIDS thông qua các buổi tập huấn, thảo luận và triển khai nghiên cứu.
1.4. Hiệu quả về kinh tế.

Tuy nghiên cứu chưa được ứng dụng do chưa nghiệm thu, nhưng trong
điều kiện nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế nghiên
cứu có thể đưa ra các khuyến nghị để các cấp, các ngành có liên quan tập trung
nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm vào những vấn đề nổi cộm của đặc thù đồng
bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đạt
hiệu quả cao nhất, tránh đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm gây lãng phí về nguồn
lực và hạn chế về hiệu quả.
1.5. Hiệu quả về xã hôi.

3


- Góp phần giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
thông qua các thông tin tuyên truyền, tư vấn của các nghiên cứu viên trong quá
trình phỏng vấn đồng bào.
- Tạo ra sự tin tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số về sự quan tâm của
các cấp chính quyền và ngành Y tế đối với đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa
khi các kết quả nghiên cứu được áp dụng để đưa ra các chính sách y tế, triển
khai các chương trình, dự án phù hợp cho địa phương.
2. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã
được phê duyệt.
2.1. Tiến đô:
• Đúng tiến độ

x

• Rút ngắn thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian rút ngắn … tháng
• Kéo dài thời gian nghiên cứu
Tổng số tháng kéo dài … tháng

Lý do phải kéo dài …
2.2. Thực hiện các muc tiêu nghiên cứu đề ra:
• Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra

x

• Thực hiện được các mục tiêu đề ra nhưng không hoàn chỉnh
• Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra
• Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)
2.3. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương:
• Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương

x

• Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương

x

• Tạo ra đầy đủ sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa đạt
• Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả các sản phẩm đều chưa
đạt chất lượng.
• Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng
2.4. Đánh giá việc sử dung kinh phí:
- Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 120.866.000 triệu đồng.
Trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học: 120.866.000 triệu đồng.
4


Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng.
Trang thiết bị đã được đầu tư từ nguồn kinh phí của đề tài: 0

- Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán: 120.866.000 triệu đồng.
- Chưa thanh quyết toán xong: 0 triệu đồng.
3. Các ý kiến đề xuất.
Đề nghị Cục phòng, chống HIV/AIDS phê duyệt đề cương sớm hơn cũng
như chuyển kinh phí kịp thời để nhóm nghiên cứu xây dựng khung kế hoạch
thực hiện đề tài sát với thời gian thực tế và tiến hành triển khai thực hiện đề tài
đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

5


PHẦN B
BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính
mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc
trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an
toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước [1].
Ở Việt Nam, dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố từ năm
1998, đến cuối năm 2011 đã có 98% số quận, huyện, thị xã và 77% số xã,
phường, thị trấn có người nhiễm HIV được báo cáo. Thời gian xuất hiện và hình
thái dịch ở các khu vực địa lý cũng khác nhau rất lớn. Trong thập kỷ qua, dịch
phát triển nhanh nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên,
Điện Biên, Sơn La và Yên Bái. Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các
khu vực thành thị, nhưng hiện nay dịch đã xẩy ra hầu hết cả nước, kể cả ở cả các
khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số [1].
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du, tỷ lệ dân làm nông nghiệp và sinh
sống tại các vùng nông thôn, miền núi khoảng 85%. Toàn tỉnh có 21 dân tộc

đang sinh sống, trong đó 14% là dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, dịch
HIV/AIDS trên địa bàn có xu hướng chững lại, nhưng về cơ bản dịch vẫn chưa
được khống chế và vẫn trong giai đoạn dịch tập trung. Từ trường hợp nhiễm
HIV đầu tiên phát hiện năm 1995 đến nay, dịch HIV/AIDS đã lan rộng tại 13/13
huyện, thành, thị với 243/277 xã/phường/thị trấn (87,7%) có người nhiễm HIV.
Dịch HIV/AIDS không chỉ tập trung ở thành phố, thị xã mà đã phát triển nhanh
ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tính
đến 30/9/2012, lũy tích số người nhiễm HIV nội tỉnh là 3221 người, lứa tuổi
nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu từ 20-49 tuổi (94%) [9].
Huyện Thanh Sơn và Tân Sơn là huyện miền núi, có địa hình phức tạp,
khoảng 95% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mường
chiếm đa số (khoảng 88%), các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 7% như:
Dao 5,4%, H'mông 0,7%... Mật độ dân cư thưa, địa bàn rất rộng với các điều
kiện về kinh tế, xã hội khó khăn, trình độ học vấn của đồng bào nói chung còn
6


