Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG NGUYÊN NHÂN, CÁC BÀI THUỐC CHỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.09 KB, 13 trang )

MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG
Đau lưng: cột sống và chế độ ăn uống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng, trong đó không loại trừ khả
năng nó là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng.
Cột sống và những cơn đau
Đầu tiên, bệnh đau lưng có thể liên quan đến cột sống. Đặc biệt là với những
người thường phải ngồi làm việc lâu và ít hoạt động thể chất. Những người ngồi
máy tính và những người phải đứng bất động lâu cũng hay bị đau lưng.
Nếu không có biện pháp phòng ngừa thì lâu dần sẽ bị lệch đốt sống và các gốc
thần kinh cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn. Đôi khi điều này sẽ dẫn đến
mất một phần khả năng lao động, người bệnh sẽ không thể làm một số công việc
nào đó.
Nếu công việc của bạn buộc phải ngồi nhiều giờ hoặc phải đứng yên một chỗ, hãy
cố gắng nửa tiếng một lần, vận động cho giãn gân cốt, ví dụ như đứng lên đi lại
trong phòng, hoặc tốt hơn nữa là làm vài động tác thể dục lưng như cúi gập người
về phía trước, sang hai bên và ngả ra phía sau… điều đó tránh cho cột sống bị teo.
Và sẽ rất tốt nếu bạn tập thể dục 10-15 phút mỗi ngày. Để phòng chống bệnh đau
lưng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau. Nếu bạn bắt buộc phải đứng lâu,
hãy cố gắng dồn trọng lượng cơ thể cho cả hai chân, hoặc thay đổi chân thường
xuyên.
Nếu bạn phải nâng vật gì đó từ dưới sàn nhà, hãy giữ lưng thẳng. Còn nếu mang
vật nặng, hãy dừng lại để nghỉ nhiều hơn và đổi tay. Không nên đi giày cao hơn

1


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
4cm.
Bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngủ trên bề mặt cứng. Còn nằm trên nệm quá


mềm, khi ngủ cột sống của bạn bị võng xuống, khiến cho cơ bắp bị đè nặng. Ban
đầu ngủ dậy bạn thấy mỏi lưng, sau đó dẫn đến bệnh đau lưng.
Đau lưng do chế độ ăn uống
Đau phần lưng còn do chế độ ăn uống không hợp lý. Thiếu các chất khoáng như
canxi, phốt pho, kali và magiê có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương
cột sống dễ gãy và xốp.
Do đó cần phải ăn thường xuyên các loại thực phẩm như pho mát tươi béo, bắp
cải, cà rốt, các loại đỗ, đậu côve, gạo, củ cải đỏ, hồ đào… Chúng ta vẫn có thói
quen ăn đường trắng, tuy vậy cũng nên hạn chế bởi cơ thể muốn hấp thụ được thì
phải tiêu hao một số dưỡng chất và điều đó làm cho cột sống của chúng ta yếu đi.
Cần nói thêm là, không phải khi nào bạn cảm thấy đau ở lưng tức là bệnh của bạn
chính là đau lưng. Mà cơn đau đó còn có thể liên quan tới các cơ quan nội tạng.
Đau ở tim có thể cảm thấy đau bên vai trái. Còn cơn đau âm ỉ ở vai phải có thể do
triệu chứng bệnh của tuyến tụy.
Vì vậy, khi thấy xuất hiện cơn đau kéo dài và thường xuyên, hãy đi khám bác sĩ và
tiến hành kiểm tra đầy đủ, không nên tự điều trị. Bởi khi có dấu hiệu đau lưng,
chúng ta thường tự chữa bằng cách xoa bóp hoặc mát-xa, mà điều đó nhiều khi lại
có hại.

