Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống hiv aids của học sinh các trường phổ thông trung học huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.95 KB, 95 trang )

- 1 -
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y HI PHềNG
==== ====
Lấ QUANG TRUNG
Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành
phòng, chống HIV/AIDS của học sinh các trờng
phổ thông trung học huyện Triệu sơn
luận án chuyên khoa cấp II
hải phòng -2012
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y HI PHềNG
==== ====
- 2 -
Lấ QUANG TRUNG
Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành
phòng, chống HIV/AIDS của học sinh các trờng
phổ thông trung học huyện Triệu sơn
Chuyên nghành : quản lý y tế
Mã số : 62.72.76.01
luận án chuyên khoa cấp II
Ngời hớng dẫn khoa học
PGS.TS Trần Quang Phục
Bs CKII Nguyễn Ngọc Thành
hải phòng - 2012
CH VIT TT
AIDS : Acquired Immuno Deficency Syndrome
ATTD : An ton tỡnh dc( tỡnh dc an ton)
BKT : Bm kim tiờm
BCS : Bao cao su
CBCNV : Cỏn b cụng nhõn viờn


- 3 -
CLB : Câu lạc bộ
GDPC AIDS : Giáo dục phòng chống AIDS.
HIV : Human Immunodeficiency Virus.
HS,SV : Học sinh, sinh viên.
KAP : Kiến thức, thái độ thực hành.
LTĐTD : Lây truyền đường tình dục.
NXB : Nhà xuất bản.
QHTD : Quan hệ tình dục.
TTN : Thanh thiếu niên
TTYT : Trung tâm y tế.
TCAT : Tiêm chích an toàn.
THCN - CĐ - ĐH :Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
THPT : Trung học phổ thông.
STDS : Bệnh lây truyền qua đường tình dục
UBQGPC AIDS : Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS.
VXHH : Viện xã hội học
WHO : World Health Ognization.
- 4 -
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV mới xuất hiện từ năm 1981 nhưng đã nhanh chóng lan ra
toàn cầu. Trải qua gần 30 năm phòng chống HIV/AIDS, các quốc gia trên thế
giới vẫn đang phải đương đầu với một đại dịch HIV/AIDS rất nguy hiểm.
HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng con người mà còn
ảnh hưởng tới tương lai của các dân tộc, tác động nghiêm trọng đến kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia. Hơn 30 năm qua, tuy đã có những thành công nhất
định, nhưng có thể thấy nhân loại chưa đủ khả năng ngăn chặn được tốc độ
lây nhiễm HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá
nặng nề nhiều vùng thuộc châu Phi và tiếp theo là châu Á. Theo ước tính của
UNAIDS/WHO, đến năm 2008 trên toàn thế giới có khoảng 33,4 triệu (31,1-

35,8 triệu) người lớn và trẻ em đang sống chung với HIV, trong đó khu vực
châu Phi và cận Shahara có số lượng người nhiễm cao nhất (22,4 triệu), khu
vực châu Á là khu vực đứng thứ hai về số người nhiễm (4,7 triệu). Chỉ tính
riêng trong năm 2008, số người mới nhiễm HIV là 2,7 triệu, trong đó khu vực
cận Shahara châu Phi là 1,9 triệu, khu vực châu Á là 350.000. Năm 2008,
AIDS đã lấy đi sinh mạng của 2,0 triệu người trên toàn thế giới, trong đó 70%
là ở cận Shahara châu Phi. Hiện mỗi ngày có trên 6.800 người nhiễm HIV và
trên 5.700 người tử vong vì AIDS [58].
Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm
1990. Từ đó đến nay, gần 20 năm đã qua, Việt Nam đã xây dựng, thực hiện
các kế hoạch phòng chống HIV/AIDS và thu được những kết quả bước đầu,
nhưng còn chưa đủ mạnh để ngăn chặn dịch HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS tiếp
tục gia tăng. Từ năm 1990 - 1993: Dịch tập trung ở một số tỉnh với số nhiễm
HIV phát hiện dưới 1.500 trường hợp mỗi năm; từ năm 1994 - 1998, dịch lan
ra toàn quốc với số nhiễm HIV phát hiện hàng năm từ 1.500 đến dưới 5.000
- 5 -
trường hợp. Từ năm 1999 đến nay, số nhiễm HIV phát hiện trên 10.000
trường hợp mỗi năm và dịch có xu hướng lan rộng ra cộng đồng, tính đến
ngày 30/6/2009 số người nhiễm HIV hiện đang còn sống trên toàn quốc là
149.653 người, số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là 32.400 bệnh nhân
và 43.265 bệnh nhân đã tử vong do AIDS [21]. Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
liên quan mật thiết với tình trạng tiêm chích ma túy và bán dâm [4], [45].
Thanh Hoá là một trong những tỉnh đứng đầu trong cả nước về số người
nhiễm HIV/AIDS. Theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống HIV/ AIDS
tỉnh Thanh Hóa, tính đến 31/11/2010 toàn tỉnh có 4.890 người nhiễm HIV
được báo cáo, trong đó 2347 người đó chuyển sang các giai đoạn AIDS và
826 người đó chết do AIDS, chủ yếu tập trung ở một số huyện thị như
TP.Thanh hóa 26.2%, Quan hóa 9.1%, Thọ xuân 7.6%, Mường lát 5.3%. Đại
dịch không chỉ có ở các thành phố thị trấn mà đã lan tới các huyện vùng sâu,
vùng xa, vùng thuần nông, có tới 79,3%( 506/638) xã phường, và 100%