thấp, sự tiếp cận với các thông tin về HIV/AIDS còn nhiều hạn chế, chưa hiểu
biết nhiều về tác hại, nguy cơ trước mắt, nguy cơ tiềm ẩn của HIV/AIDS dẫn tới
không biết các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đây có thể là nguyên nhân làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều
khó khăn và dịch ngày càng có nguy cơ bùng phát lớn nếu như không có các giải
pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
Huyện Thanh Sơn và Tân Sơn có đường Quốc lộ 30A đi qua, nối liền các
tỉnh phía Tây Bắc có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La, Hòa Bình, Hà Nội. Đồng bào ở khu vực này, đặc biệt là đồng bào Mường
còn có nhiều phong tục, tập quán còn lạc hậu, đặc biệt là vấn đề sử dụng ma túy
và QHTD trước hôn nhân, QHTD tự do ngoài hôn nhân, nhưng thiếu kiến thức
về QHTD an toàn. Số trường hợp nhiễm mới HIV của huyện Thanh Sơn và Tân
Sơn có xu hướng ngày càng tăng trong trong những năm gần đây, đồng thời

nhóm người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại hai huyện này cũng có tỷ
lệ tương đối cao so với các huyện khác, ước tính số người NCMT là 1024 người
(21% cả tỉnh) và số NBD, nữ tiếp viên nhà hàng là 578 người (38% cả tỉnh), đây
là dấu hiệu về nguy cơ tiềm ẩn lây truyền HIV trong cộng đồng [11].
Cả hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn đều không thuộc chương trình Giám
sát trọng điểm, không có phòng VCT, OPC và cũng chưa có nghiên cứu nào
đánh giá về thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống HIV/AIDS để
làm cơ sở xây dựng các chương trình, dự án phòng, chống HIV/AIDS đặc thù
cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và địa bàn hai huyện này nói riêng.
Công tác chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, công tác can thiệp giảm tác
hại dự phòng lây nhiễm HIV tại các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu,
vùng xa vẫn là một thách thức. Để công tác phòng, chống HIV/AIDS có hiệu
quả cần đòi hỏi đặt ra những mục tiêu, tập trung các nguồn lực, lựa chọn giải
pháp phù hợp để ngăn chặn và khống chế đại dịch HIV, góp phần phát triển kinh
tế, xã hội của tỉnh, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu,
vùng xa cũng cần đặc biệt quan tâm [13].
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu: “Kiến
thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mường
tại 2 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn tỉnh Phú Thọ năm 2013”.

7


1.2. Giả thiết nghiên cứu
Qua kết quả khảo sát và báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của
địa phương, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng: Tỷ lệ đồng bào dân tộc Mường tại
2 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn tỉnh Phú Thọ có kiến thức đầy đủ và thái độ, thực
hành về phòng, chống HIV/AIDS đúng đạt thấp.
1.3. Muc tiêu nghiên cứu
1/ Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng

bào dân tộc Mường tại hai huyện Thanh Sơn, Tân Sơn tỉnh Phú Thọ năm 2013.
2/ Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Mường tại huyện Thanh Sơn và
Tân Sơn.

8


2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Muốn xác định rõ tình hình dịch HIV/AIDS đang ở giai đoạn nào để các
biện pháp triển khai phòng chống dịch nên bắt đầu từ đâu, và để có các giải pháp
thích hợp nhất trong công tác phòng chống dịch, phần lớn đều dựa vào các cuộc
điều tra KAP để làm cơ sở nền móng. Từ các kết quả điều tra của các nước trên
thế giới, từ điều tra cộng đồng cũng như các điều tra các nhóm đối tượng có
nguy cơ cao, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống lây
nhiễm HIV cho cộng đồng Việt Nam.
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Năm 1997, một cuộc điều tra ở Zhenzhen tỉnh Quảng đông Trung Quốc
do Zhou Baiping, Wu Qikai Xu Liumel tiến hành cho thấy công tác IEC trong
sinh viên còn nhiều điểm hạn chế chưa sâu sát cụ thể , có tới 8,1% chưa từng
nghe hoặc xem các thông tin về HIV/AIDS, 48,2% không biết nguyên nhân gây
ra AIDS, và 15% không biết các đường lây truyền HIV/AIDS. Những người biết
về đường lây truyền không hoàn chỉnh, đa số là biết HIV có thể lây theo đường
máu nhưng lại có tới 30,8% không biết HIV có khả năng lây truyền theo đường
tình dục và đặc biệt 65% không biết mang BCS lúc QHTD có thể phòng tránh
HIV.Có 61% không biết HIV có thể lây truyền qua đường mẹ- con. Các thông
tin sinh viên chủ yếu thu nhận qua Ti vi (58,8%), đài (33,8), sách báo tạp chí
(41,2%) Ở đây vai trò giáo dục của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
Như vậy tầng lớp vừa nói như sinh viên, thanh thiếu niên là có học thức và dễ

