Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÁO cáo đồ án nước NGẦM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.39 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG


BÁO CÁO ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
NGẦM CÓ CÔNG SUẤT 7000 m3 /ngày.

GVHD: Cao Thị Thúy Nga
Lớp: ĐHMT7A
SVTH: Huỳnh Thị Tuyết Hoa
Võ Hoàng Lan Châu

11033221
11051551

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TN&MT


Tài Nguyên và Môi Trường

BOD

Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa sinh
học)

COD

Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)

KCN

Khu Công Nghiệp

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

TSS

Tổng Chất Rắn Lơ Lửng

NDĐ

Nước dưới đất

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc


UNEP

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc

WB

Ngân hàng thế giới

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ


LỜI NÓI ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Theo đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống
của nhân dân, cùng với việc đô thị hoá đang phát triển nhanh, mạnh nên các công trình kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng cần được xây dựng với quy mô tương xứng, trong đó có công trình
cấp nước.
Chúng ta ai cũng biết nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh
hoạt hàng ngày và nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Xã hội càng văn minh phát
triển thì đòi hỏi sử dụng nước ngày càng cao. Việc cung cấp nước với số lượng đầy đủ và
chất lượng đảm bảo cho các đối tượng dùng nước khác nhau là một trong những nhiệm
vụ cơ bản rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ đặt ra hàng đầu của ngành

cấp nước là giải quyết tốt vấn đề cấp nước nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con
người, tránh được các bệnh truyền nhiễm, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, góp phần
phát triển sản xuất, tăng thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống cấp nước sinh hoạt đảm bảo hợp tiêu chuẩn vệ
sinh, cấp nước ổn định và đầy đủ hơn trong những năm sắp tới là một việc làm cấp thiết
phù hợp với đường lối của Nhà nước và nguyện vọng của dân nhân. Với đồ án “Tính
toán, thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm có công suất 7000m 3/ngày” hy vọng sẽ đưa ra
hướng xử lý nước ngầm thích hợp để có thể cấp nước sạch cho người dân tại TP.HCM.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
- Nghiên cứu lựa chọn phương án xây dựng công trình xử lý nước mang tính khả thi
-

cao, phù hợp với phương án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cung cấp đầy đủ nước cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp, tưới tiêu, thương

mại, dịch vụ và chữa cháy.
2.2 Nội dung nghiên cứu
 Nội dung 1:
⁻ Tầm quan trọng của nguồn nước ngầm.
⁻ Tìm hiểu nguồn gốc, thành phần và tính chất của nguồn nước ngầm.
⁻ Đề xuất quy trình xử lý cho nguồn nước.
 Nội dung 2:
⁻ Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước cấp.
⁻ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm tại TP.HCM.


⁻ Thái toán chi phí xây dựng và vận hành công trình thiết kế.
 Nội dung 3:
⁻ Tập hợp số liệu.

⁻ Hoàn thành đồ án.
⁻ Đề xuất phương án khi gặp sự cố khi lắp đặt, vận hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước ngầm cung cấp nước cho TP.HCM.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
⁻ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập thông tin, số liệu dựa trên những nguồn
thông tin thu được từ các tài liệu liên quan đến đề tài tìm hiểu đã có trước đây. Từ


đó phân tích nội dung và tổng hợp lại tài liệu.
Phương pháp trao đổi ý kiến: trong quá trình làm đồ án và tìm hiểu đề tài có sự trao
đổi và tham khảo ý kiến với giáo viên hướng dẫn.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG
1.1 Tổng quan về nguồn nước ngầm
1.1.1 Tầm quan trọng của nguồn nước ngầm
Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng,
là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của
mỗi quốc gia.
Nguồn nước ngầm mặc dù chỉ chiếm 30.1% lượng nước ngọt trên thế giới
nhưng nó có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con người và thế giới tự nhiên.
Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hầu hết các hoạt động phát triển kinh
tế - xã hội :

Cấp nước cho sinh hoạt.


Cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ.

Tưới cho các vùng đất canh tác nông nghiệp.

Phát triển thuỷ điện.

Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Du lịch sinh thái

Giao thông vận tải thuỷ.

Chuyển tải nước sang các khu vực thiếu nước.