( 27/27) Huyện thị trong tỉnh đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS.
Triệu Sơn là huyện có địa bàn rộng với diên tích 292km
2
, được hình
thành 3 vùng kinh tế khác nhau: Đồng bằng, Trung du và miền núi. Phát triển
kinh tế chủ yếu là trồng lúa, có 36 xã, thị trấn với tổng số dân 234.000 người.
Do đặc điểm 3 vùng khác nhau nên trình độ dân trí, phong tục tập quán và
điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều, vì vậy tạo nên tình hình bệnh tật
ở các vùng có sự khác nhau, với miền núi các bệnh phổ biến là sốt rét, bướu
cổ, da liễu… Các xã vùng đồng bằng và Trung du phổ biến các bệnh đường
ruột, hô hấp, giun, sán và sốt rét ngoại lai. Do dân đi làm ăn ở các tỉnh khác về
mang theo và làm cho một số bệnh dich khác cũng gia tăng như: nghiện hút,
ma tuý, HIV/AIDS…
Trong những năm gần đây người nhiễm HIV/AIDS đang có chiều
hướng tăng nhanh. Tính đến tháng 31/12/2010 toàn Huyện Triệu Sơn(HTR)
- 6 -
Có 112 người nhiễm HIV và số xã có người mắc là 31/36 xã thị trấn. Gồm
nam là 88, nữ 24( Trẻ < 5 tuổi là 3), người < 30 tuổi 89 – người >30 tuổi 23.
Trong đó có 68 bệnh nhân AIDS và 37 người đó chết do AIDS, đa phần nằm
trong độ tuổi thanh niên (theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống
HIV/AIDS). Đường lây qua tiêm chích 91 người, qua đường tình dục 19
người và lây từ mẹ sang con là 3. Tuy chưa có thuốc chữa khỏi AIDS nhưng
việc cung cấp một chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ phù hợp và
hiệu quả là một chiến lược quan trọng giúp mọi người giảm nguy cơ để bảo
vệ chính mình và gúp phần làm giảm sự lan tràn dịch bệnh.
Các trường trung học phổ thông là nguồn cung cấp lực lượng lao động
tương lai cho xã hội. Nhằm đánh giá thực trạng về kiến thức phòng, chống và
các yếu tố ảnh hưởng để định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phòng,
chống AIDS hiệu quả trên địa bàn đồng thời làm tài liệu tham khảo để xây
dựng kế hoạch phòng, chống AIDS của tỉnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu

“Thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
phòng, chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Triệu Sơn, tỉnh
Thanh hoá năm 2010”.
Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống
HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông huyện Triệu Sơn, tỉnh
Thanh Hoá năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực hành phòng,
chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Triệu Sơn năm 2011.
- 7 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS HIỆN NAY
1.1.1 Trên thế giới
Những trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới được báo
cáo vào năm 1981 tại Los Angeles trên 5 trường hợp nam giới có tiền sử tình
dục đồng giới bị viêm phổi do Pneumocystis Carinii và cùng vào tháng đó là
những người nghiện chích ma túy và những bệnh nhân hemophilia được
truyền máu. Đến năm 1983, vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
được Luc Montagnier và cộng sự tại Viện Pasteur Paris phân lập từ một bệnh
nhân bị bệnh dịch hạch và đến năm 1984 vi rút này được Robert Galot mô tả
là căn nguyên gây bệnh AIDS. Năm 1985 khi sinh phẩm ELISA dùng cho
chẩn đoán HIV được phát triển thì đã phát hiện hàng loạt trường hợp nhiễm
HIV [1], [35].
Về thời điểm vi rút HIV xuất hiện ở người vẫn còn là một ẩn số và người ta
thấy rằng khi xét nghiệm các mẫu máu còn giữ lại của ngân hàng máu đã phát hiện
kháng thể kháng vi rút HIV trong các mẫu máu từ năm 1969 [1].
Kể từ năm 1981 đến nay, HIV/AIDS đã thực sự trở thành đại dịch toàn
cầu với những diễn biến hết sức phức tạp và nghiêm trọng. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp phòng chống AIDS

Liên hợp quốc (UNAIDS), tính đến tháng 12 năm 2008, ước tính số người
nhiễm HIV trên toàn thế giới là 33,4 triệu (bảng 1.1). Tổng số người sống với
HIV trên thế giới năm 2008 cao hơn 20% so với năm 2000 và tỷ lệ mắc cao
hơn gần 3 lần so với năm 1990. Cũng theo UNAIDS/WHO mỗi ngày trôi qua
có trên 6.800 người bị nhiễm HIV và trên 5.700 người tử vong vì AIDS [56],
- 8 -
[57], [59]. Các số liệu dịch tễ học gần đây nhất cho thấy số người nhiễm mới
HIV trên thế giới cao nhất vào năm 1996 (3,5 triệu người). Đến năm 2008 số
người nhiễm mới HIV thấp hơn khoảng 30% so với 12 năm trước đó. Số
người tử vong do AIDS cao nhất vào năm 2004 (2,2 triệu người), đến năm
2008 số người tử vong do AIDS giảm đi 10% so với năm 2004. Số trẻ em
nhiễm mới HIV năm 2008 thấp hơn năm 2001 là 18% [4].
Bảng 1.1. Tình hình dịch AIDS toàn cầu đến tháng 12/2008 [4]
Số người sống với HIV năm 2008
Tổng số: 33,4 triệu [31,1 - 35,8 triệu]
Người lớn: 31,3 triệu [29,2 - 33,7 triệu]
Phụ nữ: 15,7 triệu [14,2 - 17,2 triệu]
Trẻ em dưới 15 tuổi: 2,1 triệu [1,2 - 2,9 triệu]
Số ca mới nhiễm HIV trong năm 2008
Tổng số: 2,7 triệu [2,4 - 3,0 triệu]
Người lớn: 2,3 triệu [2,0 - 2,5 triệu]
Trẻ em dưới 15 tuổi: 430.000 [240.000 - 610.000]
Số ca tử vong do AIDS năm 2008
Tổng số: 2,0 triệu [1,7 - 2,4 triệu]
Người lớn: 1,7 triệu [1,4 - 2,1 triệu]
Trẻ em dưới 15 tuổi: 280.000 [150.000 - 410.000]
Vùng cận Shahara châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của đại dịch AIDS trên toàn cầu. Trong năm 2008, hơn hai phần ba (67%) số
người nhiễm HIV, 68% người lớn nhiễm HIV mới và 91% trẻ em nhiễm HIV
mới trên thế giới sống tại khu vực này. Hơn ba phần tư (70%) số ca tử vong vì

