Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Làm gì để hạn chế cứng khớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.77 KB, 5 trang )

Làm gì để hạn chế cứng khớp
Cứng khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT)
đã và đang bị thoái hóa khớp hoặc bị viêm khớp dạng thấp. Nên làm gì để hạn chế
cứng khớp ở người có tuổi?
Tại sao bị cứng khớp?
Để vận động thoải mái và dễ dàng, ở đầu mỗi khớp xương luôn được bảo vệ vững chắc bởi một
lớp sụn và luôn được cung cấp đủ dịch nhầy giúp bôi trơn khớp và chống xóc. Nhờ cơ chế này
mà việc thay đổi tư thế hoặc quá trình vận động của con người mới có thể nhịp nhàng, linh hoạt.
Tuy nhiên, khi “khớp bị khô”, sẽ có hiện tượng cứng khớp, các khớp khi đó sẽ bị đau khi vận
động hoặc phát ra tiếng “lạo xạo” ,“lục cục”. Đôi khi, chúng chỉ biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có
thể kèm theo các chứng sưng, nóng, đau, đỏ, thậm chí còn làm hạn chế vận động. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra, đi cùng với dấu hiệu cứng khớp là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dần. Có
đến 90% số người ở tuổi từ trên 35 đã bắt đầu cảm nhận những thay đổi này vì sụn khớp
“xuống cấp”. Khi đó, bề mặt sụn dần trở nên xù xì, bắt đầu mòn đi, nứt vỡ, khiến hai đầu xương
mất đi lớp đệm có tác dụng giảm lực và ma sát nên cọ vào nhau gây đau đớn kéo dài cùng
nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như xương mọc gai, biến dạng khớp, cứng khớp nặng. Để xảy
ra hậu quả đó là do sử dụng khớp “quá tải”, chơi thể thao quá sức, ngồi một chỗ quá lâu…,
khiến sụn nhanh thoái hóa.

90% số người ở tuổi từ trên 35 đã bắt đầu cảm nhận sụn khớp “xuống cấp”

Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng, có trường hợp kéo dài cả tiếng đồng hồ, đó là triệu
chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và cả của thoái hóa khớp mạn tính. Ở những người
bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế
bào và các cơ quan của chính cơ thể mình, dẫn tới các biểu hiện của bệnh, trong đó có các tổ
chức của khớp (bao hoạt dịch, gân, dây chằng, sụn khớp, tổ chức dưới sụn khớp…).


Cứng khớp xảy ra sau mỗi sáng thức dậy hay khi ở lâu một tư thế (nằm lâu, ngồi, đứng…) là
dấu hiệu thường gặp ở người có tuổi, cảnh báo sụn khớp đang bị hư tổn. Vì vậy, cứng khớp
buổi sáng là do hầu hết NCT, người bị thoái hóa khớp nằm suốt đêm, sáng dậy các khớp, dây


chằng…đang bị co cứng do nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân rất cơ bản là thiếu
máu đến nuôi dưỡng gây nên cứng khớp.
Ở bệnh nhân xương khớp, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng hay khi ngồi lâu chiếm đến 90%. Hiện
tượng cứng khớp buổi sáng nếu kéo dài trên một giờ gặp chủ yếu ở bệnh viêm khớp dạng thấp,
nếu cứng khớp kéo dài ít hơn nhưng có biểu hiện tăng nặng dần có thể là dấu hiệu của thoái
hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch khớp và sụn khớp, tổ chức dưới sụn bị tổn thương, hư hỏng.
Nếu cứng khớp do viêm khớp dạng thấp, người bệnh thường có mệt mỏi, gầy sút, ăn, ngủ kém,
da và niêm mạc xanh nhạt, đồng thời xuất hiện hạt dưới da ở trên xương trụ (gần khớp khuỷu),
trên xương chày (gần khớp gối) hoặc quanh các khớp cổ tay. Hạt có đường kính từ 5 - 15mm
nổi lên mặt da, chắc, không đau, không di động. Một số người bị viêm khớp dạng thấp có rối
loạn dinh dưỡng và rối loạn vận mạch gây hoại tử vô khuẩn. Hoặc có kèm theo viêm gân, bao
gân quanh khớp hoặc dây chằng khớp bị giãn, khớp bị lỏng lẻo dễ trật khớp khi tác động ngoại
lực (vấp, ngã…) hoặc làm cho bao khớp phình ra thành kén hoạt dịch. Viêm khớp dạng thấp khi
đến giai đoạn cứng khớp nếu giảm vận động sẽ dẫn đến teo cơ liên cốt, teo cơ đùi, cơ cẳng
chân ảnh hưởng lớn đến đi lại, vận động.



Đi cùng với dấu hiệu cứng khớp là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dần

Triệu chứng cứng khớp do viêm khớp dạng thấp hay do thoái góa khớp thường diễn tiến từ từ
trong vài tuần đến vài tháng, sau đó chuyển sang giai đoạn cứng khớp nặng kèm đau nhức và
có thể có tiếng khớp kêu lạo xạo (khô khớp) khi vận động, cử động khớp. Theo Cục Kiểm soát
Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), 80% số bệnh nhân xương khớp có biểu hiện hạn chế cử
động, đơ cứng khớp - dấu hiệu sớm của tàn phế khớp nếu không điều trị kịp thời. Hiệp hội Lão
khoa Mỹ cũng cảnh báo, 64% số người bị cứng khớp có nguy cơ gánh chịu hậu quả nặng hơn,
thậm chí bị tàn phế trong tương lai.

Nên làm gì để hạn chế cứng khớp?
Khi bị cứng khớp, người bệnh cần bĩnh tĩnh, không nên nóng vội, không quá lo lắng. Vì vậy,

người bệnh không nên cố gắng cử động mà cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng các khớp bị cứng giúp
máu lưu thông để cơ, dây chằng… giãn dần, nhất là khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân. Có thể
dùng các loại dầu làm nóng, vừa thoa dầu vừa xoa bóp kéo dài khoảng 10 - 20 phút.

Nếu đã biết nguyên nhân cứng khớp, cần điều trị nguyên nhân theo chỉ định của bác sĩ khám
bệnh cho mình. Tuyệt đối không nghe lời mách bảo của người không có chuyên môn về y học
và không dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc cho mình. Nếu chưa biết nguyên nhân
tại sao bị cứng khớp cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp hoặc nội tổng
quát.
Ngoài ra, nên có chế độ vận động cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh cho mình, nhất là
các trường hợp thoái hóa khớp biến dạng, mọc gai (ví dụ: gai mâm chày khớp gối…). Trước khi
tập thể dục, thể thao, người bệnh nên xoa bóp các cơ khớp, khởi động nhẹ nhàng cơ thể để
máu lưu thông. Không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nên luyện tập thể thao tăng dần từ nhẹ
đến nặng, không tập những động tác khó, quá sức mình. Những môn thể thao có lợi cho xương
khớp là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội rất có ích cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp. Bên cạnh đó,
nên có chế độ ăn, uống hợp lý.

PGS.TS.BS. BÙI KHẮC HẬU




×