Hình 1.1 Trữ lượng nước cấp
Chất lượng nước ngầm tốt, hàm lượng độc tố thấp, ít bị ô nhiễm nên dễ xử lý,
chi phí xử lý thấp, là nguồn cấp nước quan trọng, thiết yếu đối với cuộc sống con
người.
1.1.2 Nguồn gốc nước ngầm


Nước ngầm được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu của
nguồn nước mặt, nước mưa.
Ở giai đoạn trầm tích đất đá nước được sinh ra trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất
lớn của các hoạt động xâm nhập nông các núi lửa trẻ. Nguồn nước này một phần được
phun lên mặt đất khi núi lửa hoạt động, phần còn lại được lưu giữ trong lòng đất tạo
thành nước ngầm.
Ngoài ra nước ngầm được hình thành do nước trên bề mặt ngấm xuống, không thể
ngấm qua tầng đá mẹ nên nước sẽ tập trung phía trên bề mặt tầng đá mẹ, tùy từng kiến

tạo địa chất mà hình thành nên các túi nước có hình dạng khác nhau, nước tập trung
nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình
thành mạch ngước ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào
lượng nước ngấm xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất.

Hình 1.2. Vị trí mạch nước ngầm
1.1.3 Thành phần, tính chất nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời
như cặn, sạn, cát bột kết trong các khe nứt có thể khai thác cho các hoạt động sống của
con người. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp
đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Chất lượng nước ngầm thường tốt
hơn nước mặt.
Đặc trưng chung của nước ngầm:
- Độ đục thấp.
- Nhiệt độ thành phần hóa học tương đối ổn định
- Không có oxi nhưng chứa nhiều H2S và CO2 …
- Chứa nhiều chất khoáng hòa tan chủ yếu là Fe, Mn, Ca, Mg, Flo…


-

Ít sự hiện diện của vi sinh vật.

Bảng 1.1 Thành phần có trong nước ngầm, nước mặt.
Thông số
Nhiệt độ
Hàm lượng chất
rắn lơ lửng
Chất khoáng hòa
tan

Hàm lượng sắt
(Fe2+) và mangan
(Mn2+)
Khí CO2 hòa tan
Khí Oxi hòa tan
Khí NH3
Khí H2S
SiO2
NO3Vi sinh vật

Nước mặt
Thay đổi theo mùa
Thường cao và
thay đổi theo mùa
Thay đổi theo chất
lượng đất, lượng
mưa
Rất thấp, trừ dưới
đáy hồ

Nước ngầm
Tương đối ổn định
Thấp hoặc hầu như
không có
Ít thay đổi, cao hơn
nước mặt ở cùng
một vùng
Thường xuyên có

Thường rất thấp

hoặc gần bằng
không
Thường gần bão
hòa
Xuất hiện ở các
nguồn nước nhiễm
bẩn
Không

Thường xuất hiện ở
nồng độ cao

Thường có ở nồng
độ trung bình
Thường thấp

Thường có ở nồng
độ cao
Thường ở nồng độ
cao, do phân bón
hóa học
Các vi khuẩn sắt
như leptothrix
ochracea…

Thường không tồn
tại
Thường có
Thường có


Vi khuẩn
azotobacter, vi
khuẩn amon hóa,
nitrat hóa
Nguồn: Nguyễn Thị Thu Thủy, Xử Lý Nước Cấp Sinh Hoạt Và Công Nghiệp, Nhà Xuất
Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật, 2000.
1.1.4Phân loại nước ngầm
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng nông và nước ngầm
-

tầng sâu.
Nước ngầm tầng nông: sâu 3-10 mét, mặt nước ngầm là mặt nước tự do, áp lực tại mực
nước ngầm chính bằng áp lực khí trời. Nước ngầm tầng nông phân bố khắp hầu hết mọi
nơi, trừ một số vùng cá biệt. Nước ngầm tầng nông thường hay thay đổi về trữ lượng


