Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.64 KB, 5 trang )
Làm gì để phòng ngừa
tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả là bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử
vong. Bệnh lây truyền qua đường phân, miệng, lây truyền do tiếp xúc từ người qua
người ít gặp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát
bệnh của Hoa Kỳ (CDC), cứ 100 người nhiễm thì có 75 người có mang vi trùng
nhưng không có biểu hiện lâm sàng (các nhà chuyên môn gọi là người lành mang
trùng), do không có triệu chứng lâm sàng nên không đi khám bệnh để được phát
hiện, là nguồn lây nghiêm trọng cho cộng đồng; có 20 người có biểu hiện tiêu
chảy (rất khó phân biệt với tiêu chảy do những tác nhân vi sinh vật khác không
phải tả) thì có 2-5 người bị tiêu chảy mất nước và nôn mửa nặng phải nhập viện.
Như vậy, cứ 1 người nhập viện do bệnh cảnh lâm sàng nặng thì có đến 20
trường hợp nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh cho chính
bà con, gia đình và cộng đồng bà con đang sinh sống dựa trên những nguyên tắc
hết sức đơn giản mà ai cũng có thể làm được:
1- Chỉ ăn thức ăn nấu chín khi còn nóng
Phẩy trùng tả sẽ bị chết ở nhiệt độ cao, do vậy nếu bà con nấu chín kỹ thức
ăn sẽ diệt được vi trùng tả. Do vậy, tất cả những loại thực phẩm như thịt cá, rau
quả phải được nấu chín trước khi ăn và ăn chúng khi còn nóng. Những thức ăn
thừa cần được để trong tủ lạnh và đun sôi lại trước khi ăn.
Riêng đối với trái cây, bà con chỉ nên ăn những trái cây vỏ còn tươi và nên
lột bỏ vỏ trước khi ăn.
2- Uống nước đun sôi hay đã qua xử lý
Nước sông, suối, ao hồ… có thể thấy thật trong, nhưng chúng có thể chứa
vi trùng tả mà mắt thường bà con không thể thấy được (vi trùng chỉ có thể thấy
được qua kính hiển vi). Do vậy, để đảm bảo không mắc tiêu chảy cấp, bà con chỉ
dùng nước đun sôi hay đã qua xử lý bằng chloramine để đảm bảo an toàn.