Các chứng đau lưng thường gặp

2


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Hiện tượng đau cột sống do chấn thương hoặc thoái hóa khớp thường trở nên
trầm trọng hơn nếu cột sống vẫn tiếp tục phải làm việc. Trái lại, sự nghỉ ngơi
sẽ giúp cơn đau dịu đi.
Có rất nhiều yếu tố khiến ta đau lưng, trong đó có một nguyên nhân phổ biến là
"chất liệu" của cột sống không giữ được độ bền qua năm tháng, chẳng hạn như

thoái hóa sụn và đĩa đệm, xuất hiện từ tuổi 30-40. Phần trong đĩa đệm thì khô,
phần ngoài bị nứt nên không còn tác dụng đệm tốt cho đốt sống. Chính trong giai
đoạn này, người bệnh cảm thấy đau lưng nhưng không nặng nề. Có hai trường hợp
gây đau lưng nặng:
- Đĩa đệm không nằm trong hai mặt khớp đốt sống trên và dưới mà thoát ra ngoài,
chèn ép rễ thần kinh, gọi là thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là lao
động nặng.
- Do quá trình lao động, các mặt khớp tiếp xúc với nhau làm tổn thương xương,
khiến xương dễ bị giòn, nứt sinh ra các gai xương. Khi các gai này chạm vào dây
thần kinh thì sẽ gây đau.
Chứng đau lưng mạn tính xuất hiện ở tuổi trên 40. Bệnh nhân đau ngang thắt lưng
và vùng hông khiến người còng xuống. Khi đứng lâu, ngồi lâu đều đau, ngủ dậy
thấy đau, sau đó cảm giác đau giảm dần trong ngày. Đau tăng khi vận động nhiều
hoặc nằm lâu bất động, thay đổi thời tiết. Nguyên nhân là đĩa đệm bị thoái hóa và
lồi ra ngoài.
Đau lưng cấp thường xảy ra sau những động tác quá mạnh (mang, vác, đẩy,
ngã...). Cảm giác đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, đau với cường độ cao
một bên đốt sống, cơ cạnh cột sống bị co làm bệnh nhân không đi lại được. Mọi
cử động, hắt hơi, thay đổi tư thế đều gây đau. Nguyên nhân là đĩa đệm bị rạn nứt
rồi căng phồng, kích thích vào các dây thần kinh ở dọc cột sống.
Đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng lưng xuống mông, qua phía sau đùi,
3


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
xuống cẳng chân tới cổ chân và có thể lan đến các ngón chân. Cảm giác đau như
dao đâm, kiến bò, đau nhừ. Nguyên nhân thường là đĩa đệm cuối cùng hay gần
cuối cùng thoát ra ngoài.

Đau lưng - Triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh


Đau lưng là triệu chứng rất thường gặp trong khi khám các bệnh chung,
trong đó 80% đau lưng không rõ nguyên nhân, phần lớn các đau lưng kéo dài
dưới 2 tuần. 90% số đau lưng được chữa có kết quả.
Đau lưng là triệu chứng gặp trong rất nhiều bệnh:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa cột sống: là nguyên nhân trường hợp nhất, đau tăng khi mệt, tiến triển
từng đợt, có đợt đau dài hay ngắn.
- Rối loạn tư thế cột sống: gù, vẹo, ưỡn cột sống quá mức do bệnh nghề nghiệp,
thể thao, hoặc tư thế ngồi không đúng.
- Viêm cột sống dính khớp.
- Gai đôi thắt lưng cùng, bệnh Pots, trượt cột sống.
- Loãng xương ở người lớn tuổi.
Đau lưng còn gặp trong các bệnh lý sỏi thận, áp xe quanh thận, u thận, viêm tuyến
tiền liệt, rối loạn kinh nguyệt; các bệnh về thần kinh như hội chứng yên ngựa,
viêm màng nhện...
Vì vậy, đau lưng là triệu chứng rất thường gặp trong khi khám các bệnh chung,
trong đó 80% đau lưng không rõ nguyên nhân, phần lớn các đau lưng kéo dài dưới
2 tuần. 90% số đau lưng được chữa có kết quả.
4


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM

Đau thần kinh tọa

Cơn đau lan đến vùng mông, xuống chân, chạy dọc theo mặt sau ngoài của
đùi và bắp chân, xuống bàn chân...
Theo bác sĩ Lê Điền Nhi (Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM), nguyên
nhân thường thấy gây đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm các đốt sống thắt