cũng như mực nước theo thời kỳ trong năm, vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí
hậu thuỷ văn như lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ bốc hơi mặt đất,… mực nước sông,
ao, hồ gần đó. Loại nước ngầm tầng nông rất dễ bị ô nhiễm. Nguồn nước cung cấp chủ
yếu là nước mưa ngấm vào đất. Mùa mưa nước ngầm tầng nông được dâng cao do được
bổ sung từ nguồn nước mưa và nguồn nước mặt ở ao, hồ, sông, suối. Ngược lại, về mùa
khô do bị bốc hơi mặt đất, mặt khác mực nước các ao, hồ, sông, suối hạ thấp thì nước
ngầm lại theo dòng thấm bổ sung dòng chảy cơ bản cho các sông, suối. Vì vậy mực nước
ngầm và trữ lượng nước ngầm tầng nông đều giảm. Nước ngầm tầng nông có thể khai
thác bằng các cách tương đối đơn giản, ít tốn kém chi phí nhưng chất lượng nước ở nhiều
nơi không cao. Chủ yếu cấp nước cho khu vực nông thôn.
- Nước ngầm tầng sâu: thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và
phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố một lớp nước
ngầm tầng sâu thường có 3 vùng chức năng: vùng thu nhận nước, vùng chuyển tải
nước, vùng khai thác nước có áp. Nước ngầm tầng sâu có thể nằm dưới mặt đất từ

vài chục mét tới hàng trăm, hàng ngàn mét. Chất lượng nước tốt hơn nước ngầm
mạch nông do không bị ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết. Để khai thác nước ngầm ở
tầng sâu người ta thường dùng giếng ống, khoan xuống tới độ sâu có mực nước để
khai thác. Nước ngầm mạch sâu dùng để cấp nước ở quy mô lớn.
Ngoài hai loại trên còn có nước ngầm khe nứt và nước ngầm hang động.
-

Nước ngầm khe nứt: là nước chứa trong các khe nứt của nham thạch, những khe nứt
này được tạo ra do quá trình kiến tạo địa chất hoặc do động đất núi lửa.. làm cho các
tầng nham thạch bị đứt gãy hoặc nứt nẻ. Nước ngầm trong các khe nứt có thể được
hình thành cùng với sự hình thành của các khe nứt hoặc được cung cấp từ nguồn
nước mưa, nguồn nước ở các ao, hồ, sông suối thông qua dòng thấm vào các khe

-

nứt.
Nước ngầm hang động: Các hang động xuất hiện do sự xâm thực của nước vào
nham thạch tạo thành các hang động. Nước từ các nguồn nước mặt, nước mạch hoặc
nước ngầm từ các nơi khác tập trung về các hang động thành các dòng chảy ngầm
hoặc các hồ chứa nước ngầm trong các hang động nằm sâu trong lòng đất. Nước


trong hang động thường xuất hiện ở vùng núi đá vôi, bạch vân, thạch cao, muối mỏ,
… trữ lượng nước ngầm trong hang động tuỳ thuộc vào khả năng tập trung nước,
kích thước của hang động và phụ thuộc vào các nguồn nước cung cấp vào các hang
động có thể có dạng có áp hoặc không áp, thông thường nước ngầm trong hang
động có độ khoáng khá cao.
1.1.5 Ưu và nhược điểm khi sử dụng nước ngầm
 Ưu điểm:
- Nước ngầm là tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu

như hạn hán.
- Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt.
- Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa, nhất là
trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác với nhiều công suất
khác nhau.
- Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng các thiềt bị điện như bơm ly tâm, máy nén
khí, bơm nhúng chìm hoặc các thiết bị không cần điện như các loại bơm tay. Ngoài
ra nước ngầm còn đươc khai thác tập trung tại các nhà máy nuớc ngầm, các xí
nghiệp, hoặc khai thác phân tán tại các hộ dân cư. Đây là ưu điểm nổi bật của nước
ngầm trong vấn đề cấp nước nông thôn.
- Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt.
 Nhược điểm:
- Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng trăm, hàng nghìn
năm và ngày nay nhận được rất ít sự bổ cập từ nước mưa. Và tầng nước này nói
chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế. Do vậy trong tương lai
cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng nước này bị cạn kiệt.
- Việc khai thác nước ngầm với qui mô và nhịp điệu quá cao cũng sẽ làm cho hàm
lượng muối trong nước tăng lên từ đó dẫn đến việc tăng chi phí cho việc xử lý nước
trước khi đưa vào sử dụng.
- Khai thác nước ngầm với nhịp điệu cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống,
một mặt làm cho quá trinh nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm cho nền đất bị võng
xuống gây hư hại các công trình xây dựng-một trong các nguyên nhân gây hiện
tượng lún sụt đất.
- Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn
nước ngầm.