tiếp thu với các kênh truyền thông nhất những kiến thức của họ về HIV/AIDS
còn rất thấp, đây là câu hỏi đặt ra cho nhà trường và những người làm công tác
phòng chống HIV/AIDS phải phối hợp đồng bộ để giúp cho họ mỗi người là
một tuyên truyền viên hiểu biết nhất để họ có thể giúp cho bản thân, gia đình và
cộng đồng họ phòng tránh được HIV/AIDS [21].
Năm 1999, Wikman nghiên cứu trên một nhóm đối tượng là người lính
Indonesia đã từng gìn giữ hoà bình ở Cam Pu Chia, khi điều tra kiến thức thái
độ của họ thì cũng cho những kết quả đáng lo ngại, có 72% có QHTD với người
ngoài hôn nhân trong số họ có 30% là độc thân chưa lập gia đình. Kiến thức
chung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS của các binh sĩ rất thấp: có tới 26% chưa
nghe nói đến HIV 74% biết AIDS là sẽ tử vong, đặc biệt chỉ có 5% tin tưởng

9


BCS có khả năng phòng được lây nhiễm HIV qua đường tình duc. Điều này
minh hoạ rõ tại sao có nhiều binh sĩ Cam Pu Chia khi QHTD lại không dùng
BCS, 2% binh sĩ bị nhiễm HIV và nhiều trường hợp bị bệnh LTĐTD. Hiện nay
Cam Pu Chia là quốc gia có tỷ lệ nhiễm cao trong khu vực Châu Á [20].
Năm 2000, Bradner CH và cộng sự điều tra 927 sinh viên đại học và cao
đẳng ở thành phố Nepalgan ở nam Nepal cho thấy sự hiểu biết ngay giữa nam và
nữ trong cùng trường, giữa sinh viên cao đẳng và đại học cũng đã khác nhau.
Tuy kiến thức hiểu biết đúng của sinh viên nam là 90% và nữ là 79% về các
đường lây truyền HIV/AIDS, có khoảng 30% nam và 22% nữ biết HIV có thể
phòng tránh được bằng các biện pháp an toàn. Trong khi đó hành vi QHTD
không an toàn của sinh viên lại rất cao, đa số các sinh viên đều QHTD lần đầu
tiên vào lúc 15 tuổi. Đặc biệt là các nam sinh viên QHTD rất bừa bãi trong vòng
4 tháng trước lúc điều tra có tới 38% nam sinh viên QHTD trong đó có khoảng
5% sinh viên QHTD với ít nhất 5 người, 9% QHTD với 2 người, trong số họ chỉ
có 20% sinh viên khi QHTD có mang bao cao su. Sinh viên có tới 3,2% bị STI

trong vòng 4 tháng trước lúc điêù tra [17].
Năm 2005, Selcuk Koksal, Necmi Namal và các cộng sự đã tiến hành một
cuộc điều tra 1.800 HS-SV ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sự hiểu biết về HIV/AIDS
giữa nam và nữ trong cùng trường, giữa học sinh phổ thông và sinh viên dã có
sự khác nhau. Có 95% HS-SV hiểu được định nghĩa và tác nhân gây HIV/AIDS,
khoảng 96% biết HIV có thể lây qua đường máu, 86% biết được các biện pháp
an toàn phòng, chống lây nhiễm HIV khi QHTD. Tuy nhiên vẫn còn 6-42% có
nhận thức sai về các đường lây truyền và các biện pháp phòng, chống
HIV/AIDS. Hơn 18% cho rằng người nhiễm HIV không được phép học tập và
làm việc cùng người khác. Các thông tin HS-SV tiếp cận được chủ yếu qua tivi
và radio (58,8%) và báo, tạp chí (33,2%) [19].
Năm 2008, F. Ramezani Tehrami, H. Malex- Afzali tiến hành điều tra
KAP về HIV/AIDS trên 3 nhóm nguy cơ cao tại 4 thành phố của Iran bao gồm:
201 lái xe tải xuyên biên giới, 50 NBD và 754 thanh niên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, trong nhóm lái xe đường dài, tỷ lệ cho rằng HIV có thể lây truyền khi
QHTD với người không quen biết là 77,6%, lây từ mẹ sang con khi mang thai là
45,8%, khi sử dụng chung BKT là 66,2% và khi truyền các chế phẩm máu là
69,7%. Tỷ lệ QHTD đồng giới trong nhóm này lên đến 31,4% và chỉ có 42,8%
biết BCS có thể phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS [18].