lưng gây chèn ép các rễ thần kinh. Đau kiểu thần kinh tọa cũng có thể do chèn ép
rễ thần kinh bởi chồi xương, thường hay phối hợp với hẹp ống sống thắt lưng, hay
trượt đốt sống thắt lưng.
Khi bị đau thần kinh tọa sẽ rất khó chịu, cơn đau phản ánh qua cử động và tư thế
khi nằm ngửa, buộc người bệnh phải nằm nghiêng về phía không đau, háng và đầu
gối bên đau phải hơi gập lại để bớt căng dây thần kinh.
Đau gia tăng khi ho, hắt hơi, rặn; đau lan xuống mông, chân theo nơi rễ thần kinh
bị chèn ép, đau chạy dọc theo mặt ngoài của đùi và bắp chân xuống bàn chân, có
thể lan vào mặt lưng bàn chân và ngón chân cái. Người bệnh có thể bị hạn chế cử
động vùng thắt lưng và vẹo cột sống.
Thường bác sĩ chẩn đoán phân biệt đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng với một số bệnh lý khác gây đau lưng và đau lan xuống cẳng chân như
hẹp ống sống thắt lưng, trượt đốt sống, và đau lưng do một số nguyên nhân khác.
Trượt đốt sống thắt lưng có triệu chứng gồm, đau lưng và đau cẳng chân; còn hẹp
ống sống bệnh nhân thường than đau lan tỏa xuống hai chân, nhất là khi đứng
hoặc bước đi, giảm đau khi ngồi...
5


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Theo bác sĩ Lê Điền Nhi, phần lớn người bệnh đau thần kinh tọa được điều trị nội
trú, chỉ khoảng 20% trường hợp cần phẫu thuật

Chẩn đoán và phòng ngừa đau lưng

Đau lưng cấp tính hay còn gọi là đau lưng ngắn ngày thường kéo dài khoảng
vài ngày đến vài tuần. Hầu hết các hiện tượng đau lưng cấp tính đều mang
bản chất gắn cơ học – là kết quả của chấn thương vùng thắt lưng hoặc do
viêm khớp.
Còn đau lưng mãn tính thường là do viêm cột sống, thoái hoá cột sống, lao,

ung thư, các cơ quan phủ tạng bên trong cơ thể bị tổn thương lan toả ra sau
lưng hoặc đau do cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, suy nhược, đau âm ỉ tích
luỹ lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân nào gây đau thắt lưng?
- Ê ẩm ở thắt lưng và toàn thân thường đến từ nguyên nhân làm việc mệt mỏi
hoặc gò bó, đơn điệu về tư thế (ngồi một chỗ, ít hoạt động...)
- Đau ê ẩm kèm với đau lan xuống chân là do thần kinh tọa hoặc đau cột sống.
Đặc biệt nếu Bạn đau vùng lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay
khiêng vác đồ nặng, cơn đau nhiều khi lan xuống mông hoặc chân bên thì đó là
biểu hiện cuả bệnh thần kinh tọa.
- Đau lưng tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và
xóc là do vấn đề ở rễ thần kinh dọc cột sống.
- Đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, đôi khi kèm theo sốt, nghĩa là thận có
vấn đề.
6


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Để hiểu rõ nguyên nhân đau lưng, bạn nên đến các cơ sở chuyên về điều trị đau cơ
xương khớp để kiểm tra, khám nghiệm cột sống. Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ
định thêm một số xét nghiệm hoặc chụp chiếu bổ sung như chụp X Quang, cộng
hưởng từ... để xác định tình trạng và nguyên nhân rõ ràng hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau thắt lưng?
Để vùng thắt lưng không bị đau, trước hết Bạn cần tránh các cử động hoặc tư thế
làm căng giãn không cần thiết cho các nhóm cơ, gân, dây chằng ở vùng lưng,
tránh tổn thương cho vùng đĩa đệm, dây thần kinh, đồng thời tăng cường sức khoẻ,
sự linh hoạt dẻo dai cho các phần mô mềm hỗ trợ cột sống. Cụ thể, Bạn nên lưu ý
những vấn đề sau đây:
- Sử dụng đúng tư thế khi mang vác vật nặng để tránh tổn thương thắt lưng.
- Không đi giày có gót quá cao, làm hông có xu thế đổ về phía trước gây co thắt

cơ vùng thắt lưng, làm yếu cột sống.
- Giữ vóc dáng ngay ngắn, tránh giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
- Tránh ngồi nhiều một chỗ, ít vận động khiến xương khớp lưng khô cứng, kém
linh hoạt.
- Mặc quần áo không nên quá bó sát vào người để máu lưu thông dễ dàng.