1.1.6 Tình hình khai thác nước ngầm ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có Tài nguyên nước ngầm khá lớn, đứng thứ 34 so với 155
quốc gia và vùng lãnh thổ theo liệt kê của 4 tổ chức quốc tế WRI, UNDP, UNEP, WB

đăng trên sách World Resources XB 2001 nhưng việc khai thác sử dụng nước ngầm ở
Việt Nam còn ở mức thấp nhiều so với nước mặt (dưới 2%).
Theo TS. Đặng Đình Phúc, nguyên Trưởng phòng quản lý - của Cục quản lý Tài
nguyên nước Bộ TN-MT thì tổng lượng nước ngầm mà Việt Nam khai thác đến nay đạt
khoảng 1,85 tỷ m3, trong đó:
- Cấp nước cho các đô thị, các khu công nghiệp: 650 triệu m3.
- Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn: 650 triệu m3.
- Tưới nước: 550 triệu m3.
Riêng tưới cho cà phê ở Đắc Lắc: 350 triệu m3.
Do nhu cầu khai thác nước ngầm để cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng
thủy sản (đặc biệt là ở ven biển miền Trung) tăng nhanh dễ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt ô
nhiễm các nguồn NDĐ, và làm cho nhiều nguồn NDĐ ở ven biển đang dễ có nguy cơ bị
xâm nhập mặn.
Dù tài nguyên nước ngầm tại Việt Nam khá dồi dào, trữ lượng các tầng chứa nước
có tiềm năng khai thác ước 60 tỷ m 3 mỗi năm, nhưng chỉ có chưa đến 5% tổng trữ lượng
nước ngầm được khai thác. Đáng chú ý là một số vùng Tây Nguyên, để phục vụ tưới cây
công nghiệp, nước ngầm dưới đất đang bị khai thác quá mức gây thiếu nước trên một số
địa bàn. Các vùng đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL, phụ cận thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội, việc khai thác nước ngầm dưới đất đã vượt khả năng tái nạp của tầng chứa dẫn
đến giảm mạch nước ngầm gây lún, sụt đất.
1.2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nước ngầm
Bảng 1.2. QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
STT
1
2
3

Thông số
pH

Độ cứng ( tính theo CaCO3)
Chất rắn tổng số

Đơn vị
_
mg/l
mg/l

Giá trị giới hạn
5,5 – 8,5
500
1500


4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20
21
22
23

COD (KMNO4)
Amoni (tính theo N)
Clorua (Cl-)
Florua (F-)
Nitrit (NO2-) (tính theo N)
Nitrat (NO3-) (tính theo N)
Sunfat ( SO42-)
Xianua (CN-)
Phenol
Asen (As)
Cadimi (Cd)
Chì (Pb)
Crom VI ( Cr6+)
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Mangan (Mn)
Thủy ngân (Hg)
Sắt (Fe)
Selen (Se)
α
Tổng hoạt độ phóng xạ

24

Tổng hoạt độ phóng xạ

E-coli
Coliform

25
26

β

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Bq/l

4

0,1
250
1,0
1,0
15
400
0,01
0,001
0,05
0,005
0,01
0,05
1,0
3,0
0,5
0,001
5
0,01
0,1

Bq/l

1,0

MPN/100ml
MPN/100ml

Không phát hiện thấy
3


Bảng 1.3. QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt.
TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị
tính

1
2

Màu sắc(*)
Mùi vị(*)

TCU
-

3
4

Độ đục(*)
Clo dư

NTU
mg/l

5

pH(*)


-

Giới hạn
tối đa cho phép
I
II
15
15
Không có
Không có
mùi vị lạ
mùi vị lạ
5
5
Trong
khoảng
0,3-0,5
Trong
Trong
khoảng 6,0 khoảng 6,0 - 8,5
8,5

Mức độ
giám sát
A
A
A
A
A



6
7
8
9
10
11
12
13
14

Hàm lượng
Amoni(*)
Hàm lượng Sắt
tổng số (Fe2+ +
Fe3+)(*)
Chỉ số
Pecmanganat
Độ cứng tính theo
CaCO3(*)
Hàm lượng
Clorua(*)
Hàm lượng Florua
Hàm lượng Asen
tổng số
Coliform tổng số
E. coli hoặc
Coliform chịu
nhiệt