10


2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Kiến thức về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS của cộng đồng nói
chung cũng như của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Đảng và
chính phủ Việt Nam đã xác định thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi các
hành vi nguy cơ cao là một trong những giải pháp hàng đầu trong công tác
phòng chống HIV/AIDS. Để có cơ sở khoa học cho những tác động can thiệp

nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của nhóm đồng bào dân
tộc nói riêng, trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu nhằm đánh giá
nhận thức về phòng chống HIV/ADS của nhóm đối tượng này. Kết quả các cuộc
điều tra cho thấy thực trạng kiến thức của cộng đồng về HIV/AIDS còn rất thấp,
nhiều quan niệm sai lệch về căn bệnh này nhất là hiểu biết sai về đường lây dẫn
đến kỳ thị xa lánh không có sự chia sẻ và thông cảm [2].
Năm 1998, Nguyễn Ngọc Quỳnh Hoa nghiên cứu trên cộng đồng dân cư 3
thành phố Tây Nguyên là Buôn Ma Thuột, PleiKu và Kon Tum, điều tra 2876
đối tượng từ 15-49 tuổi cho thấy có 57,5% là có kiến thức đúng về HIV/AIDS,
37,2% cho rằng muỗi hoặc 20,4% cho rằng những tiếp xúc thông thường có thể
làm lây nhiễm HIV, 23,6% có thái độ đối xử đúng với người nhiễm HIV, 36,9%
có hành vi an toàn trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân [6].
Năm 2004, Nguyễn Quang Vinh nghiên cứu về " kiến thức thái độ và thực
hành, và một số yếu tố liên quan về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của
thanh niên tại thị trấn Chờ huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh năm 2004" kết luận:
thanh niên độ tuổi từ 18-25 có hiểu biết riêng rẽ từng đường lây thì khá cao như:
Mẹ truyền cho con khi mang thai (94,3%), QHTD không an toàn (93,3%), nhận
máu (88,6%), dùng chung kim châm cứu (76,7%), dùng chung dao cạo râu
(76,2%), dùng chung bàn chải đánh răng (46,7%), nhưng hiểu đúng và đầy đủ
thì còn rất thấp (30,9%). Tuy nhiên còn một tỷ lệ đáng kể hiểu sai về đường lây
như: muỗi đốt (12,4%), mặc chung quần áo (11,4%). Hiểu biết về cách phòng
riêng rẽ thì khá cao như: mang BCS khi QHTD (83%), đảm bảo chắc chắn mọi
tiêm chích phải được thực hiện bằng BKT sạch (91,9), dùng riêng bàn chải đánh
răng 64,8. Hiểu sai về cách phòng tương đối cao như: phải cách ly (22,9%),
tránh muỗi đốt (17,7%). Vẫn còn 3,3% cho rằng nhìn bên ngoài cũng biết người
bị nhiễm HIV và đặc biệt là hiểu biết các bệnh LTQĐTD còn thấp (14,7). Thái
độ của thanh niên trong việc phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS: Nhận thức về

11



trách nhiệm chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS thanh niên cho rằng là trách
nhiệm chung của mọi người mọi ngành .Tuy nhiên tỷ lệ thanh niên có thái độ
đối xử đúng với người nhiễm HIV/AIDS là chưa cao (40,9). Khả năng tiếp cận
của thanh niên với các kênh truyền thông: Nguồn thông tin mà thanh niên nhân
được nhiều nhất là Ti vi (98,1%), sách báo (43,3%), Radio (22,9), CBYT (15,7).
Nguồn thông tin thanh niên cho rằng dễ tiếp thu nhất là Ti vi (93,8) sách báo
(33,8), Radio 16,7, cán bộ đoàn thể (24,8%). Thanh niên tại thị trấn Chờ hầu hết
không nhận được sự hổ trợ nào trong 6 tháng qua (53,8%) nhận được lời khuyên
của CBYT (33,8%) nhận được tờ rơi là (7,1%), BCS (3,3%) và đặc biệt không ai
nhận được BKT nào. Một số hành vi nguy cơ có liên quan đến lây nhiễm
HIV/AIDS: Trong quá trình điều tra chúng tôi không phát hiện được trường hợp
nào hút chích ma tuý cho dù là một lần . Và khi được hỏi về quan điểm của họ
về QHTD với người ngoài hôn nhân thì 100% đều trả lời là không chấp nhân.
Tuy nhiên một số có hành vi nguy cơ tỷ lệ khá cao như; dùng chung kim châm
cứu (94,9%), dùng chung dao cạo râu (65%), chung BKT (50%), dùng chung vật
dụng xăm trỗ (42,9%) [14].
Trong một nghiên cứu của Hoàng Anh Vường năm 2005 về kiến thức,
thực hành của nhân dân thành phố Pleiku về phòng chống HIV cho kết quả khảo
sát là 81,7% hiểu biết đúng về đường lây, 82,7% hiểu được tính nguy hiểm của
HIV, 87,5% biết nguyên nhân và 73,8% biết đúng biện pháp phòng chống lây
nhiễm HIV, 71,8 có thái độ đúng với người nhiễm HIV[15].
Nghiên cứu của Trần Thị Bích Trà và cộng sự năm 2006-2007 về "Thực
trạng kiến thức thái độ hành vi của vị thành niên tại 8 tỉnh của dự án PLAN Việt
Nam" cho thấy tỷ lệ vị thanh niên tiếp cận về HIV/AIDS tương đối cao
(92,8%). Độ tuổi quan tâm nhiều đến HIV/AIDS tập trung vào độ tuổi từ 15-19
tuổi (94,6%) trong khi đó từ 10-14 tuổi chỉ chiếm 90,3%. Hoạt động thông tin,
giáo dục truyền thông vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận vị thành niên không đi
học; 84% vị thành niên bỏ học trả lời đã tiếp cận được với thông tin về
HIV/AIDS [8].