AIDS trên thế giới trong năm 2008 cũng xảy ra ở đây [4]. Tiếp theo là khu
vực châu Á, đến tháng 12 năm 2008 ước tính số người sống chung với HIV
- 9 -
trên toàn châu Á là 4,7 triệu, trong đó số nhiễm mới là 350.000 người và
trong năm 2008 có 330.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS.
Châu Đại Dương là khu vực có số nhiễm HIV ít nhất. Năm 2008 ước tính có
39.000 người nhiễm HIV tại châu Đại Dương, nâng tổng số người sống chung
với HIV ở khu vực này lên tới 59.000 người [4]. Hiện nay, tại các châu lục
dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp với những hậu quả khó lường.
Bảng 1.2. Tình hình nhiễm HIV tại các khu vực trên thế giới đến năm 2008 [4]
Khu vực
Người lớn
và trẻ em
sống với
HIV
(Triệu)
Người lớn
và trẻ em
mới nhiễm
HIV
(Triệu)
Tỷ lệ người
lớn hiện
nhiễm HIV
(%)
Số người lớn
và trẻ em tử
vong do
AIDS
(Triệu)

Cận Sahara- Châu Phi
22,4 1,9 5,2 1,4
Bắc Phi, Trung Đông 0,31 0,035 0,2 0,02
Nam và Đông Nam Á 3,8 0,28 0,3 0,27
Đông Á 0,85 0,075 0,1 0,059
Úc và New Zealand 0,059 0,0039 0,3 0,002
Mỹ La tinh 2,0 0,17 0,6 0,077
Ca ri bê 0,24 0,02 1,0 0,012
Đông Âu và Trung Á 1,5 0,11 0,7 0,087
Tây và Trung Âu 0,85 0,03 0,3 0,013
Bắc Mỹ 1,4 0,055 0,6 0,025
Tổng số 33,4 2,7 0,8 2,0
Tại châu Á, dịch HIV lên đến đỉnh điểm vào giữa thập niên 1990, sau
đó hàng năm đã giảm hơn một nửa và khá ổn định từ năm 2000 đến nay.
- 10 -
Trong khi số tử vong do AIDS ở khu vực Nam và Đông Nam Á trong năm
2008 thấp hơn 12% so với tỷ lệ tử vong cao điểm vào năm 2004, thì tỷ lệ tử
vong do AIDS ở Đông Á tiếp tục tăng, với số tử vong trong năm 2008 cao
hơn 3 lần so với năm 2000. Tình hình dịch HIV ở châu Á diễn biến phức tạp
và khác nhau ở các quốc gia. Tại Ấn Độ, số người nhiễm HIV chiếm gần một
nửa số người mắc HIV ở châu Á. Con đường lây truyền qua đường tình dục
chiếm gần 90% số mắc HIV và bắt đầu xuất hiện lây truyền trong những
người tiêm chích ma túy tại khu vực phía Đông Bắc Ấn Độ. Tại Trung Quốc,
các tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV khác nhau, trong khi 5 tỉnh có tỷ lệ mắc HIV cao
nhất chiếm tới 53,4% số mắc, thì 5 tỉnh có tỷ lệ mắc thấp nhất chỉ chiếm dưới
1% tổng số nhiễm HIV. Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm tại Căm-pu-chia, My-an-
ma và Thái Lan đang có dấu hiệu giảm thì tại In-do-nê-xia tỷ lệ này đang có
chiều hướng gia tăng. Đặc biệt tại tỉnh Papua của In-do-nê-xia, tỷ lệ nhiễm
HIV cao hơn 15 lần so với mức trung bình của quốc gia. Tại Băng-la-dét và
Pa-kít-tăng, tỷ lệ nhiễm HIV đang gia tăng. Băng-la-đét đã và đang chuyển từ

trạng thái tỷ lệ mắc thấp sang dịch tập trung với tỷ lệ mắc cao trong nhóm
tiêm chích ma túy. Dịch HIV ở châu Á đã và đang tập trung trong nhóm
nghiện chích ma túy, nhóm gái bán dâm, nhóm đàn ông quan hệ đồng giới.
Tuy nhiên, dịch HIV tại nhiều khu vực của châu Á đang dần lan rộng sang
những nhóm có nguy cơ thấp thông qua việc lây truyền sang những bạn tình
của những người có nguy cơ cao. Tại Trung Quốc lây truyền HIV qua quan
hệ tình dục khác giới đang trở thành phương thức lây truyền HIV chiếm ưu
thế hơn.
Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, thế kỷ này sẽ là thế kỷ HIV/AIDS
của châu Á. Dịch tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển nơi mà điều kiện
vệ sinh, dinh dưỡng kém, bệnh tật và đói nghèo, cộng với phong tục tập quán lạc
hậu thì hiệu quả của các biện pháp phòng chống HIV/AIDS sẽ bị ảnh hưởng.
- 11 -
Chính vì vậy, các chương trình phòng chống HIV/AIDS của các nước trong khu
vực phải được triển khai đồng bộ và hiệu quả, đòi hỏi nỗ lực lớn cũng như cam
kết mạnh mẽ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.
Bản đồ phân bố nhiễm HIV/AIDS tính đến năm 2010 [56]
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng
12/1990. Cho đến ngày 30/6/2009, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống
trên toàn quốc là 149.653 người, 32.400 bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống
và 43.265 người đã tử vong do AIDS [22].
Nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-39
(83%) và là nam giới (82,0%). Tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ ít thay đổi
qua các năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ người nhiễm HIV là
nữ giới có xu hướng tăng lên (15,5% năm 2006 tăng lên 17,9% năm 2008).
Hiện nay đã có 100% tỉnh (63/63 tỉnh/thành phố), 97,5% số quận/huyện và
70,5% số xã/phường trên toàn quốc đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS
[17], [22].
- 12 -