mg/l

3

3

A

mg/l

0,5

0,5

B

mg/l

4

4

A

mg/l

350

-


B

mg/l

300

-

A

mg/l
mg/l

1.5
0,01

0,05

B
B

Vi
khuẩn/
100ml
Vi
khuẩn/
100ml

50


150

A

0

20

A

Ghi chú: (*) là chỉ tiêu cảm quan.
Giới hạn tối đa cho phép I: áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
Giới hạn tối đa cho phép II: áp dụng đối với các hình thức khai thác nước
của cá nhân, hộ gia đình ( Các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn
giản như giếng khoan, giấng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Bảng 3. QCVN01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống.
1.3 Các phương pháp xử lý nước ngầm
Về nguyên tắc nước chứa hàm lượng tạp chất ở dạng nào lớn hơn giới hạn cho phép
thì phải xử lý trước khi đem sử dụng. Cho đến nay người ta xử lý nước theo các
phương pháp sau:
1.3.1 Phương pháp cơ học
Nước từ nguồn được bơm cấp 1 phun qua giàn mưa thành những tia nhỏ để ôxy của
không khí tác dụng với Fe2+ thành Fe3+. Nước dàn mưa được dẫn đi lắng lọc ở các bể
lọc chứa chất lọc (cát, đá, than hoạt tính…)
1.3.2 Phương pháp hóa học
Là phương pháp dùng hóa chất, các phản ứng hóa học trong quá trình xử lý nước.



Nếu nước có độ đục lớn chứng tỏ chứa nhiều chất hữu cơ và sinh vật phù du thì dùng
phèn và chất tạo keo tụ để ngưng tạp chất.
Nước chứa nhiều ion kim loại (độ cứng lớn) xử lý bằng vôi, sôđa hoặc dùng phương
pháp trao đổi ion. Nước chứa nhiều độc tố H2S xử lý bằng phương pháp oxy hóa, clo
hóa, phèn.
Nước chứa nhiều vi khuẩn thì phải khử trùng bằng các hợp chất chứa clo, ozon.
Nước chứa Fe thì oxy hóa Fe2+ bằng oxy không khí (làm thóang giàn mưa) hoặc dùng
chất oxy hóa để xử lý…
Độ kiềm của nước nhỏ làm cho quá trình keo tụ khó khăn, nước có mùi vị thì phải kiềm
hóa bằng amoniac (NH3). Sau khi cacbon hóa, clo hóa sơ bộ rồi thêm KMnO4.
Nước có nhiều oxy hòa tan thì phải xử lý bằng cách dùng các chất khử để liên kết oxy.
Đó là hydrazin, natrithisunfat…
Nhìn chung các phương pháp xử lý hóa học thường đạt năng suất và có hiệu quả cao.
1.3.3 Phương pháp vi sinh
Trên thế giới hiện nay phương pháp xử lý nước bằng vi sinh đang được nghiên cứu và
có một số nơi đã áp dụng. Trong phương pháp này một số chủng loại vi sinh đặc biệt đã
được nuôi cấy và được đưa vào trong quá trìng xử lý nước với liều lượng rất nhỏ nhưng
đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay những kết quả nghiên cứu của phương pháp
này chưa được công bố rộng rãi.
1.4 Một số quá trình cơ bản xử lý nước ngầm:
Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước ngầm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: như
cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc diểm của nguồn nước ngầm, các điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội… mà chúng ta sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước ngầm
sao cho phù hợp. Tuy nhiên có một số quá trình cơ bản có thể áp dụng để xử lý nước
ngầm:
- Làm thoáng: Lấy oxy từ không khí để oxy hóa sắt và mangan hóa trị II hòa tan
trong nước. Khử khí CO2 nâng cao pH của nước để đẩy mạnh quá trình oxy hóa và
thủy phân sắt và mangan trong dây chuyền công nghệ khử sắt và mangan. Làm giàu



oxy để tăng thế oxy hóa khử của nước, khử các chất bẩn ở dạng khí hòa tan trong
-

nước.
Clo hóa sơ bộ: Oxy hoá sắt và mangan hoà tan ở dạng các phức chất hữu cơ. Loại
trừ rong, rêu, tảo phát triển trên thành các bể trộn, tạo bông cặn và bể lắng, bể lọc.
Trung hoà lượng amoniac dư, diệt các vi khuẩn tiết ra chất nhầy trên mặt lớp vật

-

liệu lọc.
Quá trình khuấy trộn hóa chất: Phân tán nhanh, đều phèn và các hoá chất khác vào