Nghiên cứu của ThS. Khương Văn Duy và cộng sự năm 2006 về " Kiến
thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV/AIDS và một số bệnh lây truyền qua
đường tình dục của học sinh ở các trường trung học ở TP. Hải Phòng" năm 2006
cho thấy tỷ lệ học sinh trung hoc phổ thông ở Hải Phòng có kiến thức về đường
lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các bệnh STDs rất cao (trên 89%), nhưng vẫn

12


còn một tỷ lệ nhỏ học sinh hiểu sai đường lây nhiễm HIV/AIDS cũng như các
bệnh STDs (lây qua muỗi đốt và ăn uống chung). Về dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS (sử dụng BCS khi quanhệ tình dục, chung thuỷ, sử dụng bơm kim
tiêm riêng, sạch) trên 92% số học sinh đã biết cách dự phòng nhưng vẫn còn một
tỷ lệ nhỏ hiểu sai cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh STDs (tránh
muỗi đốt và không ăn uống chung). Về thái độ đối xử với những người nhiễm
HIV vẫn còn 14% không đồng ý cho những người nhiễm HIV tiếp tục đến
trường học, không được tiếp tục làm việc và trên 58% số học sinh (kể cả nam
lẫn nữ) không muốn giữ bí mật cho người bị nhiễn HIV/AIDS. Về hành vi quan
hệ tình dục: có 3,6% số học sinh đã từng quan hệ tình dục, tuổi quan hệ tình dục
ở nhóm này 16,2 ± 0,8 tuổi, đặc biệt trong số này có tới 19,3% nam học sinh đã
quan hệ tình dục với gái mại dâm. Nguồn tư vấn về biện pháp tránh thai,
HIV/AIDS và STDs là các cơ cở y tế nhà nước, hệ thống thông tin đại chúng và
một phần từ trường học và gia đình [5].
Năm 2006, nghiên cứu của Phan Thị Thu Hương và cộng sự trên nhóm
đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa cho thấy: 95,6% số đối tượng được hỏi đã
từng nghe nói về HIV/AIDS nhưng chỉ có 23,6% là biết được ba phương pháp
phòng tránh lây nhiễm HIV, chỉ có 18,5% nam giới và 15,2% nữ giới đồng ý với
việc chấp nhận mua đồ ăn của người bán hàng bị nhiễm HIV, sẵn sàng chăm sóc
thành viên gia đình bị nhiễm HIV/AIDS tại nhà và chấp nhận một nữ giáo viên
bị nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh được giảng dạy. Cũng trong nghiên cứu

này cho thấy tỷ lệ người đã từng xét nghiệm HIV là rất thấp, chỉ chiếm khoảng
3% tổng số đối tượng được điều tra [7].
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển và các cộng sự
năm 2007 về “Tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, triển khai trên
11 tỉnh là Cao Bằng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Lai Châu, Yên Bái,
Khánh Hòa, An Giang, Đồng Nai, Hậu Giang, Kiên Giang cho thấy: Tỷ lệ nam
giới và nữ giới 15-49 có hiểu biết đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS là rất thấp,
cao nhất cũng chỉ có 29,5% (nam) và 24,5% (nữ) ở Thái Nguyên; 48,4% (nam)
và 42,4% (nữ) chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng bị nhiễm HIV; chỉ có
18,4%(nam) và 21,4%(nữ) là có thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV[12].
Nghiên cứu của Phạm Thị Hải Yến năm 2011 về “Kiến thức, thái độ và
thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng dân tộc hai xã miền núi