Vitamin B1 – Phương thuốc điều trị đau lưng

Trong trường hợp bạn mắc phải căn bệnh này thì cần phải áp dụng triệt để
các phương pháp sau đây để làm giảm rõ rệt chứng mỏi kinh niên.
Dùng vitamin B1
7


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Vitamin B1 cũng được công nhận là một phương thuốc trị nhức mỏi rất hay. Việc
uống 1-2 viên B1 đều đặn mỗi ngày có thể giúp bạn không còn cảm thấy mỏi
lưng, đau lưng nữa. Uống liên tục trong 1-2 tuần sẽ bắt đầu thấy hiệu quả. Việc
tiếp tục sau đó để duy trì hiệu quả này.
Dùng vitamin B5
Nếu bạn thường bị nhức mỏi, sưng khớp xương, mỏi lưng, mỏi vai... mà mọi thứ
thuốc khác đều chữa không hết, hãy thử dùng vitamin B5.
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một viên 100 mg kèm theo một viên B-complex 100
mg (B-100). Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hết nhức mỏi sau 2-4 tuần uống đều đặn.
Tiếp tục uống đều mỗi ngày, bệnh sẽ không trở lại. Theo tài liệu của bác sĩ Mary
E., chuyên khoa sinh tố trị liệu tại Mỹ, liều lượng này có hiệu quả rất khả quan
trên 75% tổng số bệnh nhân được điều trị.
Ngoài việc dùng thuốc, bạn còn phải chú ý đến giường ngủ, tư thế nằm ngủ và kết
hợp với việc tập thể dục để giúp cho bệnh giảm đi. Các bác sĩ về lưng công nhận
hiệu quả của loại giường nước, các loại giường nước kiểu mới sau này (loại không

bị dợn sóng) rất tốt cho lưng bạn. Giường nước có tác dụng chia đều áp suất lên
lưng, mọi điểm trên lưng đều chịu một sức ép giống nhau.
Khi nằm ngủ bạn nên lót một gối dưới cổ, một dưới đầu gối để có thể ngủ trong tư
thế nằm ngửa với đầu gối cong lên. Tư thế này làm lưng dán sát xuống giường,
giúp cho bệnh mỏi lưng giảm đi. Bộ môn bơi lội rất tốt cho bệnh đau lưng kinh
niên.

Đau lưng-Điều trị như thế nào?

8


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Chỉ một số người suốt đời không bao giờ phải chịu tình trạng đau thắc lưng.
Mỗi năm cứ 3 người thì có 1 người gặp phải tình trạng rắc rối này và khoảng
5 triệu ngày công lao động không được tính là do chứng đau lưng.
Nhiều người bị chứng đau lưng dai dẳng kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí
là hàng năm. Với những người này, họ thường không thể đi làm, tan vỡ hôn nhân,
trở nên trầm cảm và lãnh đạm.
Vấn đề là tất cả các bác sĩ đều nhận thấy là khó có thể chỉ ra đích xác nguyên nhân
gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nó được cho là do
tình trạng căng cơ và dây chằng liên quan với cột sống. Tư thế sinh hoạt sai, thiếu
luyện tập và phải mang vác nhiều vật nặng cũng có thể làm tình trạng bệnh thêm
trầm trọng.
Vậy phải làm gì? Tháng trước, Viện NICE Vương quốc Anh (National Institute
for Clinical Excellence) đã công bố hướng dẫn mới trong việc điều trị đau lưnng
mãn. Những khuyến nghị này xuất phát từ các phương pháp đang lưu hành. Ví
như với những trường hợp đau lưng mãn không rõ lý do thì sẽ áp dụng các
phương pháp thay thế chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt và liệu pháp tâm lý
chứ không phải là tiêm steriod, một trong những cách điều trị đau lưng phổ biến.