-

nước cần xử lý.
Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn: Tạo điều kiện và thực hiện quá trình
dính kết các hạt cặn, keo phân tán thành bông cặn có khả năng lắng và lọc với tốc độ

-

kinh tế cho phép.
Quá trình lắng: Loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn và bông cặn có khả năng lắng với

-

tốc độ kinh tế cho phép, làm giảm lượng vi trùng và vi khuẩn.
Quá trình lọc: Loại trừ các hạt cặn nhỏ không lắng được trong bể lắng, nhưng có

-


khả năng dính kết lên bề mặt vật liệu lọc.
Hấp thụ và hấp phụ bằng than hoạt tính: Khử mùi, vị, màu của nước sau khi dùng

-

phương pháp xử lý truyền thống không đạt yêu cầu.
Flo hóa nước: Nâng cao hàm lượng flo trong nước đến 0, 6 – 0,9 mg/l để bảo vệ

-

men răng và xương cho người dùng nước.
Khử trùng nước: Tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng còn lại trong nước sau bể lọc.
Ổn định nước: Khử tính xâm thực và tạo ra màng bảo vệ cách ly không cho nước
tiếp xúc trực tiếp với vật liệu mặt trong thành ống dẫn để bảo vệ ống và phụ tùng

-

trên ống.
Làm mềm nước: Khử ra khỏi nước các ion Ca2+ và Mg2+ đến nồng độ yêu cầu.
Khử mùi: Khử ra khỏi nước các cation và anion của các muối hoà tan đến nồng độ
yêu cầu.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGUỒN CẤP NƯỚC Ở TPHCM
2.1 Vị trí địa lý


Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông,
phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp

tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách
Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo
đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TpHCM là một đầu
mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các
tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long,
địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm
ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có
một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng
trũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên
dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ
Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới
10 mét.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
• Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
• Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
• Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
• Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
2.2 Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen
và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc
và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con
người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45
nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí
Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất
xám gley. Trầm tích Holocen ở TpHCM có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông
biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100
ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một



diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói
mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TpHCM có mạng
lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm
Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu
lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở
thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn
Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến TpHCM, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa
phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54
m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống
kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở
rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở
nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài
Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào
bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, TpHCM còn có một hệ thống kênh rạch
chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông,
Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống
sông, kênh rạch giúp TpHCM trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động
triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động
xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng
nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm
thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng
kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m,
60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và
Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90
m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
2.3 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác TpHCM không

có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô


ít mưa). Trong năm TP.HCM có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt.
Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa
nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô mát, nhiệt độ cao
vừa mưa ít). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng,
nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm,
thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của
thành phố đạt 1.949 mm/năm. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập
trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và
9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng
tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có
lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây –
Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung
bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình
2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam
vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói TpHCM thuộc vùng
không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào
mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí
đạt 79,5%/năm.
2.4 Điều kiện kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố
chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản
phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài.
Nền kinh tế của TpHCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp,
công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố,
khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất:

51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.


Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng
đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI,
tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút
hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh
thành.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu
thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của
thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều
trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza...
Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác
của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó
khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại.
Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành
hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế
tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành
phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng
gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các
lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.5 Dân cư, xã hội
Bảng 2.1. Lịch sử phát triển dân số
Năm
1995

1996
1997
1998
1999
2000
2001

Dân số
4.640.400
4.747.900
4.852.300
4.957.300
5.073.100
5.274.900
5.454.000

Tỉ lệ

+2.3%
+2.2%
+2.2%
+2.3%
+4.0%
+3.4%

Năm
2005
2006
2007
2008

2009
2010
2011

Dân số
6.230.900
6.483.100
6.725.300
6.946.100
7.196.100
7.378.000
7.517.900

Tỉ lệ
+3.7%
+4.0%
+3.7%
+3.3%
+3.6%
+2.5%
+1.9%


2002
5.619.400
+3.0%
2012
7.663.800
+1.9%
2003

5.809.100
+3.4%
2013
7.818.200
_
2004
6.007.600
+3.4%
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.
Tính đến năm 2012, dân số toàn thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 7.750.900 người, với
diện tích 2095,6 km2, mật độ dân số đạt 3699 người/km². Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt gần 6.433.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.317.700 người.
Dân số nam đạt 3.585.000 người, trong khi đó nữ đạt 3.936.100 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,4 ‰. Trong các thập niên gần đây, TpHCM
luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành
phố Hồ Chí Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Trong khi một số
quận như 4, 5,10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000người/km², thì huyện ngoại thành
Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong
khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm
gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới
lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư
từ các tỉnh đến sinh sống.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộccùng người nước ngoài sinh
sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người.
2.6 Các nguồn cấp nước tại TPHCM
Hiện tại TpHCM có 3 nguồn cấp nước chính:
-