Số người nhiễm HIV/AIDS vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành
phố trọng điểm. Đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh cả về tỷ lệ nhiễm HIV
hiện đang còn sống trên 100.000 dân cao nhất (677,8‰) và số liệu tuyệt đối
phát hiện được hiện đang còn sống cao nhất (34.284 trường hợp) chiếm 25,8%
tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống báo cáo trên toàn quốc [22].
Bảng 1.3. Mười tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV hiện đang còn sống trên 100.000
dân cao nhất. (Nguồn: Cục phòng chống HIV/AIDS 2009)
STT Tỉnh/thành phố Tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân
1 Thành phố Hồ Chí Minh 677
2 Tỉnh Quảng Ninh 673
3 Tỉnh Điện Biên 616
4 Tỉnh Sơn La 548
5 Thành phố Hải Phòng 502
6 Thành phố Hà Nội 446
7 Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 433
8 Tỉnh Thái Nguyên 422
9 Tỉnh Yên Bái 388
10 Tỉnh Bắc Cạn 383
Hình thái nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tập trung.
Tỷ lệ nhiễm HIV rất cao trong nhóm nghiện chích ma túy, cao trong nhóm gái
bán dâm và thấp trong các quần thể khác. Dịch HIV có xu hướng chững lại và
không tăng nhanh như những năm trước đây, nhưng về cơ bản chưa khống chế
được dịch HIV ở Việt Nam. Tuy dịch HIV đã có chiều hướng chững lại nhưng
vẫn chứa đựng các yếu tố nguy cơ làm bùng nổ dịch nếu không triển khai các
biện pháp can thiệp một cách hiệu quả [22].
- 13 -
Biểu đồ 1.1. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích
(Nguồn Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương)
Biểu đồ 1.2. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm gái bán dâm
(Nguồn Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương)

Tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống AIDS các tỉnh phía Nam
ngày 12 tháng 11 năm 2000 cho rằng ( Căn cứ vào thống kê tình hình lây
nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam số người nhiễm HIV/AIDS thực sự phải bằng
- 14 -
số người phát hiện nhân lên 6 lần). Đáng lo lắng nhất là dịch HIV/AIDS đã đi
vào đối tượng bình thường ngày càng nhiều hơn, nếu như năm 1998 phát hiện
19 thai phụ nhiễm HIV, năm 1999 con số này là 39 ca. Trên các đối tượng
khác thanh niên đi khám nghĩa vụ quân sự từ 2 ca năm 1998 lên 19 ca năm
1999, độ tuổi người nhiễm HIV ngày càng trẻ hoá: Thống kê trên cả nước độ
tuổi 20-29 chiểm tỷ lệ nhiễm cao nhất 44,8%, từ 30-39 tuổi 26,6%. Đặc biệt
năm 1999 có 8% người nhiễm có độ tuổi 13-19 [1]. Khoảng 60% người nhiễm
ở độ tuổi Thanh niên và độ tuổi lao động [4]. Đặc điểm này cảnh báo 1 tác
động nguy hại của đại dịch HIV/AIDS trong thời gian không xa ở Việt Nam
vì đây là độ tuổi có hoạt động tình dục mạnh, là lao động chính trong xã hội.
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hóa và Triệu Sơn
Thanh Hoá là một trong những tỉnh đứng đầu trong cả nước về số người
nhiễm HIV/AIDS. Theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống HIV/ AIDS
tỉnh Thanh Hóa, tính đến 31/11/2010 toàn tỉnh có 4.890 người nhiễm HIV
được báo cáo, trong đó 2347 người đó chuyển sang các giai đoạn AIDS và
826 người đó chết do AIDS ,chủ yếu tập trung ở một số huyện thị như
TP.Thanh hóa 26.2%, Quan hóa 9.1%, Thọ xuân 7.6%, Mường lát 5.3%. Đại
dịch không chỉ có ở các thành phố thị trấn mà đã lan tới các huyện vùng sâu,
vùng xa, vùng thuần nông, đã có tới 79,3%( 506/638) xã phường, và 100%
( 27/27) Huyện thị trong tỉnh đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS.
Triệu Sơn là huyện có địa bàn rộng với diện tích 292km
2
, được hình
thành 3 vùng kinh tế khác nhau: Đồng bằng, Trung du và miền núi. Phát triển
kinh tế chủ yếu là trồng lúa, có 36 xã, thị trấn với tổng số dân 234.000 người.
Do đặc điểm 3 vùng khác nhau nên trình độ dân trí, phong tục tập quán và

điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều, vì vậy tạo nên tình hình bệnh tật
ở các vùng có sự khác nhau, với miền núi các bệnh phổ biến là sốt rét, bướu
cổ, da liễu… Các xã vùng đồng bằng và Trung du phổ biến các bệnh đường
- 15 -
ruột, hô hấp, giun, sán và sốt rét ngoại lai. Do dân đi làm ăn ở các tỉnh khác về
mang theo và làm cho một số bệnh dich khác cũng gia tăng như: nghiện hút,
ma tuý, HIV/AIDS…
Bản đồ hành chính Huyện Triệu Sơn
(Nguồn Thanhhoa365.com)
Trong những năm gần đây người nhiễm HIV/AIDS đang có chiều
hướng tăng nhanh. Tính đến tháng 31/12/2010 toàn huyện Triệu Sơn(HTR)
Có 112 người nhiễm HIV và số xã có người mắc là 31/36 xã thị trấn. Gồm
nam là 88, nữ 24( Trẻ < 5 tuổi là 3), người < 30 tuổi 89 người >30 tuổi 23.
Trong đó có 68 bệnh nhân AIDS và 37 ngươi đó chết do AIDS, đa phần nằm
trong độ tuổi thanh niên (theo báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống
HIV/AIDS). Đường lây qua tiêm chích 91 người, qua đường tình dục 19
người và lây từ mẹ sang con là 3 người.
1.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC
1.2.1. Các phương thức lây truyền
Virut HIV lây truyền theo 3 phương thức
- 16 -
* Lây truyền qua đường máu.
HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu, mức độ lây
nhiễm rất cao trên 90%.
+ HIV lây truyền qua việc nhận máu truyền hay các sản phẩm của máu
có nhiễm HIV.
+ HIV có thể lây truyền qua việc dùng chung bơm kim tiêm bị nhiễm
HIV mà không được tiệt trùng cẩn thận, đặc biệt đối với những người nghiện
trích ma tuý tĩnh mạch.
+ HIV có thể lây qua các dịch vụ y tế do sử dụng các dụng cụ bị nhiễm

HIV như dao chích, kìm nhổ răng, kim châm cứu, dao cắt Amiđan.
+ HIV cũng lây qua các dịch vụ xã hội khác như xăm mình, xăm lông
mày, xỏ lỗ tai do sử dụng các dụng cụ xuyên chọc qua da bị nhiễm HIV.
Dính máu, dịch thể của người nhiễm HIV qua các vết thương hở, vết xước da
và niêm mạc cũng có thể làm lây truyền HIV.
+ HIV có thể lây truyền qua việc nhận tinh dịch trong thụ tinh nhân tạo,
qua ghép cơ quan, phủ tạng của người nhiễm HIV.
* Lây theo đường tình dục
+ HIV gắn, xâm nhập vào tinh trùng và tồn tại dưới dạng ADN vi rút.
Tinh dịch cũng chứa các tế bào bạch cầu và những tế bào này cũng có chứa
HIV. Nhiều tế bào Langerhans trong dịch nhầy của âm đạo và hậu môn cũng
có thể bị nhiễm HIV.
+ Sự lây truyền HIV qua đường tình dục là thường gặp nhất. HIV lây
truyền từ người bị nhiễm sang bạn tình của họ. Những vết xước nhỏ ( thậm
chí không nhìn thấy bằng mắt thường ) trên bề mặt của niêm mạc âm đạo,
dương vật hay hậu môn xảy ra trong lúc giao hợp sẽ là đường vào của HIV và
từ đó HIV vào máu. Càng có QHTD với nhiều người, nguy cơ lây truyền càng
cao.
- 17 -
* Lây truyền từ mẹ sang con
+ HIV có thể lây truyền từ người mẹ bị nhiễm HIV sang cho trẻ sơ sinh
trong quá trình mang thai, khi đẻ và khi cho con bú.
+ Các yếu tố nguy cơ làm tăng lây truyền HIV từ mẹ sang con là:
- Phụ nữ có thai mắc các bệnh liên quan đến tình trạng nhiễm HIV.
- Trẻ đẻ non trên 18 tuần.
- Phụ nữ nhiễm HIV khi có thai.
- Bà mẹ cho con bú bị áp xe vú hoặc đau múm vú.
* HIV không lây truyền qua các trường hợp sau:
Các tiếp xúc thông thường: ở chung một nhà; thở chung không khí, ho,
sổ mũi; khi làm việc chung; trong ô tô, trong chợ, siêu thị, trong trường học;

chơi thể thao chung; bắt tay, khoác tay; ôm hôn.
Dùng chung các vật dụng: Nhà vệ sinh, khăn tắm, bồn chậu rửa mặt,
bồn tắm, bể bơi, bát đũa, thìa dĩa, các vật dụng lao động.
Bị côn trùng đốt hoặc các con vật cắn: Bị muỗi đốt, mèo cắn, bị các
con vật khác tấn công.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng HIV không lây
qua nước mắt, mồ hôi và nước tiểu [1].
1.2.2. Tiến triển tự nhiên và dấu hiệu lâm sàng
1.2.2.1. Các giai đoạn lâm sàng
Nếu không được điều trị bằng thuốc chống virut, bệnh diễn biến từ khi
nhiễm HIV đến tử vong trong bình 10 – 11 năm qua các giai đoạn sau[1],[2],
[5].
Về lâm sàng, người ta phân quá trình nhiễm HIV thành 4 giai đoạn:
- 18 -
* Giai đoạn sơ nhiễm: Xuất hiện từ 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV. Biểu hiện có
thể là đau đầu, đau mình, mệt mỏi, sốt, sưng hạch, phát ban. Các triệu chứng
thường hết sau 7-10 ngày.
* Giai đoạn nhiễm trùng không có triệu chứng: Có thể kéo dài 2-10 năm và
có 3 xu hướng phát triển sau:
+ Hoặc có thể người đó mang HIV kéo dài trong 10 năm hoặc lâu hơn
mà vẫn khoẻ mạnh bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế
độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt.
+ Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để HIV diễn
biến tự nhiên trong có thể.
+ Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu vẫn
tiếp tục có hành vi nguy cơ. Khi tiếp tục các hành vi như dùng chung kim
tiêm, tiếp tục quan hệ tình dục với nhiều người, người đó 1 mặt làm lây truyền
cho người khác, mặt khác họ sẽ bị lây nhiễm HIV từ người khác hoặc bị
nhiễm trùng bội nhiễm kích hoạt cho HIV sinh sản nhanh và càng làm tiêu
huỷ hệ thống miễn dịch.