13


huyện Đăkrông, Quảng Trị năm 2010” đưa ra kết quả: Có 71,7-77,8% hiểu đúng
HIV không lây qua tiếp xúc thông thường nhưng vẫn có 46,8% cho rằng có lây
qua muỗi đốt. Tỷ lệ các đối tượng biết được HIV lây từ mẹ sang con, lây qua
đường QHTD không an toàn và đường máu lần lượt là 32,6%; 78% và 34,7%.
Vẫn còn 13,1% không biết một đường lây truyền nào... Trong số các đối tượng
đã từng QHTD chỉ có 58,2% đã sử dụng BCS và với mục đích tránh thai là
58,6%, chỉ có 23% và 15,5% dùng với mục đích phòng tránh HIV và STIs. Nam
giới có kiến thức tốt hơn nữ; có 74,2% nữ gới QHTD lần đầu tiên khi đã lập gia
đình, cao hơn nam giới là 51,6%. Mức độ có kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS
giảm dần theo độ tuổi... [16].
Năm 2012, Nguyễn Bá Cẩn, Phan Thị Thu Hương và các cộng sự nghiên
cứu: “Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức, hành vi thực hành phòng, chống
HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc Thái tại Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh

Thanh Hóa 2006-2012” cho thấy: Còn nhiều người dân hiểu biết sai về đường
lây truyền HIV, 42,1% cho rằng HIV có thể lây truyền do muỗi đốt và 28,2%
cho rằng có thể lây qua đường ăn uống chung với người nhiễm HIV/AIDS, chỉ
có 19,2% có kiến thức đầy đủ về đường lây truyền HIV trước can thiệp và đạt
67,9% sau khi triển khai các biện can thiệp. Hành vi QHTD trước hôn nhân và
cởi mở trong QHTD của đồng bào dân tộc nói chung là khá phổ biến, có 28,5%
QHTD lần đầu khi chưa đủ 18 tuổi, 50% sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD
với BTBC và chỉ có 3% đã từng xét nghiệm HIV [3].
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Chiến năm 2012 về “Thực trạng nhận thức,
thái độ, hành vi và các yếu tố liên quan đến lây nhiễm HIV/AIDS của đồng bào
thiểu số khu vực biên giới Việt-Lào tỉnh Điện Biên năm 2012” kết luận: Có
17,3% người dân được tiếp cận thường xuyên và 10,5% chưa từng được nghe
các thông tin về HIV/AIDS. Có 99,2% người dân cho rằng lây truyền HIV do
dùng chung BKT, 82,6% do mẹ nhiễm HIV truyền sang con, 72,5% cho rằng
HIV lây do QHTD không an toàn. Tỷ lệ hiểu biết sai về đường lây: 14% cho
rằng lây qua ăn uống chung, 12,4% do dùng chung quần áo, nhà vệ sinh và 32%
cho rằng lây qua muỗi đốt, 61,5% cho rằng người nhiễm HIV không nên sinh
đẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 64,1% người dân cho răng người nhiễm
HIV/AIDS nên sống cùng gia đình, 69,5% có thể tiếp xúc bình thường với người
nhiễm HIV/AIDS , 61,3% an ủi, động viên, 59,4% sẵn sàng chăm sóc giúp đơ
và có 24% phản đối sống cùng, 27% xa lánh không tiếp xúc với người nhiễm
HIV/AIDS [4].
14


2.3. Đặc điểm của tỉnh Phú Thọ và 2 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du, diện tích tự nhiên 3.534 km 2, dân số
gần 1,4 triệu người, mật độ dân số 373 người/km 2. Tỷ lệ người dân làm nông
nghiệp và sinh sống tại các vùng nông thôn, miền núi khoảng 85%. Toàn tỉnh có
21 dân tộc đang sinh sống, trong đó 14% là người các dân tộc thiểu số. Trong

những năm qua, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn có xu hướng chững lại,
số mới nhiễm mới HIV trong những năm gần đây không tăng, nhưng về cơ bản
dịch vẫn chưa được khống chế và vẫn trong giai đoạn dịch tập trung. Từ trường
hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1995 đến nay, dịch HIV/AIDS
đã lan rộng tại 13/13 huyện, thành, thị với 243/277 xã/phường/thị trấn (87,7%)
có người nhiễm HIV. Dịch HIV/AIDS không chỉ tập trung ở thành phố, thị xã
mà đã phát triển nhanh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Tính đến 30/9/2012, lũy tích số người nhiễm HIV nội tỉnh
là 3.221 người, trong đó, bệnh nhân AIDS là 1.212 người và số người tử vong
do AIDS là 796 người được báo cáo. Lứa tuổi nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ
yếu từ 20-49 tuổi (94%) [9].
Các huyện miền núi của Phú Thọ, đặc biệt là hai huyện Thanh Sơn và Tân
Sơn có địa hình phức tạp, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, mật độ dân cư thưa,
địa bàn rất rộng với các điều kiện về kinh tế, xã hội khó khăn, có thể là nguyên
nhân làm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và công tác truyền
thông, can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng còn nhiều
hạn chế và ngày càng có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu như không có
các biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
Tình hình HIV/AIDS tại huyện Thanh Sơn và Tân Sơn năm 2012 [10]
HIV