Sông Đồng Nai: Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi
nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–
500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước

-

ngọt chính của thành phố.
Sông Sài Gòn: Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một
đến TpHCM, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km.
Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố
khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m.


-

Nước ngầm: Khu vực nội thành cũ của thành phố có lượng nước ngầm đáng kể, tuy
chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90
m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ
Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m,

trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
2.7 Thành phần, chất lượng nước ngầm tại TPHCM
Các cuộc thăm dò, khảo sát gần đây cho thấy phẩm chất nước ngầm, chính xác là
nước ở tầng nước ngầm thứ hai trên địa bàn thành phố đã có biểu hiện suy giảm đáng
ngại.
Tại nhiều vị trí khảo sát, các chuyên viên ghi nhận rất nhiều chỉ tiêu quan trắc nước
ngầm đều không đạt chuẩn. Các hợp chất chứa nitơ (NO3 ) hiện diện ở mức cao đột
ngột, đặc biệt nước ngầm ở các khu vực các quận 9, 10, 11, 12, các quận Gò Vấp, Thủ
Đức, Tân Bình, Bình Tân, Bình Phú… Mức độ suy giảm nước ngầm khu vực quận
Gò Vấp là đặc biệt nghiêm trọng bởi hàm lượng nitơ đã vượt quá tiêu chuẩn nước

dùng cho ăn uống.
Nồng độ sắt tổng tại các trạm cũng chỉ đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại B, độ pH trong
nước ngầm tại nhiều khu vực vẫn rất thấp và chỉ xứng tầm chất lượng nước loại C.
Mức độ ô nhiễm tập trung nhiều hơn ở ngoại thành, đặc biệt tại Đông Thạnh, Gò Cát,
Linh Xuân, Trường Thọ, Đông Hưng Thuận và Bình Hưng.
Các chỉ tiêu vi sinh khác như Coliform, E-coli vẫn xuất hiện trong nước ngầm. Đáng
chú ý là suốt từ năm 2004 đến nay, Coliform luôn hiện diện trong các kết quả quan
trắc nước ngầm, đồng nghĩa nước ngầm hầu như đã bị ô nhiễm vi sinh!. Những cuộc
khảo sát độc lập của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
TPHCM cũng cho thấy, nước ngầm tại các quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà
Bè, Bình Chánh đã bị nhiễm vi sinh nặng.
Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào.
Bảng 2.2. Thông số đầu vào của nguồn nước ngầm dùng để khai thác
STT

Thông số

Đơn vị

Nước
ngầm chưa
xử lý

QCVN
08:2008/BTNM
T

Vượt
chuẩn



1

pH

-

7.8

5,5 – 8,5

2

Độ cứng

mgCaCO3/l

150

500

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

2
0.04
59

0.01

4
0,1
250
1,0
1,0

mg/l

0.06

15

3
4
5
6
7

COD (KMnO4)
Amôni (tính theo N)
Clorua (Cl-)
Florua (F-)
Nitrit (NO-2) (tính
theo N)
8
Nitrat (NO-3) (tính
theo N)
9

Sulfat (SO42-)
10
Mn
11
Sắt (Fe)
12
Coliform
Nguồn nước ngầm đầu vào có

mg/l
96
400
mg/l
0.13
0.5
mg/l
22
5
>17
MPN/100ml 90
3
>87
độ kiềm là 2.8, không có oxi hòa tan, hàm lượng CO 2

hòa tan cao, cặn lơ lửng Cmax = 11; Cmin = 9
2.8 Hiện trạng khai thác nước tại TPHCM
Theo Sở TN&MT TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 200.000 giếng khoan
với tổng công suất khai thác trên 1 triệu m3/ngày đêm, gấp 5 lần so với quy hoạch.
Trong khi đó, năm 1999, toàn thành phố mới có khoảng 95.828 giếng khai thác nước
ngầm, mật độ trung bình 46 giếng/km2. Như vậy, chỉ hơn 10 năm, thành phố đã có