* Giai đoạn bệnh hạch dai dẳng toàn thân ( giai đoạn cận AIDS): Thường
biểu hiện sưng hạch toàn thân giai dẳng, sút cân, sốt kéo dài, ngứa, tiêu chảy
dai dẳng hoặc ho kéo dài.
* Giai đoạn bệnh nhân AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh nhân
HIV. Bệnh nhân thường bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các biểu
hiện liên quan đến rối loạn miễn dịch, biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác
nhau.
1.2.2.2. Các triệu chứng lâm sàng
* Ba triệu chứng chính thường gặp.
+ Giảm sút cân nhanh ( trên 10% trọng lượng cơ thể)
+ Tiêu chảy kéo dài ( trên 1 tháng)
- 19 -
+ Sốt kéo dài ( Trên 1 tháng).
* Các triệu chứng phụ có thể gặp:
+ Ho dai dẳng hàng tháng.
+ Viêm ngứa toàn thân.
+ Chốc rộp lan toả, tái phát liên tục.
+ Nhiễm nấm ở hầu, họng.
+ Sưng hạch, đặc biệt là ở cổ, nách không có nguyên nhân rõ ràng
và kéo dài trên 2 tuần.
* Chẩn đoán 1 trường hợp AIDS. Theo WHO định nghĩa 1 trường hợp
AIDS trên lâm sàng ở người lớn khi có ít nhất 2 dấu hiệu chính phối hợp
với ít nhất 1 dấu hiệu phụ kể trên ( Trẻ em từ 13 tuổi trở xuống có tiêu
chuẩn chẩn đoán riêng).
Người nhiễm HIV sau từ 3 - 6 tháng mới có thể xét nghiệm máu để
phát hiện được ( thời gian này gọi là thời gian cửa sổ). Trong khoảng thời gian
này, tuy kết quả xét nghiệm âm tính nhưng người nhiễm HIV vẫn có khả năng
lây bệnh cho người khác.
Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất
của nhiễm HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật. Tất cả mọi

người đều có cảm nhiễm HIV.
HIV được phân lập từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước
mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Mặc dù có sự phân bố
rộng lớn như vậy của HIV trong cơ thể, nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy
rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng trong
việc làm lây truyền HIV. Do đó chỉ có 3 phương thức lây truyền HIV.
1. 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS
- 20 -
1.3.1. Phòng lây nhiễm qua đường tình dục
+ Không QHTD.
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Chung thuỷ với một bạn tình duy nhất.
+ Thường xuyên dùng BCS khi QHTD.
+ Khám và chữa khỏi dứt điểm các bệnh lây qua đường tình dục khác.
1.3.2. Phòng lây nhiễm qua đường máu
+ Không tiêm chích ma tuý.
+ Trong chữa bệnh, hạn chế thuốc tiêm, khuyên khích dùng thuốc uống.
+ Nếu phải tiêm thì dùng bơm kiêm tiêm một lần hoặc luộc sôi bơm
kim tiêm 20 phút ( kể từ lúc sôi)
+ Thực hiện tốt công tác vô trùng, tiệt trùng trong y tế nhất là vô trùng
các dụng cụ lấy máu, các dụng cụ phẩu thuật, các dụng cụ hồi sức: như ống
nội khí quản, các ống thông, ống dẫn lưu, dụng cụ chữa răng
+ Áp dụng các biện pháp dự phòng trong môi trường chăm sóc như:
đeo găng tay khi tiếp xúc máu và dịch của người bệnh.
+ Thực hiện an toàn truyền máu như:
+ Chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ gây mất máu phải
truyền như: Sốt rét, giun móc
+ Chỉ truyền máu khi thật cần thiết và phải sàng lọc HIV trước
khi truyền.
- Thực hiện truyền máu tự thân hoặc truyền máu từng phần.

- Vận động nhóm người có hành vi nguy cơ thấp hiến máu nhân đạo.
- Sàng lọc người cho máu và sàng lọc các túi máu trước khi truyền.
1.3.3 Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con.
- 21 -
Thực hiện giáo dục sức khoẻ và tư vấn cho nữ thanh niên về nguy cơ dễ
bị lây nhiễm HIV và hậu quả lây nhiễm cho chồng con.
Có thể xét nghiệm sàng lọc HIV khi kết hôn, khi quyết định có thai và
khi có thai nếu cảm thấy cần thiết.
Tư vấn cho thanh niên đó bị nhiễm HIV không nên xây dựng gia đình,
không nên có thai hoặc nên phá thai.
Những người nhiễm HIV vẫn quyết định kết hôn hoặc có thai cần phải
có tư vấn sâu hơn từ các cơ sở y tế hoặc những người có trách nhiệm.
1.4.THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG HIV/AIDS CỦA HỌC SINH THPT
Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của
TTN. Việc không thực hiện các biện pháp phòng, chống tại một số địa phương
đã làm lây lan ngầm và rộng rải mầm bệnh trong nhân dân là cơ sở trong việc
bùng nổ dịch tại đó trong tương lai không xa.
Hàng năm, Tỷ lệ số thanh niên bị nhiễm HIV trẻ hơn (dưới 30 tuổi)
ngày càng tăng: 16,8% (1993), 23,6% (1994) 25,8%(1995) 35,4%(1996) [34].
Theo ông Trần Xuân Nhỉ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết mục tiêu cụ
thể phòng chống nhiễm HIV/AIDS cho TTN trong trường học là:
+ Về kiến thức: Thấy rõ hiểm hoạ AIDS với cá nhân, gia đình và cộng
đồng trên các mặt: Sức khỏe và tính mạng, kinh tế và xã hội và nòi giống của
dân tộc thấy rõ bản chất nguy hiểm của HIV/AIDS xuất phát từ đặc điểm của
HIV/AIDS từ các con đường lây lan và thực tế và cho tới nay loài người chưa
có vác xin và thuốc phòng ngừa đặc hiệu. Từ đó mỗi TTN cần hểu và biết
cách phòng chống nhiễm HIV/AIDS với đầy đủ trách nhiệm của mình.
+ Về thái độ: Trước hết là chấp nhận những yêu cầu và trách nhiệm của
người công dân trong việc phong chống nhiễm HIV/AIDS. Có thái độ không