AIDS

Tử vong

TT

Đơn vị

Dân số


Mới

Luy
tích

Mới

Luy
tích

Mới

Luy
tích

1

H. Thanh Sơn

102.300

29

219

20

80


17

49

2

H. Tân Sơn

80.800

25

112

33

49

29

41

3

Toàn tỉnh

1.400.000

252


2982

106

1137

99

750

Thanh Sơn và Tân Sơn ngày nay là hai huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ.
Tại khu vực này có khoảng 95% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số đang
sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm đa số (khoảng 88%), các

15


dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 7% như: Dao 5,4%, H'mông 0,7%... Vì vậy
chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là đồng bào dân tộc Mường
Huyện Thanh Sơn và Tân Sơn nằm trên vị trí giao thông tương đối thuận
lợi, có Quốc lộ 30A đi qua, nối liền các tỉnh phía Tây Bắc có tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS cao như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội. Trên trục
Quốc lộ này tập hợp rất nhiều vấn đề bức xúc của xã hội như việc khai thác,
buôn bán lâm thổ sản, các tệ nạn mại dâm, ma túy ... Đồng thời đồng bào dân
tộc thiểu số ở khu vực này, đặc biệt là đồng bào Mường có có nhiều phong tục,
tập quán còn nhiều bất cập so với đồng bào miền xuôi như: Đám tang, cưới hỏi,
giỗ chạp, thờ cúng...đặc biệt là vấn đề nghiện chích ma túy và sinh hoạt tình dục
trước hôn nhân, quan hệ tình dục tự do ngoài hôn nhân, nhưng thiếu kiến thức
về QHTD an toàn, không có thói quen sử dụng bao cao su khi QHTD.
Đồng bào Mường ở khu vực này trình độ học vấn nói chung còn thấp, sự

tiếp cận với các thông tin về văn hóa- xã hội, khoa học ky thuật và đời sống kinh
tế còn thấp. Đặc biệt ít được tiếp cận với các thông tin về HIV/AIDS, nhận thức
của người dân về HIV/AIDS còn nhiều hạn chế, họ chưa hiểu biết nhiều về tác hại,
nguy cơ trước mắt, nguy cơ sâu xa và tiềm ẩn dẫn tới không biết các biện pháp
phòng lây nhiễm HIV cho bản thân, gia đình và xã hội.
Cùng với sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS trong tỉnh, số trường hợp
nhiễm HIV, trong đó có nhóm NCMT, NBD và nhóm Phụ nữ mang thai có xu
hướng ngày càng tăng trong trong những năm gần đây của huyện Thanh Sơn và
Tân Sơn là dấu hiệu về nguy cơ tiềm ẩn lây truyền HIV trong cộng đồng.
Tình hình nhiễm HIV tại huyện Thanh Sơn và Tân Sơn những năm gần đây [10]
Năm 2010
Tích
Mới
luy

Năm 2011
Tích
Mới
luy

Năm 2012
Tích
Mới
luy

1

H. Thanh Sơn

22


164

26

190

29

219

2

H. Tân Sơn

10

76

11

87

25

112

3

Toàn tỉnh


304

2396

344

2730

252

2982

Sự kết hợp của các yếu tố khách quan, chủ quan, sự nhận thức của người
dân, tỷ lệ người NCMT và người nhiễm HIV/AIDS của người dân tộc khu vực
này đang là vấn đề quan tâm của UBND tỉnh, Sở Y tế và Trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS Phú Thọ. Đây cũng là lý do cần thiết để chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài tại địa bàn hai huyện này.
16