thêm hơn 100.000 giếng, chứng tỏ tình trạng lạm dụng khai thác nước ngầm đã đến
mức báo động.
Theo các nhà khoa học, khai thác nước ngầm là cần thiết nhưng việc khai thác đó phải
bảo đảm thời gian để lượng nước bù đắp lại. Với thực tế tại TP.HCM, do không đảm
bảo được các yêu cầu trên nên mực nước ngầm ngày càng hạ thấp kéo theo hiện
tượng lún mặt đất.
Từ năm 2000 đến nay mỗi năm tụt giảm từ 1,5 đến 2m. Các tầng chứa nước ngầm
đang bị tụt giảm nghiêm trọng do tình hình khai thác nước ngầm tại thành phố hiện
nay đã vượt mức 600.000 m3/ngày trong khi lượng nước bổ cập dưới 200.000
m3/ngày. Số liệu quan trắc của Liên đoàn Quy hoach và Điều tra tài nguyên nước
miền Nam cho thấy, mực nước ngầm hạ thấp theo từng địa điểm. Ở Bình Chánh, Nhà
Bè mỗi năm giảm từ 0,5 – 0,7m, ở huyện Củ Chi mỗi năm cũng giảm 0,8m.


Còn kết quả nghiên cứu “Quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TP.HCM bằng kỹ
thuật Insar vi phân” do Trung tâm Địa tin học (thuộc Khu công nghệ phần mềm ĐH
Quốc gia TP) thực hiện cho thấy, nhiều khu vực tại thành phố đang bị lún cục bộ, tốc
độ trung bình 10 mm/năm. Nhiều khu vực ở 17 quận, huyện có tốc độ lún trên 10
mm/năm. Đặc biệt, những khu vực đô thị hóa nhanh thuộc các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12,
Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè có tốc
độ lún trên 15 mm/năm. Điển hình như quận 6 (lún 5-20 cm/năm), quận Bình Tân (14
cm/năm), thị trấn An Lạc - quận Bình Tân (12 cm/năm). Dự báo đến năm 2020, nhiều
khu vực ở TP độ lún tăng 12 - 22 cm. Sở TN&MT TP.HCM nhận định, mặt đất trên
địa bàn thành phố đang bị biến dạng mạnh do mực nước ở các tầng khai thác bị giảm,
phát triển đô thị, địa chất yếu...
TPHCM sẽ cấm khai thác nước ngầm khu vực quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11 và một
phần huyện Nhà Bè, nếu Bản đồ vùng cấm và hạn chế khai thác nước ngầm tại
TPHCM (do nhóm nghiên cứu của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước
miền Nam phối với Sở Tài nguyên và môi trường TPHCM lập) được chính quyền
thành phố thông qua.

Theo bản đồ quy hoạch do nhóm nghiên cứu nói trên vừa công bố thì tổng diện tích
vùng cấm khai thác nước ngầm trên địa bàn TPHCM rộng 195 km2; vùng hạn chế
khai thác rộng 1.268 km2; và vùng được khai thác nước dưới đất rộng 572 km2 (chủ
yếu phân bố ở quận 12, Hóc Môn và Củ Chi).
Ông Phan Văn Tuyến, trưởng nhóm nghiên cứu của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra
tài nguyên nước miền Nam cho biết, vùng đề xuất cấm khai thác nước ngầm là vùng
có mực nước hạ thấp lớn, nguy cơ lún đất xảy ra mạnh hơn các vùng khác, gần ranh
mặn và có bãi rác lớn. “Cấm khai thác sẽ làm tích trữ và tăng mực nước ngầm, giảm
nguy cơ lún đất, xâm nhập mặn và ô nhiễm”, ông Tuyến nói.
Cũng theo ông Tuyến, diện tích vùng cấm và hạn chế khai thác nước ngầm phân bố
nhiều ở khu công nghiệp, khu dân cư và các nhà máy sử dụng nước ngầm lớn. Nhóm
nghiên cứu đề nghị chính quyền TPHCM nghiên cứu lộ trình cấm và hạn chế khai
thác nước ở những khu vực mà nhóm đã đưa ra; đồng thời kiến nghị Sở Tài nguyên


×