đồng tình và phản đối lối sống sa đoạ, buông thả, tệ nạn mại dâm, nghiện hút,
- 22 -
tiêm chích ma tuý đang tồn tại và có xu hướng phat triển trong TTN. Xây
dựng tình đoàn kết, nhân ái với những người đó bị nhiễm HIV/AIDS. Chống
lại thái độ thờ ơ, coi thường việc phòng chống hiễm HIV/AIDS cho bản thân,
gia đình và cộng đồng.
+ Về niền tin: Trên cơ sở trang bị cho mình các kiến thức cơ bản đã nêu
trên mà mỗi TTN luôn xác định đại dịch HIV/AIDS đó đã và đang là hiểm
hoạ của nhân loại. Nó đang đe doạ tất cả chúng ta củng trên cơ sở nắm vững
các kiến thức cơ bản đó, mỗi TTN tin tưởng vào các biện pháp xử lý nguồn
mầm bệnh ngăn chặn đường lây lan, chủ động bảo vệ mình khỏi sự lây nhiễm
HIV và tránh sự lây nhiễm HIV cho người khác.
+ Về hành động: Hình thành được nếp sống lành mạnh, trong sáng, tình
yêu chung thuỷ và chống lại các tệ nạn xã hội. Thực hành giữ gìn vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường và tập luyện TDTT. Tham gia các hoạt động chăm
sóc sức khoẻ và tinh thần cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo Trung tâm phòng chống AIDS thuộc Tổng liên đoàn lao động
khảo sát công nhân lao động trực tiếp sản xuất tuổi từ 18-25 kết quả: 95% số
người được hỏi cho rằng AIDS nguy hiểm nhất hiện nay và vì thế 95% đồng ý
tự nguyện xét ngiệm (nếu được tổ chức) 95% số người được hỏi trả lời
nguyên nhân AIDS do vi rút gây ra, vẫn còn 5% trả lời cho là do vi khuẩn,
nấm, ký sinh trùng gây ra. Về các đường lây và các biện pháp phòng chống
kết quả cho thấy 91% số người được hỏi trả lời đúng các đường lây, tuy nhiên
vẫn còn 4% cho rằng AIDS có thể lây nhiễm do muỗi đốt. Có 89,25% nói
đúng các biện pháp phòng chống( chung thuỷ, sử dụng bao cao su, tiệt trựng
bơm kim tiêm, xét nghiệm người cho máu ) tuy vẫn còn 3% hiểu sai rằng cần
phòng chống côn trùng đốt, không quàng áo chung, không bắt tay nói chuyện
với người nhiễm HIV/AIDS. Về phương tiện tiếp cận truyền thông có 89%
- 23 -
được nghe thông tin về HIV/AIDS qua đài truyền hình, truyền thanh, báo chí.

75% nghe qua cán bộ y tế, 60% nghe qua bạn bè [33].
Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1999) (Văn phòng UBQG PC AIDS)
trên 602 học sinh, sinh viên thấy rằng kết quả hiểu biết của HS, SV như nhau:
Đối tượng nhiễm HIV là ai? thì có 23,8% cho rằng chỉ ở nhóm có nguy cơ cao
(ma tuý, mại dâm ) và 75,1% cho rằng tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm
HIV và không rõ là 1,2% có nghĩa là 24,9 % HS,SV cho rằng HIV không
phải là nguy cơ đối với tất cả mọi người mà chỉ lây truyền trong những người
có nguy cơ cao, như vậy họ sẽ chủ quan không chủ động phòng ngừa.Về
đường lây có 71,3% HS,SV biết cả 4 đường lây QHTD,TCMT, truyền máu,
mẹ - con), 28,7% HS,SV không biết đủ 4 đường lây truyền của HIV thường
xảy ra nhất hiện nay và nếu có dự phòng thì số HS,SV này sẽ không dự phòng
đầy đủ.
Có tới 98,8% HS PTTH ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An cho rằng
HIV/ AIDS có thể lây truyền qua đường tình dục, 97% HS biết rằng tiêm
chích ma túy là sẽ dẫn đến HIV/ AIDS. Có 98% tổng số HS,SV được hỏi cho
rằng truyền máu cũng là con đường có thể dẫn đến nhiễm HIV chiếm 10.8%.
Song vẫn còn một số em cho rằng dựng chung đồ ăn, bắt tay nói chuyện với
nhau cũng có thể lây từ mẹ sang con. Các dịch vụ cắt tóc, làm móng tay, kẻ
lông mày cũng được một số học sinh cho rằng là đường truyền bệnh. Dùng
chung đồ ăn, bắt tay hay nói chuyện với nhau cũng có thể lây nhiễm HIV(4%
ở Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội; 45% ở Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội; 4%
ở Nghệ An; 1% ở Quảng Ninh và Giáo dục thường xuyên) cho là dùng chung
đồ ăn có thể bị lây nhiễm HIV. Ngoài ra 3% ở Đại học Khoa học tự nhiên;
2% ở Đinh Tiên Hoàng và 1% Giáo dục thường xuyên cho rằng bắt tay
cũng sẽ bị nhiễm HIV. 35% ở Quảng Ninh, 1% ở Nghệ An, Đinh Tiên
- 24 -
Hoàng và Giáo dục thường xuyên cho rằng nói chuyện với nhau cũng có
thể lây nhiễm HIV [28].
Theo Đặng văn Khoát UBQG PC AIDS đánh giá hiểu biết, thái độ,
lòng tin và thực hành phòng chống AIDS của thanh niên từ 15- 29 tuổi ở 10