Và chỉ trong trường hợp bệnh đặc biệt nghiêm trọng mới chỉ định phẫu thuật cột
sống.
Bất kỳ ai bị đau lưng cũng đều chỉ có một câu hỏi: cách điều trị nào hiệu quả nhất,
liệu họ có nên điều trị theo hướng dẫn hay theo kinh nghiệm?
Dưới đây là ý kiến và quan điểm của họ về vấn đề này:
Luyện tập
Trong nhiều năm, nghỉ ngơi trên giường được coi là cách tốt nhất để giảm đau
lưng nhưng ngày nay, người ta nhận thấy càng vận động nhiều, các cơ bắp và dây
9


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
chằng liên quan với cột sống sẽ càng khỏe mạnh.
Trong một cuộc khảo sát lớn tại Anh, nghiên cứu về Lưng và sự tập luyện cho
thấy những người thường xuyên tập luyện (tập luyện hằng ngày từ 1 tháng trở lên)
sẽ giảm đau lưng hơn những người chỉ nghỉ ngơi.
“Đối với những người bị đau lưng không rõ nguyên nhân, luyện tập là việc tốt
nhất họ có thể làm lúc này”, TS Dries hettinga, trưởng nhóm nghiên cứu và công
tác tại tổ chức Back Care (chăm sóc lưng) cho biết.
Đại diện của Hiệp hội Vật lý trị liệu cũng đồng ý với quan điểm trên: “Luyện tập
làm tăng sự dẻo dai của các múi cơ, có tác dụng nâng phần trên của cơ thể và
thường bị suy yếu do lối sống tĩnh tại. Cơ bắp dẻo dai sẽ nâng đỡ được cột sống,
giảm đau. Điều quan trọng nhất là cần vận động càng nhiều càng tốt, từ đi bộ, đi
bơi đến tập Pilate”.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các môn tập có thể gây tổn thương thêm như aerobic.
Theo khuyến nghị của NICE, luyện tập là một trong những liệu pháp điều trị đầu
tiên nhưng cần tập luyện đúng để đảm bảo hiệu quả đề ra.
Chỉnh tư thế
Việc hiệu chỉnh lại các tư thế ngồi, đứng, mang vác… chưa đúng sẽ giúp giảm đau
lưng hiệu quả

Xoa bóp, bấm huyệt
Liệu pháp dùng tay để nắn bóp và điều chỉnh các vị trí trên cột sống sẽ giúp giảm
đau và mềm lưng. Bấm huyệt được xem là một trong những liệu pháp cơ bản giúp
giảm đau lưng.
Biện pháp này chỉ hiệu quả khi người thực hiện bấm huyệt hiểu rõ về các huyệt
đạo và có kỹ thuật bấm huyệt bài bàn.
Ngoài ra, cần kết hợp thêm với luyện tập (treo người thẳng lưng - tập xà).
Châm cứu
10


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Đây là một liệu pháp y học cổ truyền phương Đông dùng các cây kim để châm
vào các huyệt đạo trên cơ thể mà được cho là tác động tới các dây thần kinh và
làm giảm đau.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 60% những người châm cứu (liên tục trong vòng
2 - 3 tuần và rồi giảm xuống 1 lần/tuần trong 1 tháng) đã giảm đau và phục hồi
chức năng so với 39% những người được chăm sóc y tế theo Tây y.
Mát xa
Được cho là một trong những liệu pháp thư giãn tinh thần và trí tuệ (phần tác động
chủ yếu là da, mỡ dưới da và các cơ).
Một số nghiên cứu cho thấy mát xa giúp giảm đau và các nhà khoa học trường
ĐH Miami đã phát hiện ra rằng mát xa còn giúp cải thiện giấc ngủ và nhiều vận
động khác của cơ thể.
Mát xa được cho là làm tăng tiết endorphin, một chất giảm đau tự nhiên và có tác
dụng “đánh lạc hướng” sự truyền các tín hiệu của các dây thần kinh lên não.
13 cuộc khảo sát cho thấy mát xa mang lại hiệu quả cao và hoàn toàn không gây
tác dụng phụ và tác động của nó kéo dài tới 3 tháng sau điều trị.

20 bài thuốc chữa đau lưng

Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều
nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và
đau lưng mãn tính.
Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa
được bệnh đau lưng mãn tính.
11


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt
lưng hay chỗ đau.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ
1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến
khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu
thuốc bằng rượu.
Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ
trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt
sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu
thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết
bên trong.
Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang,
chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống
ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

12


MAI CÔNG TÌNH SƯU TẦM
Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3
lần uống trong ngày.
Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm
chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay
thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3
lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần
3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc
trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi
cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi
ngày thay thuốc 1 lần

13




×