Tình hình về các nhóm có hành vi nguy cơ cao năm 2012 [10]
NCMT
TT

Địa
phương

Số
quản

lý

Số ước Số tiếp
tính
cận

PNBD, tiếp viên
Số
Số ước Số tiếp
quản
tính
cận
lý

1

H. Thanh Sơn

199

571

364

169

371

213


2

H. Tân Sơn

125

453

267

94

207

152

3

Toàn tỉnh

2571

4844

2276

743

1531


755

Công tác chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, công tác can thiệp giảm tác
hại dự phòng lây nhiễm HIV tại các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng sâu,
vùng xa vẫn là một thách thức trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nói riêng
và trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung. Để công tác phòng,
chống HIV/AIDS có hiệu quả cần đòi hỏi đặt ra những mục tiêu, tập trung các
nguồn lực, lựa chọn giải pháp phù hợp để ngăn chặn và khống chế đại dịch HIV,
góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, trong đó vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng núi, vùng sâu, vùng xa cũng cần đặc biệt quan tâm [13].
Cả hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn đều không thuộc chương trình Giám
sát trọng điểm, không có phòng VCT, OPC và cũng chưa có nghiên cứu nào
đánh giá về tỷ lệ nhiễm HIV thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống
HIV/AIDS để làm cơ sở cho những chương trình thông tin, giáo dục, truyền
thông cũng như can thiệp giảm tác hại trên địa bàn này.

17


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
3.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là người dân tộc Mường tại 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, tỉnh Phú thọ
* Tiêu chí lựa chọn:
- Là người dân tộc Mường, cư trú tại 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn.
- Tuổi từ 16 - 49 tuổi
- Tình trạng tâm thần hoàn toàn bình thường.

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chí loại trừ:
- Những người không phải dân tộc Mường .
- Những người vắng mặt hoặc từ chối không tham gia phỏng vấn.
- Những người đồng ý trả lời phỏng vấn nhưng trong quá trình phỏng vấn
tỏ ra thiếu hợp tác và cung cấp nhiều thông tin được xác định là sai lệnh.
- Những người có rối loạn tâm thần, thiểu năng trí tuệ không trả lời được
câu hỏi; những người không trong độ tuổi 16- 49 tuổi.
3.2.2. Cỡ mẫu: Tính theo công thức tính cơ mẫu tối thiểu của nghiên cứu
mô tả dịch tễ học:
p.q
n = Z2 (1 - α/2) ---------d2
Trong đó:

n: là cơ mẫu

18


Z: là hệ số tin cậy, lấy ở mức xác suất 95%, Z = 1,96
p: Là tỷ lệ người dân hiểu và thực hành đúng các biện pháp phòng
chống HIV/AIDS. Vì nghiên cứu lần đầu, chọn p = 0,5 để lấy cơ
mẫu tối đa.
q = 1 - p = 0,5
d: là dự kiến sai số, d = 0,05
Thay số:

n = 384

Để tăng độ chính xác do sai số trong phương pháp chọn mẫu cụm, chúng

tôi chọn hệ số thiết kế DE = 2. Như vậy cơ mẫu điều tra là n = 768. Dự kiến các
trường hợp sai số khách quan 5%, lấy tròn cơ mẫu n = 800.
3.2.3. Cách chọn mẫu:
Chọn mẫu theo phương pháp mẫu cụm nhiều giai đoạn: Chọn 30 cụm là
thôn/bản/khu dân cư thuộc 6 xã của hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, Xác suất
được chọn vào mẫu điều tra của các xã tỷ lệ với dân số của xã đó, cụ thể:
+ Chọn xã: Chọn 6 xã theo phương pháp ngẫu nhiên: Tại mỗi huyện, làm
phiếu đánh số thứ tự các xã theo danh sách, bốc thăm ngẫu nhiên chọn 3 xã/
huyện vào danh sách chọn mẫu. Cơ mẫu của mỗi xã tỷ lệ thuận với dân số .
Cơ mẫu xã = (dân số của xã) x (hệ số k)
Hệ số k là tỷ số giữa cơ mẫu của nghiên cứu và dân số của 6 xã điều tra.
( k = 800/36580 = 0,02187)
+ Chọn cụm thôn/ bản/ khu dân cư: Tại mỗi xã được chọn, liệt kê danh
sách các thôn/ bản/ khu dân cư và lựa chọn 5 cụm vào danh sách chọn mẫu theo
phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên.
Theo kết quả khảo sát, dân số của các thôn/bản trong cùng xã xấp xỉ nhau
nên chọn cơ mẫu của 5 cụm trong cùng xã bằng nhau (bằng 1/5 cơ mẫu của xã).
Kết quả cơ mẫu cụ thể như sau:
Huyện

Dân số Cỡ mẫu xã
3450
75
Thanh Giáp Lai
Thạch Khoán
4840
105
Sơn
Địch Quả
7110

155
Tân Sơn Thu Cúc
9630
210
Kiệt Sơn
3640
80

Số cum
5
5
5
5
5

Cỡ mẫu cum
15
21
31
42
16
19


×