thành thị trong cả nước tháng 7/ 1996 như sau:
+ Về hiểu biết cách phòng trách và các đường không lây. Tỷ lệ hiểu
biết về chung thuỷ phòng tránh được AIDS ở nam 77,9% và ở nữ là 77,3%.
Tỷ lệ hiểu biết về bao cao su phòng tránh được AIDS ở nam là 78,8% và ở nữ
là 72%. Tỷ lệ hiểu biết về bơm kim tiêm sạch phòng tránh được AIDS ở nam
là 74,8% thấp hơn ở nữ là 82,8%. Tỷ lệ hiểu biết về ăn chung không làm lây ở
nam là 81,3% cao hơn ở nữ là 78,3%. Tỷ lệ hiểu biết về tiếp xúc thông thường
không làm lây bệnh ở nam là 81,8% cao hơn ở nữ là 78,1%. Tỷ lệ hiểu biết về
muỗi đốt không làm lây bệnh ở nam 59,3% và nữ là 50,9%.
+ Về thái độ đối với người nhiễm HIV: 71% ở nam và 71,6% ở nữ cho
rằng nên chăm sóc người nhiễm HIV mà không phải cách ly.
+ Về hành động tham gia phòng chống AIDS: 29,8% ở nam và 27% ở
nữ có tham gia một hoạt động phòng chống AIDS ở địa phương [13].
Theo báo cáo số 1136/ GDTC ngày 23/9/98 của Bộ GD- ĐT về việc
kiểm điểm đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 52 CT/TƯ có nhận định về kiến
thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS của học sinh:
+ Về kiến thức: 84% HS,SV cho rằng AIDS là nguy hiểm nhất hiện
nay. 96,8% HS,SV hiểu đúng tác nhân gây nên AIDS là loại vi rút. Có 96%
HS,SV nắm được đường lây truyền HIV/AIDS. 87% HS,SV biết các biện
pháp phòng tránh AIDS.
+ Về thái độ: 91,8% HS, SV có thái độ đúng với người thân của mình
nếu họ bị nhiễm HIV/AIDS, 66% HS, SV có thái độ đúng nếu như mình bị
nhiễm HIV/AIDS.
- 25 -
+ Về niềm tin: 84,8% HS, SV tin tưởng vào lối sống lành mạnh là 1
biện pháp tránh lây nhiễm HIV/AIDS, 83,7% HS, SV tin rằng việc tuyên
truyền giáo dục là biện pháp quan trọng nhất để phòng tránh AIDS.
+ Về thực hành: 93,15% biết cách xử lý đúng trước các hành động nguy
cơ lây nhiễm HIV/AIDS, 84,4% HS, SV biết cách xử lý đúng trước các nguy
cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

Theo Chu Quốc Ân UBQG PC AIDS [7]: Nhận thức của HS về sự
nguy hiểm của đại dịch AIDS: 98,3% HS nhận thức được rằng HIV/AIDS là
nguy hiểm nhất hiện nay, vẫn còn 0,9% cho rằng AIDS không nguy hiểm và
0,5% không biết. Trong đó 98,6% HS lớp 10, 99% HS lớp 12 cho rằng AIDS
nguy hiểm, 1,8% HS lớp 10, 1% HS lớp 12 cho rằng AIDS không nguy hiểm.
+ Nhận thức của HS nội và ngoại thành đạt tỷ lệ tương đương nhau( nội
thành: 98,2%, ngoại thành: 97,8%) có 98,5% các em HS lớp 10, 100% HS lớp
12 nhận thức đúng: AIDS do vi rút HIV gây nên. Dưới 71% HS lớp 10, 64,4%
HS lớp 12 cho rằng hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị và cũng chưa
có vác xin để phòng nhiễm.
+ Nhận thức của HS về đường lây truyền HIV/AIDS: 10% HS cho rằng
HIV/AIDS lây qua các tiếp xúc thông thường như: ôm hôn 6,8% ( 3,5% HS
lớp 10; 2% HS lớp 12), bắt tay 0,7% ( 0,5% HS lớp 12), nói chuyện 1,2%,
muỗi đốt 6,5% (5,5% HS lớp 10, 3,9% HS lớp 12) ăn uống 2,5%. Truyền từ
mẹ sang con là 95,2% ( 96,5% học sinh lớp 10, 95,1% học sinh lớp 12) QHPD
98,3% ( 99,5% HS lớp 10, 100% HS lớp 12).TCMT 91,4% (92,5% HS lớp 10,
97% HS lớp 12). Truyền máu 94,4% ( 97% HS lớp 10, 98,5% HS lớp 12).
+ Nhận thức của học sinh về cách phong tránh lây nhiễm HIV/AIDS:
QHTD lành mạnh 76,2% ( 77% HS lớp 10, 83,5% HS lớp 12) dựng BCS
88,7% ( 90% HS lớp 10, 92,2% HS lớp 12), khử trùng dụng cụ 78,1% (76%
HS lớp 10, 82,9% HS lớp 12), dùng BKT sạch 82,1% ( 88% HS lớp 10,

×